Hương ước giúp bảo tồn và giữ gìn các danh lam thắng cảnh, đền thờ, bảo vệ môi trường của làng nói riêng và của toàn dân tộc nói chung.
Những phân tích trên đã cho thấy bảo vệ môi trường, bảo vệ các danh lam thắng cảnh, giữ gìn môi trường, các đền chùa, miếu mạo của làng xã là một trong những nội dung cơ bản của Hương ước. Điển hình như thời gian qua là tại xã Nghi Sơn, Quế Sơn, Quảng Nam, nơi có một khu rừng nhỏ mang tên Miếu Cấm đã được cả dân làng nâng niu bảo vệ, nguyên nhân là từ một bản Hương ước truyền từ đời xa xưa quy định: “Cấm cư dân trong làng vào rừng chặt củi làm than. Nếu vi phạm sẽ bị làng xử phạt. Nhẹ thì cảnh cáo, nặng thì đòn roi, nghiêm trọng hơn thì đuổi ra khỏi làng”. Từ đó, không những chỉ người dân trong làng, mà ngay cả những cư dân nơi khác cũng không dám vào săn bắt, chặt cây, dù rừng có rất nhiều các loại gỗ quý.
11 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 9786 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Hương ước của làng - Nội dung, vai trò, ảnh hưởng của hương ước đối với sự phát triển của làng xã hôm nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
“Hương ước của làng là gì? Nội dung cơ bản của Hương ước? Vai trò, ảnh hưởng của Hương ước đối với sự phát triển của làng xã hôm nay”
A. LỜI MỞ ĐẦU
Trong kho tàng văn hóa đa dạng, đặc sắc của các dân tộc Việt nam còn ẩn dấu một di sản văn hóa vô cùng quí giá, đó chính là các hương ước cổ mà nhân dân ta vẫn quen gọi nôm na là lệ làng. Hương ước là một biểu hiện quan trọng của nền văn hoá dân gian ở làng quê và mang đặc điểm riêng ý thức hệ của người dân trong mỗi ngôi làng. Hương ước, luật làng đã tồn tại song song cùng với luật pháp và nắm giữ vai trò quan trọng trong đời sống cộng đồng, cắm rễ, ăn sâu trở thành nếp cảm, nếp nghĩ của con người. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, Hương ước vẫn tiếp tục phát huy được các vai trò của nó đối với sự phát triển của làng xã Việt Nam . Chúng em xin phép nghiên cứu đề tài số 09: “Hương ước của làng là gì? Nội dung cơ bản của Hương ước? Vai trò, ảnh hưởng của Hương ước đối với sự phát triển của làng xã hôm nay” để có cái nhìn hoàn thiện và sâu sắc hơn về hương ước làng nói riêng cũng như nền văn hóa Việt Nam nói chung.
B. NỘI DUNG
I. Khái quát về Hương ước:
Hương ước là thuật ngữ gốc Hán, khi du nhập vào Việt Nam nó vẫn được giữ nguyên nghĩa. Hương ước là những quy ước, điều lệ của một cộng đồng chung sống trong một khu vực. Là bản pháp lý đầu tiên của các làng xã nhằm góp phần điều hòa các mối quan hệ trong xã hội cộng đồng. Hương ước là bản ghi chép các điều lệ (những quy tắc xử sự chung) mang tính bắt buộc phải tuân thủ, liên quan đến đời sống của cộng đồng dân cư sinh sống trong làng. Các điều lệ này hình thành dần trong lịch sử, được điều chỉnh và bổ sung mỗi khi cần thiết. Đến thời Trần (khoảng cuối thế kỷ XVII) Hương ước đã trở nên khá phổ biến trong hệ thống làng, xã Việt Nam . Hầu hết các Hương ước đều đề cập nội dung chính như: an ninh trật tự, quan hệ ứng xử, công ích công lợi, thưởng phạt, đến việc cụ thể bổn phận của con cái đối với cha mẹ, ông bà, vợ đối với chồng, anh đối với em…
Trước đây, Hương ước chủ yếu là do các vị có vai vế trong làng bàn bạc để xây dựng nên. Tuy nhiên, đến ngày nay, Hương ước cũng có đôi chút thay đổi. Theo quy định của Chỉ thị 24/1998/CT-TTg về xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư do Chính Phủ ban ngày 19/06/1998 tại điểm 2 thì: “ Dự thảo hương ước, quy ước phải được nhân dân trên địa bàn thảo luận, được hội nghị cử tri hoặc hội nghị đại biểu hộ gia đình ở làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư thông qua và được ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt trước khi thi hành nhằm bảo đảm nội dung của hương ước, quy ước không trái với các quy định của pháp luật hiện hành, không chứa đựng các quy định xử phạt nặng nề, các khoản phí và lệ phí có thể gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân”. Như vậy, Hương ước ngày nay và trước đây mặc dù đã có sự khác biệt trong thủ tục, quá trình tạo lập, ban hành, tuy nhiên, về nội dung và vai trò của Hương ước làng xã trong đời sống người dân Việt Nam ta về cơ bản vẫn không hề thay đổi.
II. Nội dung cơ bản của Hương ước làng
1. Hương ước các làng quy định về chế độ ruộng đất
Những điều kiện tự nhiên đặc trưng đã quy định nước ta là một nước nông nghiệp. Nền sản xuất nông nghiệp được thể hiện rõ nét nhất ở nông thôn, đặc biệt là ở các làng xã. Hương ước các làng đều khẳng định “việc nhà nông là cái gốc lớn” để bảo vệ, phát triển sản xuất và đều ra một số quy định khuyến khích mọi người, mọi nhà tận dụng đất đai để sản xuất và quy định về việc sử dụng ruộng đất. Như Hương ước làng Quỳnh Đôi - Nghệ Tĩnh có tới 4 điều khoản nói về vấn đề này, trong đó điều 9 quy định “làng xét các nơi trong đồng điền nơi nào trồng hoa quả thì trồng cho hết không được bỏ hoang... Nếu có người không cày bừa để ruộng vườn hoang thì phải phạt”. Hay như ở làng Quýt Lâm, khoản thứ 25 hương ước của làng quy định về ruộng đất của làng: “Một sở vườn đình giao cho tự thừa coi giữ. Một sở vườn nghĩa từ giao cho phu trường coi giữ. Một sở vườn nhà nhóm giao cho giáp làng coi giữ. Một sở vườn đình giao cho từ thừa cày làm…” Tuy nhiên, ngày nay, việc sử dụng đất đai trong các làng xã phải tuân theo quy định của pháp luật đất đai Việt Nam.
2. Hương ước làng quy định về chế độ khuyến nông, bảo vệ sản xuất, bảo vệ môi trường và các danh lam thắng cảnh, đền chùa, miếu mạo.
Về công tác khuyến nông bảo vệ sản xuất được chú trọng nhằm tận dụng diện tích đất. Điều 113 Hương ước làng Quỳnh Đôi - Nghệ Tĩnh quy định: "Nguyên làng ta có một dải ruộng hoang ở xứ Đập Bản và Vụng Cầu, làng nên cho khai khẩn thành ruộng trồng trọt để làm mối lợi thêm cho dân làng, nay làng bản hễ người nào có sức phá vỡ ra cày cấy được khoảng 4 năm, làng cho ăn không phải nộp thuế, ngoài 4 năm thì cứ lấy lúa trên ruộng, được bao nhiêu làng chia 3, làng chỉ lấy 1 phần, làng làm như thế trong 20 năm, hết hạn phải giao ruộng cho làng". Điều thứ 1, khoản thứ 5 Hương ước làng Long Phụng quy định: “Các nhà trong làng hè vách đều phải sạch sẽ. Những ao rãnh trong vườn và các hồ ở ngoài ngõ vườn, chứa nước dơ dáy là chỗ sanh loại độc trùng và độc khí thì hội hào mục mỗi kỳ hội đồng cho hương kiểm, tộc biểu và hương dịch đi biểu các nhà người lấp liền mấy chỗ lũng ấy như ao hồ cho khỏi các vi trùng sanh đẻ, người nào ở gần đàng tư ích, cấm không được ném đồ dơ dáy, hoặc xác thú vật chết hai bên đàng cái hay nơi ao hồ, phải chôn sâu cho khỏi truyền nhiễm”
Hương ước các làng còn quy định về những điều xử phạt rất nghiêm đối với những hành vi gây ô uế không khí, làm nhiễm bẩn nguồn nước, làm lây lan dịch bệnh trong xóm làng. Như điều 46 Hương ước làng Thanh Liệt (nay thuộc huyện Thanh Trì) ghi: "Người ta ai có mạnh khoẻ thì mới sống lâu, muốn dân làng được mạnh khoẻ thì ai cũng phải biết giữ gìn vệ sinh chung và vệ sinh riêng".
3. Quy định về tổ chức xã hội, trách nhiệm của các chức định trong làng.
Thành viên trong làng thường chịu sự chỉ huy của những người đứng đầu, phải tuân theo những quy tắc do làng đặt ra và đều bình đẳng với nhau trên cơ sở tôn trọng giúp đỡ lẫn nhau. Những người đứng đầu phải có trách nhiệm chỉ huy việc thực hiện các quy định của làng và giải quyết các sự việc xảy ra trong làng. Như tiết kế 1 trong Hương ước của làng Quýt Lâm, phủ Mộ Đức có ghi: “Sở đình hay nhà hội trong làng, nơi căn giữa, thì chức sắc ngồi từng trước, mấy người kỳ lão có danh vọng ngồi từng sau, chức sắc nhượng theo chức hàm, kỳ lão nhượng theo niên xỉ, thủ thứ mà ngồi”.
4. Quy định về văn hoá ứng xử, tín ngưỡng và các lễ khao vọng, cưới hỏi.
Hầu như trong hương ước của các lãng xã đều có những quy định về văn hóa ứng xử, tín ngưỡng và các lễ khao vọng, cưới hỏi…nhằm đặt ra những quy tắc xử sự chung phù hợp với phong tục tập quán của làng xã.
Ở mỗi làng đều có những quy định về tín ngưỡng của riêng mình. Điều đó được ghi trong Hương ước của các làng. Như Hương ước làng Quýt Lâm, phủ Mộ Đức có ghi các Tế tự gồm: Lễ Nguyên đán, Lễ tế Xuân thủ, Lễ cúng Hành khiển, Thượng điền, Hạ điền… Trong đó, Khoản 3, Tiết thứ 2 ghi rõ: “Mỗi năm đến sớm mai ngày 15 tháng giêng, thì tế Xuân thủ tại đình, thường dùng một con heo và phẩm vật, lựa một người kỳ cực đứng vai cứng, lễ ấy chi bạc năm đồng năm giác”.
Trong làng thường xuyên có tổ chức các lễ cưới hỏi, rước dâu hay mừng thọ, và những lễ này cũng được quy định trong Hương ước rất chi tiết về các khoản lệ phí phải nộp, thời gian và quy mô tổ chức. Bên cạnh đó, các quy định về văn hoá ứng xử trong làng xã cũng được quy định rất rõ ràng, chi tiết và khá chặt chẽ (quy tắc “kính lão đắc thọ”, “tôn sư trong đạo”…)
5.Quy định về thưởng và phạt trong Hương ước.
Trong đa số Hương ước của các làng đều có quy định về thưởng phạt trong làng, ai làm việc tốt, việc có lợi cho dân làng, cho cộng đồng thì được thưởng, ngược lại ai làm điều sai trái gây hại cho làng thì sẽ phải chịu phạt. Trong hương ước, các điều khoản thưởng phạt được quy định rất rõ ràng, chúng ta có thể lấy dẫn chứng cụ thể trong Hương ước làng Diên Trường: “Tiết thứ 8: Thưởng phạt trong làng. 1)Thưởng: Trong làng người nào có công đức với làng, làm nhiều điều ích lợi chung cho công chúng trong làng, hương chức tận tâm làm việc, người nhiệt thành cứu giúp tai nạn thời làng đem cao toạ thứ lên hạng người có công lao, khi tế tự cũng trích kỉnh một phần biếu, hoặc làm một bản danh dự yết tên các người ấy vào chỗ hội quán, hoặc tùy trường hợp mà thưởng bạc từ một đồng trở xuống.2) Phạt: Các hương chức không lo tròn bổn phận, thiếu sự công tâm, những người trong gia đình cư xử với nhau không được hoà thuận, không lo làm ăn, những kẻ thấy tai nạn không cứu vớt v.v… chỉ làm phạt truất toạ thứ, truất phần biếu và tuỳ trường hợp mà phạt bạc từ 3 đồng đến 5 đồng, hoặc phạt dịch từ một ngày rưỡi đến bảy ngày rưỡi. Nhiều quy định trong các bản Hương ước cổ trước đây thường có các hình phạt khá nặng nề, chủ yếu đánh vào danh dự của cá nhân hay cả gia đình, dòng họ người phạm tội, gây thiệt hại và ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, thậm chí gây thiệt mạng (Hình phạt gọt gáy bôi vôi với những phụ nữ không chồng mà chửa). Tuy nhiên, đa số các bản Hương ước hiện nay đều đã bãi bỏ hoặc thay thế những hình phạt như vậy để phù hợp với cuộc sống mới
III. Vai trò, ảnh hưởng của Hương ước đối với sự phát triển của làng xã ngày hôm nay:
Với rất nhiều các quy định, điều lệ cùng sự tồn tại bền vững, lâu dài của mình, Hương ước đã có những vai trò, ảnh hưởng rất lớn đến làng xã Việt Nam ta, đặc biệt là trong thời đại hiện nay.
1. Những vai trò, ảnh hưởng tích cực của Hương ước trong sự phát triển của làng xã hôm nay:
a. Hương ước giúp bảo tồn và giữ gìn các danh lam thắng cảnh, đền thờ, bảo vệ môi trường của làng nói riêng và của toàn dân tộc nói chung.
Những phân tích trên đã cho thấy bảo vệ môi trường, bảo vệ các danh lam thắng cảnh, giữ gìn môi trường, các đền chùa, miếu mạo của làng xã là một trong những nội dung cơ bản của Hương ước. Điển hình như thời gian qua là tại xã Nghi Sơn, Quế Sơn, Quảng Nam, nơi có một khu rừng nhỏ mang tên Miếu Cấm đã được cả dân làng nâng niu bảo vệ, nguyên nhân là từ một bản Hương ước truyền từ đời xa xưa quy định: “Cấm cư dân trong làng vào rừng chặt củi làm than. Nếu vi phạm sẽ bị làng xử phạt. Nhẹ thì cảnh cáo, nặng thì đòn roi, nghiêm trọng hơn thì đuổi ra khỏi làng”. Từ đó, không những chỉ người dân trong làng, mà ngay cả những cư dân nơi khác cũng không dám vào săn bắt, chặt cây, dù rừng có rất nhiều các loại gỗ quý.
b. Hương ước góp phần duy trì và phát huy thuần phong, mỹ tục và truyền thống văn hoá cộng đồng, củng cố các giá trị đạo lý và nhân bản. Nuôi dưỡng, vun đắp ý thức cộng đồng, tinh thần đoàn kết, tinh thần bất khuất, tinh thần tự lực, tự chủ cho mỗi thành viên trong cộng đồng làng xã, xây dựng ý thức cộng đồng làng xã.
Trong Hương ước xưa cũng có nhiều điều “khuyến”. Như trong bài truyền thống khuyến học của người Hà Nội xưa qua Hương ước (Tạp chí Xưa và Nay - số tháng 10-1998) đã ghi lại nhiều điều trong Hương ước một số làng ở Hà Nội với nội dung chính là khuyến khích việc học hành. Như điều 102 trong Hương ước làng Nhật Tân ghi lại rằng: “Dạy trẻ con có học thức phổ thông là nghĩa vụ của người làm phụ huynh, không ai được từ”. Hương ước làng Phù Xá Đoài (Đông Anh), có điều khoản ghi: “Con trai con gái 5,6 tuổi cho vào trường học. Bằng không cho đi học, chỉ nuông con để nghịch giặc, chửi đánh nhau, thời bố mẹ phải phạt một cơi trầu (10 quả cau, giá tiền một hào)”, Hương ước làng Cổ Nhuế, điều 98 ghi: “Làng trích tiền công để mua giấy cho những con nhà nghèo mà hương hội xét không thể mua được”. Hầu như làng nào cũng có khoản học điền để dành quỹ trả lương cho thầy giáo trưởng làng và phát phần thưởng cho học trò giỏi, nhằm thúc đẩy tinh thần hiếu học, ham học hỏi của người dân. Về tinh thần văn hoá, tiêu biểu là ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ đã thực hiện được 100% khu dân cư có Hương ước xây dựng nếp sống văn hoá, trong đó có quy định khá cụ thể về nếp sống văn minh trong việc cưới hỏi, việc tang và lễ hội… trở thành một điểm sáng cho các huyện, tỉnh khác noi theo. Ngoài ra, các Hương ước còn có những điều lệ quy định tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, “lá lành đùm lá rách”, “uống nước nhớ nguồn”… trong cộng đồng làng xã cũng có ảnh hưởng tích cực đến đời sống làng xã Việt Nam hiện nay. Phát huy cái đẹp, cái tốt trong Hương ước xưa, ngày nay, xã Quỳnh Hồng (huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An), xã Hải Tân (huyện Hải Hậu, Nam Định) cùng nhiều nơi khác xây dựng và thực hiện quy chế thôn xã văn hóa, vừa khôi phục những truyền thống tốt đẹp của mình, vừa nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật chung của đất nước, cùng cả nước lo toan những nghĩa vụ chung của người dân bình đẳng. Xã Xuân Thành (huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa) được coi là lá cờ đầu xây dựng quy ước nông thôn mới của tỉnh, nổi bật nhất trong mối quan hệ nhân dân với cán bộ thôn xã, không chỉ trong lao động sản xuất mà còn cả việc sinh đẻ theo kế hoạch, việc xẻ làng đi xây dựng quê hương mới...
c. Tổ chức và quản lý các mặt của đời sống làng xã, duy trì trật tự, kỷ cương, tạo ra môi trường ổn định và an toàn cho cả cộng đồng làng xã.
Căn cứ các Hương ước cổ còn đến ngày nay ta thấy, hầu như quy định trong các bản Hương ước đều thể hiện tinh thần ý thức hệ Nho giáo. Đó là các quy định về “Tam cương, ngũ thường”, về “tôn ti trật tự” trong các quan hệ có tính thứ bậc trong làng xã. Từ đó, Hương ước đã góp phần điều chỉnh các mối quan hệ xã hội cụ thể trong làng xã. Việc phát huy tinh thần tự chủ, tự giác, tự quản làng xã cùng dư luận xã hội và các biện pháp thưởng, phạt khác đã giúp cho trật tự, kỷ cương làng xã được thực hiện một cách rất nghiêm chỉnh, nhờ đó đã giúp rất nhiều cho sự phát triển của làng xã hôm nay.
d. Hương ước không chỉ là biểu hiện của pháp luật mà còn giúp khắc phục các chỗ hổng của pháp luật hoặc pháp luật quy định chưa cụ thể; Đưa pháp luật đi vào đời sống người dân một cách dễ dàng hơn.
Pháp luật dù cụ thể đến mấy cũng không thể bao quát được tất cả các đặc thù của quan hệ làng xã. Đặc biệt là các làng xã cổ truyền Việt Nam bên cạnh các đặc điểm có tính phổ quát, mỗi làng xã lại có các đặc điểm riêng của mình. Do vậy, mỗi một cộng đồng làng xã cụ thể luôn cần đến các quy định gần gũi, dễ hiểu, dễ thực hiện cho mọi thành viên trong làng, phản ánh được nhu cầu tổ chức và phát triển vủa mỗi làng, xã cụ thể. Bên cạnh đó, khi có những chính sách của Nhà nước đưa xuống các vùng nông thôn thì nhờ có Hương ước của các làng nên việc thực thi những chính sách đó được thực hiện một cách nghiêm chỉnh hơn, nâng cao ý thức pháp luật của người dân ta. Trong ý nghĩa ấy, Hương ước là phương tiện, công cụ bổ sung quan trọng cho khả năng điều chỉnh của luật nước, thể hiện ở các việc cụ thể:
- Hương ước biến các quy định chung của pháp luật thành các quy định cụ thể của làng: đơn giản hoá các quy định của luật nước, làm cho ý thức hệ pháp luật của Nhà nước trở nên gần gũi và thâm nhập vào hệ tư tưởng, vào tâm lý và lối sống của mỗi người dân, làm pháp luật trở nên dễ hiểu, dễ áp dụng. Với lối hành văn dung dị, có vần điệu theo dân gian, Hương ước đi vào đời sống một cách tự nhiên, nên thấm sâu vào đời sống cộng đồng mà ít cần đến các phương tiện tuyên truyền, phổ biến ồn ào, tốn kém.
- Hương ước góp phần biến cải khuôn khổ cứng nhắc, các quy tắc có tính nghiêm khắc lạnh lùng của luật pháp thành sự uyển chuyển, linh động và biến hoá trong lối hành xử của các cộng đồng. Ở Hương ước, lệ làng, ta nhận thấy các tinh thần khoan dung, độ lượng và uyển chuyển, hoá giải cái khô cứng, hà khắc, đôi khi là tàn bạo của luật pháp.
- Hương ước đưa ra nhiều quy định cụ thể bổ khuyết vào các lỗ hổng của pháp luật, trong các mối quan hệ cụ thể của cuộc sống làng xã. Các vấn đề như chia ruộng đất công, lão quyền, nam quyền, phụ quyền, trưởng quyền, an ninh làng xã, đời sống tâm linh của cộng đồng… Thường là những vấn đề được quy định chung chung trong luật nước lại rất cụ thể trong các Hương ước.
2. Những ảnh hưởng tiêu cực của Hương ước trong sự phát triển của làng xã hôm nay:
a. Có nhiều các bản Hương ước mang theo những quan niệm lạc hậu, chứa những yếu tố tiêc cực, gây ảnh hưởng cho sự phát triển của làng xã, cản trờ việc thực hiện các chính sách phát triển của nhà nước.
Trong thực tiễn đời sống pháp lý ở làng xã cổ truyền Việt Nam, quan niệm “phép vua thua lệ làng” đã tạo điều kiện cho sự thể hiện các tác động tiêc cực của bản thân mỗi Hương ước. Vì bên cạnh các giá trị tích cực như đã nói ở trên, thì nhiều Hương ước cũng chứa đựng không ít các quy tắc mang tính tiêu cực, thể hiện tinh thần cục bộ địa phương, bè phái trên cơ sở “tâm lý làng” và bởi tư duy “ăn cây nào rào cây ấy”, “ở đình nào chúc đình ấy”, “trống làng nào làng ấy đánh, thánh làng nào làng ấy thờ”, ít quan tâm đến lợi ích của làng khác và lợi ích của cả nước. Ví dụ như các bản Hương ước có quy định hủ tục về ma chay, cưới hỏi, hội hè… làm tốn kém tiền của, thời giờ, thậm chí phá vỡ hạnh phúc của nhiều người. Ngoài ra, có nhiều bản Hương ước đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân, khiến cho việc tiếp nhận những chính sách, những kinh nghiệm tiến bộ bị cản trở, nhất là ở những nơi vùng sâu, vùng xa, khi mà trình độ dân trí còn thấp thì việc tiếp nhận được những tiến bộ để thay đổi các hủ tục đã có từ lâu thì lại càng khó hơn.
b. Vẫn còn hiện tượng nhiều bộ phận chức dịch trong làng thường lợi dụng Hương ước để trốn tránh nghĩa vụ trước Nhà nước, đục khoét dân làng.
“Tâm lý làng” với đầy rẫy các quy tắc về hệ thống đẳng cấp, ngôi thứ trong làng đã được giới chức dịch trong làng bao đời lợi dụng để trói buộc người nông dân vào hằng hà vô số các nghĩa vụ, trách nhiệm, cấm đoán và hạn chế. Tuy nhiên, hiện tượng hách dịch nhân dân ở làng xã như trên hiện nay đã giảm đáng kể, chỉ còn tồn tại rất ít với mức độ cũng rất hạn chế, chính là do các chính sách cải cách và điều chỉnh, quản lý của Đảng và Nhà nước ta.
KẾT LUẬN
Thời gian qua, sau lũy tre làng có biết bao nhiêu biến cố, đổi thay đã xảy ra nhưng dường như sức mạnh thời gian không thể xóa nhòa được những bản sắc tốt đẹp của người Việt. Có thể bây giờ, khi nhắc đến hương ước lệ làng không còn thấy khắt khe như trước nữa nhưng trong long lại cảm thấy tự hào xiết bao về cha ông ta, dân tộc ta. Có thể nói, hương ước có vai trò vô cùng quan trọng trong việc ổn đinh trật tự làng xã, sức mạnh của nó một phần dựa vào hình phạt(cao nhất là đuổi khỏi làng), một phần dựa vào phần thưởng. Tuy nhiên, sức mạnh lớn nhất là ở dư luận khen- chê của dân làng. Vì vậy, yêu cầu đặt ra là phải xây dựng những bản hương ước phù hợp với nếp cảm, nếp nghĩ của từng địa phương, đồng thời vẫn phải đảm bảo tuân thủ pháp luật, phù hợp với thực trạng phát triển của mỗi địa phương. Bên cạnh những yếu tố tích cực, hương ước cũng tồn tại những yếu tố tiêu cực(như sự lợi dụng hương ước để hà hieepd dân của cường hào, ác bá trong làng…). Tiếp thu những yếu tố tích cực của hương ước cũ để xây dựng các hương ước mới ở các làng hiện nay là viêc làm vô cùng cần thiết, góp phần xây dựng và nâng cao đời sống văn hóa ở các làng xóm.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hương ước của làng là gì Nội dung cơ bản của Hương ước Vai trò, ảnh hưởng của Hương ước đối với sự phát triển của làng xã hôm nay.doc