MỤC LỤC
I.Lý do chọn đề tài – trang 01
II. Nội dung .
1.Cơ sở lý luận – trang 01
2. Cơ sở thực tiễn – trang 02
3. Cách thức tiến hành
a. Vận động mọi lực lượng xã hội tham gia công tác giáo dục dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau. – từ trang 02 đến trang 05.
b.Một số nguyên tắc làm cơ sở cho việc huy động – khuyến khích và tổ chức tham gia của xã hội cùng làm – từ trang 06 đến trang 11.
4.Kết quả - từ trang 12 đến trang 14.
III. Kết luận – trang 15.
18 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2150 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Huy động – khuyến khích – tổ chức sự tham gia của xã hội cùng làm giáo dục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lợi cho việc thực hiện các mục tiêu giáo dục
- Xã hội hoá giáo dục nhằm mục tiêu “giáo dục cho con người”. Quy luật là muốn thực hiện “ giáo dục cho mọi người” thì mọi người phải làm giáo dục.
2. Cơ sở thực tiễn:
Đại hội giáo dục cấp cơ sở làm cho xã hội hiểu rõ thực trạng của giáo dục địa phương thấy được vị trí, vai trò, lợi ích của giáo dục, hiểu sâu sắc hơn quan điểm giáo dục của Đảng về đổi mới sự nghiệp giáo dục, qua đó nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, của nhân dân trong xây dựng và phát triển sự nghiệp giáo dục địa phương. Từ đó xây dựng được cơ chế liên kết, hợp đồng trách nhiệm hợp lý giữa các lực lượng xã hội, gia đình, nhà trường trong xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục địa phương.
Đặc biệt kế hoạch huy động học sinh đến lớp, kế hoạch phổ cập ở địa phương, củng cố và phát huy truyền thống tốt đẹp của đồng bào địa phương, nhất là truyền thống hiếu học, truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc.
Tạo thêm nguồn cơ sở vật chất cho giáo dục, huy động được các tổ chức xã hội tham gia xây dựng giáo dục. Nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ – giáo viên nhà trường trong việc thực hiện cam kết với cha mẹ học sinh, với địa phương, xây dựng nền nếp, kỷ cương học đường, tôn vinh nghề dạy học.
3. Cách thức tiến hành:
a. Vận động mọi lực lượng xã hội tham gia công tác giáo dục dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau:
Xã hội hoá công tác giáo dục là một cuộc vận động quần chúng nhân dân làm giáo dục là “ cách làm phát động phong trào cách mạng làm giáo dục”. Điều đó hoàn toàn đúng qua luật cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Giáo dục là sự nghiệp “ của dân, do dân và vì dân”
Đây là bài học lớn trong kinh nghiệm của lịch sử, của cách mạng và cũng là truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta. Bài học đó, truyền thống đó đã làm nên thành công của cách mạng tháng 8/1945, thắng lợi của cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện 9 năm, vinh quang của sự nghiệp giải phóng Miền Nam thống nhất nước nhà. Ngay trong lĩnh vực giáo dục, bài học về vai trò của quần chúng và truyền thống hiếu học của nhân dân ta đã sáng tạo nên những hình thức học tập cho nhân dân lao động từ những ngày xa xưa của lịch sử dân tộc, đã tạo nên nhưng phong trào toàn dân làm bình dân học vụ, thanh toán nạn mù chữ và chống thất học khi cách mạng tháng 8/1945 mới thành công. Phong trào quần chúng đó duy trì suốt cuộc kháng chiến 30 năm ngay cả ở những vùng ác liệt của chiến trường Miền Nam. Bài học kinh nghiệm ấy là một nhân tố giải quyết nạn mù chữ ở vùng mới giải phóng, nhiều vấn đề giáo dục trong những năm khủng hoảng kinh tế – xã hội....góp phần quan trọng vào những phát triển và tiến bộ của giáo dục - đào tạo những năm qua.Xã hội hoá công tác giáo dục trước hết là khơi dậy truyền thống và vận dụng những kinh nghiệm vận động quần chúng tham gia cùng làm giáo dục trong những điều kiện cụ thể, với những đối tượng cụ thể, tuỳ theo tính chất và yêu cầu của từng hoạt động của giáo dục và nhà trường. Chính vì vậy mà cuộc vận động này sẽ thấy bản chất giống nhau giữa các địa phương cùng làm xã hội hoá công tác giáo dục, nhưng về hình thức biểu hiện và mức độ tham gia lại rất đa dạng và có khác nhau. Có những hoạt động giáo dục mà các lực lượng tham gia chưa chủ động, thậm chí thụ động, đáp ứng yêu cầu, một đề nghị hoặc chấp hành một nghị quyết.... từ bên ngoài. Chẳng hạn như việc đóng góp các loại tiền( học phí, lệ phí....) nhân lực, vật lực, hoặc cho nhà trường mượn, sử dụng các cơ sở dịch vụ, tham gia dưới hình thức phục vụ....hoặc tham gia đóng góp ý kiến bàn bạc về một công việc, một vấn đề nào đó của nhà trường......ý thức của sự tham gia này thường là sự chấp nhận một yêu cầu, là sự nhất trí tuân theo và cũng có khi vì sức ép, đó không thật sự tự nguyện( do các quy định, do dư luận cộng đồng). ở mức độ cao hơn, là sự chủ động của các lực lượng xã hội tham gia vào hoạt động giáo dục. Họ có thể đứng ra
tổ chức một hoạt động cho giáo dục với tư cách là người hợp tác với nhà trường, ví như đoàn thanh niên đứng ra tổ chức các hoạt động hè cho học sinh. Họ có thể tham gia với tư cách là người thực hiện một trách nhiệm được uỷ thác. Họ có thể tham gia với tư cách là người đề xuất các hoạt động, hơn thế nữa là người xây dựng chương trình, kế hoạch, tổ chức thực hiện, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá....
Đó là sự tham gia cùng làm giáo dục một cách chủ động biểu hiện ở mức độ cao của tinh thần tự giác, tự nguyện cá nhân hoặc tổ chức tham gia cùng làm giáo dục một cách có ý thức rõ ràng có sự cân nhắc, lựa chọn một cách có hiểu biết về giáo dục, có tình cảm sâu sắc để gánh vác công việc với một ý thức trách nhiệm đầy đủ.
Xã hội hoá công tác giáo dục trước hết là tiến hành các hoạt động vận động để trước hết nâng cao ý thức của quần chúng từ chỗ còn thụ động đến mức độ ngày càng cao hơn của tính chủ động.
Một khi quần chúng có tình cảm, có ý thức tự nguyện, tự giác thì sự sáng tạo các hình thức tham gia cùng làm giáo dục sẽ là vô hạn. Nói “ dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong” không chỉ nói về sức mạnh vật chất mà còn là sức mạnh của ý chí, của sự sáng tạo của quần chúng. Vì thế phải tránh mọi sự ép buộc thiếu tự nguyện – mệnh lệnh hoặc chưa dân chủ. Các cơ sở không thiếu những biện pháp, kinh nghiệm vận động quần chúng, vấn đề là các cấp quản lý và lãnh đạo quan tâm đến mức nào.
* Tuỳ theo độ chủ động nói trên của các lực lượng xã hội mà nảy sinh các mức độ khác nhau của sự tham gia, sự cộng tác, sự hợp tác của họ đối với giáo dục và nhà trường. “ sự tham gia” là khái niệm chung và rộng, nhưng mới ở mức độ góp phần của mình vào một hoạt động, một tổ chức chung nào đó, chưa thể hiện hết chiều sâu của việc “ cùng làm giáo dục”.
“Sự cộng tác” là cùng góp sức làm chung một công việc, nhưng có thể không thực hiện chung một trách nhiệm. Sự cộng tác đôi khi có tính chất nhất thời . Cần tiến tới “ sự hợp tác”.
Ba hình thức nói trên trong xã hội hoá công tác giáo dục có những khía cạnh, những mức độ khác nhau tuỳ trình độ tự nguyện, tự giác, tuỳ nhận thức về chức năng nhiệm vụ, tuỳ khả năng và điều kiện của các lực lượng xã hội và từng tính chất của từng hoạt động giáo dục. Người quản lý thường phải có ý thức về các mức độ hình thức đó để có những cơ chế phù hợp với sự tham gia, sự cộng tác hoặc sự hợp tác, trong quá trình điều hành. Đi vào cụ thể hơn, nhiều cơ sở đã dùng các kiểu làm như ký các cam kết...., nhằm cụ thể hoá các nội dung công việc tạo ra những “ cơ sở pháp lý” những ràng buộc trách nhiệm, nhưng vẫn có “phần mềm” là dựa trên cơ sở của ý thức, tinh thần, đạo đức, tình cảm của mỗi bên tham gia. Đây là kinh nghiệm thuộc cơ chế thực hiện xã hội hoá công tác giáo dục.
Có khi chỉ cam kết của một bên là gia đình chẳng hạn, đảm bảo trước nhà trường hoặc giáo viên chủ nhiệm lớp về những điều kiện tối thiểu cho con đi học( đến trường đều đặn và đúng giờ, có góc học tập yên tĩnh và đủ ánh sáng....
Thực tế xã hội hoá công tác giáo dục ở địa phương đã cho thấy sự xuất hiện các hình thức liên kết giữa các lực lượng xã hội và nhà trường trong công tác giáo dục được gọi là liên kết xã hội – sư phạm, nó mang tính chất có tổ chức hơn với những mối quan hệ bền vững hơn.
* Có liên kết dưới dạng đỡ đầu.
* Có liên kết dưới dạng phối hợp với nhau. Sự phối hợp với các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội khác nhau mang nhiều mằu sắc tích cực cần được tận dụng trong xã hội hoá công tác giáo dục. Trong sự dịch chuyển cơ chế quan lý, dịch chuyển cơ cấu kinh tế, nhiều tổ chức xã hội mới đã ra đời, đó là những yếu tố mới mà nhà trường cần tranh thủ tổ chức phối hợp giáo dục.
Trong thực tiễn giáo dục, sự hợp tác song phương hoặc đa phương đã được nảy nở, xã hội hoá công tác giáo dục cần tiến tới những hợp tác như vậy, vì nó biểu hiện cao( cho đến lúc này) về sự tham gia của xã hội cùng làm giáo dục. Nó không chỉ dừng lại ở việc giải quyết những điều kiện để làm giáo dục mà ngày càng đi vào quá trình hình thành và phát triển nhân cách học sinh,
quá trình đào tạo và phát triển nhân lực cho công nghiệp hoá và hiện đại hoá.Mục đích chủ yếu của công tác giáo dục, mục đích cuối cùng mà xã hội hoá công tác giáo dục phải đạt được.
b. Một số nguyên tắc làm cơ sở cho việc huy động – khuyến khích và tổ chức tham gia của xã hội cùng làm giáo dục.
Các lĩnh vực nội dung cũng như các hình thức tham gia của xã hội vào công tác giáo dục thực sự phong phú và đa dạng.
Thực tế ở địa phương Cao Minh chỉ ra được một số nguyên tắc có thể gợi ý cho việc huy động và khuyến khích các lực lượng xã hội, đồng thời làm cơ sở cho việc tổ chức sự tham gia của họ bằng một cơ chế hợp lý, đảm bảo tính liên tục và bền vững của cuộc vận động xã hội hoá công tác giáo dục. Đó là :
* Nguyên tắc về lợi ích: Mỗi hoạt động hợp tác đều phải xuất phát từ nhu cầu và lợi ích của cả hai phía, tức là mỗi bên tham gia đều tìm thấy, đều được thoả mãn lợi ích của mình. Nó gồm lợi ích tập thể hoặc cá nhân, phù hợp với đáp ứng các nhu cầu của các bên trong quan hệ song phương hoặc đa phương.
Nguyên tắc này tạo ra động lực cho sự tham gia và bảo đảm cho việc tiếp tục các hoạt động phối hợp khác nhau sau này.
Nhà trường dạy cho học sinh chất lượng thì các vị phụ huynh sẽ gắn bó và ủng hộ nhà trường.
Trong điều kiện hiện nay, mỗi gia đình đều tính toán một cách cụ thể lợi ích mỗi khi cho con đi học. Họ rất chủ động trong việc lựa chọn con đường học tập và lập thân của con cái. Họ phải tìm thấy lợi ích từ sự học tập, từ nhà trường. Một khi được đáp ứng thì họ sẵn sàng làm tất cả vì con em họ, vì nhà trường. Các cơ quan, tổ chức xã hội, đều có ý thức về tính lợi ích này, bản thân nhà trường cũng xuất phát từ nhu cầu của mình mà làm xã hội hoá công tác giáo dục đồng thời cũng phải phục vụ những mục tiêu kinh tế – xã hội của địa phương. ở một khía cạnh nhất định, giáo dục phải vì phúc lợi xã hội và mang tính dịch vụ xã hội.
* Nguyên tắc về tính lợi ích: Nhu cầu này gắn liền với tính hiệu quả của từng hoạt động phối hợp. Mọi hoạt động phối hợp phải đem lại kết quả cụ thể để tạo niềm tin cho các cuộc vận động tiếp sau, đảm bảo cho sự phối hợp đó không phải là hình thức chủ nghĩa, làm chiếu lệ, làm một cách đối phó. Hiệu quả phối hợp sẽ tạo thành hứng khởi và ý muốn tiếp tục hợp tác. Vì thế nhà trường phải biết chọn công việc, chọn hoạt động nào cần huy động cộng đồng cùng làm và đã làm là phải có hiệu quả và chất lượng. Như vậy phải làm từ việc nhỏ đến việc lớn, từ dễ đến khó, làm những việc thiết thực và cụ thể. Qua công việc có hiệu quả rõ ràng mà nâng cao nhận thức của đối tác từ chỗ lúc đầu nhiều khi thụ động dần đi đến tự giác, chủ động, sáng tạo và mức độ cao làm chủ sự tham gia với nhà trường.
* Nguyên tắc về chức năng và nhiệm vụ:
Bản thân nhà trường cũng như các lực lượng xã hội trong cộng đồng các tổ chức có những chức năng và trách nhiệm riêng.
Để khai thai thác phát huy, khuyến khích họ tham gia vào một hoạt động nào đó phải nhằm đúng, phát hiện đúng chức năng và trách nhiệm của đối tác, vì để thực hiện chức năng và nhiệm vụ đó họ có thể tham gia hoạt động cùng nhà trường.
Đoàn thanh niên có một trong những chức năng là giáo dục thế hệ trẻ. Họ sẵn sàng phối hợp cùng nhà trường trong các hoạt động giáo dục và nhất là công tác đoàn trong nhà trường.
* Nguyên tắc luật pháp: Quá trình huy động khuyến khích có thể và cần dựa trên cơ sở pháp lý.Đã có luật phổ cập giáo dục tiểu học và luật giáo dục còn có những văn kiện khác liên quan đến việc học tập của thế hệ trẻ như hiến pháp, luật bảo vệ và chăm sóc thiếu niên nhi đồng, luật hôn nhân gia đình….., còn có văn bản dưới luật như pháp lệnh, nghị định, thông tư… và kể cả nghị quyết của Đảng và Hội đồng nhân dân các cấp, kể cả quy định, điều lệ như điều lệ hội cha mẹ học sinh….
Những văn bản đó là cơ sở pháp lý cho sự vận động của giáo dục đối với các lực lượng xã hội. Ngược lại, các cơ quan tổ chức xã hội, các lực lượng xã hội
cũng cần có những cơ sở pháp lý mới phát huy được chức năng nhiệm vụ và tham gia cùng làm giáo dục.
* Nguyên tắc truyền thống – tình cảm.
Đó là việc khơi dậy và phát huy truyền thống hiếu học, tôn trọng đạo lý, đề cao sự học, đề cao giá trị của học vấn…và những tình cảm sâu sắc của thế hệ trẻ, danh dự của cộng đồng, vinh quang của dân tộc, lòng tự tin của cá nhân, kể cả những yếu tố của những lương tri, của tấm lòng cao cả mà quan tâm đến việc giáo dục trẻ một cách vô tư… Nhiều trường hợp vì tình cảm với con cái, với nhà trường, với thầy cô … mà sẵn lòng chăm lo cho giáo dục dưới nhiều hình thức khác nhau. Nêu một số nguyên tắc như vậy không có nghĩa là việc nào, hoạt động nào cũng phải vận dụng đủ các nguyên tắc đó. Tuỳ từng đối tượng, tuỳ từng công việc mà vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh cụ thể. Những nguyên tắc đó nhằm chỉ ra cách suy nghĩ tìm hướng, tìm đối tượng để khai thác các tiềm năng làm giáo dục. Nó cũng làm cơ sở cho mối quan hệ giữa nhà trường và các lực lượng xã hội, các đối tượng trong cộng đồng làm cơ sở cho sự liên kết các lực lượng của cộng đồng cùng làm giáo dục. Vận dụng linh hoạt các nguyên tắc đó mà trường THCS Cao Minh đã đạt được những thành tựu xã hội hoá công tác giáo dục, nhất là công tác khuyến học khuyến tài.
c.Về các mối quan hệ trong cơ chế tổ chức tham gia của xã hội cùng làm giáo dục.
* Đảng và chính quyền giữ vai trò quyết định trong hệ thống các quan hệ quản lý đối với cuộc vận động xã hội hoá công tác giáo dục.Muốn là xã hội hoá công tác giáo dục, tức là công tác tổ chức và quản lý hoạt động này, cho nên cần xác định một số quan hệ trong hệ thống quản lý, góp phần vào việc điều hành ở các địa phương.
* Đảng và chính quyền giữ vai trò quyết định trong hệ thống các quan hệ quản lý đối với cuộc vận động xã hội hoá công tác giáo dục.
Một điều rõ ràng là đảng và chính quyền, nhất là bí thư, chủ tịch “ vào cuộc” thì ở đó xã hội hoá công tác giáo dục thu nhiều kết quả tốt đẹp. Vai trò đó
nằm ở cơ chế chung là đảng lãnh đạo, chính quyền quản lý và nhân dân làm chủ. Xã hội hoá công tác giáo dục là một cuộc huy động toàn xã hội phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi nhân tố, mọi lực lượng xã hội. Chỉ có đảng mới có thể lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị, cơ cấu hành chính….. làm nên sức mạnh đó. Cũng vậy, xã hội hoá công tác giáo dục thành công hay không phần lớn phụ thuộc vào việc phải xây dựng được những cơ chế phối hợp các lực lượng dưới sự lãnh đạo của Đảng. Về mặt cơ chế mà nói, giáo dục là công việc nhà nước phải chăm lo, nhưng lại không thể thiếu sự tham gia của các lực lượng xã hội, các tổ chức quần chúng, gia đình và từng cá nhân.Giải quyết mối quan hệ này ra sao, điều đó phụ thuộc vào việc các cấp uỷ Đảng có quán triệt những quan điểm, đường lối chủ trương chính sách của Đảng đối với công tác giáo dục hay không. Đặc biệt là ở cơ sở đó vai trò của Đảng còn mang tính quyết định vì công tác xã hội hoá giáo dục phải quán triệt cụ thể từng địa phương.Về vai trò có chính quyền cần thấm nhuần nghị quyết trung ương IV của đảng là “ Huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của nhà nước”. Nói đến quản lý nhà nước tức là muốn nhấn mạnh chức năng và trách nhiệm của nhà nước đối với sự nghiệp giáo dục như là một lẽ đương nhiên. Uỷ ban nhân dân và các cơ quan của Uỷ ban nhân dân có trách nhiệm đầy đủ với sự nghiệp giáo dục trên địa bàn quản lý của mình. Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Điều đó không chỉ thể hiện trong sự quản lý của nhà nước trung ương mà ngay cả ở chính quyền các địa phương. Vì vậy nhà nước ta khẳng định đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển và mặc dù có cố gắng lớn để đầu tư cho giáo dục vẫn phải xác định nâng cao hơn nữa mức đầu tư nhân sách cho giáo dục. Trong thực tế giáo dục ở các địa phương, đâu đâu cũng có sự đầu tư của nhà nước dù nhiều hay ít, thậm chí có nơi, có lúc chỉ ở mức độ “gây men” để giúp phong trào phát triển. Hơn nữa, phải nhấn mạnh vai trò quản lý của nhà nước của hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân các cấp trong việc huy động , và khuyến khích sự tham gia của xã hội cùng làm giáo dục bởi chức năng quản lý nhà nước. Đặc biệt là trong khi nhấn mạnh việc xây dựng nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, việc phát huy hiệu lực quản lý của chính quyền là hết sức quan trọng, nó đảm bảo trọng lượng pháp lý, việc phát huy chức năng nhiệm vụ của các cơ quan, các ngành cho công cuộc xã hội hoá công tác giáo dục như đã trình bày ở “ các nguyên tắc”. Mặt khác, xã hội hoá công tác giáo dục là một cuộc vận động.
Tất nhiên phải vận dụng các cơ chế của “ quản lý phong trào”, nhưng sẽ không có hiệu quả nếu vận động các phương thức của quản lý nhà nước.Sự kết hợp các cơ chế, phương thức quản lý đó vừa phát triển được vận động, vừa đảm bảo cho cuộc vận động đi đúng hướng mà Đảng đã chỉ ra.
Bằng chức năng quản lý của mình, chính quyền không chỉ huy động, khuyến khích mà còn tổ chức và điều hành sự phối hợp hoạt động của các lực lượng xã hội tham gia công tác giáo dục….đây ta chỉ nói về vai trò của Đảng và chính quyền trong hệ thống quản lý đối với công cuộc xã hội hoá công tác giáo dục.
* Nhà trường phải giữ vai trò chủ động, trung tâm và nòng cốt trong công cuộc xã hội hoá công tác giáo dục và trong hệ thống các mối quan hệ của cơ chế tổ chức sự tham gia của xã hội cùng làm giáo dục.
Với tư cách là cơ quan chuyên môn, giáo dục và nhà trường hiểu rõ hơn ai hết những nhu cầu của mình về hoạt động nhằm thực hiện mục đích, nội dung, phương pháp và việc tổ chức việc giáo dục. Xã hội hoá công tác giáo dục chính là nhằm đáp ứng những nhu cầu đó của giáo dục vì mục đích chung là sự phát triển kinh tế – xã hội. Vì vậy nhà trường phải giữ vai trò chủ động. Chủ động trong việc phát hiện các nhu cầu giáo dục, trong việc xây dựng các chương trình , kế hoạch, phương án giải quyết các nhu cầu các vấn đề đó. Chủ động trong việc đề xuất với các lực lượng xã hội. Đó là cách làm quen thuộc của các thủ trưởng ngành ở các cấp và lãnh đạo các nhà trường bằng cách làm tốt việc “tham mưu” với cấp uỷ Đảng, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân….biến nhu cầu đó thành các nghị quyết, chủ trương của Đảng và chính quyền tạo ra cơ sở pháp lý và tranh thủ sự lãnh đạo, quản lý tổ chức trong thực tế hoạt động. Nói chung, nhà trường không thể ỷ lại, trông chờ người khác
nghĩ hộ mình và làm hộ mình. Ta nói nôm na rằng: xã hội hoá công tác giáo dục là chuyển những lo toan của mình thành lo toan của xã hội ! Đó chỉ cách nói “nói bóng” nhưng là cách nghĩ một chiều, dễ dẫn đến sự hạn chế vai trò chủ động của giáo dục và nhà trường. Xã hội có thể cần phải san sẻ những lo toan của giáo dục, nhưng lo toan cái gì và lo toan như thế nào thì lại là sự chủ động, sáng tạo trước hết từ các cơ quan giáo dục và nhà trường . Và không chỉ đề xuất các nhu cầu, giải pháp mà còn phải chủ động trong cách tổ chức thực hiện. Đã là hoạt động giáo dục thì những nhà chuyên môn phải đảm đương trách nhiệm. Ngay cả việc huy động góp tài chính, nhưng nếu không có cách làm đúng tính chất của một cơ quan giáo dục thì rất có thể ảnh hưởng đến uy tín của nhà trường hay việc xây dựng một phòng học rõ ràng khác hẳn xây dựng một phòng họp hay một căn nhà ở, phải có con mắt của nhà sư phạm. Nhà trường phải đóng vai trò trung tâm trong các hệ thống các mối quan hệ về tổ chức sự tham gia của các lực lượng xã hội. Trong xã hội hoá công tác giáo dục, khâu quan trọng là tạo ra cơ chế chi phối giữa các lực lượng xã hội . Nói về cơ chế tức là nói về sự vận hành của các phần tử một cách chủ động trong hệ thống các mối quan hệ giữa các phần tử và theo quy luật nhất định. Yếu tố tạo nên sự vận hành ấy phải là nhà trường. Nhà trường không tự thân vận động thì không cũng không tạo ra sự vận động của các thành tố khác, tức là lực lượng xã hội. Cho nên trong hệ thống các mối quan hệ về tổ chức các lực lượng xã hội phải nhấn mạnh vai trò trung tâm của nhà trường. Ta nói tới các hình thức tham gia của xã hội như cộng tác, hợp tác, phối hợp…. Trong mọi hình thức đó, nhà trường phải giữ vai trò trung tâm. Trong các liên kết xã hội – sư phạm, nhà trường phải giữ vai trò “đầu mối tiếp hợp” vì không có quan hệ này thì không có tổ chức được sự tham gia của các lực lượng xã hội có hiệu quả. Nhà trường còn phải làm tốt vai trò nòng cốt, với nghĩa là hạt nhân của các tổ chức và là người thực sự tổ chức thực hiện chính những chủ trương giải pháp do chính mình đề xuất. Nói như vậy xã hội hoá công tác giáo dục không chỉ có một mặt là sự tham gia của xã hội với nhà trường trong hoạt động giáo dục mà còn một mặt nữa là giáo dục và nhà trường phải thực sự đóp
góp vào sự phát triển xã hội thông qua việc thực hiện chức năng chủ yếu là đào tạo con người và chức năng xã hội hoá khác.
4. Kết quả.
Trong quá trình làm công tác xã hội hoá trường THCS Cao Minh đã nhận thức được tầm quan trọng của xã hội hoá công tác giáo dục, trên cơ sở sức mạnh của lòng dân. Công tác xã hội hoá giáo dục đã giúp nhà trường có những cách nhìn nhận sát với thực tế cuộc sống hơn, từ đó ngày càng có xu hướng xây dựng cơ chế làm việc lấy hiệu quả - chất lượng làm thước đo. Trong xã hội hoá công tác giáo dục, thì công tác khuyến học – khuyến tài được coi trọng. Đảng uỷ có nghị quyết về khuyến học – khuyến tài, liên chi bộ của các làng, khu dân cư có nghị quyết về khuyến học – khuyến tài. Trên cơ sở đó các làng và khu dân cư thành lập ban khuyến học – khuyến tài và tổ chức vận động quyên góp. Kết quả làng Hội Am quyên góp được trên 50 triệu đồng, làng Liễu Điện quyên góp 25 triệu đồng, làng Tây Am quyên góp 10 triệu đồng, khu dân cư Hợp Thành, Tân Lập quỹ khuyến học có từ 3 đến 5 triệu đồng( Làng Hội Am thành lập quỹ 3 năm nay, làng Liễu Điện và Tây Am thành lập quỹ 1 năm nay, Hợp Thành, Tân Lập thành lập quỹ 2 năm nay). Tối mồng 3 tết hàng năm các làng tổ chức tuyên dương thầy – cô giáo dạy giỏi, học sinh giỏi từ cấp trường đến cấp huyện, cấp thành phố và học sinh thi đỗ đại học. Do địa phương có truyền thống hiếu học từ xưa. Hiện nay địa phương có 03 phó giáo sư, 7 tiến sĩ, 2 nhà giáo ưu tú, 1 thầy thuốc ưu tú, hàng chục thạc sĩ, hàng trăm kỹ sư, bác sĩ. Hằng năm địa phương có số học sinh thi đỗ vào các trường đại học và học sinh giỏi các cấp tăng và dần dần đi vào chất lượng. Năm học 2007 -2008, xã Cao Minh có 111 em thi đỗ đại học – cao đẳng, trung cấp. Trong đó 51 em đỗ đại học, 42 em đỗ cao đẳng và 8 em đỗ trung cấp. Năm học 2007 -2008 trường THCS Cao Minh có 53 giải học sinh giỏi cấp huyện các loại (tính cả lớp 6,7,8) và 7 giải cấp thành phố. Chất lượng giải học sinh giỏi thuộc vào loại cao của huyện. Đó chính là kết quả của xã hội hoá giáo dục ở xã Cao Minh nói chung và ở trường THCS Cao Minh nói riêng. Điều đó cũng khẳng định : Dù cơ sở vật chất có khó khăn, nhưng chúng
ta vẫn có thể đảm bảo chất lượng giáo dục, nếu người cán bộ quản lý có ý thức về công tác xã hội hoá giáo dục ở địa bàn mình công tác (nhất là công tác bồi dưỡng học sinh giỏi).
Xây dựng và củng cố mối quan hệ giữ nhà trường và các lực lượng xã hội trong việc tổ chức sự tham gia cùng làm giáo dục.Mối quan hệ nhà trường và gia đình là mối quan hệ cơ bản nhất.
Để tổ chức thực sự tham gia của các lực lượng xã hội cùng làm giáo dục, cần tuỳ tính chất và tiềm năng, tuỳ chức năng và nhiệm vụ của các tổ chức xã hội, các đối tác, mà xác định các mối quan hệ với nhà trường trong đó tổ chức hoạt động. Việc duy trì và củng cố có những mối quan hệ đó cần dựa trên những quy định có tính nguyên tắc đảm bảo sự bền vững lâu dài. Có thể phân loại ra các nhóm đối tượng :
+ Các cấp uỷ Đảng, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân.
+ Các ngành chức năng thuộc Uỷ ban nhân dân.
+ Các tổ chức đoàn thể nhân dân.
+Các tổ chức xã hội.
+ Các cơ sở, tổ chức sản xuất.
+ Các tổ chức và cá nhân.
+ Gia đình.
Trên tinh thần chung đó, cần đặc biệt xây dựng và củng cố mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình học sinh. Đây là mối quan hệ cơ bản nhất vì nó quán triệt đầy đủ các nguyên tắc về mối quan hệ trong tổ chức sự tham gia cùng làm giáo dục đã nói ở trên.
Gia đình là một tế bào của xã hội , một thiết chế cơ bản của xã hội thực hiện một trong chức năng của nó là chức năng giáo dục. đây là điểm gặp gỡ quan trọng giữa nhà trường và gia đình. Giáo dục gia đình có những chỗ mạnh đáng kể đó là tình cảm, tính linh hoạt, tính thiết thực, tính thích ứng nhanh nhạy giữa đối tượng (con cái) và yêu cầu của cuộc sống….(ở đây chưa đề cập đến mặt yếu của giáo dục gia đình).
Những mặt mạnh đó bổ sung cho giáo dục nhà trường, góp phần hoàn thiện quá trình hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh. Giữa gia đình và nhà trưòng có sự thống nhất với nhau về một nhu cầu, lợi ích chung là vì tương lai thế hệ trẻ. Đó là thuận lợi cơ bản để đi đến thống nhất với nhau về mục đích, nội dung, phương pháp giáo dục trẻ em. Nhà trường và gia đình trong giáo dục đã và sẽ có những cơ sở pháp lý để thực hiện sự phối hợp. Những điều quan trọng chính là tình cảm gia đình đối với con cái và đối với nhà trường. Con người và các gia đình Việt Nam dốc cả tâm sức tình cảm và cuộc đời cho con cái. Cũng vì vậy cần giữ vững truyền thống hiếu học, quý trọng và biết ơn thầy cô giáo.
+ Củng cố và phát huy vai trò của gia đình trong xã hội hoá công tác giáo dục là chăm lo xây dựng, củng cố, phát huy vai trò của
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Huy động – khuyến khích – tổ chức sự tham gia của xã hội cùng làm giáo dục.doc