Tiểu luận Kế hoạch, chiến lược làm tăng lợi nhuận

Mục lục

Đề mục trang

Mở đầu 1

Nội dung 2

I. Lý luận chung về lợi nhuận thương mại 2

1. Khái niệm và nguồn hình thành lợi nhuận thương mại 2

2. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận thương mại 3

3. Những biện pháp để tăng lợi nhuận thương mại 3

4. Những căn cứ để xây dựng kế hoạch lợi nhuận 4

II. Thực trạng về hiệu quả hoạt động kinh doanh thương mại ở các doanh nghiệp 4

1. Thị trường bảo hiểm nhân thọ - Thực trạng và giải pháp 4

2. Thị trường điện thoại di động - Thực trạng và giải pháp 6

III. Những vấn đề nảy sinh trong việc tìm kiếm lợi nhuận thương mại 8

Kết luận 10

 

 

 

doc12 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1997 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Kế hoạch, chiến lược làm tăng lợi nhuận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời Mở Đầu Đối với bất kì một doanh nghiệp nào trong cơ chế thị trường thì việc tìm kiếm lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu. Sở dĩ, lợi nhuận được xếp ở vị trí hàng đầu bởi lẽ, khi nhìn vào lợi nhuận cua một doanh nghiệp ta thấy được rất nhiều thứ. Đó là uy tín của doanh nghiệp, các dịch vụ ưu đãi kèm theo, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, chu kì sống của sản phẩm... Điều này cho thấy vai trò và tầm quan trọng của việc tìm kiếm lợi nhuận. Lợi nhuận không những là mục đích của doanh nghiệp mà nó còn là một trong những tiêu chí để đánh giá sự phát triển của doanh nghiệp. Vậy để tăng lợi nhuận, những nhà doanh nghiệp cần phải có những kế hoạch, chiến lược như thế nào? Trong bài viết này sẽ bao gồm những nội dung sau: I/ Lý luận chung về lợi nhuận thương mại 1/ Khái niệm và nguồn hình thành lợi nhuận thương mại 2/ Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận thương mại 3/ Những biện pháp để tăng lợi nhuận thương mại II/ Thực trạng về hiệu quả hoạt động kinh doanh thương mại ở các doanh nghiệp III/ Những vấn đề nảy sinh trong việc tìm kiếm lợi nhuận ở các doanh nghiệp Nội dung Tìm kiếm lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của mọi doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. Sở dĩ, trong rất nhiều yếu tố và mục tiêu của doanh nghiệp việc tìm kiếm lợi nhuận được các doanh nghiệp ưu tiên vị trí hàng đầu vì lợi nhuận ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. I/ Lý luận chung về lợi nhuận thương mại 1/ Khái niệm và nguồn hình thành lợi nhuận thương mại a/ Khái niệm Theo học thuyết giá trị, lao động thương mại ( thương mại thuần tuý) không sáng tạo ra giá trị do đó cũng không tạo ra lợi nhuận. Lợi nhuận trong hoạt động thương mại là một bộ phận thu nhập thuần tuý của xã hội được sáng tạo ra trong lĩnh vực sản xuất vật chất dành cho thương nhân đảm nhận lưu thông hàng hoá. Bộ phận thu nhập này hình thành lợi nhuận của ngành thương mại. Ngoài chức năng tổ chức lưu thông thuần tuý, các doanh nghiệp thương mại còn thực hiện chức năng tiếp tục quá trình sản xuất trong lưu thông, tạo ra giá trị và giá trị mới, do đó cũng tạo ra lợi nhuận. Từ những cơ sở lý luận trên, có thể rút ra khái niệm về lợi nhuận thương mại. Lợi nhuận thương mại là chênh lệch tổng thu và tổng chi phí bao gồm cả giá vốn hàng bán ra và chi phí lưu thông. b/ Nguồn hình thành lợi nhuận thương mại Lợi nhuận thương mại được hình thành trên sơ đồ sau: Doanh thu thuần = Tổng doanh thu – thuế giá trị gia tăng và các khoản khấu trừ. Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần – giá vốn hàng bán ra. Giá vốn bán ra = Giá mua + chi phí mua. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh thương mại = Lợi nhuận gộp – chi phí bán hàng và quản lý. Tổng lợi nhuận trước thuế =Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh thương mại ± lãi ( lỗ ) hoạt động tài chính và các hoạt động khác. Lợi nhuận sau thuế = Tổng lợi nhuận trước thuế – thuế thu nhập doanh nghiệp. 2/ Các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận thương mại Lợi nhuận thương mại chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau, có thể rút ra các nhân tố chủ yếu như sau: - Chính sách thuế của nhà nước ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận thương mại, hiện nay có nhiều loại thuế như thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế sử dụng đất... - Chu kì sống của sản phẩm ảnh hưởng đến doanh thu, đến chi phí, đến thời gian tiêu thụ và do đó ảnh hưởng đến lợi nhuận thương mại. - Lợi nhuận phụ thuộc trực tiếp vào uy tín của doanh nghiệp, uy tín doanh nghiệp càng cao thì doanh thu bán hàng càng nhiều. - Các hoạt động dịch vụ kèm theo bán hàng ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng tiêu thụ được nhiều hàng và do đó lợi nhuận tăng lên. - Chiến lược kinh doanh chi phối toàn bộ mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và ảnh hưởng tới lợi nhuận thương mại. 3/ Những biện pháp để tăng lợi nhuạn thương mại Tăng lợi nhuận là mục đích kinh doanh của doanh nghiệp thương mại. Để đạt được mục đích này, trên cơ sở nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng, các doanh nghiệp cần áp dụng tổng hợp các biện pháp sau: - Tổ chức tốt công tác thị trường, đẩy mạnh bán ra và tăng nhịp độ phát triển tổng doanh thu, tìm mọi biện pháp nâng cao uy tín doanh nghiệp và tăng thị phần của doanh nghiệp. - Tổ chức tốt nguồn hành có uy tín và chất lượng trên thị trường, giá cả hợp lý và rẻ hơn. - Mở rộng dịch vụ thương mại, áp dụng phương thức bán hàng và phục vụ khách hàng văn minh thuận tiện và đáp ứng mọi yêu cầu của khách. - Hoàn thiện cơ chế quản lý doanh nghiệp. 4/ Những căn cứ để xây dựng kế hoạnh lợi nhuận Xây dựng kế hoạch lợi nhuận phải chia vào những căn cứ sau: - Kế hoạch lưu chuyển hàng hoá - Kế hoạch chi phí lưu thông - Chính sách thuế của nhà nước - Chính sách lợi tức tiền vay - Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch trong kì báo cáo. II, Thực trạng về hiệu quả hoạt động kinh doanh thương mại ở các doanh nghiệp. 1,Thị trừơng bảo hiểm nhân thọ – thực trạng và giải pháp Theo thuyết nhu cầu của Marlow, khi các cá nhân đã đáp ứng được nhu cầu cơ bản(như ăn no, mặc ấm) thì hị thường có khuynh hướng nghĩ tới nhu cầu cao hơn – nhu cầu an toàn. Xuất phát từ quan điểm cá nhân, bảo hiểm được xem như một cung cụ kinh tế trong đó một cá nhân trả chi phí bảo hiểm để rồi nhận được một khoản tiền bồi thường để khắc phục các rủi ro về mặt tài chính. Vì thế chức năng chính của bảo hiểm là cung cấp sự an toàn cho người sử dụng.Việc ra đời của các loại bảo hiểm sẽ giúp cho các cá nhân đáp ứng nhu cầu an toàn khi thu nhập của họ tăng lên. Bảo hiểm nhân thọ (BHNT) là một loại hình bảo hiểm cung cấp sự đảm bảo an toàn về mặt tài chính cho một gia đình. a,Thực trạng thị trường BHNT “ Sau nghị định 100/ CP của Chính Phủ, nhiều công ty bảo hiểm nước ngoài đã tham gia vào thị trường bảo hiểm Việt Nam thông qua các hình thức như: liên doanh với các công ty trong nước, mở chi nhánh hay 100% vốn nước ngoài. Đến nay trên thị trường có 5 công ty BHNT: Bảo Việt (TCT bảo hiểm VN- công ty nhà nước), công ty liên doanh TNHH bảo hiểm Bảo Minh- CMG, công ty TNHH bảo hiểm Manulife, công ty liên doanh TNHH bảo hiểm Prudential VN, công ty TNHH bảo hiểm quốc tế Mỹ- AIA. Về thị phần của các công ty BHNT trong 3 năm qua có nhiều biến chuyển rõ rệt. Các công ty bảo hiểm khác thị phần đều tăng lên, rõ rệt nhất là Prudential từ 15,3 % năm 2000 lên 29,9% năm 2001 và 34,94%,trong khi đó thị phần của Bảo Việt lại giảm đáng kể từ 75,3% năm 2000 xuống còn 46,47% năm 2002.Đây là vấn đề mà Bảo Việt cần xem lại khi muốn tiếp tục vai trò chủ đạo trong thị trường BHNT nói riêng và bảo hiểm nói chung ở Việt Nam trong những năm tới.” “ Sản phẩm BHNT của các công ty BHNT nước ngoài đa dạng hơn rất nhiều so với các công ty trong nước .Công ty Bảo Minh – CMG hay Bảo Việt chỉ dừng lại ở các sản phẩm chính và một vài sản phẩm bổ sung, trong khi đó các công ty nước ngoài với sản phẩm hỗn hợp rất đa dạng và đáp ứng khá tốt nhu cầu khách hàng. Riêng AIA còn bao gồm 3 sản phẩm bảo hiểm : BHNT nhóm, bảo hiểm tử vong và tàn tật do tai nạn nhóm và bảo hiểm hỗ trợ nhóm.” “ Tốc độ tăng trưởng rất cao , 160% năm 2000, 116,7% năm 2001 và chỉ còn 44% sáu tháng đầu năm 2003 so với cùng kỳ năm trước.Như vậy, chúng ta thấy rõ ràng rằng tốc độ tăng trưởng của BHNT giảm dần do năm 1999 các công ty BHNT nước ngoài bắt đầu tham gia vào thị trường bảo hiểm Việt Nam. Từ đầu năm 2003, các công ty BHNT rất cố gắng trong việc mở rộng phạm vi và địa bàn hoạt động tới nhiều tỉnh thành trên cả nước và đa dạng hoá sản phẩm cung cấp cho khách hàng, việc ứng dụng bán BHNT thông qua hệ thống ngân hàng cũng được phát triển, đồng thời lập các website để giới thiệu sản phẩm, tư vấn trực tiếp khách hàng và nhiều dịch vụ khác.” Tuy nhiên, sau 6 tháng hoạt động đầu năm 2003, với tốc độ tăng trưởng giảm rõ rệt thì phần chi phí cho các dịch vụ quảng cáo và quảng bá thương hiệu có dấu hiệu giảm, đội ngũ nhân viên đại lý tăng, chuyển tài trợ từ các thành phố lớn sang tài trợ các đô thị nhỏ, vùng sâu, vùng xa. Một vấn đề không kém phần quan trọng là hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm chưa đồng bộ và thiếu luật cạnh tranh, nên nhiều biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường BHNT vẫn đang diễn ra ngày một lộ liễu. Đặc biệt là có nhiều cá nhân làm đại lý một lúc cho nhiều công ty BHNT, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến độ chính xác của thông tin họ đưa ra và khách hàng là người chịu thiệt thòi nhiều nhất. b,Giải pháp đối với công ty BHNT - BHNT cần nâng cao chất lượng phục vụ cùng với việc đa dạng hoá sản phẩm phục vụ và kênh phân phối , đặc biệt đối với các công ty chưa có sản phẩm hỗn hợp - Cần tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, phong cách phục vụ, đạo đức nghề nghiệp để tiến tới từng bứơc tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, đại lý. - Thường xuyên tổ chức các đợt tuyên truyền, giáo dục về bảo hiểm trên phương tiện thông tin đại chúng , quảng bá cho thương hiệu của công ty mình. - Nâng cao uy tín của công ty trên thương trường bằng cách bồi thường nhanh và đúng với các điều khoản của hợp đồng - Két hợp với Nhà nước trong việc nghiên cứu cơ hội đầu tư để có hình thức sử dụng vốn hiệu quả hơn. 2, Thị trường điện thoại di động - thực trạng và giải pháp Quyết định giảm giá cước viễn thông mới đây của TCT Bưu chính – Viễn thông(VNPT) đã tạo ra một cú hích khiến thị trường viễn thông trở nên sôi động hơn. Chính vì vậy, sau khi VNPT đưa ra mức cước mới , các doanh nghiệp khác cũng chuẩn bị động thái giảm cước. “ Cụ thể S-Fone đã quyết định điều chỉnh cước di động theo hướng bỏ cách tính cước 2 vùng sang chỉ tính cước 1 vùng. Với cách tính mới thì cước di động của S-Fone giảm khoảng 40% so với cước cách vùng trước đây, tức là cước di động từ 450đ/block 10 giây xuống 250đ/10” Đồng thời để tăng thuê bao, S-Fone cũng có chính sách đẩy mạnh việc mở rộng vùng phủ sóng ra 40 tỉnh thành trong cả nước thau vì 14 tỉnh, thành phố như hiện nay.” Tuy nhiên về lâu dài việc giảm cước sẽ không có lợi cho quá trình phát triển, nhưng để thu hút khách hàng buộc công ty phải đưa ra phương án giảm cước, thậm chí công ty còn tính đến khả năng tính cước theo block 6”. Trong khi đó, công ty Điện tử-Viễn thông Quân đội Viettel cũng đang cân nhắc mức cước mới cuả các đối thủ, có thể cạnh tranh được khi dịch vụ của họ đi vào hoạt động. “ Tuy nhiên, theo các chuyên gia Viễn thông, cho dù các doanh nghiệp mới có hạ thấp mức cước di động hơn VNPT thì cũng không thể giành được ưu thế như VNPT, vì chỉ riêng việc được phép tính cước block 30” đã giúp cho TCT này có thể tăng số thuê bao lên rất nhiều, trong khi hiện tại số thuê bao di động của VNPT đã chiếm gần 99% số thuê bao di động cả nước. Điều này cho thấy các doanh nghiệp mới muốn cạnh tranh được không thể chỉ dùng phương án giảm giá cước, mà phải nâng cao chất lượng dịch vụ của mình.” Ngoài ra, bên cạnh những mạng điện thoại di động có vùng phủ sóng toàn quốc như vinafone, mobifone, người tiêu dùng đang có cơ họi lựa chọn các dịch vụ thông tin di động của một số nhà cung cấp mới mà cần nói đến là Cityfone. Mạng điện thoại nội thị cityfone là sự lựa chọn của nhiều khách hàng có nhu cầu trao đổi thông tin trong phạm vi các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM. Với ưu điểm là cước cuộc gọi rẻ mà lại có thể xài điện thoại theo kiểu di động nên mạng cityphone đang được ưa chuộng với số thuê bao ngày một tăng. "Tốc độ tăng trưởng của cityphone hiện đạt 200%.Hiện đã có 100000 thuê bao.Cityphone đã không ngừng tăng vùng phủ sóng, nâng cấp và đưa ra nhiều dịch vụ tăng giá trị như : nhắn tin SMS, truy cập internet, dịch vụ cityphone trả trước ...Xây dựng một thương hiệu trẻ bên cạnh những “đại gia”cung cấp dịch vụ viễn thông di động đã có hàng triệu khách hàng, cityphone nhắm đến đối tượng khách hàng bình dân. Với ưu điểm giá cước rẻ cùng các dịch vụ tiện ích, cityphone nhắm đến đối tượng khách hàng có thu nhập thấp. Như vậy, nhìn chung các doanh nghiệp trẻ muốn tìm kiếm lợi nhuận, tăng doanh thu, củng cố và phát triển thương hiệu cần biết quan sát , phân tích thị trường, tìm kiếm và đưa ra những giải pháp thích hợp cũng như cập nhật để thực sự làm hài lòng, thoả mãn mọi nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng. III. Những vấn đề nảy sinh trong việc tìm kiếm lợi nhuận của các doanh nghiệp Tìm kiếm lợi nhuận là mục tiêu được đặt lên hàng đầu của mọi doanh nghiệp, song nó không phải là điều dễ đạt được. Để tăng lợi nhuận, tức là mỗi doanh nghiệp phải thực hiện các chức năng tiếp tục quá trình sản xuất trong lưu thông, tạo ra giá trị và giá trị mới. Để làm được điều này doanh nghiệp cần chú ý đến những nguồn gốc hình thành lợi nhuận, các nhân tố ảnh hưởng đến nó. Phải xác định cho công ty mình một kế hoạch lợi nhuận hợp lý và hiệu quả. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận thương mại do đó các doanh nghiệp cần kết hợp đầy đủ và đồng bộ các bước để đạt được mục đích lợi nhuận của mình. Như các ví dụ đã phân tích ( thị trường BHNT, thị trường di động) đã cho ta thấy những vấn đề nảy sinh khi các doanh nghiệp tìm kiếm lợi nhuận, cạnh tranh nhau trên thương trường trong cùng một lĩnh vực kinh doanh. Việc chỉ tập trung giảm giá cước, khuyến mại... thôi là không đủ. Tất nhiên, đây là những giải pháp hấp dẫn thu hút khách hàng song về lâu dài nó không có lợi cho việc phát triển của công ty. Ngoài những chiến dịch giảm giá, khuyến mại, quảng bá sản phẩm, thương hiệu... những nhà kinh doanh cần tìm hiểu tâm lý khách hàng, xu hướng phát triển của thị trường, các chính sách của nhà nước ( thuế...) cũng như xem xét mức độ đầu tư vốn, tỷ suất lợi tức, kế hoạch lưu chuyển hàng hoá, các khoản chi phí lưu thông. Những điều này thật sự cần thiết và quan trọng đối với các doanh nghiệp nhằm thu lợi nhuận lớn nhất. Những vấn đề nảy sinh mà các doanh nghiệp có thể gặp phải như : tâm lý khách hàng còn chưa tin tưởng vào sản phẩm dịch vụ, thông tin cho khách hàng còn ít, các mặt hàng chưa thực sự thuyết phục và thu hút họ, thông tin từ các nhà cung cấp còn thiếu tính chính xác, thái độ và đạo đức phục vụ chưa tốt, chữ tín của doanh nghiệp chưa cao, phạm vi và quy mô đầu tư còn hẹp, mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng còn lỏng lẻo, các dịch vụ hậu mãi nhiều khi chỉ dừng lại ở hình thức. Chỉ chú trọng tìm kiếm lợi nhuận làm ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ, chất lượng sản phẩm... Để thực sự tìm kiếm lợi nhuận cho doanh nghiệp mình tức là tăng doanh thu phát triển thương hiệu các doanh nghiệp cần khắc phục những vấn đề nảy sinh cũng như phát huy những ưu điểm của doanh nghiệp mình. Kết luận Những vấn đề trình bày ở trên phần nào đã cho thấy tầm quan trọng của lợi nhuận đối với các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. Nói đến cơ chế thị trường ta nghĩ ngay đến sự cạnh tranh trên thương trường, “Cá lớn nuốt cá bé “ là điều không tránh khỏi. Vậy làm thế nào để tìm kiếm được lợi nhuận cho doanh nghiệp mình là vấn đề mà nhiều nhà kinh doanh phải đau đầu. Muốn thu được lợi nhuận các doanh nghiệp cần quan sát và tìm hiểu thị trường, đẩy mạnh các dịch vụ ưu đãi cho khách hàng, nghiên cứu các chính sách nhà nước, cân đối chi phí lưu thông, chi phí sau sản xuất, xem xét mức độ đầu tư, mở rộng phạm vi kinh doanh, quan tâm hơn đến khách hàng...Cũng như tăng cường cung cấp thông tin cho khách hàng, quảng bá cho thương hiệu của doanh nghiệp. Mặt khác, khắc phục các vấn đề nảy sinh trong việc tìm kiếm lợi nhuận, tránh để việc tăng lợi nhuận làm giảm uy tín doanh nghiệp, chất lượng phục vụ và chất lượng sản phẩm sản xuất. Điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, thiệt hại đến người tiêu dùng. Tóm lại, tìm kiếm lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, mọi doanh nghiệp đều vươn lên để đạt được nó nhưng không phải là bằng mọi cách. Doanh nghiệp luôn luôn phải đặt mục tiêu tăng lợi nhuận bên cạnh lợi ích chính đáng của khách hàng, có như vậy thì việc tăng lợi nhuận của doanh nghiệp mới mang ý nghĩa tích cực cho sự phát triển của mình và mới có thể khẳng định thương hiệu của mình lâu dài và ổn định. Mục lục Đề mục trang Mở đầu 1 Nội dung 2 Lý luận chung về lợi nhuận thương mại 2 Khái niệm và nguồn hình thành lợi nhuận thương mại 2 Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận thương mại 3 Những biện pháp để tăng lợi nhuận thương mại 3 Những căn cứ để xây dựng kế hoạch lợi nhuận 4 Thực trạng về hiệu quả hoạt động kinh doanh thương mại ở các doanh nghiệp 4 Thị trường bảo hiểm nhân thọ - Thực trạng và giải pháp 4 Thị trường điện thoại di động - Thực trạng và giải pháp 6 Những vấn đề nảy sinh trong việc tìm kiếm lợi nhuận thương mại 8 Kết luận 10 Tài liệu tham khảo 1, Giáo trình Thương mại 1 TS. Vũ Quang Anh TS. Nguyễn Bá Lâm PGS.TS. Phan Đức Thắng 2,Thời báo Đầu tư Số 54 (ra ngày 5.5.04) 3,Báo Nghiên cứu Kinh tế Số 309(ra 2.04) 4,Báo Thương mại Số 36(ra ngày 4.5.04)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMuốn tăng lợi nhuận các doanh nghiệp phải làm gì.doc
Tài liệu liên quan