MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN NỘI DUNG
I. Tổng quan về kế hoạch trong doanh nghiệp
1. Tổng quan về doanh nghiệp
1.1. Khái niệm về doanh nghiệp
1.2. Mục itiêu hoạt động cảu doanh nghiệp
1.3. Các giai đoạn kế hoạch kinh doanh
1.4. Quản lý sản xuất trong doanh nghiệp
2. Khái quát kế hoạch kinh doanh trong doanh nghiệp
2.1. Khái niệm kế hoạch kinh doanh trong doanh nghiệp
2.2. Những thử thách và thuật lợi cảu doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
3. Hệ thống kế hoạch kinh doanh trong doanh nghiệp
II. Kế hoạch sản xuất và kế hoạch dự trữ trong doanh nghiệp
1. Vai trò hoạt động sản xuất
2. Đặc điểm của nền sản xuất hiện đại
3. Các loại hình sản xuất
3.1. Sản xuất liên tục
3.2. Sẳn xuất gián đoạn
4. Kế hoạch sản xuất trong doanh nghiệp
III. Kế hoạch dữ trữ trong doanh nghiệp
1. Lý do dự trữ
2. Chi phí của dự trữ
2.1. Các chi phí làm tăng khi tồn kho tăng
2.2. Các chi phí giảm khi tồn kho tăng
IV. Tiếp cận vấn đề lý thuyết kế hoạch sản xuất và dự trữ trong doanh nghiệp sản xuất đường
1. Vai trò kế hoạch sản xuất và dự trữ trong doanh nghiệp sản xuất đường
1.1. Sự cần thiết tồn tại các doanh nghiệp sản xuất đường
1.2. Các đặc điểm cảu sản phẩm đường
2. Hiện trạng cung cấp nguyên liệu cho sản phẩm đường
3. Nhu cầu sản xuất được
4. Những vấn đề cốt yếu cảu sản xuất và dự trữ đường
5. Giải pháp cho nhà máy đường
KẾT LUẬN
31 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2538 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Kế hoạch sản xuất và kế hoạch dự trữ trong doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o động chỉ chiếm khoảng 20%( con số này ở các nước trong khu vực từ 35% - 45%) và vẫn còn xu hướng giảm.
Đứng trước tình hình hội nhập ta phải đối phó với hàng loạt vấn đề như trên, không loại trừ vấn đề bảo hộ thuế quan. Trong khi chính phủ khuyến khích tự lực thì các doanh nghiệp còn trông chờ vào hỗ trợ của nhà nước dưới các hình thức khác nhau. Tuy vậy điều nhức nhối nhất của ta là vấn đề quản lý, quản lý không tốt là một vấn đề quan trọng kéo theo nhiều vấn đề nhất là vấn đề sử dụng vốn đầu tư.
Từ thuận lợi và khó khăn trên thì sản xuất của các doanh nghiệp không phải là đơn giản với biến động không ngừng từ cuộc chiến tranh vùng vịnh mà mục đích là sở hữu dầu mỏ, rrồi đến chiến tranh một số nước trên thế giới đã làm cung cầu sản phẩm hàng hoá biến động mạnh. Vấn đề dự báo sản xuất đã khó khăn lại càng trở lên khó khăn hơn đối với doanh nghiệp việt nam. Bởi chúng ta bị hạn hẹp trong thu thập thông tin, nhưng không phải vì vậy mà các doanh nghiệp sản xuất cứ sản xuất dàn trải mà không dựa vào đâu để sản xuất. Họ phải có kế hoạch kinh doanh phù hợp.
3. Hệ thống kế hoạch kinh doanh trong doanh nghiệp.
Trong doanh nghiệp có kế hoạch sản xuất, tài chính... được mô tả trong sơ đồ sau:
KH sản xuất
KH KH - CN
KHMKT
Doanh nghiệp
KH nhân sự
KH tài chính
Đúng là sản xuất rất quan trọng nhưng để đạt được mục tiêu của mình, các doanh nghiệp không chỉ có kế hoạch sản xuất mà cần phải có kế hoạch khác nữa. Có sự kết hợp ăn ý giữa các kế hoạch mới tạo ra sự thành công. Trong điều kiện ngày nay kế hoạch marketing được coi là hoa tiêu, dù đã có sự thay đổi vị trí song các kế hoạch không thể tách rời nhau được, chúng hoạt động với chức năng riêng của mình nhưng dưới sự chỉ huy chung của doanh nghiệp. Các mục đích của nó cũng hướng tới mục đích cuối cùng của doanh nghiệp là lợi nhuận không ngừng tăng lên.
Có thể thấy rõ hai kiểu lập kế hoạch. Kế hoạch dài hạn, ngắn hạn. Kế hoạch dài hạn hiển nhiên bắt nguồn từ mục tiêu lâu dài của doanh nghiệp và có liên quan tới những bước thực hiện để tiến đến mục tiêu đó. Ví dụ, mục tiêu chen chân vào một thị trường nhất định nào đó, càn phải sản xuất sản phẩm này trong năm nay, năm sau thì sản xuất như thế nào, năm sau nữa có lên xây dựng nhà máy mới nữa không. Tuy nhiên trong kế hoach ngắn hạn, người quản lý vạch ra một cách chính xác, những bước triển khai và dựa vào sản xuất sản phẩm mới. Trong từng đợt ngắn phải xác định thời hạn hoàn thành, thứ tự yêu tiên, lên đơn hàng vật tư, và thuê tuyển huấn luyện công nhân, kỳ hạn càng ngắn thì kế hoạch càng phải rõ ràng.
Rất nhiều việc lập kế hoạch có thể giao cho nhóm nhân viên thực hiện. Trong những năm gần đây rất nhiều kỹ thuật, như quy hoạch tuyến tính, PERT, các cơ sở dữ liệu tính toán, phương pháp tái tạo được nhân viên sử dụng để giúp họ phân tích và đưa ra quyết định tuy vậy ta không được quên rằng kỹ thuật đó không đưa ra quyết định mà người ra quyết định là người quản lý. Một ví dụ về việc lập dự án Satur của Generalmotors, trong đó công ty dự kiến xây dựng một nhà sản xuất ôtô mới để chế tạo và bán loại xe nhỏ “dùng cho gia đình” việc lập kế hoạch được xúc tiến khẩn trương để đảm bảo chắc chắn thành công trong một tổng thể công trình trên mặt bằng rộng 4 triệu phít vuông và áp dụng những khái niệm tiên tiến như tôt lắp ráp, chứ không phải hệ thống dây chuyền lắp rap, những nguồn cung cấp duy nhất và khối lượng dự trữ vật tư chỉ dùng cho 3 giờ.
Như vậy việc lập kế hoạch không phải là đơn giản, nó đòi hỏi phải có sự công phu từ khâu xây dựng đến khâu thực hiên.
Dù cho nền kinh tế thị trường có kế hoạch Marketing là hoa tiêu nhưng chúng ta không thể phủ nhận vai trò của kế hoạch sản xuất. Một doanh nghiệp chỉ tồn tại khi họ sản xuất bởi nó là hoạt động tạo đầu vào thành đầu ra. Kế hoạch sản xuất lại càng không thể thiếu được.
II. Kế hoạch sản xuất và kế hoạch dữ trữ trong doanh nghiệp.
1.Vai trò của hoạt động sản xuất:
Con người muốn tồn tại thì phải sản xuất, từ thời nguyên thuỷ chính loài người biết tập hợp thành nhóm để cùng taọ ra sản phẩm, duy trì sự sống. Cùng với tiến hóa của loài người thì sản xuất cũng tiến triển theo, nó không còn là hoạt động hái lượm săn bắn mà nó là hoạt động sản xuất, mục đích không chỉ dừng ở lo đủ mà mong muốn giầu có. Vào 1778 có cuộc cách mạng KHCN tại đây đánh dấu một bước vượt trội trong sản xuất. Nó khẳng định sự phát triển vượt bậc của loài người. Sản xuất dưới tác động của khoa học công nghệ đã làm cho năng xuất lao đông không ngừng tăng lên cho đến khi sản xuất quá nhiều so với nhu cầu, đó là lý do tạo ra cuộc khủng hoảng thừa trong sản xuất vào những năm 1929 – 1933. Vấn đề đặt ra cho sản xuất ngày càng khắt khe hơn vì vậy nền sản xuất hiện đại mang những đặc điểm sau.
2.Đặc điểm của nền sản xuất hiện đại.
Có lẽ đặc diểm quan trong nhất của nền sản xuất hiện đại là triết lý cơ bản cho rằng, sản xuất là quan trọng đáng để cho các ông chủ quan tâm xem xét hàng đầu. Sản xuất đã đến thời kỳ đòi hỏi có kế hoạch đúng đắn, các kỹ sư giỏi, đội ngũ công nhân được đào tạo tốt và trang thiết bị hiện đại. Chỉ có những công ty hạng nhất mới có hy vọng cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Đặc điểm thứ hai của sản xuât hiện đại là ngày càng chú trọng đến chất lượng. Trên thị trường quốc tế ngày nay, chất lượng là con đường duy nhất dành thắng lợi. Đã bao nhiêu lần chúng ta được nghe thấy câu “ chiếc Toyota của tôt thật tuyệt vời, nó tốt hơn hẳn xe của Mỹ sản xuất” và cũng không lấy làm ngạc nhiên rằng Ford quảng cáo “ chất lượng là công việc số một”.
Đặc điểm thứ ba của sản xuất hiện đại là ngày càng nhận thức rõ hơn con người là tài sản lớn nhất của công ty. Ngày càng công ty xoá bỏ các chuyên viên ở bộ tổng tham mưu để cho những người thực sẹ tham gia sản xuất tạo ra sản phẩm có thể thông qua quyết định ngay trên “tuyển lửa”. Ngày càng thấy rõ hơn cần có một cơ cấu tổ chức ngang cấp, không có những hàng rào chức năng.
Đặc điểm thứ tư của sản xuất là lỗi bận tâm về kiểm soát chi phí. Những nhà quản lý cấp cao luôn rà soát từng chức năng, xoá bỏ một số việc, gép một số việc lại, đề cao trách nhiệm của cấp dưới, lập kế hoạch mạnh nhất là đối với chức năng tham mưu, lập kế hoạch đào tạo, công việc văn phòng là việc được xem như là tốn kém.
Đặc điểm thứ năm : Tập trung và chuyên môn hoá. Nhiều công ty thấy rằng họ không thể giỏi mọi thứ và cần phải tập trung vào cái họ làm tốt nhất. Họ phải xác định được sở trường của mình, một số nhà sản xuất tập trung vào sản xuất một mặt hàng một số khác thì giới hạn sản xuất một chủng loại sản phẩm có liên quan. Kết của của việc chuyên một hoá như vậy thường là hạ thấp được chi phí sản xuất và nâng cao chất lượng. Việc chuyên môn hoá cũng có là phân công việc và trách nhiệm, điều này tác động cả công nhân và người quản lý.
Đặc điểm thứ sáu: Thừa nhận rằng những nhà máy sản xuất hàng loạt, lớn, cũ của chúng ta có thể gặp trở ngại lớn do sự tiến bộ. Ngày càng nhiều các đơn vị độc lập, nhỏ có tính mềm dẻo.
Đặc điểm thứ bẩy: Cơ khí hoá hiện đại hoá. Cách mạng công nghiệp là ứng dụng ý tưởng cơ khí hoá. Đến nay việc cơ giới hoá đã đi quá xa đến nỗi chúng ta không còn xem nó là một đặc điểm sản xuất nữa. Việc sử dụng máy móc đã trở thành một bộ phận của đời sống, dù ta đang cắt cỏ hay đang điều hành một xưởng máy. Tuy nhiên cũng cần nhắc một điều việc robot hoá và tự động hoá có thể dẫn đến đỉnh cao nhưng qúa tốn kém. Điều đáng quan tâm là việc cải tiến thường xuyên, có kế hoạch nhằm nâng cấp hiện đại hoá những máy móc hiện đại để kết hợp tận dụng mọi thiết bị máy móc. Mặc dù bao nhiêu năm nay con người đã chuyền được những kỹ năng thủ công cho máy móc, nhưng chỉ mới đây chúng ta mới có khả năng chuyền được một số nhất định những khả năng của trí óc cho máy móc. Nói cách khác, ngày nay một số máy móc có thể hoàn thành công việc của mình không cần phải hỗ trợ của tư duy con người trong suốt cả quá trình. Điều đó đã dẫn đến sử dụng rộng rãi điều khiển bằng số, tự động hoá các kiểu và những hệ thống sản xuất mềm dẻo, và dẫn đến ước mơ về một xưởng may hoàn toàn tự động.
Đặc điểm thứ tám : Ngày càng sử dụng nhiều máy điện tử hơn nó cho phép lưu trữ rất nhiều số liệu thiết lập các cơ sở dữ liệu, giải quyết các vấn đề về kỹ thuật và kinh doanh phức tạp với một tốc độ nhanh không thể tưởng tượng nổi. Phạm vi ứng dụng rộng rãi và các thiết bị sử lý số liệu được mở rộng nhanh chóng những kỹ thuật mới được mang ra ứng dụng. Việc tiếp tục phát triển những bộ vi sử lý và khả năng của máy tính hứa hẹn một sự hỗ trợ đắc lực hơn nữa trong công tác quản lý, săn xuất cho phep nhanh chóng đưa ra những câu trả lời cho những vấn đề liên quan đến mẫu mã, xoá bỏ nhiều công việc văn phòng không cần thiết, điều khiển nhiều loại quá trình sản xuất và cung cấp thông tin nhan chóng.
Đặc điểm thứ chín : Việc sử dụng các mô hình mô phỏng toán học để hỗ trợ cho việc đưa ra quyết định. Sự phát triển ngày càng nhiều phần mềm máy vi tính cho phép thử nghiệm các cấu hình sản xuất khác nhau khi lăp đặt và lựa chọn phương pháp đáp ứng tốt nhất những tiêu chuẩn đặt ra. Điều đó cung cấp cho công tác quản lý một công cụ lập kế hoạch rất đắc lực, giúp ngăn ngừa việc quyết định những bước đi sai lầm và tốn kém.
Những đặc điểm trên chỉ nói lên được một phần trong đăc điểm sản xuất. Bởi tình hình sản xuất luôn biến động. Ngày này với sự phát triển vượt bậc của sản xuất thì dịch vụ ngày càng phát triển mạnh mẽ, dù bất kể sự phát triển mạnh mẽ tới đâu thì người ta vẫn không thể phủ nhận được vai trò to lớn của sản xuất. Họ ứng dụng các loại hình sản xuất vào sản xuất kinh doanh sao cho phù hợp.
3. Các loại hình sản xuất.
3.1 Sản xuất liên tục
Là sản xuất hàng trên cơ sở dây chuyền với một tốc độ định trước. Phương pháp dây chuyền đòi hỏi sản phẩm chuyển động không ngừng từ công đoạn này sang công đoạn khác, không dừng lại để kiểm tra tại một điểm nào trong sản xuất. Sản xuất liên tục thường được áp dụng trong các nhà máy để chế biến thực phẩm lớn và trong công nghiệp hoá chất. Công đoạn lăp ráp trong sản xuất thường là công đoạn liên tục. Ví dụ, kỹ thuật băng chuyền lăp ráp được sử dụng ở nhà máy chế tạo ôtô, radio, tủ lạnh và các sả phẩm tương tự. Sản xuất liên tuc cũng có thể được sử dụng trong sản xuất máy thân hộp số. Trong trường hợp này một dây chuyền các máy công cụ trong công đoạn được bố trí tương xứng. Ví dụ, người điều khiển máy thứ nhất sẽ lấp phôi đúc ở kho ra và thực hiện công đoạn thứ nhất. Sau đó chi tiết đã được gia công một phần thường được đưa lên băng tải chuyển tiếp cho người tiếp theo để thực hiện công đoạn sau. Cứ như vậy, hết công đoạn này đến công đoạn khác phôi đúc được gia công cho đến khi một chi tiết may được hoàn thành.
3.2 Sản xuất gián đoạn.
Khi không thể thực hiện được sản xuất liên tục thì người ta áp dụng loại hình sản xuất này.Tuỳ thuộc số lượng sản xuất lớn hay nhỏ, thì người ta sử dụng kiểu sản xuất gián đoạn với kiểu sản xuất là sản phẩm gia công theo lô chứ không phải trên cơ sở sản phẩm liên tục. Chức năng của người kỹ sư thiết kế quy trình kinh tế xác định mô hình của lô sản xuất sao cho kinh tế đối với ngành, tiết kiệm cụm và khối, sản xuất gián đoạn đặc biệt thích hợp với những doanh nghiệp chế tạo nhiều loại sản phẩm , chẳng hạn như một vài thiết kế một vài máy bơm nước theo cùng một thiết kế. Trong những trường hợp như vậy người ta thường tiêu chuẩn hoá các chi tiết cấu thành để có thể sử dụng nhiều loại sản phẩm khác nhau hay nhiều sản phẩm kích cỡ khác nhau. Càng có nhiều yêu cầu sản phẩm thì càng đảm bảo được những quy mô lô sản xuất tối ưu về kinh tế.
Sản xuất đơn chiếc loại nhỏ, sản xuất gián đoạn thường còn có nghĩa là sản xuất đơn chiếc loại nhỏ, tức là sản xuất theo đơn hàng của khách hàng hay theo yêu cầu đặc biệt. Sản xuất đơn chiếc nhỏ là nét đặc trưng của doanh nghiệp chế tạo những máy móc thiết bị lớn đắt tiền. Khách hàng có thể đặt một hai hay nhiều đơn vị sản phẩm: Lệnh sản xuất chỉ bao gồm một lô và vật tư cũng được mua sắm theo lô do những đơn vị sản phẩm làm xong,sẽ được giao luôn. Sản phẩm này có thể được xem là thông thường khi nhà chế tạo vẫn đang sản xuất nó, nhưng các đơn vị sản phẩm được xem là sản xuất xong khi chúng được bán hết.
Mặc dù trong một số trường hợp có thể có những đơn hàng lặp lại,khả năng này không được tính đến trong khi thiết kế các quy trình sản xuất và trong khi tính giá thành sản phẩm . Mặt khác các công cụ,khuôn mẫu chuyên dùng vẫn được lưu giữ lại đề phòng những trường hợp đột xuất như vậy. Điều này đặt ra vấn đề khó khăn cho người sản xuất đơn chiếc loại nhỏ phải bảo quản những thứ đó.
Các kiểu sản xuất hỗn hợp,trong sản xuất hàng hoá hầu hết các ngành công nghiệp đều sử dụng hai loại sản xuất liên tục và gián đoạn. Trong khi các công đoạn lắp ráp liên tục đã trở lên phổ biến, thì việc sản xuất liên tục tất cả các chi tiết cấu thành sản phẩm là đương nhiên. Mục tiêu phấn đấu của nhà máy tự động vẫn chưa được phổ biến ở mức độ mong muốn, lý do là khó có thể cân bằng thời gian chế tạo một đơn vị sản phẩm cho tất cả yêu cầu về cấu thành chi tiết.
Một thách thức thực tế phải tăng tính chất mềm dẻo của các thiết bị cơ khí hoá và tự động hoá làm sao có thể sử dụng chúng để chế tạo các chi tiết nhiều kích cỡ khác nhau hay nhiều chi tiết khác nhau có thể gia công trong cùng một dây truyền cơ khí hoá .Việc giải quyết thành công vấn đề này cho phép kết hợp sản xuất liên tục với thực tế sản xuất gián đoạn thông thường ở mức độ lớn hơn.
4.Kế hoạch sản xuất trong doanh nghiệp:
Sản xuất vô cùng quan trọng ,các loại hình sản xuất cho ta thấy không phải bất kỳ đầu vào nào cũng tạo ra đầu ra hữu hiệu. Muốn có kết quả tốt thì phải có kế hoạch sản xuất sao cho phù hợp.Với mục đích của nó là:
Từ phía khách hàng: Ta không thể nói rằng kế hoạch sản xuất chỉ nhằm về phía doanh nghiệp, mục đích của nó còn về phía khách hàng, đó là thượng đế mà doanh nghiệp phải phục vụ.
Kế hoạch sản xuất sẽ giúp cho hàng hoá sản xuất ra đúng lúc kịp thời, hàng hoá được trao bán không chậm trễ. Lý do này giúp cho doanh nghiệp giữ được uy tín với khách hàng,đây là tài sản vô cùng quý giá đối với doanh nghiệp, không những thế có kế hoạch sản xuất doanh nghiệp giữ vững tiến độ sản xuất của mình, doanh nghiệp sẽ xác định được sản xuất bao nhiêu, dự trữ bao nhiêu, mua bán bao nhiêu... Tất cả những điều này khiến cho lợi nhuận doanh nghiệp đạt tối đa có thể có.
Trong kế hoạch sản xuất doanh nghiệp phải trả lời các câu hỏi:
+ Sản xuất bao nhiêu?
+ Sản xuất ở đâu?
+ Sử dụng đầu vào như thế nào ?
+ Sản phẩm phụ của nó là gì?
+ Vấn đề dự trữ ra sao
Việc trả lời câu hỏi đặt doanh nghiệp ở đâu? Không phải dễ dàng xác định địa điểm cho một nhà máy mới, hay một chi nhánh ở một nơi thích hợp lại có ý nghĩa to lớn, bởi vì các tổ chức này hoàn toàn không cơ động, một khi đã xây dựng ở một nơi nào thì sẽ ở đó mãi mãi. Hơn nữa, địa điểm nhà máy có thể ảnh hưởng rất lớn chi phí khai thác lợi nhuận.Vì vậy, cần phải phân tích kỹ lưỡng địa điểm của nhà máy. Điều này đồng nghĩa với câu trả lời sản xuất ở đâu.Vấn đề này phụ thuộc vào giao thông vận tải, nguồn nhân lực gần thị trường, gần nguồn nguyên liệu, gần nhà máy hiện có, chi phí đất đai, tài nguyên thiên nhiên.
Sản xuất bao nhiêu? Trả lời câu hỏi này doanh nghiệp phải căn cứ vào thị trường.Trong việc này, thì dự báo thị trường là việc làm cần thiết và cần phải chính xác. Sử dụng đầu vào và các sản phẩm phụ đầu ra như thế nào để tiết kiệm được chi phí sao cho lợi nhuận được cao. Nhất là vấn đề dự trữ cần phải được đảm bảo sao cho hợp lý. Đây là vấn đề nhạy cảm bởi nó là một chuỗi các mâu thuẫn đòi hỏi doanh nghiệp cần phải giải quyết.
III. Kế hoạch dự trữ trong doanh nghiệp .
1. Lý do dự trữ
Không phải ngẫu nhiên mà doanh nghiệp muốn dự trữ, có rất nhiều lý do, dưới đây là một trong những lý do mà em đề cập tới.
Việc dự trữ giúp doanh nghiệp ngăn ngừa những trục trặc về vật chất kinh tế đối với các hoặt động cung ứng vật tư hàng hoá, để đảm bảo đúng nơi nó cần đến.
Thứ hai, chống lại sự gián đoạn của quá trình cung cấp do các nguyên nhân không mong đợi như thời tiết, tai nạn, đình công...
Thứ ba nó đảm bảo quá trình sản xuất và cung ứng dịch vụ liên tục, nhằm thoả mãn tốt nhất nhu cầu khách hàng, khắc phục được các sai sót trong dự đoán cầu về hàng hoá của doanh nghiệp .
Thứ tư là có thể giảm thiểu hoá được một số chi phí trong đặt và mua hàng.
Như vậy dự trữ được xét trên các phương diện sau :
+ Để giảm thời gian cần thiết đáp ứng nhu cầu.
+ Làm bằng phẳng mức sản xuất trong khi nhu cầu thay đổi.
+ Bảo vệ công ty trước các rủi ro do những dự đoán thấp về nhu cầu.
Mặt khác dự trữ bao giờ cũng được coi là nguồn nhàn rỗi. Do đó khi dự trữ càng cao thì càng gây ra lãng phí, vậy dự trữ bao nhiêu được coi là hợp lý?
Các nhà quản lý tài chính thì muốn giữ mức dự trữ thấp và sản xuất mềm dẻo để công ty có thể đáp ứng nhu câu nhưng sẽ hạ thấp mức đầu vào tồn kho. Thực tế dự trữ như là một lớp đệm lót giữa nhu cầu và khả năng sản xuất. Khi nhu cầu biến đổi mà hệ thống sản xuất có thể điều chỉnh khả năng sản xuất của mình, hệ thống sản xuất không cần đến lớp đệm lót tồn kho. Với cách nhìn nhận như vậy các lỗ lực đầu tư sẽ hướng vào một hệ thống sản xuất linh hoạt, điều chỉnh sản xuất nhanh, thiết lập quan hệ tốt với các nhà cung cấp để có thể đặt hàng thật nhanh với quy mô nhỏ.
Còn các nhà sản xuất thì muốn có thời gian vận hành sản xuất dài để sử dụng hiệu quả máy móc thiết bị, lao động. Họ tin rằng hiệu quả sản xuất đặt hàng với quy mô lớn có thể bù đắp những lãng phí mà dự trữ cao gây ra, điều nay dẫn đến mong muốn dự trữ cao.
Mặc dù dùng mục tiêu giảm thấp các phí tổn liên quan đến dự trữ song cách nhìn nhận vấn đề theo những chiều hướng khác nhau. Rõ ràng trong những điều kiện nhất định lượng dự trữ hợp lý cần phải xác định một cách toàn diện. Nếu dự trữ quá cao sẽ làm tăng đầu tư vào tồn kho. Dự trữ thấp sẽ , tốn kếm trong việc mua hàng,thiết bị sản xuất ,bỏ lỡ cơ hội kinh doanh.
Khi xem xét vấn đề chi phí dự trữ có hai khuynh hướng trái ngược nhau. Có chi phí tăng lên khi dự trữ tăng, có chi phí giảm khi dự trữ tăng.Vì vậy cần phải phân tích kỹ lưỡng các chi phí dự trữ trước khi đi đến một phương thức hợp lý sao cho làm cực tiểu chi phí có thể có.
2.Chi phí của dự trữ:
2.1 Chi phí tăng lên khi tăng dự trữ:
- Chi phí vốn : Đầu vào dự trữ phải được xem xét như tất cả các cơ hội đầu tư ngắn hạn khác. Trong điều kiện nguồn vốn giới hạn, đầu tư vào dự trữ phải chấp nhận phí tổn về cơ hội của vốn đầu tư vào dự trữ và tỷ suất sinh lời của dự án có lợi đã bị bỏ qua. Sự gia tăng dự trữ làm tăng vốn cho dự trữ và chấp nhận phí tổn cơ hội vốn cao.
- Chi phí kho: Bao gồm chi phí lưu giữ như chi phí kho bãi, tiền lương nhân viên, quản lý kho bãi, các điều kiện bảo quản dự trữ (giữ nóng, chống ẩm, làm lạnh)
- Thuế và bảo hiểm: Chống lại rủi ro gắn với quản lý dự trữ, công ty có thể phải tổn chi phí bảo hiểm, chi phí này sẽ tăng khi tồn kho tăng. Dự trữ là một tài sản, nó có thể bị đánh thuế do đó dự trữ tăng chi phí thuế tăng.
- Rủi ro kinh doanh: Trong thời gian dự trữ sản phẩm để lâu có thể bị lạc hậu và giảm giá.
2.2 Các chi phí giảm khi tồn kho tăng:
- Chi phí đặt hàng: Là các chi phí phát sinh theo mỗi lần đặt hàng và nhận hàng như chi phí ước lượng, thương lượng do chuẩn bị đơn hàng, tiếp nhận... Quy mô lô hàng lớn sẽ có ít lần đặt hàng hơn thì chi phí đặt hàng trong năm ít hơn vì số lần đặt hàng ít. Song đặt hàng quy mô lớn dự trữ bình quân tăng lên và hiển nhiên chấp nhận chi phí dự trữ cao.
- Giảm giá do chiết khấu khối lượng lớn: Đặt hàng quy mô lớn có thể được hưởng sự giảm giá chiết khấu.
- Chi phí chuẩn bị sản xuất: Các hệ thống sản xuất chế tạo cần chi phí cho mỗi lần chuẩn bị sản xuất gồm, chi phí chuẩn bị tài liệu, máy móc nhàn rỗi, chi phí nhân công chuẩn bị ,phế phẩm do sản xuất thử...
Khi dự trữ tăng thì nó sẽ làm giảm một số chi phí và làm tăng các chi phí khác. Mức dự trữ hợp lý là cực tiểu hoá tổng chi phí có liên quan, muốn làm tốt việc này đòi hỏi phải có một kế hoạch dự trữ hợp lý.
IV.tiếp cận vấn đề lý thuyết kế hoạch sản xuất va dự trữ trong doanh nghiệp sản xuất đường:
1.Vai trò kế hoạch sản xuất và dự trữ trong doanh nghiệp sản xuất đường:
1.1Sự cần thiết tồn tại các doanh nghiệp sản xuất đường:
Diện tích mía đường đến năm 2003đạt 317.4 nghìn ha, có 44 nhà máy đường lớn tập trung lớn ở ĐBSCL. Cây mía giờ đây không chỉ được xem là trồng để lấy đường mà còn cho ra nhiều loại sản phẩm khác. Cung cấp mật, chế biến nhiếu trong nhiều nghành công nghiệp, tận thu bã mía để làm ván ép,làm phân bón, làm thực phẩm để nuôi bò, trồng nấm, làm nguyên liệu cho nhiều nghành năng lượng như sản xuất điện, đốt lò...Các nhà máy này tồn tại khá nâu đời tốn rất nhiều tiền của của nhà nước, ở nhiều nơi nghề trồng mía cung cấp nguyên liệu cho nhà máy đường là một nghề truyền thống.Với vai trò như vậy thì sự tồn tại của các nhà máy này là cần thiết. Nhưng hiện nay các doanh nghiệp sản xuất đường thường xuyên bị thua lỗ ,điều này khiến cho các nhà quản lý đang băn khoăn giữa sự tồn tại của chúng. Đơn cử ra ví dụ về cây mía ở DBSCL hiện là đòn cân kinh tế, một bên treo hơn 400 tỷ đồng lỗ là luỹ kế 3 năm (1999-2002) của 7 nhà máy đường, bên kia là món nợ khó đòi của nông dân trồng miá.Điều đáng ngại là cả hai bên đối kháng càng lúc càng nặng thêm ,chiếc đòn cân vốn mang hương vị ngọt ngào nhưng vừa nhỏ vừa giòn này chắc chắn có lúc gập gẫy. Khi ấy không những không thể cứu nổi nông dân mà tìm đâu ra nguồn tài chính để trả nợ đã vay đầu tư ban đầu và bù lỗ cho các nhà máy.
Hiền giờ chúng ta đang đối mặt với tình trạng giá mía hạ, giá đường tăng nhưng không phải vì vậy mà nông dân không trồng mía các doanh nghiệp sản xuất đường không tồn tại. Bởi chúng ta không thể phủ nhận được vai trò của các doanh nghiệp này. Họ chính là người tiêu thụ sản phẩm của nông dân.Ví như trồng mía ở Trà Vinh đã có từ nâu đời, nó trở thành nghề là nguồn thu nhập chính của người dân, nhất là nông dân vùng ven sông Hậu. Trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, cây mía được hai huyện Trà Cú và Tiểu Cần xem là cây chủ lực. Từ khi có nhà máy đường công suất 15000tấn mía cây /ngày của tổng công ty mía đường I chuyển về địa phương tại xã Lưu Nghiệp Anh, huyện Trà Cú, cây mía bắt đầu phát triển mạnh ở vùng lân cận nhà máy.
Đó là ví dụ điển hình về vai trò to lớn của các doanh nghiệp sản xuất đường. Chúng ta không thể phủ nhận điều đó, nhưng chúng ta không thể làm ngơ trước những khó khăn mà doanh nghiệp mắc phải do những đặc điểm đặc thù của sản phẩm gây ra.
1.2. Các đặc điểm của sản phẩm đường.
Sóc trăng là vùng trồng mía có năng xuất cao nhất ở ĐBSCL, mùa thu hoạch mía năm 2002 các hộ bán được giá mía rất cao, bình thường là 200-390 đồng/kg. Cuối vụ có hộ bán được với giá 500đ/kg.Còn năm 2003 cây mía trồng ngoài đồng không ai mua. Nguyên nhân do năng xuất mía lên cao, nguồn dự trữ đường của các nhà máy từ năm trước để lại nhiều, nếu thời kỳ thuận lợi thì làm sản lượng tăng lên nữa. Vụ mía năm 2001 –2002 càng về cuối giá mía lên càng cao ( 350000 – 370000đ/tấn) đã kích thích nông dân gia tăng trồng mía cho vụ 2002 –2003, điều này ảnh hưởng tới mức dự trữ sản phẩm đường, đặc biệt vấn đề dự báo rất khó khăn bởi không phải cái gì cũng có thể dự đoán chính xác đặc biệt là vấn đề liên quan đến thời vụ.
Một đặc trưng nữa của sản phẩm đường là rất khó bảo quản bởi nó liên quan đến thời tiết, nhiệt độ.. chi phí dự trữ và bảo quản tăng lên. Vì vậy đối với dự trữ và bảo quản sản phẩm đường sao cho hợp lý.
Ngoài ra nó còn rất nhạy cảm với thị trường thế giới và nguồn nguyên liệu đầu vào. Nếu sản lượng mía quá nhiều cộng với lượng dư thừa của kỳ trước, nhu cầu tăng không tương xứng gây ảnh hưởng tiêu cực đến sản phẩm đường. Dự đoán sản phẩm đường của liên linh châu Âu trong liên vụ 01-02 tăng từ 16 –17,4 triệu tấn đẩy giá đường giảm xuống đến mức kỷ lục. Lượng đường tại liên minh châu âu, thổ nhĩ kỳ, Nam phi, úc, Mỹ và Braxin tăng mạnh sẽ gây áp lực đối với các nước sản xuất đường khác. Trung quốc hầu như không tham gia thị trường nhập khẩu và sản lượng đường Mỹ tăng. Chỗ dựa chung của thị trường nhập khẩu sẽ đổ dồn vào Nga. Nơi dự đoán không có sự tăng lên của sản phẩm nội địa. Mặc dù vậy thị trường thế giới không tránh khỏi suy thoái. Các nhà sản xuất đường trên thế giới phải đứng trước tình trạng giá đường thấp cho đến khi mức cân bằng cung -cầu được thiết lập.
Để sản xuất đường thì nguyên liệu không thể thiếu đó là mía, giá nguyên liệu này tăng thì giá đường tăng, đây là điều hiển nhiên mà các doanh nghiệp đều nhìn thấy. Vụ mía năm 2001-2002 giá mía lên quá cao đã kích thích nông dân trồng mía cho liên vụ 2002 – 2003. Giá đường cũng hạ, liên vụ 01 –02 sự gặt hái thành công của người dân trồng mía do gía mía quá cao nhưng giá đường lại tăng đã không làm cho các doanh nghiệp sản xuất đường sáng sủa hơn, để nó còn phụ thuộc vào giá đường trên thế giới. Giá đường trong nước cao là một điều thuận lợi cho hàng nước ngoài tràn vào. Nhất là đường lậu, theo số liêu năm 2001 lượng đường nhập lậu từ Thái Lan qua biên giới Tây Nam tập trung tại các cưả khẩu thuộc An Giang, Đồng Tháp, Long An, Tây Linh, rồi toả đi tiêu thụ ở nhiều nơi. ước tính tại An Giang thời điểm này có khoảng 300 tấn đườn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 24275.doc