MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 2
MỞ ĐẦU 3
1.Lý do chọn đề tài. 3
2. Mục đích, ý nghĩa của tiểu luận 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
4. Phương pháp nghiên cứu 4
5. Kết cấu của tiểu luận 5
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BÁO NGƯỜI HÀ NỘI 6
1. Quá trình hình thành và phát triển 6
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển: 6
- Về tổ chức, hành chính: 6
- Về chất lượng: 6
- Về số lượng: 7
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của báo Người Hà Nội: 8
1.3. Cơ cấu tổ chức: 9
1.4. Phương hướng phát triển báo Người Hà Nội 11
a. Về nội dung hình thức: 11
b. Về trị sự: 11
c. Về tài chính: 12
d. Về tổ chức, hành chính: 12
2. Đặc điểm hoạt động thông tin tại Báo Người Hà Nội: 12
2.1. Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động thông tin: 13
CHƯƠNG II: NỘI DUNG THÔNG TIN CỦA BÁO NGƯỜI HÀ NỘI 14
1. Khảo sát chung. 14
2. Khảo sát từng số báo. 16
SỐ 47 RA NGÀY 24/11/ 2006 21
3. Nhận xét 21
Về tin tức : 22
Về phóng sự : 22
Về thơ : 22
Truyện ngắn : 22
Về ảnh: 22
Bài phản ánh: 23
Bút ký, ký chân dung : 23
ã Đề xuất 23
CHƯƠNG III. KẾT LUẬN 25
- Về nhận thức 25
- Về kết quả nghiên cứu. 25
28 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2236 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Kết cấu nội dung thông tin trên báo người Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ết thực bởi xét ở góc độ là người học báo chí đây là cơ sở để áp dụng lý luận báo chí, sử dụng những kiến thức đã học khảo sát nghiên cứu về thực tiễn hoạt động báo chí, tạo tiền đề để tiếp cận thực tiễn báo chí.
Do điều kiện thời gian có hạn, trong phạm vi tiểu luận người thực hiện chỉ tìm hiểu khảo sát thông tin một tờ báo cụ thể, đó là Báo Người Hà Nội.
Báo Người Hà Nội có cơ quan chủ quản là Hội Liên Hiệp Văn Học Nghệ thuật Hà Nội, là một tờ báo văn nghệ với tôn chỉ mục đích là cơ quan ngôn luận của hội, là diễn đàn của giới văn nghệ sĩ thủ đô, là kênh thông tin, văn hóa, văn nghệ . Báo có đối tượng bạn đọc là giới văn nghệ sĩ, học sinh, sinh viên, tầng lớp trí thức, đặc biệt là những người yêu thích văn hóa văn nghệ.
2. Mục đích, ý nghĩa của tiểu luận
Mục đích của đề tài là khảo sát nội dung thông tin trên Báo Người Hà Nội. Trên cơ sở tìm hiểu, khảo sát nội dung thông tin của Báo Người Hà Nội, từ đó có những đánh giá, nhận định về nội dung tờ báo, nhận xét về hình thức thức trình bày sắp xếp lại nội dung thông tin cho hợp lý, hình hành những chuyên mục cố định trên báo, trong đó có sự phân bố đều giữa thông tin thời sự và văn hóa ngệ thuật, văn học thơ ca…; rút ra được những kinh nghiệm cơ bản trong hoạt động báo chí thực tiễn và có những đề xuất những giải pháp nhằm góp phần đưa tờ báo ngày càng phát triển hơn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên cơ sở khảo sát nội dung thông tin trên Báo Người Hà Nội từ Tháng 5 đến tháng 11 năm 2006.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trước hết vận dụng các quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, chủ nghĩa Mác – lê nin, Tư tưởng Hồ chí Minh, lý luận báo chí và phương pháp tư duy lô gic.
Trong quá trình khảo sát nghiên cứu, trình bày nội dung cơ bản đã sử dụng các biện pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp phân tích tổng hợp
Phương pháp so sánh
5. Kết cấu của tiểu luận
Tiểu luận gồm có 3 chương
CHƯƠNG I: Giới thiệu chung về báo Người Hà Nội
CHƯƠNG I: Nội dung thông tin của Báo Người Hà Nội
CHƯƠNG III: Kết luận
Chương I. Giới thiệu chung về báo Người Hà Nội
1. Quá trình hình thành và phát triển
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển:
Báo Người Hà Nội được thành lập theo căn cứ nhu cầu công tác và công văn số 39-CV-TW ngày 08/08/1982 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, theo Thông báo số 83 ngày 12/01/83 của Thường trực Thành uỷ Hà Nội và giấy phép xuất bản báo chí tạm thời số 29 ngày 28/02/85 của Cục xuất bản Báo chí thuộc Bộ Văn hoá, về việc ra báo văn nghệ Người Hà Nội, do Hội văn nghệ Hà Nội xuất bản. Trải qua 20 năm hình thành và phát triển, tờ báo Người Hà Nội đã có những bước tiến đáng kể về cơ cấu tổ chức, chất lượng, số lượng của tờ báo.
- Về tổ chức, hành chính:
Đến nay báo đã có gần 30 cán bộ, phóng viên, đội ngũ nhân sự được bổ sung, nhân viên đã làm tăng chất lượng hoạt động của các bộ phận chuyên môn, phục vụ tốt hơn nhiệm vụ chức năng của tờ báo. Các đồng chí Tổng biên tập đã từng làm việc, là các nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình văn học nổi tiếng như: Nhà văn Tô Hoài; Nhà thơ Vũ Quần Phương; Nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn; Nhà thơ Bằng Việt. Hiện nay Tổng biên tập là đồng chí Vũ Xuân Hoát.
- Về chất lượng:
Nội dung thông tin trong tờ báo đã có những thay đổi đáng kể, các chuyên trang chuyên mục đa dạng hơn. Những năm đầu mới ra đời, báo Người Hà Nội chỉ có 8 trang với 6 chuyên mục lớn nhỏ, lượng thông tin còn ít. Đến nay đã có 16 trang với 10 chuyên mục, nội dung thông tin phong phú, hấp dẫn hơn (với những bài phóng sự, tuỳ bút, truyện ngắn dự thi…), bài viết có tính đa dạng và cấp nhật những vấn đề xã hội. Hình thức của tờ báo cũng có những thay đổi, từ cách thể hiện trên khổ báo nhỏ, đến năm 1993 đã chuyển sang xuất bản trên khổ báo lớn (A3), công nghệ in mầu cũng đã được đưa vào sử dụng, làm tăng sự hấp dẫn của tờ báo.
- Về số lượng:
Những năm đầu, báo Người Hà Nội chỉ xuất bản với mỗi số vài nghìn bản, đến nay mỗi số đã phát hành 2 vạn bản với giá 3000 đồng. Phát hành thông qua những kênh chính là.
1 – Là theo hệ thống các cơ quan Hội Liên Hiệp Văn Học Nghệ thuật Hà Nội
2 – Phát hành qua hệ thống bưu Điện, của công ty phát hành báo chí Trung Ương với mã số là B73 Báo Người hà Nội, B73.1 Báo Người Hà Nội cuối tuần
3 - Hệ thống các sạp bán báo thông qua phân phối của Công ty Trường Phát.
Ngoài ra còn có một số cơ quan, đơn vị đặt báo trực tiếp tại tòa soạn.
Từ chỗ ra đời 1số/ 1 tuần nay đã có 2 số/ 1 tuần với nhiều chuyên mục mới hấp dẫn, phù hợp với nhu cầu của bạn đọc, đặc biệt là giới văn nghệ sỹ.
- Địa bàn hoạt động được mở rộng ra nhiều tỉnh thành không những các tỉnh lân cận Hà Nội mà có cả văn phòng đại diện ở miền Nam. Đội ngũ cán bộ phóng viên, cộng tác viên có trình độ ngày càng cao và đông đảo. Hiện tại báo có khoản trên 10 phóng viên cơ hữu. Công tác viên thường là các văn nghệ sỹ, các nhà báo trên cả nước, thường xuyên cộng tác với báo, làm cho chất lượng, số lượng nguồn tin của báo tăng lên đáng kể.
Trải qua những khó khăn về kinh tế xã hội trong thời kỳ bao cấp và những năm đầu của thời kỳ đổi mới, Báo Người Hà Nội vẫn đứng vững và phát huy thế mạnh của một tờ báo văn nghệ của Thủ đô, đảm bảo thực hiện đúng đường lối chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng thời là món ăn tinh thần cho nhân dân. Bước vào thời kỳ kinh tế thị trường, báo Người Hà Nội đã có những hướng đi mới, mặc dù hoạt động trong ngành văn hoá thông tin nhưng vẫn phải tự hạch toán kinh tế, để có thể tồn tại và phát triển theo xu thế của xã hội.
Mặc dù có nhiều khó khăn, từ những yếu tố khách quan và chủ quan mang lại. Báo Người Hà Nội đã và đang nỗ lực phát triển, xứng đáng là một tờ báo của văn nghệ sỹ, trí thức thủ đô và đông đảo bạn đọc trong cả nước.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của báo Người Hà Nội:
Bằng các thể loại văn học, nghệ thuật, báo Người Hà Nội phản ánh các mặt đời sống chính trị, kinh tế và văn hóa của nhân dân Thủ đô, phục vụ tốt các nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ thành phố. Góp phần xây dựng và bảo vệ thủ đô xã hội chủ nghĩa. Tuyên truyền giới thiệu các hoạt động văn hoá văn nghệ của cả nước. Bao gồm các liên hoan văn hoá nghệ thuật; các đại hội của ngành văn hoá nghệ thuật; các cuộc thi sáng tác thơ văn, truyện ngắn.
- Báo Người Hà Nội góp phần tuyên truyền giáo dục truyền thống cách mạng, đường lối, quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về văn hoá nghệ thuật.
- Nâng cao kiến thức và trình độ thẩm mỹ của nhân dân, khuyến khích những khuynh hướng lành mạnh, đấu tranh chống ảnh hưởng của văn hoá văn nghệ phản động, và những biểu hiện lệch lạc trong sinh hoạt văn hoá, đấu tranh chống mọi âm mưu phá hoại của kẻ địch trên mặt trận văn học nghệ thuật.
- Báo Người Hà Nội là diễn đàn của các văn nghệ sỹ, họ có thể nói lên tâm tư, nguyện vọng, quan điểm của mình đối với cuộc sống, với xã hội qua các tác phẩm của mình. Đây là nơi sinh hoạt của các văn nghệ sỹ, họ có thể trao đổi kinh nghiệm sáng tác, phê bình một cách lành mạnh cho các tác phẩm văn học nghệ thuật.
- Thông qua các phong trào văn hoá nghệ thuật, phát hiện, tập hợp và bồi dưỡng những lực lượng sáng tác, những tài năng mới cho thủ đô và cả nước, thúc đẩy mạnh mẽ cuộc vận động sáng tác về thủ đô.
- Tờ báo là cơ quan xuất bản thuộc ngành sản xuất vật chất khác, hạch toàn kinh tế độc lập, có quyền tư cách pháp nhân, được mở tài khoản và sử dụng con dấu riêng theo quy định của Nhà nước.
1.3. Cơ cấu tổ chức:
Báo Người Hà Nội đã và đang củng cố tổ chức hoạt động của tờ báo, phát huy thế mạnh của đời sống văn hoá, văn học nghệ thuật của Thủ đô ngàn năm văn hiến, tiếp tục đưa tờ báo phát triển vững chắc. Nâng cao chất lượng tổ chức nhân sự, từ khâu hoàn chỉnh bộ máy lãnh đạo, tổ chức tốt bộ phận phóng viên, biên tập viên, phù hợp với yêu cầu mọi mặt của tờ báo. Để đáp ứng nhiệm vụ chính trị trong tình hình hiện nay.
Cơ cấu tổ chức của Báo Người hà Nội được thể hiện bằng sơ đồ sau:
Tổng biên tập
Phó Tổng biên tập
Ban
trị sự
Ban biên tập
B.TK toà soạn
Ban PV
Ban bạn đọc
VP đại diện
Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Báo Người Hà Nội
Cơ cấu tổ chức hợp lý, không rườm rà, phù hợp với quy mô hoạt động của toà soạn báo. Sẽ giúp tờ báo hoạt động có hiệu quả, quy định chức năng nhiệm vụ của từng ban rõ ràng, tránh chồng chéo. Tổ chức cụ thể của tờ báo như sau:
* Tổng biên tập:
- Điều hành cơ quan theo chức năng đã được UBND Thành phố giao nhiệm vụ.
- Chỉ đạo nội dung tờ báo, quyết định tổ chức nhân sự, quản lý tài chính kinh doanh theo pháp luật, xây dựng và chỉ đạo thực hiện các phương án đưa tờ báo đi lên hiện đại.
- Chịu trách nhiệm về công tác đối nội đối ngoại của toà soạn.
- Thực hiện chế độ thủ trưởng phân công, các Phó Tổng biên tập giúp việc theo khả năng của từng người, tạo sức mạnh tập thể.
* Phó Tổng biên tập:
- Là người cộng sự tích cực của Tổng biên tập, trực tiếp phụ trách một số mảng do Tổng biên tập phân công.
- Là người thay mặt Tổng biên tập ký các văn bản và quan hệ với cơ quan bên ngoài, trong lĩnh vực đã được Tổng biên tập uỷ quyền.
* Ban Thư ký toà soạn:
- Có nhiệm vụ tập hợp tin bài, lên trang trình bày với các số báo, theo dõi quy trình chế bản. Phát hành tờ báo đúng ngày, đúng quy định.
- Kiểm soát toàn bộ thông tin nhằm tránh sai sót về chính trị và các quy định về nội dung tư tưởng trước khi trình lên Tổng biên tập.
* Ban biên tập:
- Có nhiệm vụ biên tập lại các tin bài theo từng vấn đề mà Ban Thư ký toàn soạn đã gửi đến.
* Ban bạn đọc:
- Nắm phản ánh của dư luận phản hồi, hồi âm của bạn đọc với báo.
- Hỗ trợ bạn đọc giải quyết các đơn từ khiếu nại với các cơ quan có thẩm quyền.
- Giúp Ban biên tập nắm và quản lý mạng lưới cộng tác viên thường xuyên và những người tham gia gửi tin bài cho báo.
* Ban phóng viên:
- Các phóng viên có nhiệm vụ đi thực tế, viết bài theo sự phân công của Ban biên tập.
* Ban trị sự:
- Gồm công tác tổ chức hành chính, kế toán, quảng cáo, phát hành, tiếp thị, vấn đề bản quyền và chế độ nhuận bút.
* Văn phòng đại diện:
- Báo Người Hà Nội có văn phòng đại diện tại 438 Nguyễn Thị Minh Khai - Quận 3 - Thành phố Hồ Chí Minh. Quy chế hoạt động theo quy định của toà soạn.
- Có nhiệm vụ thu thập thông tin, viết bài phản ánh hoạt động chính trị xã hội, văn hoá nghệ thuật tịa khu vực miền Nam.
1.4. Phương hướng phát triển báo Người Hà Nội
a. Về nội dung hình thức:
Tiến hành rà soát một bước bố cục toàn bộ tờ báo, các chuyên mục và nội dung của các chuyên mục đó. Trên cơ sở đảm bảo tôn chỉ mục đích của báo và mở rộng dung lượng các vấn đề thiết thực theo từng thời điểm, nhiệm vụ chính trị - kinh tế - xã hội. Tránh trường hợp in bài có thiếu sót. Phát huy các chuyên mục được đánh giá tốt. Chú ý đến bài của các hội viên Hội văn học nghệ thuật Hà Nội một cách hợp lý, có kế hoạch bố trí đăng tải nội dung chuyên đề phù hợp theo đề nghị của khách hàng.
b. Về trị sự:
Đây là công tác hết sức quan trọng và nhạy cảm, có tác động trực tiếp đến việc phát huy tác dụng của tờ báo về nhiều mặt. Cần có phương án rà soát bố trí khoa học về các khâu: Địa bàn, bạn đọc và số lượng phát hành báo.
- Tăng cường củng cố tổ chức nội bộ, có kế hoạch tiếp cận với các tổ chức, cá nhân có nhu cầu thông tin để tiến hành thu thập thông tin.
- Mở rộng khách hàng mua báo, làm chuyên đề thông tin quảng cáo và tổ chức đại lý.
- Đề xuất hỗ trợ mua báo giá gốc cho Hội viên của Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội, đồng thời gia tăng số lượng in báo, giảm giá thành nhà in.
c. Về tài chính:
Ngoài việc thực hiện các chế độ báo cáo kế hoạch, quyết toán theo luật định, cần tiến hành rà soát, đối chiếu để định kỳ thông báo cụ thể về số lượng, chi phí in ấn, lên danh mục các khoản chi thường xuyên và không thường xuyên. Hàng tháng lập Bảng cân đối thu chi để có phương án tham mưu, điều chỉnh, phù hợp với quy luật của kinh tế thị trường. Kết hợp chặt chẽ với trị sự để kiểm tra chéo và giải quyết các đầu mối thu chi và chế độ tiền lương, đề xuất áp dụng cơ chế tiền thưởng để đảm bảo chế độ cán bộ và khuyến khích lao động tích cực. Kịp thời dự báo các khả năng từ chế độ chính sách đến thị trường có ảnh hưởng đến hoạt động của báo.
d. Về tổ chức, hành chính:
Trên cơ sở các yêu cầu công tác về nội dung, về trị sự và về hành chính của báo. Cần có phương án tổ chức cán bộ sao cho có đủ năng lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Mạnh dạn đổi mới đội ngũ cán bộ, sử dụng cán bộ có hiệu quả thông qua trách nhiệm và khoán việc. Quy định quy chế công tác cơ quan, phân định trách nhiệm từng vị trí công tác.
2. Đặc điểm hoạt động thông tin tại Báo Người Hà Nội:
2.1. Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động thông tin:
Công cuộc đổi mới đất nước theo hướng hiện đại hoá cho phép sắp xếp tại công tác toà soạn và trị sự trong những điều kiện mới.
- Trước đây, các phóng viên, cộng tác viên phải viết tay hoặc đánh máy chữ các tin bài của mình, rồi gửi qua đường bưu điện. Ban biên tập phải duyệt in bài trực tiếp trên các bản viết tay. Quá trình in báo, chỉnh sửa mất nhiều thời gian, hình thức không đẹp.
- Ngày nay, thông tin liên lạc đã hiện đại hơn, việc liên lạc giữa văn phòng đại diện và trụ sở của toàn soạn báo có nhiều thuận tiện, điện thoại được trang bị đến các phòng làm việc. Biên tập viên, phóng viên soạn bài trực tiếp trên máy vi tính. Chế bản tại toà soạn, nên việc chỉnh sửa thông tin có nhiều thuận lợi và mang lại hiệu quả cao.
- Tuy nhiên, quy mô hoạt động của Báo Người Hà Nội chưa lớn, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ còn ít: Có 1 máy ảnh, 2 máy ghi âm, 1 máy phô tô, 5 máy vi tính, 1 máy in khổ A3, 1 máy in khổ A4. Bởi vậy hoạt động xử lý thông tin của báo trong các khâu, soạn bài, duyệt bài, xuất bản còn nhiều hạn chế.
Để nâng cao chất lượng nội dung, hình thức phục vụ, tạo ra nguồn lực thông tin vững chắc. Báo Người Hà Nội phải nâng cấp cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho hoạt động thông tin của tờ báo.
Chương II: Nội dung thông tin của Báo Người Hà Nội
1. Khảo sát chung.
Mỗi số Báo Người Hà Nội được thể hiện 16 trang báo. Mỗi trang báo đều có những chức năng riêng, một nội dung nhất định. Theo hình thức chung của tờ báo trang nhất thường đăng một ảnh lớn, các tin tức thờ sự quan trọng và giới thiệu các tít bài chính. Các trang tiếp theo được tổ chức theo các chuyên trang, bài, chuyên bài và lồng ghép các mục quảng cáo.
Báo Người Hà Nội đã cố gắng tổ chức các trang thông tin của mình một cách hợp lý để bạn đọc dễ tìm được những nội dung mà họ quan tâm. Việc thể hiện các thông tin trên tờ báo, là công việc mang tính chuyên ngành và thẩm mỹ, đó là công việc lập makét, mục đích của việc thực hiện maket để bố trí các tin, bài, ảnh, hình ảnh minh họa trên báo sao cho hợp lý trước khi in.
Báo Người Hà Nội thường được trình bày theo các chuyên trang sau :
- Tin tức
Trước ngưỡng cửa nghìn năm
Những vấn đề cập nhật
Xã hội
Truyện ngắn
Đời sống văn nghệ
Thơ
Văn học nước ngoài
Đất nước con người
Quảng cáo
* Trang nhất:
Gồm măng séc, tên báo, cơ quan chũ quản, số báo, ngày,tháng, năm ra tờ báo, Slogan “ Hà nội vì cả nước, cả nước vì Hà Nội”
Nội dung thông tin như : ảnh, tin tức, các thông tin vắn tắt về tin tức cập nhật và các tít bài chính quan trọng
Góc trang có in giá của tờ báo.
* Trang 2: Trước ngưỡng cửa nghìn năm
Đề cập đến những vấn đề văn hóa lich sử,
Mục thủng thẳng chuyện đời
* Trang 3: Những vấn đề cập nhật
Đề cập đến những vấn đề, sự kiện, văn hóa, văn nghệ đang diễn ra và những tin tức thời sự nỗi bật
* Trang 4: Xã hội
Đăng các bài phóng sự, bài phản ánh về các vấn đề xã hội
* Trang 5: Trang Thơ
In thơ của các nhà thơ và những nhà thơ, cây thơ mới
* Trang 6 -7: Đời sống văn nghệ
Gồm các chuyên mục: Nhìn và nghĩ, Từ diễn đàn đến diễn đàn và các tin hoạt động của giới văn nghệ sĩ, các cây bút trẻ, các sự kiên văn học nghệ thuật
* Trang 8-9 : Văn hóa văn nghệ
Đăng các bài văn hóa nghệ thuật
* Trang 10 - 11: Truyện ngắn
Đăng các truyện ngắn
* Trang 12: Văn học nước ngoài
Đăng các tác phẩm văn học nước ngoài, bao gồm truyện ngắn, thơ và chuyên mục góc nhỏ.
* Trang 13 -14: Đất nước con người
Đăng các bài phản ánh, phóng sự về những con người tiêu biểu trong lĩnh vực văn hóa giáo dục. Giới thiệu các nền văn hóa đặc sắc trên thế giới
* Trang 15: Trang tin tức
* Trang 16: Trang quảng cáo
Tuy nhiên, do tùy thuộc vào các sự kiện thời sự, chính trị xã hội mà các trang, các chuyên mục, mục thay đổi.
2. Khảo sát từng số báo.
Số 20 ra ngày 19/5/2006
- Trang nhất
Là ảnh về đường phố Hà Nội được trang trí để chào đón APEC của tác giả Trần Minh Kèm với tít của bài là “ Thủ Đô Hà nội chuẩn bị cho hội nghị APEC”.
Giới thiệu các tít bài chính về nội dung trong số báo:
Thái sư Đào Cam Mộng giúp Lý Công Uẩn Khởi nghiệp Triều lý - Trang 2
Về Miền Trung sau bão – Trang 4
Lịch 2006 – Ai thua ai được? – Trang 6
Vasava – Mùa hè thơ lần thứ 35, ghi chép– Trang 9
Truyện ngắn – Ký ước của người Đàn Bà - Trang 10
Chùa Bồ Đề – Phía sau Một Khoảng Lặng – Trang 13
- Trang 2 - Trước ngưỡng cửa nghìn năm
Bài Giới thiệu dài cả trang và kèm ảnh viết về - Thái sư Đào Cam Mộng giúp Lý Công Uẩn Khởi nghiệp Triều Lý.
- Trang 3 - Những vấn đề cập nhật
Có 2, 1 tin sâu – “Quốc hội bàn thảo về công tác phòng chống tham nhũng, luật quản lý thuế và việc gia nhập WT” - kèm ảnh về các vị Đại biểu Quốc Hội họp tại Hội trường.
Một tin ngắn – “ Triển lãm “ Hình ảnh APEC và di sản văn hóa Việt Nam””
Một phóng sự ảnh về “Thủ đô Hà Nội chuẩn bị cho hội nghị APEC” của tác giả Trần Minh.
- Trang 4 – Xã Hội
Có 2 bài – “ Kỷ Niệm cách mạng tháng mười Nga1917- Người bạn lớn
- “Về Miền Trung sau bão”
Mục Hà Nội với báo chí, báo chí với Hà Nội, với bài “ Kế hoạch bán nhà theo nghị định số 61/CP” của Tác giả Tuyết Minh.
- Trang 5 – Thơ
Có 20 bài thơ của 15 tác giả
- Trang 6 - Đời sống – Văn nghệ
Có bài phản ánh – “Lịch 2006 – Ai thua ai được”
2 mục - Đọc thơ cùng bạn, có bài “ Một năm – Bài thơ hay của Quang Huy”
- Nhìn và nghĩ , có bài “70 %”
- Trang 7 - Đời sống – Văn Nghệ
Một bài phản ánh - Dạy và học văn hiện nay của Tg Đỗ Ngọc Yên.
Mục Của sổ sách - Có bài giới thiệu về cuốn sách “ Tranh luận và đồng thuận” của NXB Tri Thức.
- Trang 8 – 9 - Văn hóa- Nghệ thuật
Có một bài – “ Sự đồng đều của một nền nhiếp ảnh…” kèm ảnh của tác giã Trà My
Một bài phỏng vấn – “ Đối thoại 06 với Hà Trần ” của tác giả Quý Hà
1 bài Ghi chép của Đặng Huy Giang - “Vasava – Mùa Thu thơ lần thứ 35”
- Trang 10- 11 – Truyện ngắn
Có 2 truyện ngắn - “Ký ức của người Đàn bà” của Lưu Thị Ngân Hằng và “ Giấc mơ công chúa” của Đỗ thị Hồng Điệp
- Trang 12 - Văn học nước ngoài
1 truyện ngắn – “ Hai mươi năm dưới gầm giường ” của Victỏ dragũnki (Nga)
2 tin - “ Triển lãm mỹ thuật đương đại Argentina tại Hà nội”
- “ Nhà văn Pháp DiDier Daeninckx” và độc giả Việt nam
- Trang 13 - Đất Nước con Người
In 1 bài Phóng sự dài cả trang – “Chùa Bồ Đề – Phía sau Một Khoảng Lặng” của Tác giả Võ Thị Thúy.
- Trang 14 – Tin Tức Cuộc Sống
Có 1 Ký chân dung – “ Kỷ lục guốc” của tác giả Huy Thủy
2 tin - Kỷ niệm 300 tranh biếm họa Đức và chiếu phim “ Amdeus về chân dung Mozart”
Trang 15- 16 - Đăng quảng cáo
Trong số báo này có :
6 tin tỉ lệ khoảng 5 %
20 bài thơ chiếm khoảng 10 %
1 phóng sự ảnh và 14 cái chiếm 12 %
1 ký chân dung 3%
3 truyện ngắn tỉ lệ 25%
1 bài phóng sự 8%
1bài phỏng vấn 5%
4 bài phản ánh 15%
1 ký chân dung 8%
Các thể loại khác 4%
Còn lại là quảng cáo
Số 26 Ra ngày thứ 6 ngày 30/6/2006
Trong số báo này có :
- 10 tin, có 6 tin ngắn, 4 tin sâu chiếm 0,8 %
- 6 bài phản ánh, chiếm 20%
- 2 truyện ngắn tỉ lệ khoảng 30%
- 18 bài thơ tỉ lệ 12 %
- 17 cái ảnh tỉ lệ 14 %
- Các chuyên mục chiếm khoảng 9 %
- 2 bài tản văn khoảng 5 %
Còn lại là quảng cáo
Số 29 ra ngày 21/7/ 2006
Trong số báo này có :
6 tin chiếm 5%
9 ảnh, 2 ảnh minh họa tỉ lệ 10%
4 bài phản ánh 20%
1 phóng sự 8%
1 ghi chép 5%
1 ký chân dung 5%
2 Truyện ngắn 20 %
15 bài thơ 12 %
Thể loại khác 8%
Còn lại là quảng cáo
Số 32 ra ngày 11/8/ 2006
Trong số báo này có :
13 tin chiếm 10%
12 ảnh, 3 ảnh minh họa tỉ lệ 15%
3 bài phản ánh 18%
2 phỏng vấn 12%
1 Bút ký 5%
1 ký chân dung 5%
2 Truyện ngắn 20 %
12 bài thơ 10 %
Thể loại khác như chuyên mục, tạp văn 8%
Còn lại là quảng cáo
Số 35 ra ngày 1/9/ 2006
Trong số báo này có :
7 tin chiếm 06%
14 ảnh, 2 ảnh minh họa tỉ lệ 13%
5 bài phản ánh 15%
3 phỏng vấn 14%
1 Bút ký 5%
1 phóng sự 5%
2 Truyện ngắn 20 %
1 truyện ngắn nước ngoài
16 bài thơ 12 %
Thể loại khác như chuyên mục, tạp văn 8%
Còn lại là quảng cáo
Số 43 ra ngày 27/10/ 2006
Trong số báo này có :
12 tin chiếm 10%
17 ảnh, 1 ảnh minh họa tỉ lệ 15%
6 bài phản ánh 18%
1 bài ghi chép 10%
1 Bút ký 5%
1 phỏng vấn5%
2 Truyện ngắn 20 %
18 bài thơ 15%
Thể loại khác như chuyên mục, 5%
Còn lại là quảng cáo
Số 47 ra ngày 24/11/ 2006
Trong số báo này có :
14 tin chiếm 10%
13 ảnh, 2 ảnh minh họa tỉ lệ 13%
5 bài phản ánh 13%
2 phóng sự 12%
1 Bút ký 8%
- 2 Truyện ngắn 20 %
13 bài thơ 10 %
Thể loại khác như chuyên mục 5%
Còn lại là quảng cáo
Với đặc thù là tờ báo văn nghệ nên đa phần là bài viết, bài bình luận, thơ, truyện ngắn của các cộng tác viên, chủ yếu là các nhà văn nhà thơ. Phóng viên của báo chỉ thực hiện những tin tức, các bài phản ánh, phóng sự.
3. Nhận xét
Qua khảo sát ta thấy, nội dung thông tin trên Báo Người Hà Nội chưa thực sự phong phú, không có nhiều chuyên mục hấp dẫn bạn đọc, nội dung thông tin còn đơn điệu, chưa có nhiều thể loại.
Về tin tức :
Tin trên Báo Người Hà Nội có một tỉ lệ rất khiêm tốt, trung bình chiếm khoảng 8% nội dung thông tin trên báo, tin về các vấn đề kinh tế, xã hội còn hạn chế, chủ yếu là các tin hoạt động trong hội. Cách trình bày không cụ thể phân bố không cố định, thường thấy ở các báo tin được bố trí ở trang 2 hoặc trang 3. Nhưng ở đây mở trang báo Báo Người Hà Nội tìm mãi mới thấy tin.
Về phóng sự :
Phóng sự chiếm một dung lượng rất nhỏ khoảng 9% so với nội dung báo, chưa có những đề tài hấp dẫn về cuộc sống, xã hội, trong đó đề tài, chủ đề về phóng sự còn đơn điệu chủ yếu là phóng sự chân dung. Phóng sự trên báo chưa mang tính chất định kỳ, cố định ( mặc dù là báo tuần).
Về thơ :
Đã có một trang thơ cố định, đây là một hấp dẫn thu hút được nhiều bạn đọc yêu thơ và những bạn đọc quan tâm đến thơ. Tuy nhiên, có nhiều lúc công tác tuyển chọn, biên tập thơ còn chưa được chú trọng, vẫn còn nhiều bài thơ mang cảm tính hơn là sáng tác.
Truyện ngắn :
Thường là mỗi số báo có 2 truyện ngắn và 1 truyện ngắn nước ngoài. Trang truyện ngắn đã khích lệ được tinh thần sáng tác của những người cầm bút trẻ, có nhiều truyện ngắn được độc giả đánh giá cao. Tuy nhiên, nếu xét ở góc độ là một tờ báo tuần, khuôn khổ 16 trang, mà truyện ngắn thường chiếm 25- 30% nội dung là quá nhiều.
Về ảnh:
Trang nhất có nhiều bức ảnh đẹp, rất nghệ thuật. Nhưng nhận xét chung ở hầu hết các số báo, thì ảnh báo chí cũng rất hạn chế cả về dung lượng về chất lượng. Trung bình mỗi số báo có khoảng 12 -15 ảnh, chiếm khoảng 12% . Ảnh phân bố các trang không đều có trang 3- 4 cái, có trang không có cái nào. Nội dung ảnh chưa mang tính thời sự, sự kiện, thiên về hình thức minh họa, nhiều ảnh có bố cục chưa chặt, khuôn hình chưa rõ ràng.
Bài phản ánh:
Chiếm một tỉ lệ tương đối từ 15- 20%, có nhiều bài phản ánh được những vấn đề rất thời sự trong đời sống văn hóa văn nghệ và cuộc sống. Tuy nhiên, nhiều vấn đề cần được phản ánh chưa rộng và sâu, nhiều bài bài viết chưa ngắn gọn.
Bút ký, ký chân dung :
Đây là hai thể loại mà hầu như số nào báo ra cũng có, có nhiều bài bút ký mang hơi thở, nhịp đập cuộc sống. Có nhiều bài ký chân dung đặc sắc, hấp dẫn bởi nội dung, nhân vật, tít, sự phá cách trong sự thể hiện, sự hoa mỹ, chệch chuẩn trong ngôn từ, chắt lọc trong câu cú.
Số kỳ phát hành còn hạn chế 1 tuần một kỳ chưa cập nhật được thông tin diễn ra hàng ngày. Đó cũng là một trong những yếu tố làm cho tờ báo chưa hấp dẫn được bạn đọc.
Đề xuất
- Trước hết báo nên có sự đổi mới về mặt nội dung, nên đi sâu vào những vấn đề mang tính thời sự, xã hội sâu sắc, cập nhật những thông tin mang tính thời sự nóng hổi. Tăng dung lượng tin tức và những bài phản ánh mang tính thời sự.
- Mỗi số nên đăng một truyện ngắn, khoảng 1 trang. Một trang thơ và nên có một số bài đinh như bài phóng sự hoặc phỏng vấn những nhân vật nổi tiếng để hấp dẫn bạn đọc.
Tăng chuyên trang, chuyên mục hấp dẫn. Trình bày sinh động hơn, bố trí ảnh hợp lý.
- Sắp xếp lại hệ thống chuyên trang chuyên mục :
* Trang nhất
- Gồm măng séc, tên báo, cơ quan chủ quản, số báo, ngày, tháng, năm ra tờ báo.
Nội dung thông tin như : ảnh, tin tức, các thông tin vắn tắt về tin tức cập nhật và các tít bài chính quan trọng
* Trang 2 - Tin tức
* Trang 3 - Những vấn đề thời sự
* Trang 4 - Trước ngưỡng cửa nghìn năm
* Trang 5 - Trang Thơ
* Trang 6 - 7 - Đời sống Văn Nghệ
* Trang 8 - 9 - Văn hóa – Thể Thao .
* Trang 10 - Văn hóa – Giáo dục
* Trang 11 - Kinh tế- Xã hội
* Trang 12 - Phóng sự & Ký sự
* Trang 13 - Truyện ngắn
* Trang 14 - Văn hóa Thế giới
* Trang 15 - Văn hóa – Giải trí
* Trang 16 - Quảng cáo
Chương III. Kết luận
Sau một thời gian ngắn tìm hiểu, khảo sát Báo Người Hà Nội để thực hiện tiểu luận, mặc dù còn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TBC 17.doc