Tiểu luận Kết quả của hoạt động ngoại thương ở Việt Nam từ năm 2001 đến nay

MỤC LỤC

A- LỜI MỞ ĐẦU 1

B- NỘI DUNG 2

I- Những tiêu chí để đánh gía kết quả hoạt động ngoại thương và các tác động của nó tới những kết quả này. 2

1. Những tiêu chí để đánh giá kết quả của hoạt động ngoại thương. 2

2. Sự tác động của các tiêu chí này đến kết quả hoạt động ngoại thương. 4

II- Kết quả của hoạt động ngoại thương ở Việt Nam từ năm 2001 đến nay. 7

1- Những thành tựu đạt được. 7

III . Kết quả hoạt động ngoại thương ở Việt Nam từ 2001 đến nay 7

1. Thành tựu 7

2. Hạn chế. 10

IV- Giải pháp 13

1. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thị trường ngoại thương ở Việt Nam: 13

2. Những đề xuất. 15

C- KẾT LUẬN 17

 

 

doc18 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2986 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Kết quả của hoạt động ngoại thương ở Việt Nam từ năm 2001 đến nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tổng cầu của nền kinh tế. Với những vai trò và ý nghĩa của hoạt động ngoại thương nhóm chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu về những kết quả đạt được của Việt Nam trong những thời gian qua, qua đó đưa ra những giải pháp phù hợp. Do điều kiện có hạn, lượng kiến thực tích lũy được còn hạn chế nên bài viết của chúng tôi không tránh khỏi những sai sót. Rất mong được sự chỉ bảo của cô giáo Nguyễn Thị Kim Dung và sự góp ý của các bạn. Xin chân thành cảm ơn. B- NỘI DUNG I- Những tiêu chí để đánh gía kết quả hoạt động ngoại thương và các tác động của nó tới những kết quả này. 1. Những tiêu chí để đánh giá kết quả của hoạt động ngoại thương. Cán cân thanh toán xuất nhập khẩu. Trong hoạt động kinh tế đối ngoại, ngoại thương giữ vị trí quan trọng, nó tạo điều kiện phát huy lợi thế của từng nước trên thị trường quốc tế. Kết quả hoạt động ngoại thương của một nước được đánh giá qua cân đối thu chi ngoại tệ dưới hình thức “ Cán cân thanh toán xuất nhập khẩu”. Kết quả này sẽ làm tăng hoặc giảm thu nhập của đất nước, do đó mà nó tác động đến tổng cầu của nền kinh tế. Cơ cấu GDP theo chi tiêu: GDP = C + I+ G + NX Trong đó NX là xuất khẩu ròng đóng vai trò quan trọng, tác động lớn đến -GDP. NX = X – M với: X: mức xuất khẩu M: mức nhập khẩu Xuất khâu ròng là chỉ tiêu thể hiện cán cân thương mại của nền kinh tế: Xuất khẩu ròng > 0 suy ra xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu nên nền kinh tế có thặng dư cán cân thương mại. Còn ngược lại khi xuất khẩu nhỏ hơn nhập khẩu thì nền kinh tế ở trong tình trạng thâm hụt cán cân thương mại. Kết quả của hoạt động ngoại thương được đánh giá qua xuất khẩu ròng. Tuy nhiên việc đánh giá kết quả hoạt động ngoại thương không chỉ xem xét qua hình thức là chỉ tiêu này. Bởi vì nhìn vào xuất khẩu ròng ta chỉ thấy được mức thâm hụt hay thặng dư của cán cân thương mại mà chưc thấy được cơ cấu bên trong của xuất khẩu hay nhập khẩu và sự tác động của chúng tới cán cân thương mại. Trước hết ta sẽ xem xét đến mối quan hệ của xuất khẩu, nhập khẩu và tác động của chúng đến cán cân thương mại. Hoạt động ngoại thương có kết quả khi có cân bằng cán cân thương mại. Mục tiêu của bất kì nền kinh tế nào cũng là đẩy mạnh xuất khẩu và giảm nhập khẩu. Nhưng đối với những nền kinh tế còn chưa phát triển như Việt Nam thì nhập khẩu ở hiện tại là đòn bẩy cho xuất khẩu ở tương lai. Nhập khẩu trang bị cho nền kinh tế cơ sở vật chất ban đầu tốt nhất, tiếp thu kĩ năng kĩ thuật công nghệ của thế giới để phát triển sản xuất trong nước. Và như thế nền kinh tế có điều kiện mở rộng sản xuất để thay thế nhập khẩu và tăng cường xuất khẩu trong tương lai. Việc xem xét cán cân thương mại trong mối quan hệ với các chỉ tiêu kinh tế cũng là một tiêu chí để đánh giá kết quả của hoạt động ngoại thương. + Hoạt động xuất nhập khẩu phải luôn luôn gắn liền với sản xuất trong nước. Hoạt động xuất nhập khẩu có thực sự tác động tốt đến phát triển sản xuất trong nước hay không cũng là một vấn đề lớn cần quan tâm. + Hoạt động xuất nhập khẩu có tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế hay không? Có góp phần đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá không? + Hoạt động xuất nhập khẩu có góp phần tác động đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế không? Có góp phần giải quyết việc làm hay không? Về hoạt động xuất khẩu Kết quả của hoạt động ngoại thương được đánh giá qua cơ cấu của xuất khẩu. Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu có phù hợp với đặc điểm của nền kinh tế không, có phát huy được lợi thế so sánh của nền kinh tế không? Khi xem xet cụ thể ta có thể xem xét qua các chỉ tiêu sau: + Tỷ trọng của các mặt hàng xuất khẩu chủ đạo trong nền kinh tế. + Tỷ trọng của các mặt hàng xuất khẩu mới trong nền kinh tế. + Nguồn gốc đầu vào cho các mặt hàng xuất khẩu. Nếu đầu vào cho các mặt hàng xuất khẩu là hàng nhập khẩu thì hàng xuất khẩu kém sức cạnh tranh trên thị trường và chứng tỏ sức sản xuất trong nền kinh tế còn yếu kém. Ở Việt Nam sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm thô chứng tỏ ngành công nghiệp chế biến còn kém phát triển. Vì vậy khi xem xét tiêu chí đánh giá kết quả ngoại thương cũng cần phải xem xét sự thay đổi về mặt hàng xuất khẩu sản phẩm thô. Về hoạt động nhập khẩu Hoạt động nhập khẩu thể hiện nhu cầu đầu vào cho sản xuất mà nền kinh tế trong nước chưa đáp ứng được. Vì vậy xem xét sự thay đổi trong cơ cấu hàng nhập khẩu cũng thể hiện sự chuyển dịch của cơ cấu sản xuất trong nước. Tiêu chí để đánh giá kết quả của hoạt động nhập khẩu có thể xem xét qua: + Tỷ trọng của các mặt hàng nhập khẩu cho các hoạt động sản xuất của các mặt hàng xuất khẩu. + Tỷ trọng của các nhập khẩu cho tiêu dùng. + Tỷ trọng của các mặt hàng nhập khẩu cho hoạt động sản xuất trong nước nói chung. 2. Sự tác động của các tiêu chí này đến kết quả hoạt động ngoại thương. Các chỉ tiêu trên đã được chúng ta làm quen qua khái niệm ở trên,còn phần này chúng ta cùng xem xét những tác động của các chỉ tiêu này đối với hiệu quả hoạt động ngoại thương. Thứ nhất , chỉ tiêu cán cân xuất nhập khẩu là một trong những chỉ tiêu quan trọng mà chúng ta cần quan tâm trong khi phân tích các hoạt động ngoại thương của một quốc gia. Cán cân xuất nhập khẩu cho chúng ta biết độ mở của một nền kinh tế . Một nền kinh tế có xuất siêu lớn sẽ cho thấy xuất khẩu của nền kinh tế lớn hơn nhập khẩu, dó là cán cân xuất nhập khẩu của các nước phát triển. Nếu một nước nào đó bị nhập siêu tức là giá trị nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu , đó là tình trạng phổ biến của các nước đang phát triển . Đứng trước tình trạng đó, các nước đang phát triển sẽ cố gắng phấn đấu để giảm nhập siêu, dần hướng tới xuất siêu. Để làm được điều đó, Chính phủ cần có những chính sách để nâng cao giá trị của hàng xuất khẩu , giảm giá trị của hàng nhập khẩu . Điều này không phải một sớm một chiều mà làm được ngay. Từ cán cân xuất nhập khẩu, chúng ta còn thấy sự phụ thuộc cuả một nền kinh tế vào thị trường thế giới. Nếu thị trường của nền kinh tế có độ mở càng lớn thì sự biến động của thị trường quốc tế ảnh hưởng rất lớn đến thị trường trong nước. Do đó, Chính phủ cần có nhứng phương án dự phòng đề đối phó với những cú sốc từ thị trường thế giới: Gía dầu mỏ tăng, khủng hoảng tài chính Thái Lan… Còn những nước có độ mở tương đối còn nhỏ thì những ảnh hưởng của biến động thế giới ít ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế trong nước như Triều Tiên, Cu Ba…. Tuy nhiên, xu hướng hiện nay của kinh tế thế giới là hội nhập, các nước giao lưu với nhau trên mọi lĩnh vực , đặc biệt là giao lưu trên lĩnh vực kinh tế: nền tảng cho mọi giao lưu của các nước, các khu vực , các cộng đồng trên thế giới. Bên cạnh cán cân xuất nhập khẩu, một chỉ tiêu mà chúng ta rất quan tâm là cơ cấu các giá trị xuất nhập khẩu. Trong việc xuất khẩu, chúng ta quan tâm đến các mặt hàng xuất khẩu là gì, giá trị có cao không. Đối với các nước đang phát triển, các loại hàng chủ yếu trong xuất khẩu là các loại hàng nông sản, hàng may mặc, giầy da, thủy sản…. có giá trị không cao. Trong khi đó , các nước đang phát triển nhập khẩu các loại hàng có giá trị lớn như máy móc, các sản phẩm đã qua chế biến, các nguyên liệu đầu vào đã qua chế biến …. Điều này đã làm cho cán cân thương mại quốc tế của các nước đang phát triển bị thâm hụt trầm trọng. Các nước phát trỉển thì ngược lại, các nước này có cán cân thương mại quốc tế là xuất siêu do giá trị xuất khẩu lớn hơn giá trị nhập khẩu . Điều này đã tạo nên sự mất cân bằng trong thương mại quốc tế giữa các nước đang phát triển với các nước phát triển. Trong cơ cấu của xuất nhập khẩu , chúng ta sẽ thấy một nền kinh tế đang trong giai doạn nào. Đối với các nước phát triển luôn luôn cố gắng duy trì việc xuất khẩu các mặt hàng có giá trị cao , luôn muốn giữ lợi thế trong việc giao lưu với các nước đang phát triển. Các nước đang phát triển luôn có xu hướng giảm xuất khẩu các mặt hàng có giá trị thấp, tăng xuất khẩu các mặt hàng đã qua chế biến, có giá trị cao để tăng tiếng nói của các nước trong thị trường thế giới. Điều này đã ảnh hưởng đến cán cân thương mại quốc tế, đến cơ cấu xuất nhập khẩu của các nước trong thời gjan tới. Xem xét cơ cấu cán cân thương maị quốc tế còn cho thấy nước đó đã xuất khẩu theo chiều rộng hay chiều sâu, để từ đó chúng ta có cách giải quyết theo một cách hợp lý nhất. Bên cạnh hai chỉ tiêu trên, một chỉ tiêu mà các chúng ta không nên bỏ qua , đó là chỉ tiêu về thủ tục hải quan. Một hoạt động thương mại nào cũng tính đến thủ tục hải quan. Xem xét thủ tục hải quan ở số ngày được thông qua , chi phí thực hiện các thủ tục đó … Nếu các thủ tục hải quan được làm trong nhiều ngày , chi phí cao , số giấy tờ phải thông qua nhiều sẽ là một trở ngại đối với hoạt động thương mại quốc tế. Và ngược lại, các thủ tục hải quan đơn giản, nhanh chóng , chi phí ít sẽ là một động lực để các hoạt động thương mại quốc tế ngày càng phát triển của một nước . Ngày nay, để giảm các phiền hà về các mặt mà các nước trên thế giới áp dụng hệ thống thực hiện thủ tục hải quan bằng điện tử. Điều này đã giúp các doanh nghiệp giảm được các chi phí , giảm các rắc rối về mặt hành chính mang lại. Hệ thống trên sẽ là một điều kiện rất thuận lợi cho các hoạt động thương mại ngày càng diễn ra sôi động giữa các nước , các khu vực trên thế giới…. Không chỉ có các yếu tố trên ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu, thuế nhập khẩu và trợ cấp xuất khẩu cũng là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn trong thương mại quốc tế. Để bảo hộ nền sản xuất kinh tế trong nước hoặc vì một lí do chính trị nào đó mà các nước sẽ đặt thuế nhập khẩu cao. Điều này làm cho chi phí khi nhập khẩu một hàng hóa nào đó sẽ bị tăng lên rất nhiều , dẫn đến hoạt động nhập khẩu của nước đó không được sôi động. Hoạt động trợ cấp xuất khẩu đã thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước phát triển, tăng hàng hóa, sản lượng hàng xuất khẩu. Tuy nhiên, ngày này các nước tham gia vào tổ chức WTO nên thuế nhập khẩu chỉ còn từ 0% đến 5% , trợ cấp đang bị các nước đối tác khác không ủng hộ. Đứng trước tình hình trên, Chính phủ có một công cụ với chức năng hạn chế những mặt hàng xuất khẩu mà không thực sự cần thiết : hạn ngạch xuất nhập khẩu. Đây là một công cụ mà giúp ích rất nhiều trong việc hoạch định khối lượng hàng nhập khẩu . Một cách mà các nước hay dùng trong quá trình hội nhập ngày càng rộng mở. II- Kết quả của hoạt động ngoại thương ở Việt Nam từ năm 2001 đến nay. 1- Những thành tựu đạt được. III . Kết quả hoạt động ngoại thương ở Việt Nam từ 2001 đến nay 1. Thành tựu -Với cơ chế chính sách thông thoáng và ngày càng được hoàn thiện , hoạt động xuất khẩu đã thu hút đông đảo các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia để đẩy nhanh tăng trưởng xuất khẩu trên cả nước . Trang đó số công ty kinh doanh xuất khẩu trực tiếp tăng từ 37 công ty năm 1986 (thời kỳ bắt đầu công cuộc đổi mới ) lên trên 35700 công ty hiện nay. Kim ngạch xuất khẩu và các mặt hàng xuất khẩu ngày càng tăng. Nếu năm 1990, kim ngạch xuất khẩu mới đạt khoảng 2.4 tỷ USD thì đến năm 2005 đã đạt 31.5 tỷ USD và trong 8 tháng đầu năm 2007 là 31.2 tỷ USD . Số mặt hang xuất khẩu tăng từ 4 nhóm lên 40 nhóm hiện nay. Năm 2000 có 4 mặt hàng tham gia “câu lạc bộ 1 tỷ đồng” thì đến năm 2005 là 6 mặt hàng và đến nay là 9 mặt hàng bao gồm : gạo 1.306 tỷ ; dầu thô 8.323 tỷ ; dệt may 5.802 tỷ ; giầy dép 3.555 tỷ , đồ gỗ 1.904 tỷ ; thuỷ sản 3.364 tỷ ; cà phê 1.101 tỷ ; hàng điện tử và linh kiện máy tính 1.308 tỷ , cao su 1.273 tỷ. -Thị trường xuất khẩu của Việt Nam cũng có sự thay đổi đáng kể , mở rộng ra khắp các châu lục . Hiện nay hàng hoá của Việt Nam có mặt trên 127 quốc gia trên thế giới . Trong năm 2003 có 6 bạn hang lớn là : Mỹ với 3.938 tỷ USD; Nhật Bản 2.909 tỷ ; Trung Quốc 1.747 tỷ ; Australia 1.420 tỷ và Singapore 1.024 tỷ . - Cơ cấu hang hoá xuất khẩu của ta không ngừng được đổi mới . Trước đây chủ yếu trên 70% kim ngạch xuất khẩu thu được là nhờ xuất khẩu sản phẩm thô và sơ chế đến nay chỉ còn hơn 50% . Tỷ trọng xuất khẩu khoáng sản giảm từ 37.2% ( 2000) còn 31.9 %(2005) ; nông lâm thuỷ sản giảm 29% còn 27% ; công nghiệp và tiểu thủ công nghịêp tăng 33.8% đến 41% . Đặc biệt có một số sản phẩm chế biến có hàm lượng chất xám cao như xuất khẩu linh kiện điện tử , phần mềm của công nghệ thông tin . Nhiều mặt hàng được xếp hạng cao trên thị trường thế giới như hạt điều , gạo , cao su , cà phê . . . Tỷ lệ nhập siêu của Việt Nam đã được cải thiện . Thời kỳ trước đổi mới nhập siêu của Việt Nam thường gấp 5 lần so với kim ngach xuất khẩu . Trong 10 năm gần đây nhập siêu chỉ chiếm trung bình trên 23% so với kim ngạch xuất khẩu hàng năm . Với kết quả này làm cho cán cân thanh toán thương mại quốc tế của Việt Nam được cải thiện một cách đáng kể và môi trường tài chính của Việt Nam các hấp dẫn các đối tác đầu tư và thương mại nước ngoài . Có đựơc kết quả này là do tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu nhanh hơn kim ngạch nhập khẩu . Tỷ lệ nhập siêu tuy còn cao nhưng chủ yếu là máy móc thiết bị đầu vào , nguyên vật liệu , xăng dầu … chủ yếu là các đầu vào phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước và vẫn lằm trong tầm kiểm soát của Nhà nước . Năm Xuất khẩu (triệu USD) Tốc độ tăng (%) Nhập khẩu (triệu USD) Tốc độ tăng(%) Nhập siêu (triệuUSD) Tỷ lệ nhập siêu (%) 2001 15027.0 3.8 16162.0 3.4 1135.0 7.9 2002 16705.8 11.2 19733.0 21.8 3027.2 18.2 2003 20149.3 20.6 25255.8 27.9 5106.5 25.3 2004 26485.0 31.4 31968.8 26.6 5483.8 20.7 2005 32419.9 22.4 36978.0 15.7 2536.1 14.0 2006 39605.0 22.1 44410.0 20.1 4805.0 12.1 8 tháng đầu năm 2007 31.2 37.632 6.532 Nguồn: thời báo kinh tế Việt Nam Trong năm 2006 sau khi ra nhập WTO cơ hội cho Việt Nam trên con đường hội nhập đã mở ra rộng hơn và dựa vào đó mà chúng ta đã có được những thành tựu nhất định. Tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu so với GDP hiện đã ở mức khá và tăng nhiều so với các năm trước đây và thuộc loại cao so với tỷ lệ chung 22% của thế giới , đứng thứ 5 so với các nước trong khu vực Đông Nam Á , đứng thứ 6 ở châu Á , đứng thứ 8 trên thế giới . Kim ngạch xuất khẩu hang hoá bình quân đầu người tăng nhanh nhờ kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh và tốc độ tăng dân số giảm . Tỷ lệ này cao nhất từ trước đến nay , cao gấp 12.9 lần năm 1990 , gấp 6.2 lần năm 1995 gấp 2.5 lần năm 2000 , và tăng 20.7% so với năm 2005 mặc dù còn thấp hơn mức 1385 USD/người của thế giới nhưng đã đứng thứ 6 trong khu vực thứ 25 ở châu Á , 92 của thế giới . Năm 2000 xuất khẩu bình quân đầu người là 186.5 USD/người , 2005 là 390.1 USD , năm 2006 ước tính là 470.9 USD . Tự do hoá thương mại và tăng trưởng xuất khẩu một mặt đã tạo điều kiện cho người tiêu dùng Việt Nam tiếp cận với nhiều hang hoá , dịch vụ tốt hơn , rẻ hơn . Mặt khác đã góp phần tạo việc làm và thu nhập cho một bộ phận dân cư có thu nhập thấp . Hoạt động ngoại thương trong những năm qua giúp cho nhịp độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao . Giúp cho Việt Nam thu hẹp một phần khoảng cách về phát triển so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới . Đầu những năm 1990 , Việt Nam nằm trong số 20 nước nghèo nhất thế giới thì đến năm 2003 Việt Nam không những thoát khỏi những nước nghèo nhất thế giới mà đã trở thành nước kết hợp tốt giữa tăng trưởng và giải quyết các vấn đề xã hội . Có được những thành quả trên là do chính sách thương mại thông thoáng , xoá bỏ độc quyền trong thương mại và thực hịên các chính sách khuyến khích xuất nhập khẩu như : chính sách về tỷ giá đồng tiền , thuế quan , xúc tiến thương mại , đẩy mạnh đàm phán tham gia các tổ chức thương mại quốc tế, ký kết các hiệp định thương mại và đầu tư song phương. 2. Hạn chế. Những hạn chế Những hạn chế trong các khâu tạo nguồn hàng, chế biến nâng cao chất lượng đã làm cho các sản phẩm xuất khẩu của ta không đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu vẫn chưa có những chuyển dịch tích cực, xuất khẩu hàng nông sản thô, nguyên liệu thô... còn chiếm tỷ trọng lớn, nên giá trị thấp. (Thể hiện ở bảng sau) Đơn vị 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Sơ bộ       2006 Crôm Triệu đô la Mỹ 4,5 3,4 2,9 8,1 9,0 1,9 Dầu thô Nghìn tấn 7652,0 8705,0 9638,0 12145,0 14881,9 15423,5 16731,6 16876,0 17142,5 19500,6 17966,6 16418,9 Than đá Nghìn tấn 2821,0 3647,0 3454,0 3162,0 3259,0 3251,2 4291,6 6047,3 7261,9 11636,1 17987,8 29307,1 Thiếc Tấn 3283,0 3029,0 2505,0 2389,0 2357,0 3301,0 2233,0 1668,0 1953,0 1843,0 2533,0 Hàng điện tử, máy tính và linh kiện Triệu đô la Mỹ 788,6 709,5 605,4 854,7 1062,4 1427,4 1708,2 Sản phẩm từ plastic " 95,5 119,6 143,4 170,2 239,2 357,7 480,0 Dây điện và cáp điện " 129,5 181,0 187,7 291,7 389,7 518,2 704,8 Xe đạp và phụ tùng " 66,6 129,4 122,7 155,4 235,2 158,4 116,7 Ba lô, túi, cặp, ví(*) " 183,3 237,2 243,3 382,1 470,9 503,3 Giày, dép " 296,4 530,0 978,4 1031,0 1387,1 1471,7 1587,4 1875,2 2260,5 2691,1 3038,8 3591,6 Hàng dệt, may " 765,5 993,1 1502,6 1450,0 1746,2 1891,9 1975,4 2732,0 3609,1 4429,8 4772,4 5834,4 Hàng mây tre, cói, lá, thảm " 30,8 61,7 48,4 36,8 62,2 92,5 103,1 113,2 141,2 171,7 157,3 191,6 Hàng gốm sứ " 22,0 30,9 54,4 55,1 83,1 108,4 117,1 123,5 135,9 154,6 255,3 274,3 Hàng sơn mài, mỹ nghệ " 18,7 20,7 43,1 12,9 22,5 36,2 34,0 51,0 59,6 90,5 89,9 Hàng thêu " 20,4 11,0 13,8 35,3 32,6 50,5 54,7 52,7 60,6 91,6 78,4 Hàng rau, hoa, quả " 56,1 90,2 71,2 52,6 106,6 213,1 344,3 221,2 151,5 177,7 235,5 259,1 Hạt tiêu Nghìn tấn 18,0 25,3 24,7 15,1 34,8 36,4 57,0 78,4 73,9 110,5 110,0 116,7 Cà phê " 248,1 283,7 391,6 382,0 482,0 733,9 931,1 722,2 749,4 976,2 912,7 980,9 Cao su " 138,1 194,5 194,2 191,0 263,0 273,4 308,1 454,8 432,3 513,4 554,1 708,0 Gạo " 1988,0 3003,0 3575,0 3730,0 4508,3 3476,7 3720,7 3236,2 3810,0 4063,1 5254,8 4643,4 Hạt điều nhân " 19,8 16,5 33,3 25,7 18,4 34,2 43,6 61,9 82,2 104,6 109,0 126,8 Lạc nhân " 115,1 127,0 86,4 86,8 56,0 76,1 78,2 106,1 82,4 46,0 54,7 14,2 Thịt đông lạnh và chế biến Triệu đô la Mỹ 12,1 10,2 28,8 12,0 11,6 25,6 41,7 27,3 21,1 39,9 35,6 Thực phẩm chế biến từ tinh bột & bột ngũ cốc " 59,7 98,4 91,4 82,5 100,9 129,6 Sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa " 80,4 191,5 85,9 67,2 34,3 85,3 90,0 Đường " 28,9 32,4 9,4 10,7 0,5 0,3 2,4 Chè Nghìn tấn 18,8 20,8 32,9 33,0 36,0 55,7 67,9 77,0 58,6 104,3 91,7 105,6 Dầu, mỡ động, thực vật Triệu đô la Mỹ 30,1 23,5 22,1 36,1 13,7 15,4 Gỗ và sản phẩm gỗ " 311,4 343,6 460,2 608,9 1101,7 1561,4 1932,8 Quế Nghìn tấn 6,4 2,8 3,4 0,8 3,2 3,5 3,8 5,1 4,9 8,3 8,3 14,8 Hàng thủy sản Triệu đô la Mỹ 621,4 696,5 782,0 858,0 973,6 1478,5 1816,4 2021,7 2199,6 2408,1 2732,5 3358,1 Trong đó   Tôm đông " 290,9 324,7 367,7 431,7 415,5 631,4 846,2 715,7 943,6 1084,5 1265,7   Cá đông " 35,9 76,0 89,9 69,7 112,3 172,4 248,8 337,5 333,7 491,5 608,8   Mực đông " 68,4 92,5 89,6 60,8 107,3 76,8 139,7 83,7 136,3 62,5 73,9 Hơn nữa, do khả năng tiếp cận thị trường kém, nhiều mặt hàng của ta còn phải xuất khẩu qua trung gian nên hạn chế kim ngạch thu được. Hiện nay, khối lượng nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu đã được khai thác tới mức tối đa trong sản lượng sản xuất như gạo, cà phê, cao su,... do vậy, muốn tăng giá trị xuất khẩu cần phải đầu tư phát triển thâm canh, tăng năng suất và đặc biệt đầu tư vào khâu công nghiệp chế biến sâu, tăng nhanh chất lượng để đủ sức cạnh tranh và tìm kiếm thêm thị trường xuất khẩu. Mặt khác phần lớn hàng hóa Việt Nam xuất khẩu là nguyên liệu phụ hơặc mới qua sơ chế nên thị trường thiếu ổn định. Nếu các nhà nhập khẩu thay đồi kế hoạch sản xuất lập tức các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam rơi vào thế bị động, nhiều khi dẫn đến ứ đọng hàng hóa. Các mặt hàng của chúng ta cũng lại hay tập trung vào một số thị trường nhập khẩu nhất định. Đây cũng là điều đáng ngại khi những thị trường này có biến động. Khó khăn chủ yếu trong xuất khẩu vào EU là xuất hiện nhiều hàng rào kỹ thuật mới ngày càng tinh vi hơn, kể cả sản phẩm thô và chế biến ( như tăng cương kiểm soát chất lượng hàng thủy sản, cấm sử dụng một số hoạt chất nhuộm trong hàng may mặc, quy định các chất hóa học hữu cơ trong sản xuất đồ chơi…). EU cũng xem xét loại bỏ một số mặt hàng ra khỏi danh mục GSP từ 2003, dự kiến có giày dép, quần áo, đồ gốm sứ, điện tử, tiêu dùng, cao su. IV- Giải pháp 1. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thị trường ngoại thương ở Việt Nam: Hệ thống pháp lý: Trước hết, cần sớm hoàn thiện Luật cạnh tranh và chống độc quyền. Những năm qua, thực hiện chính sách mở cửa trong nền kinh tế Việt Nam đã có mặt nhiều công ty nước ngoài và có tiềm lực mạnh về công nghệ và già dặn về thủ thuật kinh doanh, không ít công ty đã dùng các thủ đoạn thôn tính các doanh nghiệp trong nước như ngành giải khát, hóa mỹ phẩm. Hệ thống luật pháp của nước ta hiện nay có nhiều luật khác nhau để điều chỉnh các loại hình doanh nghiệp như Luật doanh nghiệp nhà nước, Luật khuyến khích đầu tư trong nước. Các luật này đã có nhiều nhiều quy định xích lại gần nhau, nhưng vẫn tồn tại những ranh giới làm cho môi trường kinh doanh kém hấp dẫn đối với nhà đầu tư cả trong và ngoài nước, trong lĩnh vực xuất khẩu vẫn còn nhiều đặc quyền dành cho khối doanh nghiệp nhà nước. Tạo ra sức hấp dẫn của thị trường Việc Việt Nam tham gia và chấp nhận luật lệ chung của các thể chế kinh tế quốc tế, đặc biệt là WTO, sẽ dần dần tạo lập và củng cố long tin của các nước vào cơ chế chính sách của Việt Nam, tạo niềm tin để thu hút các nước công nghiệp phát triển an tâm đầu tư vào nước ta. Đồng thời ta có cơ hội tiếp cận các nguồn vay vốn ưu đãi, các hình thức tín dụng, tài trợ các định chế tài chính quốc tế như ngân hàng thế giới (WB), quỹ tiền tệ quốc tế ( IMF)… Tổ chức nghiên cứu thị trường: Trong nền kinh tế thị trường, nghiên cứu thị trường đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế hàng hóa và phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp. Nghiên cứu thị trường là cơ sở để xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh, đảm bảo phát triển kinh doanh phù hợp với nhu cầu thị trường và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Ngoài ra, nghiên cứu thị trường còn để dự báo về nhu cầu thị trường để từ đó xây dựng chiến lược kinh doanh và phương án kinh doanh Xây dựng chiến lược kinh doanh: Muốn mở rộng thị trường mới, thì trên cơ sở chúng ta phải phân tích môi trường kinh doanh và nguồn lực của doanh nghiệp, chúng ta còn phải tiến hành đánh giá lại nhiệm vụ và mục tiêu chiến lược để hoàn thiện chiến lược kinh doanh, giúp các doanh nghiệp sử dụng tốt các nguồn lực và môi trường kinh doanh đảm bảo việc tuân thủ nguyên tắc đáp ứng nhu cầu của thị trường nhất là quốc tế nhưng phải đảm bảo hiệu quả kinh doanh và phát triển bền vững của các doanh nghiệp. Xúc tiến thương hiệu để phát triển thị trường: Thương hiệu là kết quả của quá trình tiếp thị quảng cáo, lâu dài và tốn kém nhưng rất quan trọng, một thương hiệu mạnh có thể giúp doanh nghiệp đạt được vị thế dẫn đầu trong ngành. Thương hiệu càng nổi tiếng thì khả năng tăng thị phần của nó trên thị trường càng cao. Nhờ đó doanh nghiệp có thể điều khiển thị trường, định giá cao hơn làm cho các đối thủ phải nản long khi muốn chia sẻ thị trường với họ. Tìm vị trí thích hợp trên thị trường: Trong quá trình cạnh tranh, các yếu tố buộc các doanh nghiệp phải quan tâm là: Loại hàng hóa, chất lượng sản phẩmhàng hóa có phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng không? Do vậy thị trường thế giới xuất hiện them yêu cầu đảm bảo chất lượng. Nếu như trước đây khách hàng chỉ xem xét, kiểm tra chất lượng sản phẩm thì nay người ta còn quan tâm đến khả năng của doanh nghiệp có điều kiện tin cậy, để đảm bảo chất lượng sản phẩm làm ra hay không. Thực hiện yêu cầu này các nhà doanh nghiệp của hơn 90 nước trên thế giới đã áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 9000. Đây là vũ khí lợi hại để giành thắng lợi trong cuộc cạnh tranh. 2. Những đề xuất. Ngoài những giải pháp đã đề ra ở trên chúng tôi còn có những đề xuất cụ thể sau đây. Để việc áp dụng các khuyến nghị này một cách có hiệu quả chúng tôi chia thành những đề xuất đối với những đối tượng liên quan ở tầm vĩ mô và những đổi tượng ở tầm vi mô. Đối với những đối tượng ở tầm vĩ mô mà giữ vai trò quan trọng nhất đó là Nhà nước và các Bộ, Ngành. Đây chính là thành phần có tác động lớn tới kết qủa của hoạt động ngoại thương. Do đó chúng tôi đã đề ra những khuyến nghị sau: + Hoàn thiện hệ thống chính sách, đơn giản hoá các thủ tục đầu tư hợp tác kinh doanh tạo niềm tin cho các doanh nghiệp nước ngoài đối với các doanh nghiệp trong nước để thực hiện tốt quá trình xuất khẩu sản phẩm. + Nhà nước cần thành lập ra các tổ chức tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp, công ty, tổng công ty trong quá trình hoạt động ngoại thương. + Hoàn thiện các hệ thống luật pháp về lĩnh vực hoạt động ngoại thương như: thuế xuất nhập khẩu, bảo hộ... để các doanh nghiệp, công ty hoặc tổng công ty có đầy đủ thông tin. Đối với các đối tượng ở tầm vĩ mô chúng ta cần có những hình thức khen thưởng kỷ luật đối v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc79018.DOC
Tài liệu liên quan