MỤC LỤC
Lời Mở Đầu 1
Giải Quyết Vấn Đề .1
I. Khái niệm về quyết định hành chính .1
1. Khái niệm .1
2. Đặc điểm .2
II. Vai trò của quyết định hành chính . .4
Kết luận .
Danh Mục Tài Liệu Tham Khảo
7 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4324 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Khái niệm, vai trò của quyết định hành chính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Trong xã hội có những tổ chức nói chung và quan nói riêng số lượng vấn đề
thường xuyên xuất hiện và gia tăng. Sự gia tăng này do tính chất, quy mô hoạt
động của hành chính và cũng do môi trường bên ngoài nền hành chính luôn vận
động và tay đổi. Đặt ra trong các quy định của các nhà hành chính không chỉ là
kỷ luật ban hành ban hành quyết định hành chính và sự tuân thủ các quy định có
sẵn đề gia quyết định mà quan trọng để làm thế nào để nhận biết được vấn đề mà
hành chính phải giải quyết. Nếu như vấn đề không xác định đúng, chính xác thì
không thể có quyết định đúng.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Khái niệm của quyết định hành chính.
1. Khái niệm
Quyền lực hà nước được thể hiện thông qua hoạt động của bộ máy nhà nước trên
lĩnh vực lập pháp, hànhpháp và tư pháp. Một trong những biểu hiện của việc thực
hiện quyền lực nhà nước là ra quyết định pháp luật. Quyết định pháp luật bao
gồm những quyết định của cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Quyết định là một hoạt động hay dãy hoạt động có ý chí được lựa chọn một số
khả năng có thể lựa chọn. Những người tham gia quá trình ra quyết định lựa chọn
một trong số các lựa chọn đó. Ra quyết định có thể hiểu như là sự thực hiện lựa
chọn một quan điểm hay một hoạt động trong số những cái có thể lựa chọn.
Theo điều 12 Hiến Pháp 1992 quy định: “ Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp
luật…” Những quy định được ghi nhận trong Luật ban hành văn bản quy phạm
pháp luạt năm 1996 điều thể hiện Nhà nước muốn quản lý xã hội nối chung nhất
là trong lĩnh vực công thì không thể không thể hiện ý thông qua dưới hình thức là
quyết định pháp luật trong đó có quyết định hành chính. Để thực hiện quyền lực
nhà nước thì vị trí và vai trò quan trọng của hệ thống cơ quan nhà nước có chức
năng quản lý hành chính nhà nước tên cơ sở quyền hànhg pháp- lĩnh vực thể hiện
nhà nước một cách thiết thực nhất bởi lẽ đó là những hoạt động với mục đích
thực hiện luật nhằm cụ thể hóa những các quy địnhc của luật trong lĩnh vực đời
sống xã hội. Chính vì vậy, hình thức hoạt động của các cơ quan nhà nước trong
lĩnh vực này chủ yếu và quan trọng đó là ra quyết định hành chính để đè ra những
chủ trương, chính sách lớn, xây dụng quy tắc xử sự hoặc áp dụng pháp luật cho
một công việc cụ thể nhằm mục tiêu thực hiện chức năng của nhà nước thông qua
quyền hành pháp.
Mục tiêu hoạt động của tổ chức nói chung và của cơ quan hành chính nói riêng
là nền tảng và địn hướng cho các nhà hành chính ra quyết định. Quyết định hành
chính là mệnh lện điều hành các chủ thể quản lý hành chính nhà nước, được thể
hiện bằng một hình thức nhất định và thông qua theo một thể thức xác định
nhằm thực hiện một mục đích hay công việc cụ thể.
Quyết định hành chính chứa đựng quyền lực nhà nước dưới góc độ nhất định,
quyết định hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước hoặc cá nhân, tổ
chức có thẩm quyền đưa ra các quyết định hành chính chung hoặc giải quyết các
vấn đề pháp lý hành chính cụ thể đối với tập thể hay cá nhân, có ý nghĩa bắt buộc
tuân thủ. Quyết định hành chính cũng chứa đựng trong đó các mục tiêu mà củ thể
mong muốn đạt được khi thi hành quyết định và sử dụng là phương tiện để thực
hiện chúng. Quyết định hành chính là biện pháp giải quyết công việc cụ thể trước
một tình huốngđang đặt ra, là sự phản ứng của chủ thể quản lý hành chính nhà
nước trước tình huống đòi hỏi phải có sự giải quyết của cơ quan có thẩm quyền
do luật định.
Mặt khác, quyết định hành chính do nhiều chủ thể khác nhau ban hành với nội
dung phong phú và đa dạng liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau của quản lý
hành chính nhà nước. Trong số những chủ thể có thẩm quyền trong hệ thống cơ
quan hành chính nhà nước có vị trí đặc biệt quan trọng, bởi lẽ, đây là những chủ
thể cơ bản, chủ yếu thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước trên các
lĩnh vực đời sống xã hội.
Như vậy, quyết định hành chính là một dạng quyết định pháp luật, nó là kết quả
sự thể hiện ý chí quyền lực nhà nước thông qua những hành vi của các chủ thể
được thực hiện quyền hành pháp trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà
nước tiến hành theo một trình tự dưới những hình thức nhất định theo quy định
của pháp luật, nhằm đưa ra những chủ trương, biện pháp, đặt ra các quy tắc xử sự
hoặc áp dụng những quy tắc đó giải quyết một công việc cụ thể trong đời sống xã
hội nhằm thực hiện một chức năng quản lý hành chính nhà nước.
2. Đặc điểm của quyết định hành chính.
Quyết định hành chính là một loại quyết định pháp luật. Vì vậy nó có tất cả các
tính chất quyết định pháp luật mà quan trọng là tính ý chí, tính quyền lực nhà
nước:
Tính quyền lực nhà nước: Việc thực hiện quyền lực nhà nước thường là những
quyết định bằng văn bản, trong số những quyết định thành văn dó thì những
quyết định thành văn do các chủ thể hành chính ban hành rất nhiều. Tính quyền
lực nhà nước thể hiện ở chổ đó là ý chí đơn phương mà mọi chủ thể pháp luật
khác buộc phải tuân theo, nếu họ thuộc phạm vi tác động của quy định và trước
hết thể hiện ngay ở hình thức của quyết định, bởi lẽ theo quy định của pháp luật
thì chỉ có cơ quan nhà nước mới được đơn phương ra các quyết định hành chính
xuất phát từ lợi ích chung (theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm
pháp luật thì các tổ chức xã hội chỉ được phép kết hợp với với các cơ quan nhà
nước để ra một số quyết định cần thiết). Để thực thi quyền hành pháp trên cơ sở
luật để thi hành luật, quyết định hành chính luôn luôn thể hiện tính mệnh lện rất
cao, chính vì vậy tính quyền lực nhà nước còn thể hiện đảm bảo thi hành của
quyết định hành chính. Về nguyên tắc mọi quyết định đều phải được thi hành , kể
cả những quyết định có phản kháng từ đối tượng quản lý, có nghĩa là quyết định
sẽ được đảm bảo thi hành bằng những biện pháp cưỡng chế của Nhà nước khi
cần thiết.
Tính ý chí nhà nước: cũng như các loại quyết định pháp luật khác, nó là kết quả
của sự thể hiện ý chí của các chủ thể quản lý có thẩm quyền thực hiện nhân danh
nhà nước, vì lợi ích nhà nước. Trong quyết định hành chính nhà nước ý chí của
nhà nước thể hiện cách tập trung nhất.
Hai đặc điểm này cho phép phân biệt quyết định hành chính với với hoạt động
tổ chức- xã hội trực tiếp, các tác nghiệp vật chất- kỹ thuật.
Tiếp đến là tính pháp lý của quyết định thể hiện ở hệ quả pháp lý của nó. Hệ
quả đó thể hiện ở chổ: quyết định hành chính đem lại sự thay đổi trong cơ chế
điều chỉnh pháp luật. Do vậy, các quyết định do Nhà nước ban hành đều có tính
giá trị về mặt pháp lý. Trước hết quyết định hành chính xuất hiện đã tác động đến
ngay đến cơ chế điều chỉnh pháp luật, quyết định hành chính có thê đưa ra các
biện pháp hoặc chủ trương lớn, đường lối nhiệm vụ lớn cho hoạt động quản lý
đặt ra, sửa đổi, bãi bỏ các quy phạm pháp luật hành chính hoặc làm thay đổi
phạm vi hiệu lực của chúng, làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quan hệ pháp
luật hành chính cụ thể. Ví dụ: việc đề ra chủ trương, giải pháp cải cách thủ thực
hành chính trong Nghị quyết của Chính phủ số 38/CP ngày 4/5/1994 về cải cách
một bước thủ tục hành chính trong giải quyết công việc của công dân và tổ chức.
Tính chất này không những cho phép phân biệt quyết định hành chính với tổ
chức- xã hội trực tiếp, với các tác nghiệp vật chất- kỹ thuật mà còn cho phép
phân biệt nó với các hợp đồng dân sự, hợp đồng hành chính, với các hoạt động
mang tính quyền lực có giá trị pháp lý (dẩn giải phạm nhân, thực hiện các quyết
định cưỡng chế, canh gác bảo vệ kho tang…)
Ngoài những đặc điểm chung nêu trên quyết định hành chính còn có những đặc
điểm riêng sau:
- Tính dưới luật: Đặc trưng này xuất phát từ nguyên tắc pháp chế trong quản lý
nhà nước thể hiện ở chổ quyết định hành chính được xây dựng và ban hành trên
cở sở Hiến pháp và luật. Có nghĩa là nội dung của quyết định hành chính được
ban hành phải phù hợp để thi hành không chỉ Hiến pháp, luật, pháp lệnh mà mọi
quyết định pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và cơ quan quyền lực cùng
cấp.
- Quyết định hành chính là những quyết định được nhiều chủ thể trong hệ thống
cơ quan hành chính nhà nước ban hành, để thực hiện nhiệm vụ và chức năng
quản lý, chủ thể chủ yếu ban hành quyết định là những cơ qunan nhà nước ở
trung ương, địa phương, những chủ thể có thẩm quyền chung cũng như những
chủ thể có thẩm quyền riêng… Quyết định hành chính chỉ gắn liền với các cơ
quan thuộc hệ thống hành chính. Các loại quyết định nhằm đảm bảo cho hoạt
động thực thi quyền hành pháp có hiệu quả và có hiệu lực nhằm đảm bảo hệ
thống pháp luật nhà nước được chủ thể trong xã hội thực hiện. Trong các hoạt
động quản lý nhà nước, nhiều cơ quan nhà nước đều có quyền ban hành quyết
định quản lý trên các lĩnh vực được pháp luật quy định.
- Quyết định hành chính có những mục đích và nội dung phong phú, xuất phát từ
đặc điểm của hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Quyết định hành chính
không chỉ gắn liền với nội dung mà cả trình tự xây dựng và ban hành cũng như
hình thức quyết định. Có nghĩa là quyết định hành chính phải được ban hành theo
hình thức và trình tự do pháp luật quy định. Hình thức ở dây được hiểu trước hết
là tên gọi, thể thức văn vản banrhay có thể bằng miệng, chữ ký, con dấu, số của
quy định. Trình tự ban hành thể hiện chủ yếu ở chổ thông qua bởi tập thể hay cá
nhân có thẩm quyền… Nếu không đảm bảo yêu cầu này quyết định quản lý hành
chính nhà nước hoặc sẽ bị coi là không có hiệu lực hoặc sẽ bị chỉnh lý, sửa đổi.
II) Vai tr ò của quyết định hành chính
Vai trò của quyết định pháp luật đã được ghi rõ trong văn kiện của Đảng ta
quản lý bằng pháp luật chứ không phải bằng đạo lý. Coi quyết định là một hành
động là chưa phân biệt được đầy đủ giữa hoạt động ban ra quyết định và sản
phẩm của nó là bản than quyết định.
Quyết định hành chính chiếm vị trí trung tâm trong hoạt động quản lý nhà
nước, Là phương tiện không thể thiếu để các chủ thể quản lý hành chính sử dụng
nhằm thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước. Quyết định hành chính
chủ yếu nhằm mục đích đưa ra quyết định phù hợp với thực tiễn quản lý, nghiên
cứu pháp luật chủ yếu nhằm tạo ra sự hài hòa, thống nhất giữa các quyết định với
quy định hiện hành. Quyết định hành chính có vai trò quan trọng trong việc
hoạch định chủ trương, đường lối, nhiệm vụ lớn cho hoạt động quản lý; đặt ra,
sửa đổi bãi bỏ các quy phạm pháp luật hành pháp luật hành chính hoặc làm thay
đổi phạm vi hiệu lực của chúng; làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quan hệ
pháp luật cụ thể. Quyết định hành chính giúp bộ máy nhà nước nhất là bộ máy
hành chính nhà nước hoạt động hài hòa, nhịp nhàng, và giúp thực hiện các quyền
và nghĩa vụ của công dân trên thực tế. Quyết định hành chính không chỉ là một
phần quan trọng của thể chế hành chính, một nội dung của cải cách hành chính
mà thông qua quyết định hành cính có thể đánh giá thủ tục hành chính, năng lực
các bộ công chức, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước. Hơn nữa, còn giúp
cho hoạt động ban hành của các chủ thể có thẩm quyền đạt được hiệu quả và đặc
biệt là gúp các đối tượng quản lý nắm bắt được phần nào về nội dung và hình
thức đối với quyết định hành chính có liên quan đến họ. Quyết định hành chính
cũng trực tiếp tạo ra những chuyển biến mọi mặt về đời sống xã hội theo mục
đích, yêu cầu của quản lý hành chính.
Quyết định hành chính thể hiện tính quyền lực nhà nước thông qua mối quan hệ
quyền lực- phục tùng, giữa một bên nhân danh nhà nước ra những mệnh lệnh như
Nghị quyết, Nghị định ( Chính phủ); Quyết định, chỉ thị (Thủ tướng Chính
phủ)… bắt buộc đối với bên kia là cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân. Vai trò của
quyết định hành chính còn thể hiện theo đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, tạo
ra mối liên hệ chặt chẽ giữa các cơ quan hành chính nhà nước và các cơ quan
quyền lực nhà nước cùng cấp. Các cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp khôn
can thiệp vào họt động của cơ quan hành chính nhà nước mà còn tạo điều kiện
thuận lợi để các cơ quan nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Và
tạo được sự thống nhất giữa cơ quan cấp dưới và cơ quan cấp trên, từ địa phương
đến trung ương. Tuy rằng, quyết định hành chính tạo ra sự phục tùng nhưng
không phải là sự phục tùng vô điều kiện mà sự phực tùng những mệnh lệnh hợp
pháp theo quy định pháp luật. Cấp trên, trung ương phải tôn trọng ý kiến cấp
dưới, địa phương về công tác tổ chức các vấn đề khác của quản lý hành chính nhà
nước. Thông qua quyết định hành chính thì tạo điều kiện để cấp dưới, địa phương
phát huy sự chủ động, sáng tạo nhằm phát huy hoạt động mọi khả năng về trí tuệ
lao động.
Nói đến vai trò của quyết định hành chính trong quản lý hành chính nhà nước
là nói đến vai trò của các loại quyết định hành chinh:
Vai trò của quyết định chủ đạo là đưa ra các đường lối chính sách, những giải
pháp lớn đối với cả nước, một vùng hoặc đối với một đơn vị hành chính nhất
định. Quyết định này không trực tiếp điều chỉnh các quan hệ xã hội mà giá trị
định hướng cho hoạt động quản lý về vấn đề lớn, những vấn đề mang tính quan
trọng trong hệ thống hành chính như về cải cách một bước hành chính trong việc
giải quyết công việc của công dân và tổ chức ở Nghị Quyết Chính phủ số 38/CP
ngày 4/5/1994. Các Quết định hành chính chủ đạo mang tính định hướng cao là
cơ sở để dựa theo đó để thực hiện, và có phạm vi điều chỉnh rộng. Các quyết định
hành chính chủ đạo có vai trò là cơ sở để ban hành quyết định quy phạm.
Vai trò của quyết định quy phạm nhằm cụ thể hóa luật, pháp lệnh của các chủ thể
để quản lý xã hội trên từng lĩnh vực, điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản và
quan trọng. Có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hệ thống văn bản pháp luật nói
chung và hệ thống văn bản hành chính nói riêng. Quyết định quy phạm xác định
quyền nghĩa vụ cho các đối tượng liên quan, Quyết định quy phạm tạo ra một
khuôn khổ pháp lý, trong đó các chủ thể của pháp luật hành chính sẽ thực hiện
các quyền nghĩa vụ của mình.
Vai trò của quyết định cá biệt nhằm hướng đến việc cho các chủ thể pháp luật
hành chính thực hiện được những quyền và nghĩa vụ trên các lĩnh vực của đời
sống xã hội, nhờ có quyết định này mà pháp luật thi hành. Nó trực tiếp làm phát
sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ hành chính cụ thể. Quyết định cá biệt được ban
hành nhằm mục đích hướng đến việc các chủ thể pháp luật hành chính thực hiện
được các quyền cũng như nghĩa vụ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Chính
vì vậy, quyết định cá biệt sẽ trực tiếp làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một
quan hệ pháp luật hành chính cụ thể.
Nếu không có hoạt động ban hành quy định hành chính cá biệt thì nhiều trường
hợp pháp luật không được thực hiện. Khi đó pháp luật chỉ là khung pháp lý tĩnh
là những tình huống được dự liệu. Áp dụng quyết định hành chính cá biệt góp
phần quan trọng trong việc đưa pháp luật vào đời sống, bởi vì nó được áp dụng
một lần, cho một hoặc một số hoặc một số đối tượng nhất định.
Các quyết định cá biệt được ban hành trên cơ sở của quyết định chủ đạo cũng
như quyết định quy phạm nhằm mục đích để các chủ thể có thẩm quyền giải
quyết các công việc cụ thể trên từng lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước.
KẾT LUẬN
Quyết định hành chính có tác động rất đa dạng. nó làm cơ sở phát sinh không
chỉ quan hệ pháp luật mà cả các quan hệ pháp luật khac như đất đai, dân sự, tài
chinh, kinh tế… Quyết định hành chính chiếm một vị trí trung tâm trong hoạt
động quản lý. Vì hầu hết mọi hình thức hoạt động quản lý khác nhau như hoạt
động tổ chức- xã hội trực tiếp, hoạt động tác nghiệp vật chất xã hội, hoạt động
hành chính đều trực tiếp hoặc gián tiếp phục vụ cho hoạt động xây dựng và ban
hành quyết định hành chính.
MỤC LỤC
Lời Mở Đầu…………………………………………………………1
Giải Quyết Vấn Đề………………………………………………….1
I. Khái niệm về quyết định hành chính………………………...1
1. Khái niệm……………………………………………………….1
2. Đặc điểm………………………………………………………..2
II. Vai trò của quyết định hành chính……………...…………....4
Kết luận…………………………………………………………..
Danh Mục Tài Liệu Tham Khảo…………………………………
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật hành chính Việt Nam- Trường đại học Luật Hà Nội, NXB
Công an nhân dân, Hà Nội.
2. Giáo trình luật hành chính Việt Nam - Khoa luật, Đại học quốc gia Hà Nội
NXB, Đại học quốc gia, Hà Nội.
3. Giáo trình luật hành chinh và tài phán hành chính- Học viện hành chính
quốc gia, NXB Giáo dục, Hà Nội.
4. Hành chính công – Học viện hành chính quốc gia, NXB Thống kê.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Khái niệm, đặc điểm của quyết định hành chính.pdf