Tiểu luận Khái quát chung về Bộ luật Hồng Đức

Chồng cùng vợ trước có con, vợ sau không có con, hay vợ cùng chồng trước có con, chồng sau không có con, mà chồng chết trước không có chúc thư, thì điền sản thuộc về con vợ trước, hay con chồng trước; nếu vợ sau, chồng sau không chia đúng phép thì bị xử phạt 50 roi, biếm một tư. Cha mẹ còn thì lại xử khác (đúng phép), nghĩa là vợ trước có một con, vợ sau không con, thì điền sản chia làm ba, cho con vợ trước hai phần, vợ sau một phần; nếu vợ trước có hai con trở lên, thì vợ sau chỉ bằng phần của các con thôi. Phần của vợ sau thì chỉ để nuôi dưỡng một đời mình, không được nhận làm của riêng; nếu vợ sau chết hay cải giá lấy chồng khác, thì phần ấy lại về con chồng. Vợ chết trước thì người chồng cũng theo lệ ấy, nhưng không câu nệ khi lấy vợ khác (ý nói khi lấy vợ khác thì cũng không bị tước đoạt phần điền sản). Nếu điền sản của chồng và vợ trước làm ra, thì chia làm hai phần, vợ trước và chồng mỗi người một phần, phần của vợ trước thì để riêng cho con, còn phần chồng thì lại chia như trước. Nếu điền sản là của chồng và vợ sau làm ra, thì cũng chia làm hai phần, chồng và vợ sau mỗi người một phần, phần của chồng thì chia như trước; còn phần của vợ thì được nhận làm của riêng, vợ chết trước thì chồng cũng như thế.

doc35 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2233 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Khái quát chung về Bộ luật Hồng Đức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
việc sử dụng chế tài hình sự, Nhà nước còn áp dụng cả chế tài dân sự, biện pháp kinh tế để buộc các quan lại phải chia ruộng đất đúng thời điểm-đây thực sự là một biện pháp thể hiện sự sáng suốt, rất hiện đại của các nhà làm luật từ thế kỉ XV. -Giải quyết các tranh kiện về ruộng đất: tranh kiện ruông đất là các mâu thuẫn bất đồng của các chủ thể có quyền sở hữu ruộng đất khi họ cho rằng quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm. Tại điều 362, yêu cầu khi giải quyết tranh kiện về ruộng đất là phải nhanh chóng đảm bảo cho ngươi có quyền lợi liên quan thu hoạch được đúng thời vụ. Để tránh nhưng tiêu cực đi xa hơn từ các vụ tranh chấp, pháp luật đã nghiêm cấm mọi hành vi cướp phá trong khi tranh kiện “đương tranh kiện nhau về ruộng đất mà lại đánh người để gặt, cướp lúa thì phải phạt 60 trượng, biếm hai tư; đánh người đến bị thương hay chết thì phải tội theo luật đánh người, giết người”. Từ đó cho thấy bài học bài học mà chúng ta có thể rút ra là: thời hạn giải quyết tranh chấp, xử lý tài sản trên đất và ngăn chặn sự bất ổn từ tranh kiện ruộng đất . - Xác nhận chúc thư và các hợp đồng dân sự có liên quan đến ruộng đất, lập và báo cáo số ruộng, số hộ. Hoạt động này nhằm quản lý tình hình sử dụng đất và những biến động, thường xuyên trong quá trình sử dụng đất; đảm bảo cho các các giao dịch dân sự về ruộng đất không diễn ra một cách tuỳ tiện, ý chí của các bên được tôn trọng và thể hiện tính thống nhất trên văn tự. Ở đây L HĐ chưa thể hiện được đầy đủ về trình tự, thủ tục, thẩm quyền như trong pháp luật hiện đại, nhưng điều 366 cho thấy yêu cầu của nhà nước trong việc kiểm soát các giao dịch về ruộng đất, từ đó bảo vệ quyền lợi cho người bị cưỡng ép, đe doạ phải chuyển nhượng, để lại thừa kế, là cơ sở để nhà nước can thiệp vào các quan hệ này khi cần thiết “những người làm chúc thư văn tự mà không nhờ quan chưởng trong làng viết thay và chứng kiến thì phạt 80 trượng, phạt tiền theo việc nặng nhẹ ” - Các hành vi vi phạm pháp luật và các biện pháp xử lí: + Mua bán, cầm cố ruộng đất trái phép. Việc bán, cầm cố ruộng đất công là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, dẫn tới sự thay đổi số phận pháp lý của ruộng đất, xâm phạm tới quyền sở hữu đất đai của nhà nước, do đó bị xử lý rất nghiêm khắc. Điều 342 quy định: “bán ruộng đất của công cấp cho hay ruộng đất khẩu phần thì xử 60 trượng, biếm hai tư…truy thu số tiền bán ruộng đất sung vào của công. Đem cầm thì xử phạt 60 trượng và bắt chuộc”, quy định tương tự như vậy đối với ruộng đất khẩu phần còn được thể hiện trong điều 372. Đối chiếu với các quy định của pháp luật đất đai hiện nay về các quyền năng của chủ thể trong việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp quyền sử dụng đất đai, thấy rằng, điều 342 chỉ đề cập tới việc nghiêm cấm hai hành vi: bán (chuyển nhượng) và cầm (thế chấp) đối với đất đai thuộc quyền sở hữu của nhà nước. Vậy với những hành vi chuyển đổi, cho thuê, thừa kế ruộng đất có được Nhà nước cho phép thực hiện hay không? Giải đáp vấn đề này chúng ta căn cứ vào nguyên tắc cơ bản của pháp luật thường được các nhà luật học đề cập tới đó là: “được làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm”. Rõ rang quyền chuyển đổi, cho thuê, thừa kế là những quyền năng tất yếu mà pháp luật không cấm đoán. Tuy nhiên những quyền đó chỉ được thực hiện trong thời hạn được cấp ruộng đất hoặc chỉ là trong quãng thời gian đợi đến kỳ chia ruộng tiếp theo. Đáng chú ý là ngoài sự nghiêm cấm đối với hành vi bán ruộng đất công nói trên, L HĐ còn có quy định về hành vi bán ruộng đất cho người nước ngoài, hành vi này được coi là trọng tội. Điều 74 (chương vệ cấm ) quy định: “những người bán ruộng đất ở bờ cõi cho người nước ngoài thì bị tội chém...”. Cùng là hành vi bán ruộng nhưng mức hình phạt khác nhau là do sự khác nhau về chủ thể thực hiện. Với tội bán ruộng đất cho người nước ngoài thì phạm vi rộng hơn. Ruộng đất ở đây có thể là ruộng tư hoặc ruộng công, ruộng khẩu phần và bán cho đối tượng là người nước ngoài. Còn loại ruộng được quy định trong điều 342 là ruộng công hoặc ruộng khẩu phần và bán cho đối tượng là cá nhân trong nước-Một hành vi xâm phạm đến chủ quyền quốc gia, còn một hành động xâm phạm đến chế độ sở hữu ruộng đất công của Nhà nước. +Lấn chiếm ruộng đất: Lấn chiếm ruộng đất là hành vi xâm hại trực tiếp đến chế độ sở hữu ruộng đất công, thu hẹp diện tích ruộng đất công của nhà nước. Biểu hiện cụ thể của hành vi này là việc người sử dụng đất công không tuân theo những nghĩa vụ, thủ tục khi Nhà nước chia, cấp ruộng đất L HĐ đã xác định 4 hành vi khác nhau trong loại vi phạm này: - Chiếm ruộng công quá số hạn định - Dựng bia, mốc giả để lấn chiếm đất công. Xâm lấn đường quan lộ - Không theo chế độ ruộng đất mà lạm chiếm phần của mình -Lấn giới hạn ruộng đất công Hình thức xử phạt được thực hiện đối với những người dám chiếm ruộng đất công và hình phạt tăng lên theo diện tích chiếm dụng (Đ343). ĐIều đặc biệt là mức hình phạt nặng nhẹ tuỳ theo khách thể mà tội phạm đó xâm hại, ruộng đất tư thì tội nhẹ hơn một bậc so với ruộng đất công. Điều đó cho thấy thái độ dứt khoát của nhà nước trong việc bảo vệ và đề cao ruộng đất công. Bên cạnh đó nhà nước trách nhiệm của quan lại, có nhiệm vụ quản lý để đất công bị lấn chiếm mà không biết thì bị “biếm một tư và mất chức quản giám”. Điều này thể hiện việc nhà nước đã rất chú trọng đến chất lương công việc, mức độ và ảnh hưởng của những vi phạm của tầng lớp quan lại đối với trật tự ổn định trong công tác quản lý và sử dụng ruộng đất. Đó thực sự là bài học rất quan trọng xứng đáng để chúng ta trân trọng, học tập và phấn đấu. Tóm lại: Dưới thời Lê sơ, bộ phận ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước giữ vai trò hết sức quan trọng – Là cơ sở kinh tế chủ yếu của nhà nước phong kiến. Và công cụ quan trọng để bảo vệ và thực hiện chế độ sở hữu đó là những biện pháp hình thức về quản lý ruộng đất. Các quy định của L HĐ về quản lý đất đai đã thể hiện rất nhiều điểm tích cực, tiến bộ của các nhà làm luật trong lĩnh vực này, đó là sự trân trọng đối với thành quả lao động;thái độ nghiêm khắc đối với các hành vi vi phạm. Nó chứng tỏ rằng: “pháp luật là để dạy cái tính hiếu của quan lại, dưới đến trăm họ”. Như Phan Huy Chú đã từng đánh giá về pháp luật thời Lê: “thật là cái mẫu để trị nước, cái khuôn phép để buộc dân”. -Sở hữu làng xã: Do chính sách quản lý và bảo vệ diện tích đất đai thuộc sở hữu của nhà nước nên quyền sở hữu về ruộng đất của làng xã bị nhà nước can thiệp tương đối mạnh mẽ, đặc biệt nhà nước buộc làng xã phải chấp hành cách phân chia ruộng đất công theo những quy định của nhà nước. Một trong những nguyên nhân quan trọng buộc nhà nước phải phá vỡ nguyên tắc “ruộng đất làng nào, dân làng đó hưởng” là tình trạng ruộng đất bỏ hoang quá nhiều, bọn địa chủ địa phương chấp chiếm nhiều mà không chịu cày cấy. Nhà Lê lệnh “xã nào có nhiều ruộng mà dân ít, phải bỏ hoang thì cho phép các quan bảo quản cho người xã khác cày cấy, người điền chủ bản xã không được chấp chiếm”. Tuy nhiên trong một phạm vi nhất định,quyền sở hữu của làng xã vẫn được chính quyền trung ương và luật lệ thừa nhận. Nhà nước vẫn cho phép làng xã có quyền sở hữu và quản lý với 1 số ruộng đất nhất định: ruộng đình, chùa sông ngòi, đường xá, thành quách… - Sở hữu tư nhân: Từ quá trình hình thành và phát triển của các quan hệ sở hữu đất đai ở Việt Nam, có thể thấy rằng: thế kỉ XV là thời điểm quyền sở hữu tối cao của nhà nước được xác lập hoàn toàn. Lần đầu tiên trong lịch sử, nhà nước chính thức tuyên bố quyền lực đó với hang loạt các điều luật cấm biến các ruộng công thành ruộng tư (Đ342, Đ343, Đ3720). Song điều đặc biệt là, dưới thời Lê-thế kỉ XV, cũng là giai đoạn phát triển mạnh của chế độ tư hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ phong kiến . Với những quy định cụ thể trong L HĐ về mua bán, cầm cố, thừa kế ruộng đất và những điều khoản ngăn cấm hành vi chiếm đoạt ruộng đất, mua bán ruộng đất có tính chất ức hiếp. Điều đó chứng tỏ kinh tế địa chủ đã phát triển, chế độ chiếm hữu ruộng đất phong kiến và kinh tế tiểu nông tư hữu đã trở thành phổ biến. *Căn cứ để xác lập quyền sở hữu ruộng đất tư. L HĐ đã ghi nhận và nâng những khả năng xảy ra trong đời sồng xã hội lên thành căn cứ phát sinh quyền sở hữu. Những căn cứ đó là: - Xác lập quyền sở hữu thông qua lao động sản xuất. Người nông dân lao động tiến hành sản xuất tạo ra của cải vật chất thì họ có quyền sở hữu đối với thu nhập do lao động-hoạt động sản xuất kể từ thời điểm có thu nhập đó. - Xác lập thông qua các khế ước dân sự (theo ý chí của chủ thể): thoả thuận là cơ sở của khế ước. Biểu hiện sự thoả thuận các bên với mục đích chuyển giao tài sản, quyền sở hữu tài sản từ chủ thể này sang chủ thể khác thong qua hợp đồng mua bán, tặng, cho vay… Đây là hình thức phổ biến nhất làm phát sinh quyền sở hữu của một chủ thể. - Xác lập thông qua di sản thừa kế: Có 2 hình thức phân chia thừa kế, đó là chia di sản theo chúc thư, chúc ngôn và hình thức phân chia di sản thừa kế theo pháp luật ( Đ375, Đ380, Đ388, Đ390). - Xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu: L HĐ đã đề cập thời hiệu hưởng quyền dân sự, thời hiệu mất quyền khởi kiện. Thời hiệu hưởng quyền được coi là sự kiện pháp lý công nhận cho 1 chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự. Điều 384 quy định những ruông đất cầm cố mà quá niên hạn (30 năm) thì xin chuộc cũng không được. Hay như điều 387 quy định nếu ruộng đất của mình để người trong họ hay người ngoài cày hay ở, đã quá niên hạn mới miễn cưỡng đòi lại thì bị xử phạt 80 trượng và mất ruộng đất (niên hạn: người trong họ 30 năm, người ngoài 20 năm). Đây là những quy định hết sức cần thiết và tiến bộ nhằm ổn định quyền, nghĩa vụ của các chủ thể trong giao dịch dân sự, ổn định được giao dịch dân sự thời bấy giờ của luật thời Lê. - Xác lập quyền sở hữu thông qua việc quốc hữu hoá, tịch thu ruộng đất. Nhờ vậy mà tới năm 1429, Nhà nước đã làm chủ 1 diện tích lớn hơn rất nhiều so với diện tích đất công cuối thời Trần và chiếm ưu thế trong tổng diện tích ruộng đất cả nước. - Xác lập thông qua nhận tiền cấp dưỡng, bồi thường thiệt hại hay gây tổn thất về mặy tinh thần (được thể hiện trong các Đ472, Đ596, Đ601, Đ603, Đ604, Đ630, Đ638…). - Thông qua các chính sách đất đai của nhà nước (phong thưởng khai khẩn…) nhà nước phong đất dựa vào sổ ruộng mới lập từ đất bỏ hoá, ruộng tuyệt tự, mới khai hoang chứ không lấy ruộng đất đang cày cấy và chịu thuế để phong. Đây là một chính sách hết sức đúng đắn và là giải pháp tối ưu trong việc quản lý đất nước, nó góp phần động viên, gắn kết cuộc sống của các dòng họ, quan lại với vận mệnh của nhà Lê, góp phần khôi phục sản xuất trên 1 diện tích rộng lớn, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước. *Căn cứ để chấm dứt quyền sở hữu. - Thông qua khế ước hợp pháp (Đ377, Đ378, Đ589, Đ590). Chủ sở hữu thực hiện định đoạt tài sản của mình chuyển quyền sở hữu cho chủ thể khác thông qua khế ước, đồng thời đó cũng là căn cứ phát sinh quyền sở hữu của người được chuyển giao tài sản. - Chấm dứt quyền sở hữu khi tài sản bị thiêu huỷ. - Khi tài sản bị xử lí để thực hiện nghĩa vụ. - Các trường hợp chấm dứt quyền sở hữu do pháp luật quy định ( Đ384, Đ387). *Các quy định về xác lập và thực hiện chế độ sở hữu ruộng đất tư. - Quy định về mua bán, cầm cố, cho thuê ruộng đất: Mua bán ruộng đất là một giao dịch dân sự hết sức phổ biến và thường xuyên của các chủ sở hữu về ruộng đất và hình thức thực hiện nó là những hợp đồng. Để đảm bảo sự quản lý của nhà nước đối với những hoạt động này và đảm bảo sự thống nhất ý chí giữa các bên, Bộ luật Hồng Đức đã quy định nguyên tắc, điều kiện, cách thức thực hiện một hợp đồng mua bán ruộng đất- Đây là điểm chung của các hệ thống pháp luật của các quốc gia thời kì cận hiện đại. Điều đó đủ cho thấy một thành tựu lập pháp vô cùng lớn của bộ luật này, khi chúng ta đặt nó trong bối cảnh lịch sử trung đại. Với một nhà nước phong kiến chuyên chế, triệt để bảo vệ chế độ công hữu, khắt khe với chế độ tư hữu mà lại có những điều luật về mua bán ruộng đất tương đối hoàn thiện như vậy- không mấy thua kém pháp luật hiện đại- là điều hết sức đáng khâm phục. Trong L HĐ nguyên tắc cơ bản của hoạt động mua bán ruộng đất được xác định là: + Tham gia giao dịch phải có sự tự nguyện. + Nội dung giao dịch không được trái pháp luật. + Hình thức giao dịch phải phù hợp với quy địnhcủa pháp luật. Sự tự nguyện của người tham gia hợp đồng mua bán ruộng đất thể hiện: việc mua bán chỉ được thực hiện khi hai bên cùng ký vào một văn bản hợp đồng hợp pháp (hợp đồng không có sự lừa dối, nhầm lẫn, cưỡng bức, đe doạ). Người nào cố ý ép buộc người khác phải tham gia hợp đồng mà ko có sự tự nguyện sẽ phải chịu hình phạt (Đ355). Vậy một khế ước bị vô hiệu khi một trong hai bên chủ thể thực hiện không có sự tự nguyện do: + Bị ức hiếp để thiết lập nên khế ước. + Hoặc bị lừa dối. Một điều mới nữa của các nhà làm luật triều Lê đó là việc con cái bán trộm ruộng đất của cha mẹ bị coi là hành vi ăn trộm tài sản. Mặt khác, pháp luật cũng bảo vệ quyền lợi của con gái khi bị người lớn định đoạt trái phép số ruộng đất được hưởng theo diện thừa kế (Đ377, Đ379) Điều kiện về nội dung của hợp đồng là không được trái trái pháp luật, trái đạo đức xã hội: “Những người bán ruộng đất cho người nườc ngoài thì bị tội chém” (Đ74) hoặc “Ruộng đất hương hoả dù con cháu nghèo khó cũng không được bán. Làm trái luật có người tố cáo sẽ bị ghép vào tội bất hiếu” ( Đ400). Điều kiện về hình thức hợp đồng: việc mua bán phải thông qua hợp đồng dưới dạng một văn khế, có chữ kí hoặc điểm chỉ, có chứng thực của sắc dịch hoặc người làm chứng (Đ366). Các quy định về cầm cố ruộng đất: + Bán đứt bay bán đoạn (đoạn mại) +Bán đợ hay bán điển (điển mại): Bán đợ là hình thứ cầm cố ruộng đất khi nào người bán có tiền thì có quyền chuộc lại. Các quy định về cho thuê ruộng đất: Để điều chỉnh hoật động hay tránh tình trạng những tá điền cố ý không trả ruộng nhằm chiếm đoạt ruộng thuê, điều 365 quy định: “những tá điền cấy nhờ ruộng của người khác mà tranh làm của riêng thì phạt 60 trượng, biếm hai tư…” . Như vậy, để thực hiện quyền tư hữu về ruộng đất L HĐ đã quy định 3 hình thức pháp lý cơ bản: Mua ruộng đất, cầm cố ruộng đất, cho thuê ruộng đất. Đó là những quan hệ tương đối phổ biến trong đời sống và sản xuất của cư dân Đại Việt. Điều đó đủ cho thấy xu thế phát triển tất yếu của hình thức sở hữu này. - Các quy định về cấm chiếm đoạt ruộng đất: Cùng với việc quy định hình thức pháp lý để thực hiện quyền tư hữu ruộng đất, L HĐ còn tỏ rõ sự tiến bộ khi đưa ra các quy định đảm bảo sự an toàn trong quá trình thực hiện quyền tư hữu đó. Tuy còn quá nhẹ trong khung hình phạt và có sự dung túng, bảo vệ quyền lợi cho giai cấp địa chủ, phong kiến song việc có được điều luật để xử tội quan lại, bảo vệ lợi ích cho lương dân là điều rất đáng được trân trọng. Điều 370 quy địnhh: “Các nhà quyền quý chiếm đoạt nhà cửa, ao, đầm, ruộng đất của lương dân từ 1 mẫu trở lên thì xử tội phạt, từ 5 mẫu trở lên thì xử tội biếm”. Một điều luật khác về hành vi chiếm đoạt ruộng đất của dân mà chủ thể của tội phạm là: tôi tớ nhà công hầu, công chúa cậy quyền thế chiếm đoạt ruộng đất của người khác (Đ336). Sự tiến bộ của L HĐ còn thể hiện trong việc công nhận quyền sở hữu đối với đất hoang đã được dân chiếm một cách lâu dài, ổn định và quy định trách nhiệm cho quan lại: “nếu những ruộng đất không vào sổ công, dân chiếm ở đã lâu mà khai gian là của riêng mình hay đem những văn khế đã lâu đời ra mà cố tranh, thì phạt biếm hai tư…” (Đ353). Như vậy, cùng với những quy định về ruộng chiếm xạ, điều 353 dã khuyến khích nông dân khai hoang vỡ hoá góp phần ổn định các quan hệ đất đai tránh gây ra những xáo trộn, tranh kiện về ruộng đất sử dụng dã đi vào ổn định. b, Thừa kế. Trong lĩnh vực thừa kế, quan điểm của các nhà làm luật thời Lê khá gần gũi với các quan điểm hiện đại về thừa kế. Cụ thể: Khi cha mẹ còn sống, không phát sinh các quan hệ về thừa kế nhằm bảo vệ và duy trì sự trường tồn của gia đình, dòng họ. Thứ hai là các quan hệ thừa kế theo di chúc (Đ354, Đ388) và thừa kế không di chúc (thừa kế theo luật) với các điều 374-377, 380, 388. Điều đáng chú ý là bộ luật Hồng Đức cho người con gái có quyền thừa kế ngang bằng với người con trai là một điểm tiến bộ không thể thấy ở các bộ luật phong kiến khác. Đây chính là điểm nổi bật nhất của luật pháp triều Lê. Thứ ba, bộ luật đã phân định về nguồn gốc tài sản của vợ chồng, gồm có: tài sản riêng của mỗi người và tài sản chung của cả hai vợ chồng. Việc phân định này góp phần xác định việc phân chia thừa kế cho các con khi cha mẹ đã chết hoặc chia tài sản cho bên còn sống nếu một trong hai vợ hoặc chồng chết trước. Chúng ta có thể tìm hiểu ở một số điều sau: Điều 354: Tranh giành nhà đất không đúng chức phận. Người nào tranh giành nhà đất thì phải biếm hai tư. Nếu đã có chúc thư mà còn cố tranh giành thì cũng xử biếm như thế và phải tước mất cả phần của mình nữa. Nếu cha mẹ không nhận làm con, trong chúc thư không có tên, mà vẫn cố tranh giành thì phải biếm ba tư, đòi lại số ruộng đất tranh cho người chủ. Nếu người trưởng họ đảm bảo sai thì biếm một tư. Điều 374: Quy định chia điển sản cho người thừa kế và các con. Chồng cùng vợ trước có con, vợ sau không có con, hay vợ cùng chồng trước có con, chồng sau không có con, mà chồng chết trước không có chúc thư, thì điền sản thuộc về con vợ trước, hay con chồng trước; nếu vợ sau, chồng sau không chia đúng phép thì bị xử phạt 50 roi, biếm một tư. Cha mẹ còn thì lại xử khác (đúng phép), nghĩa là vợ trước có một con, vợ sau không con, thì điền sản chia làm ba, cho con vợ trước hai phần, vợ sau một phần; nếu vợ trước có hai con trở lên, thì vợ sau chỉ bằng phần của các con thôi. Phần của vợ sau thì chỉ để nuôi dưỡng một đời mình, không được nhận làm của riêng; nếu vợ sau chết hay cải giá lấy chồng khác, thì phần ấy lại về con chồng. Vợ chết trước thì người chồng cũng theo lệ ấy, nhưng không câu nệ khi lấy vợ khác (ý nói khi lấy vợ khác thì cũng không bị tước đoạt phần điền sản). Nếu điền sản của chồng và vợ trước làm ra, thì chia làm hai phần, vợ trước và chồng mỗi người một phần, phần của vợ trước thì để riêng cho con, còn phần chồng thì lại chia như trước. Nếu điền sản là của chồng và vợ sau làm ra, thì cũng chia làm hai phần, chồng và vợ sau mỗi người một phần, phần của chồng thì chia như trước; còn phần của vợ thì được nhận làm của riêng, vợ chết trước thì chồng cũng như thế. Điều 375: Chia nhau điền sản không có chúc thư để lại Vợ chồng không có con, hoặc ai chết trước, không có chúc thư, mà điền sản chia về chồng hay vợ, cùng là để về việc tế tự không đúng phép, thì xử phạt 50 roi, biếm một tư. Người trong họ không được giữ phần điền sản về việc tế tự ấy nữa (đúng phép nghĩa là chồng chết, thì điền sản chia làm hai phần, về người họ ăn thừa tự một phần để giữ việc tế tự; về vợ một phần, phần của người vợ thì chỉ để nuôi đời mình không được nhận làm của riêng, vợ chết hay cải giá, thì phần ấy lại thuộc về người thừa tự. Nếu cha mẹ hãy còn sống thì thuộc về cha mẹ cả; vợ chết trước thì chồng cũng thế, chỉ không bắt buộc hễ lấy vợ khác thì mất phần ấy. Trên đây là nói về điền sản của cha mẹ để lại cho con, còn điền sản của vợ chồng làm ra, thì chia làm hai, vợ chồng mỗi người được một phần; phần của vợ được nhận làm của riêng, phần của chồng lại chia làm 3, cho vợ 2 phần, để về việc tế tự và phần mộ một phần, hai phần cho vợ cũng chỉ để nuôi một đời mình, không được nhận làm của riêng, vợ chết hay cải giá thì hai phần ấy lại để về việc tế tự và phần mộ của chồng. Phần về tế tự và phần mộ, nếu cha mẹ còn sống thì cha mẹ giữ, nếu cha mẹ không còn thì người thừa tự giữ; vợ chết trước thì chồng cũng thế chỉ không câu nệ khi lấy vợ khác). Điều 376: Vợ chồng đã có con, nếu một người chết trước thì số điền sản thuộc về người còn sống. Vợ chồng đã có con nếu một người chết trước, sau đó con cũng lại chết, thì điền sản thuộc về chồng hay vợ. Nếu người trưởng họ chia không đúng phép, thì xử phạt 50 roi, biếm một tư và mất phần chia (đúng phép nghĩa là điền sản của vợ chia làm 3, để cho chồng 2 phần, cho người họ (người thừa tự) một phần. Cha mẹ còn sống thì chia làm hai, thuộc về cha mẹ một phần, thuộc về chồng một phần, phần của chồng chỉ được để nuôi một đời, không được nhận làm của riêng, chồng chết thì phần ấy thuộc về cha mẹ hay người thừa tự. Chồng chết trước thì vợ cũng thế, cải giá thì phải trả lại). Điều 377: Chồng chết, con còn nhỏ, vợ cải giá mà bán điền sản của con. Khi chồng chết, con còn nhỏ, mẹ đi cải giá, mà lại đem bán điền sản của con, thì xử phạt 50 roi, trả tiền lại người mua, trả ruộng cho con. Nếu có lí do đã trình bày với họ hàng bằng lòng cho bán, cũng phải trình quan để xét xem cần tiêu hết bao nhiêu, thì chỉ cho bán bấy nhiêu thôi. Nếu người chồng sau mạo tên con người chồng trước mà bán, thì người chồng sau, người viết thay văn tự và người chứng kiến đều xử phạt 60 trượng, biếm hai tư. Người biết sự việc mà cứ mua thì xử phạt 80 trượng và mất số tiền mua, ruộng phải trả lại cho con. Vợ sau mà bán điền sản của con vợ trước thì cũng xử tội như thế. Điều 378: Cha mẹ còn sống bán trộm điền sản. Cha mẹ còn sống mà bán trộm điền sản, con trai thì xử phạt 60 trượng, biếm hai tư, con gái thì xử phạt 50 roi, biếm một tư, phải trả nguyên tiền cho người mua, điền sản trả cha mẹ (những kẻ hàng dưới ít tuổi cùng ở với bậc trên mà ăn trộm điền sản của gia trưởng thì cũng phải tội như thế). Người biết sự việc mà mua thì mất số tiền mua; người viết văn tự thay hay người làm chứng mà biết sự thật thì đều bị xử phạt 50 roi, biếm một tư; không biết thì không xử tội. Điều 379: Người trưởng họ tự tiện bán ruộng của đứa cháu mồ côi. Ông bà cha mẹ chết cả, mà người trưởng họ bán điền sản của con cháu không có lí do chính đáng thì xử phạt 60 trượng, biếm hai tư, trả lại tiền cho người mua và lại phải trả thêm một lần tiền mua nữa để chia cho người mua và con cháu mỗi bên một nửa; điền sản thì phải trả cho con cháu. Người biết mà cứ mua thì mất tiền mua; nếu có nợ cũ, thì cho người trưởng họ đứng ra đảm bảo để bán mà trả nợ. Điều 380: Con nuôi có giấy ghi nhận thì được phân chia điền sản. Con nuôi mà có văn tự là con nuôi và ghi trong giấy rằng sau sẽ chia điền sản cho, khi cha mẹ chết không có chúc thư, điền sản đem chia cho con đẻ và con nuôi. Nếu người trưởng họ ấy chia điền sản không đúng phép, thì phạt 50 roi, biếm một tư. Nếu trong giấy của con nuôi không ghi là sẽ cho điền sản, thì không dùng luật này. (Đúng phép, nghĩa là điền sản chia làm ba, con đẻ được hai phần, con nuôi được một phần; nếu không có con đẻ mà con nuôi ở cùng với cha mẹ từ thuở bé, thì được cả; thuở bé không cùng ở thì con nuôi được hai phần, người thừa tự được một phần). Điều 381: Con nuôi nhà họ khác rồi, không được về nhà tranh đất với anh ruột. Những người đã làm con nuôi người họ khác rồi, mà họ lại về tranh điền sản thì người tuyệt tự (không có con nối dõi) trong họ thì được chia bằng một nửa phần của người thừa tự. Trái luật thì xử phạt 80 trượng. Nếu không được cha mẹ nuôi chia điền sản cho, thì không dùng luật này. Điều 382: Bán trộm ruộng đất của người khác. Bán trộm ruộng đất của người khác thì xử tội biếm, bán từ 10 mẫu trở lên thì xử tội đồ, trả tiền mua cho người mua và phải thêm một lần tiền mua nữa, để trả cho người chủ có ruộng đất và người mua, mỗi người một phần nữa; ruộng đất thì phải trả người chủ có. Nếu người biết mà cứ mua, thì xử phạt 80 trượng và mất số tiền mua. Điều 383: Ruộng đất cầm cố chưa chuộc lại đã đem bán cho người khác. Những ruộng đất đã cầm chưa đem tiền chuộc trả người chủ cầm, mà đem bán đứt cho người khác, thì phải phạt 50 roi, biếm một tư, truy hồi tiền trả người chủ cầm. Người bán ruộng đất mà lấn ruộng đất của người ta để cho rộng thêm ruộng của mình, thì cũng xử tội như thế, và phải trả gấp đôi tiền chỗ ruộng đất lấn cho người chủ có ruộng bị lấn (nghĩa là phải trả lại phần đất cho nguyên chủ và còn phải trả thêm một phần tiền về phần đất lấn nữa). Cho làm văn tự khác. Điều 385: Tranh chấp ruộng đất mà mượn người làm chứng gian dối. Tranh nhau ruộng đất mà đưa người giả làm người than thuộc trong họ ra làm chứng, thì xử phạt 50 roi, biếm một tư; cố ý không theo lệnh đã xử mà cứ tranh, thì xử phạt 60 trượng, biếm hai tư và phạt tiền tạ 30 quan. Điều 386: Nô tì bán trộm ruộng đất của chủ. Nô tỳ mà bán trộm ruộng đất của chủ, thì xử phạt 90 trượng và thích 6 chữ, lưu đi châu gần; ruộng đất phải trả lại chủ và trả tiền mua cho người mua. Người mua biết mà cứ mua, thì xử phạt 50 roi, biếm một tư, tiền mua phải tịch thu sung công. Điều 387: Con trai con gái đến tuổi lao động không chịu cày cấy lại để ruộng cho người khác cày cấy. Con trai từ 16 tuổi, con gái từ 20 tuổi trở lên, mà ruộng đất của mình để người trong họ hay người ngoài cày hay ở, đã quá niên hạn mới miễn cưỡng đòi lại, thì bị xử phạt 80 trượng và mất ruộng đất (niên hạn : người trong họ 30 năm, người ngoài 20 năm). Nếu vì chiến tranh hay đi phiêu bạt mới về, thì không theo luật này. Điều 388: Cha mẹ chết không có chúc thư mà anh chị em tự ý chia nhau đất đai. Cha mẹ mất cả, có ruộng đất, chưa kịp để lại chúc thư, mà anh em chị em tự chia nhau, thì lấy một phần 20 số ruộng đất làm phần hương hỏa, giao cho người con trai trưởng giữ, còn thì chia nhau. P

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31127.doc
Tài liệu liên quan