Tiểu luận Khảo sát địa danh trong ca dao Việt Nam

MỤC LỤC

 

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1. Lí do chọn đề tài 1

2. Mục đích nghiên cứu 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4. Phương pháp nghiên cứu 2

CHƯƠNG I 4

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KẾT QUẢ THU THẬP ĐỊA DANH TRONG CA DAO VIỆT NAM 4

I. QUAN NIỆM VỀ CA DAO 4

II. QUAN NIỆM VỀ ĐỊA DANH VÀ ĐỊA DANH HỌC 7

1. Lược sử nghiên cứu 7

2. Cơ sở lý thuyết 8

2.1. Quan niệm về địa danh và địa danh học 8

2.2. Phân loại địa danh 10

2.3. Vị trí của địa danh học trong ngôn ngữ học 12

2.4. Chức năng của địa danh và ích lợi của việc nghiên cứu địa danh 13

2.4.1. Chức năng của địa danh 13

2.4.2. ích lợi của việc nghiên cứu địa danh 15

III. CA DAO VỀ ĐỊA DANH 16

IV. KẾT QUẢ THU THẬP VÀ PHÂN LOẠI ĐỊA DANH TRONG CA DAO 21

1. Kết quả thu thập địa danh trong ca dao 21

2. Kết quả phân loại địa danh trong ca dao 21

V. TIỂU KẾT 23

CHƯƠNG II 25

ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA ĐỊA DANH VIỆT NAM THÔNG QUA CÁC ĐỊA DANH XUẤT HIỆN TRONG CÁC BÀI CA DAO 25

I. MÔ HÌNH CẤU TRÚC ĐỊA DANH 25

II. THÀNH TỐ CHUNG 26

1. Khái niệm về thành tố chung 26

2. Vấn đề thành tố chung của địa danh Việt Nam 27

2.1. Cơ sở của hiện tượng chuyển hóa 27

2.2. Phân loại các xu hướng chuyển hoá từ thành tố chung vào địa danh 28

III. ĐỊA DANH 29

1. Khái niệm địa danh 29

2. Đặc điểm cấu tạo của địa danh 30

2.1. Số lượng các yếu tố trong địa danh 30

2.1.1. Số lượng các yếu tố và loại hình địa danh 30

2.1.2. Số lượng các yếu tố và sự phản ánh thông tin trong địa danh 30

2.2. Các kiểu cấu tạo địa danh 31

2.2.1. Địa danh có cấu tạo đơn 31

2.2.2. Địa danh có cấu tạo phức 32

2.3. Các phương thức cấu tạo địa danh 32

2.3.1. Phương thức tự tạo 32

2.3.2. Phương thức chuyển hoá 33

IV. Tiểu kết 33

CHƯƠNG III 35

ĐẶC ĐIỂM Ý NGHĨA CỦA CÁC ĐỊA DANH 35

I. Ý NGHĨA CỦA ĐỊA DANH VÀ CÁCH PHÂN LOẠI Ý NGHĨA CỦA CÁC YẾU TỐ TRONG ĐỊA DANH 35

II. CÁCH PHÂN LOẠI Ý NGHĨA CỦA CÁC YẾU TỐ TRONG ĐỊA DANH 35

1. Nhóm ý nghĩa phản ánh đặc điểm , tính chất của đối tượng được định danh 36

2. Nhóm ý nghĩa phản ánh mối quan hệ của đối tượng được định danh với các đối tượng khác có liên quan 37

3. Nhóm ý nghĩa phản ánh nguyện vọng, tình cảm của người dân 38

3. Tiểu kết 38

KẾT LUẬN 39

TÀI LIỆU THAM KHẢO 41

PHỤ LỤC 42

 

 

doc51 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3376 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Khảo sát địa danh trong ca dao Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cộ” thuê người và hàng hoá trên những tấm bằng tre đan do hai người khoẻ mạnh khiêng. Từ đó có địa danh Đồng Ông Cộ,... cho ta biết địa hình nơi nó chào đời. Các địa danh khu Ông Tạ, xóm Bà Năm Chanh, bến đò Cây Bàng, rạch Cá Trê (thành phố Hồ Chí Minh)... thông báo cho chúng ta những con người, cây cỏ, cầm thú đã sinh sống hoạt động trên các vùng đất ấy. Các công trình xây dựng của đất nước đã được các địa danh ghi lại : ngã ba Thành (thành Diên Khánh), tỉnh Khánh Hoà, huyện sông Cầu (Phú Yên), vùng Chợ Lớn,.... Các địa danh còn phản ánh tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của người dân địa phương : các địa danh Hán Việt mang các yếu tố An, Bình, Phú, Long, Mỹ...nói lên được ước mơ sống thanh bình, giàu có, tốt đẹp...của người Việt. Các địa danh phố Quang Trung, thành phố Hồ Chí Minh, đường Điện Biên Phủ, sân vận động Thống Nhất... biểu thị niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Đó là đứng trên quan điểm đồng đại. Nếu đứng trên quan điểm lịch đại, địa danh có chức năng bảo tồn.Rất nhiều biến cố chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, ngôn ngữ...được lưu giữ trong địa danh. Hầu hết tên làng xã ở Nam Bộ nói riêng và cả nước nói chung, dưới triều Nguyễn đều được Hán Việt hoá vì triều đại này rất sùng mộ Hán học. Hay sau khi thua trận ở Điện Biên Phủ, thực dân Pháp rút khỏi Việt Nam, phần lớn tên đường phố ở Sài gòn không còn mang tên người Pháp mà mang tên người Việt Nam (từ năm 1955). Chính vì thế, việc nghiên cứu địa danh mang lại nhiều ích lợi cho các ngành khác như sử học, địa lý học, khảo cổ học, ngôn ngữ học, kinh tế học... 2.4.2. ích lợi của việc nghiên cứu địa danh Việc nghiên cứu địa danh giúp chúng ta xác định thế nào là một địa danh, có bao nhiêu loại địa danh ở Việt Nam, người Việt có mấy phương thức đặt địa danh, cấu tạo của địa danh Việt Nam như thế nào, các nguyên tắc và phương pháp nghiên cứu địa danh là gì, những nguyên nhân nào khiến một địa danh ra đời và mất đi, giải quyết những trường hợp nhập nhằng về cách viết hoa địa danh, soi sáng nguồn gốc và ý nghĩa của nhiều địa danh... Từ đó, chúng ta có thể khẳng định những đặc điểm có tính truyền thống của địa danh Việt Nam, vạch ra những tiêu chuẩn để đặt tên địa danh mới,... Về mặt ngôn ngữ học, việc nghiên cứu địa danh cung cấp những tư liệu quý để nghiên cứu lịch sử tiếng Việt nói chhng, từ vấn đề tiếp xúc ngôn ngữ (trước hết là tiếp xúc Việt Hán, một ngôn ngữ có ảnh hưởng sâu sắc, lâu dài và quan trọng đối với tiếng Việt), đến những vấn đề ngữ âm lịch sử, xu hướng biến đổi từ vựng, ngữ pháp... Việc nghiên cứu địa danh đã giúp ta biết một số từ cổ nay không còn nữa, đồng thời nó cũng giúp ta xác định rõ ràng hơn ý nghĩa của các từ ngữ địa phương. Ngoài ra, cũng qua nghiên cứu địa danh ta có thể khẳng định ý nghĩa của một số từ thường xuất hiện trong địa danh... Mặt khác, địa danh là một phạm trù lịch sử mang những dấu vết của thời điểm mà nó chào đời. Vì thế, nó được xem là một đài kỉ niệm hay tấm bia bằng ngôn ngữ độc đáo về thời đại của mình. Nó phản ánh những sự kiện lịch sử diễn ra trong đời sống của cộng đồng : di dân, chiến tranh, trao đổi văn hoá, kinh tế, ngôn ngữ,...Khi đó, đia danh như một bộ môn của lịch sử học, nhất là địa lý lịch sử, và khi đó , các nhà nghiên cứu lịch sử đã làm giàu thêm cho địa danh những phương pháp nghiên cứu. ở mức độ nhất định, địa danh phản ánh phong cảnh thiên nhiên, sự giàu có đa dạng của thiên nhiên cùng với những đặc điểm địa lý lãnh thổ khác, Vì địa danh thường đặt theo bản chất của đối tượng địa lý. Chính danh từ chung thể hiện tính chất địa lý của đối tượng đã góp phần quan trọng trong việc xác định ý nghĩa của địa danh.Nhờ biết rõ nguồn gốc và ý nghĩa của các địa danh, ta càng yêu mến quê hương, đất nước mình. Vì vậy, ta có thể sử dụng những thành quả của việc nghiên cứu địa danh vào những bài giáo dục lòng yêu nước cho thế hệ trẻ-nhất là học sinh trong các trường phổ thông. Việc hiểu đúng ý nghĩa của các thành tố trong địa danh cũng sẽ giúp ích rất nhiều cho các nhà địa lý trong việc nắm bắt các điều kiện tự nhiên và hoạt động của con người, sự phân bố dân cư theo lãnh thổ và ngay cả việc xây dựng bản đồ. Như vậy, địa danh phát triển trên nền tảng của 3 khoa học cơ bản : ngôn ngữ học, lịch sử, địa lý, ngoài ra địa danh học còn có mối liên hệ chặt chẽ với khảo cổ học, nhân chủng học, văn hoá học,... Chính tính chất liên ngành của địa danh học đã góp phần khẳng định giá trị và vị thế của một ngành khoa học mới phát triển. III. CA DAO VỀ ĐỊA DANH Ca dao là những bài văn vần do nhân dân sáng tác tập thể, được lưu truyền bằng miệng và được phổ biến rộng rãi trong nhân dân. Chính vì ca dao do nhân dân sáng tác nên nôI dung của nó rất phong phú. Ca dao biểu hiện tình yêu của nhân dân lao động về nhiều mặt : tình yêu giữa đôi bên nam nữ, yêu gia đình, yêu xóm làng, yêu đồng ruộng, yêu đất nước, yêu lao động, yêu giai cấp, yêu thiên nhiên, yêu hoà bình. Ca dao còn biểu hiện tư tưởng đấu tranh của nhân dân trong cuộc sống xã hội, trong những khi tiếp xúc với thiên nhiên và ca dao còn biểu hiện sự trưởng thành của tư tưởng ấy qua các thời kỳ lịch sử. Như vậy, ngoài sự biểu hiện đời sống tình cảm, đời sống vật chất của con người, ca dao còn phản ánh ý thức lao động, sản xuất của nhân dân và tình hình xã hội thời xưa về các mặt kinh tế và chính trị. Địa danh Việt Nam xuất hiện trong ca dao chủ yếu là ở trong các lĩnh vực về tình yêu đất nước và con người. Có những câu ca dao về tình yêu nam nữ nhưng nhân dân ta đã lồng thêm vào đó những địa danh để nói lên tình yêu của mình với người mình yêu: Bốn mùa xuân hạ thu đông Thiếp ngồi dệt vải những trông bóng chàng Dừa xanh trên bến Tam Quan Dừa bao nhiêu trái trông chàng bấy nhiêu Hay có những câu ca dao nói về những cảnh đẹp của quê hương đất nước. Ví dụ như đèo Hải Vân xưa nay vẫn được coi là một cảnh thiên nhiên hùng vĩ của đất nước ta. Do ở gần biển nên đèo Hải Vân càng thêm bát ngát. Hải Vân bát ngát ngàn trùng, Hòn Hồng ở đấy là trong vịnh Hàn Xưa nay qua đấy còn truyền Lối đi lô gián thẳng miền ra khơi Quảng Nam có Cửa Đại cũng bát ngát và đẹp. Nhân dân có kinh nghiệm : hễ buổi chiều thấy mây đen phủ trên bán đảo Sơn Trà và sóng nổi lên dồn vào Cửa Đại thì trời sắp mưa. Để nói về hiện tượng thiên nhiên ấy nhân dân có câu: Chiều chiều mây phủ Sơn Trà Sóng xô cửa Đại trời đà chuyển mưa Hà Nội, kinh đô xưa của nước ta, nay là thủ đô của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, được nhân dân ta coi là một đô thành không những đẹp mà còn là một nơi tích tụ những cái thiêng liêng nhất của tổ quốc. Thăng Long, Hà Nội, đô thành Nước non ai vẽ nên tranh hoạ đồ Cố đô rồi lại tân đô Nghìn năm văn vật bây giờ vẫn đây Những câu ca dao về địa danh không chỉ nói đến địa danh của một vùng mà nó còn nói đến phong tục, tập quán, nét văn hoá, đặc điểm của từng vùng đất ấy. ở trên khắp các miền đất nước, gần như vùng nào cũng đều có những món ăn nổi tiếng được ca dao ghi lại như là những đặc điểm địa phương, tô điểm cho bức tranh thị hiếu và tập quán ăn uống của nhân dân ta những màu sắc vô cùng đa dạng. Yến sào Vĩnh Sơn Nam sâm Bố Trạch Cua gạch Quảng Khê Sò nghêu Quán Hà Rượu dân Thuần Lý Hay: Diên Hoà có bưởi Thanh Trà Thủ Đức nem nướng, điện bàn Tây Ninh Ở Hà Nội có nhiều đặc sản và mỗi địa phương trong Hà Nội lại có những đặc sản riêng tạo nên đặc trưng của mình Ổi Quảng Bá, cá Hồ Tây Hàng Đào tơ lụa làm say lòng người Như vậy thời xưa, về cả ăn lẫn mặc, Hà Nội có nhiều cái làm cho người ta dễ mến. ở Thanh Trì, sát với nội thành Hà Nội có những đặc sản mà dân Hà Nội rất ưa chuộng Vải Quang, húng Láng, ngô Đầm Cá rô đầm Sét, sâm cầm Hồ Tây Phú Thọ, nơi đất tổ Hùng Vương có những đặc sản rất quý Bưởi Chi Đán, quít Đan Hà Cà phê Phú Hội, đồi trà Thái Ninh Ở miền Nam, có những quả rất ngon mà miền Bắc không có như măng cụt, sầu riêng. ở miền Nam Trung Bộ , cá, dừa và mít cũng nhiều, Quảng Nam có sông Thu Bồn mở ra nhiều nhánh, có rất nhiều cá. Ca dao đã có câu là: Trà Linh nước chảy đăm đăm Cá đua dưới vực, rồng nằm Đinh Ông Thanh Hoá, Nghệ An là những nơi có rất nhiều trầu cau và rất ngon. ở Quảng Nam trầu cau cũng nổi tiếng là ngon. Và để nói về trầu cau đất Quảng nhân dân ta đã có câu ca dao Bồng em mà bỏ vô nôi Cho mẹ đi chợ mua vôi ăn trầu Mua vôi chợ Quán chợ Cầu Mua cau Bát Nhị mua trầu Hội An Không chỉ ca ngợi về đặc sản của các địa phương mà ca dao còn ca ngợi về những con người ở mỗi địa phương. Miền Nam là miền nhiều dừa nhất ở nước ta. ở Bình Định, có thị trấn Tam Quan thuộc huyện Hoài Nhơn, ngày xưa nhiều dừa và con gái ở đó cũng có tiếng là đẹp và có lòng thuỷ chung với người mình yêu Dừa xanh trên bến Tam Quan Dừa bao nhiêu trái em trông chàng bấy nhiêu Hay xứ Bắc là đất Kinh Bắc xưa. Đất Kinh Bắc xưa con gái nổi tiếng là đảm đang và đẹp , còn trai Đồng Nai thì nổi tiếng là gan dạ, anh hùng. Nồi đồng lại úp vung đồng Con gái xứ Bắc lấy chồng Đồng Nai Yên Thế là quê hương Hoàng Hoa Thám, nơi có nhiều người lỗi lạc trong nam giới , xứng đôi với những cô gái quê hương quan họ. Ngoài ra, ở Hưng Yên ( thuộc Hải Hưng) làng Bông tức thôn Lai Hạ Trung cũng có nhiều con gái đẹp, và làng Bái tức thôn Bối Khê cũng có nhiều trai gái đẹp, giỏi nên ca dao có câu Gái chê chồng đến Bông trở lại Trai chê vợ đến Bái trở về Thăng Long xưa nhân dân ta gọi là Kinh kỳ “ thứ nhất Kinh kỳ thứ nhì Phố Hiến”. Phố Hiến là thị xã Hưng Yên bây giờ. Ngày xưa Phố Hiến là nơi đô hội, người ngoại quốc đến nước ta đều đi lại buôn bán ở đó. Người đất Kinh kỳ ngày xưa có tiếng là thanh lịch nên ca dao có câu : Chẳng thanh cũng thể hoa mai Chẳng lịch cũng thể con người Thượng Kinh Ngày trước, Hà Nội còn có tên là Đông Đô và Tràng An, nên cũng có câu Chẳng thơm cũng thể hoa nhài Dẫu không lịch sự cũng người Tràng An Mỗi câu ca dao không chỉ giới hạn ở tên địa danh mà mỗi câu đều toát lên nét văn hoá nổi bật của tùng vùng, đặc biệt nó còn phản ánh sâu sắc nhiều mặt có giá trị về lịch sử và tư tưởng. Thông qua viẹc phản ánh lối sống của thời đại, ca dao đã ghi nhận củng cố giữ gìn truyền bá truyền thống đạo đức tốt đẹp hình thành trong quá trình đấu tranh thiên nhiên, sinh hoạt cộng đồng,đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc của nhân dân ta. Có những câu ca dao vang lên lòng tự hào của nhân dân ta đối với đất nước giàu đẹp và con người tài hoa. Đất nước được giàu đẹp là do nhân dân cả nước xây dựng từ thế hệ này qua thế hệ khác, do trai tài gái đảm gắng sức điểm tô và gìn giữ. Những người đã có công dựng nước và giữ nước, sự nghiệp làm rạng rỡ non sông đều được nhân dân ta ghi nhớ mãi bằng đền miếu, bằng thơ ca. Các vua Hùng là tổ tiên của dân tộc Việt Nam đã có công dựng nước, nên nhân dân ta đã lập đền thờ ở Phú Thọ. Ca dao đã có câu kêu gọi nhân dân cả nước hướng về đất tổ Ai về Phú Thọ cùng ta Vui ngày giỗ tổ tháng ba mồng mười Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ về giỗ Tổ mồng mười tháng ba Thành Cổ Loa ở huyện Đông Anh (ngoại thành Hà Nội) là một công trình tiêu biểu ý thức bảo vệ đất nước, chống ngoại xâm đầu tiên của nhân dân ta- Trải qua hàng nghìn năm thành đất vẫn còn Ai về đến huyện Đông Anh Ghé xem phong cảnh Loa thành thục vương Cổ Loa hình ốc khác thường Trải bao năm tháng nẻo đường còn đây Ai đã từng qua sông Bạch Đằng, đều thấy có 2 dòng nước : 1 dòng trong xanh và một dòng đỏ vì phù sa. Theo nhân dân thời xưa thì dòng đỏ là máu quân giặc, đến nay vẫn còn làm vẩn dòng sông Sâu nhất là sông Bạch Đằng Ba lần giặc đến ba lần giặc tan Cao nhất là núi Lam Sơn Có ông Lê Lợi trong ngàn tiến ra Về công lao của Lê Lợi ca dao còn có câu Ai lên Biện Thượng Lam Sơn Nhớ Lê Thái Tổ chặn đường quân Minh Ở miền Nam, Nguyễn Huệ phá quân Xiêm trong trận Rạch Gầm vào cuối thế kỉ XVIII. Nhân dân miền Bắc truyền tụng câu ca dao Bần Gie đốm đậu sáng ngời Rạch Gầm soi dấu muôn đời oai danh Có thể dẫn nhiều ví dụ khác nữa tương tự như những ví dụ trên đây trong bộ phận những câu ca dao mà chúng ta thường nói về đặc điểm địa danh. Như vậy những câu ca dao nói về địa danh Việt Nam bắt nguồn từ cách quan sát trực tiếp những hiện tượng cụ thể, tai nghe mắt thấy. Chính cách quan sát này đã là nguồn gốc chủ yếu của cái mà chúng ta vẫn quen gọi là tính hình tượng hay cách nói cụ thể, gợi cảm của ca dao. Chúng ta có thể hiểu ca dao về địa danh là những câu ca dao chỉ địa danh của từng vùng đất cụ thể trong đó bao hàm các yếu tố về phong tục, tập quán hay là sự miêu tả của nhân dân ta xưa về vẻ đẹp của mỗi địa phương và con người trong các địa phương ấy. IV. KẾT QUẢ THU THẬP VÀ PHÂN LOẠI ĐỊA DANH TRONG CA DAO 1. Kết quả thu thập địa danh trong ca dao Qua khảo sát 273 bài ca dao chúng tôi đã thu thập được 498 địa danh Bảng kết quả thu thập địa danh trong ca dao STT Loại hình địa danh Số lượng Tỉ lệ % 1 Địa danh chỉ các đối tượng tụ nhiên 113 22,6 2 Địa danh chỉ các đối tượng nhân tạo 385 77,4 2. Kết quả phân loại địa danh trong ca dao Theo đối tượng căn cứ vào tiêu chí tự nhiên và không tự nhiên. Chúng tôi chia địa danh thành 2 nhóm lớn: Địa danh chỉ các đối tượng tự nhiên: Tổng số địa danh địa hình tự nhiên là 113 trường hợp, chiếm 22,6%. Trong đó, sơn danh gồm 60 địa danh (chiếm 12% trên tổng số địa danh chỉ địa hình tự nhiên), thuỷ danh gồm 53 địa danh (chiếm 10,6% trên tổng số địa danh chỉ địa hình tự nhiên). Ví dụ: Về sơn danh: núi Lam Sơn, núi Cõi, Gò Ngũ Nhạc, non Côi, Hòn Chống,… Về thuỷ danh: sông Bạch Đằng, hồ Hoàn Kiếm, hồ Ba Bể, sông Lô, sông Tuần, đầm Thị Nại,…… Địa danh chỉ các đối tượng nhân tạo : tổng số địa danh chỉ các đối tượng nhân tạo là 385 trường hợp, chiếm 77,4%. Trong đó, chúng tôi chia ra : địa danh chỉ các công trình xây dựng gồm 89 địa danh (chiếm 17,8% trên tổng số địa danh chỉ các đối tượng nhân tạo); địa danh chỉ các đơn vị hành chính gồm 292 địa danh (chiếm 58,8% trên tổng số địa danh chỉ các đối tượng nhân tạo); địa danh chỉ các vùng lãnh thổ gồm 4 địa danh (chiếm 0,8% trên tổng số địa danh chỉ các đối tượng nhân tạo). Ví dụ: Địa danh chỉ các đơn vị hành chính : tỉnh Phú Thọ, Đông Anh, Sa Nam, làng Trần Phương, phố Lai, phố Nhổn,…….. Địa danh chỉ các công trình xây dựng : thành Cổ Loa, chợ Già, cầu Thê Húc, chùa Ngọc Sơn, giếng Vàng, bến Văn Lâu,… Địa danh chỉ các vùng lãnh thổ : vùng Bưởi, vùng Đông Yên,… Kết quả thống kê và phân loại địa danh trong ca dao được thể hiện ở bảng sau: Tiêu chí Loại hình địa danh Số lượng Tỉ lệ % TN ĐD chỉ các đối tượng TN Sơn danh 60 113 12 22,6 Thuỷ danh 53 10,6 Không TN ĐD chỉ các đối tượng nhân tạo Công trình xây dựng 89 389 17,8 77,4 Đơn vị hành chính 292 58,8 Vùng lãnh thổ 4 0,8 Quy ước : TN :tự nhiên ĐD :địa danh Ngoài phân loại theo tiêu chí tự nhiên - không tự nhiên địa danh còn được phân loại theo nguồn gốc của các yếu tố. Địa danh Việt Nam trong ca dao được phân loại theo nguồn gốc: Địa danh có nguồn gốc Hán Việt ; Cầu Bạch Hổ : Đền Hùng Vương : Hương Canh : Phú Thọ : Sơn Tây: Địa danh có nguồn gốc thuần Việt : phố Mía, phố Cát, làng Chanh, làng Nhót, chợ Già, chùa Ông, sông Trước, sông Sau,… Địa danh có nguồn gốc hỗn hợp : Đồng tháp mười, cầu Đông Ba,… Qua đây ta thấy địa danh Việt Nam được cấu tạo từ các yếu tố có nguồn gốc khác nhau. Đó có thể là các yếu tố Hán Việt, yếu tố thuần Việt, hoặc có thể là sự kết hợp giữa các yếu tố Hán Việt với các yếu tố thuần Việt hay các yếu tố của ngôn ngữ dân tộc. V. TIỂU KẾT Địa danh là một mảnh đất mới đầy hấp dẫn đối với những ai ưa tìm tòi, khám phá. Tuy nhiên, muốn nghiên cứu địa danh một cách khoa học thì phải dựa trên cơ sở lý thuyết chắc chắn. Điều đó đòi hỏi người nghiên cứu phải nắm vững phương pháp và các tiêu chí phân loại địa danh cho phù hợp với đối tượng và mục đích nghiên cứu, đồng thời phải có một cách tiếp cận đa chiều, một cách phân tích lý giải tổng hợp trên cơ sở của nhiều ngành học có liên quan. Địa danh Việt Nam trong ca dao là một mảng tương đối trong nội dung của ca dao. Việc nghiên cứu nó sẽ giúp cho chúng ta hiểu thêm về đất nước, con người Việt Nam. Giúp hiểu biết về các địa danh trên đất nước Việt Nam về nguồn gốc và ý nghĩa. Tính chất đa dạng và phức tạpcủa địa danh trong ca dao đòi hỏi phải có những phương pháp phân loại và nghiên cứu , trình bày cho phù hợp. Khi tiến hành khảo sát địa danh ở một vùng lãnh thổ, các nàh nghiên cứu thường phân loại địa danh theo các tiêu chí khác nhau. Theo tính chất của đối tượng nghiên cứu , theo nguồn gốc ngữ nguyên hay theo chức năng giao tiếp của địa danh,… Về thực chất, đó là những quan sát địa danh từ các góc độ khác nhau. Trong niên luận này, chúng tôi chọn cho mình cách phân loại theo tiêu chí: đặc tính tự nhiên- không tự nhiên của các đối tượng địa lý và kết hợp với tiêu chí nguồn gốc ngôn ngữ. CHƯƠNG II ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA ĐỊA DANH VIỆT NAM THÔNG QUA CÁC ĐỊA DANH XUẤT HIỆN TRONG CÁC BÀI CA DAO I. MÔ HÌNH CẤU TRÚC ĐỊA DANH Khi xem xét vấn đề cấu tạo địa danh, các nhà nghiên cứu đều thống nhất cho rằng: cần phân biệt một phức thể địa danh gồm hai bộ phận. Bộ phận đứng trước là danh từ hoặc danh ngữ dùng để chỉ loại hình của đối tượng địa lý. Tuỳ theo từng tác giả mà có những tên gọi khác nhau cho bộ phận này : tên chung, danh từ chung, thành tố chung,… ở đây, chúng tôi sử dụng thuật ngữ “thành tố chung”. Còn bộ phận thứ hai gọi là địa danh, có tính chất khu biệt đối tượng địa lý này với đối tượng địa lý khác. Ví dụ : như trong phức thể địa danh “chùa Ngọc Sơn”, “núi Lam Sơn”, “hồ Hoàn Gươm” thì thành tố chung là chùa, núi, hồ, còn các địa danh - tên gọi khu biệt đối tượng là “Ngọc Sơn”, “Lam Sơn”, “Hoàn Gươm”. Dựa trên các kết quả thu thập được từ quá trình thống kê, miêu tả tư liệu trong 498 địa danh trong các bài ca dao, chúng tôi đã khái quát hoâ thành mô hình cấu trúc địa danh sau: Mô hình này được xây dựng trên cơ sở quan niệm về độ dài lớn nhất của một phức thể địa danh tồn tại trong ca dao với 3 yếu tố trong tên gọi khu biệt đối tượng. Tuy nhiên không phải mọi trường hợp địa danh đều mang đầy đủ những yếu tố như vậy, nhưng đây là mô hình mang tính tổng quát nhất về cấu trúc địa danh trong ca dao Việt Nam mà chúng tôi thu thập được. Mô hình tổng quát Mô hình Phức thể địa danh Thành tố chung Địa danh-Tên riêng khu biệt (Tối đa là 3 yếu tố ) Yếu tố 1 Yếu tố 2 Yếu tố 3 Ví dụ minh hoạ Sông Núi Vùng Lô Giải Đồng Oan Tháp Mười Nhìn vào mô hình trên ta có thể thấy một phức thể địa danh bao gồm hai bộ phận với những chức năng riêng biệt. Nhưng điều đó không có nghĩa là hai thành phần này không có mối quan hệ với nhau. Quan hệ giữa thành tố chung và địa danh trong một phức thể địa danh là quan hệ giữa cái được hạn định và cái hạn định. Thành tố chung là cái được hạn định, nó biểu thị một loạt đối tượng có cùng thuộc tính, còn địa danh là cái hạn định có chức năng hạn định cho thành tố chung với sự biểu thị những đối tượng cụ thể, được xác định trong lớp đối tượng mà thành tố chung chỉ ra. Chẳng hạn, trong phức thể địa danh “sông Tô Lịch” thì “sông” là cái hạn định, còn “Tô Lịch” là cái hạn định, giúp ta nhận diện một con sông cụ thể trong tổng số rất nhiều con sông ở Việt Nam . Qua việc phân tích mối quan hệ giữa các thành tố trong phức thể địa danh, có thể thấy rằng thực chất địa danh chỉ là bộ phận thứ hai đi sau thành tố chung. Bản thân địa danh thường là một danh từ hoặc danh ngữ và bao giờ cũng kết hợp với từ chỉ loại hình phía trước. Để tiện cho việc trình bày, chúng tôi tách thành tố chung và địa danh làm hai phần riêng biệt. II. THÀNH TỐ CHUNG 1. Khái niệm về thành tố chung Thành tố chung là một trong hai bộ phận cấu thành nên phức thể địa danh. Về khái niệm thành tố chung, các nhà nghiên cứu tuy có cách gọi tên không giống nhau, nhưng có cách hiểu khá thống nhất về nội hàm của nó. Có thể thấy định nghĩa sau của A.V.Superan skaja đã khái quát được bản chất của bộ phận này “là những tên gọi chung liên kết các đối tượng địa lý với mọi vật khác của thế giới hiện thực. Chúng được diễn đạt bằng các danh từ chung vốn được dùng để gọi tên và để xếp loại các đối tượng cùng kiểu , có cùng đặc điểm nhất định”. Như vậy, thành tố chung có thể hiểu là những danh từ (danh ngữ) chung có chức năng chỉ loại hình của một lớp đối tượng địa lý có cùng thuộc tính bản chất. Thành tố chung thường đứng trước địa danh để phản ánh loại hình của đối tượng được định danh. 2. Vấn đề thành tố chung của địa danh Việt Nam Khi nghiên cứu một yếu tố ngôn ngữ, chúng ta không thể không nói đến chức năng của yếu tố đó với tư cách là một bộ phận cấu thành nên hệ thống. Do đó, ở niên luận này chúng tôi tập trung vào phân tích và lý giải chức năng của thành tố chung trong một phức thể địa danh, xem xét thành tố chung có tác động như thế nào đến cấu tạo và chức năng của một phức thể địa danh. Đó chính là cái làm nên giá trị cũng như cơ sở tồn tại của nó. Trong một phức thể địa danh , thông thường thành tố chung có chức năng cơ bản là phân biệt loại hình cho địa danh. Nhưng trong nhiều trường hợp, thành tố chung còn vượt ra khỏi ranh giới tồn tại của mình để xâm nhập và chuyển hoá vào các yếu tố trong địa danh. Do đó, chúng tôi xem xét hiện tượng chuyển hoá từ thành tố chung thành địa danh hoặc một phần của địa danh (gọi tắt là hiện tượng chuyển hoá). 2.1. Cơ sở của hiện tượng chuyển hóa Trong phức thể địa danh, thành tố chung có tính chất khái quát hoá, còn địa danh có tính chất cụ thể hoá. Thông thường, khi mới hình thành các đối tượng được gọi tên bằng các danh từ chung chỉ loại hình. Sau đó, khi những đối tượng này dần dần được xác định cụ thể và có khả năng cá thể hoá thì những tên gọi được cấu tạo từ các danh từ chung đó chính là các thành tố chung được chuyển hoá vào tên gọi. Như vậy, cơ chế xâm nhập và chuyển hoá của các thành tố chung vào địa danh là do sự chi phối về nghĩa diễn ra trong quá trình định danh. Kết quả của cơ chế xâm nhập và chuyển hoá này là sự thay đổi về mặt cấu tạo của địa danh nói riêng và của cả phức thể địa danh nói chung. 2.2. Phân loại các xu hướng chuyển hoá từ thành tố chung vào địa danh Theo kết quả phân tích và xử lý tư liệu, hiện tượng chuyển hoá từ thành tố chung thành địa danh có 147 trường hợp (chiếm tỉ lệ 11,5%), chủ yếu diễn ra trong phạm vi địa danh đơn vị hành chính ( có 99 trên tổng số147 trường hợp, chiếm tỉ lệ 67,3%.) và đa phần là Hán Việt. Ví dụ như trong phức thể dịa danh sau: đường Nam Giang, bể Đông Khê, thì “giang” với nghĩa là sông, “khê” với nghĩa là khe nước, vốn là danh từ chung chỉ loại hình nhưng đã trở thành một bộ phận của địa danh Trong tổng số 147 trường hợp có hiện tượng chuyển hóa ta có thể phân loại ra hai xu hướng chính theo bảng sau Vị trí ban đầu Khi bị riêng hóa Trở thành địa danh Trở thành một bộ phận của địa danh Yếu tố 1 Yếu tố 2 Yếu tố 3 Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 17 11,5 92 62,5 38 26 0 0 Xu hướng chính thứ nhất: là thành tố chung chuyển hoá thành dịa danh, có nghĩa là lúc này thành tố chung độc lập tạo thành địa danh. Xu hướng này có 17 trường hợp, chiếm 11,5% Ví dụ : chợ Chùa , chợ Cầu,… Xu hướng chính thứ hai: thành tố chung chuyển hoá thành một bộ phận của địa danh. Trong xu hướng này thì nó lại được chia thành hai tiểu xu hướng sau: Thành tố chung chuyển hoá thành yếu tố thứ nhất của địa danh có 2 yếu tố trở lên chiếm số lượng và tỉ lệ cao nhất :92 trường hợp trên tổng số 147 trường hợp, chiếm 62,5%. Ví dụ : phố Hàng Đào, làng Đình Hương, chợ Đồng Xuân, đền Quán Thánh, núi Sơn Tây,….Chẳng hạn, trong phức thể “núi Sơn Tây”, “sơn” vốn là thành tố chung chỉ loại hình địa danh chỉ các đối tượng tự nhiên và đã được chuyển hoá thành yếu tố thứ nhất trong địa danh “Sơn Tây”. Thành tố chung chuyển thành yếu tố thứ hai của địa danh : có 38 trường hợp trên tổng số 147 trường hợp , chiếm tỉ lệ 26% . Ví dụ : đường Nam Giang, núi Tam Đảo, núi Sóc Sơn, đường Ngọc Hà,… Chẳng hạn, trong phức thể “đường Nam Giang” thì “giang” vốn là thành tố chung chỉ loại hình địa danh chỉ các đối tượng tự nhiên đã được chuyển hoá thành yếu tố thứ hai trong địa danh “Nam Giang”. Từ việc miêu tả,phân tích hiện tượng chuyển hoá của thành tố chung vào địa danh trên tư liệu địa danh trong ca dao, ta có thể rút ra một nhận xét khái quát : Về mặt cấu tạo : các thành tố chung này thường có cấu tạo đơn tiết nên nó dễ dàng hoạt động và xâm nhập vào địa danh. Về khả năng hoạt động độc lập các thành tố chung khi chuyển hoá thành địa danh ít được dùng độc lập do đã mờ nghĩa hoặc do nó là hình vị gốc Hán Việt. III. ĐỊA DANH 1. Khái niệm địa danh Địa danh là một bộ phận trong cả phức thể địa danh,luôn đứng thứ hai sau thành tố chung, có chức năng cá thể hoá và khu biệt hoá đối tượng. Nó là những danh từ hoặc những cụm danh từ dùng để định danh cho từng đối tượng địa lý cụ thể, được tách ra từ các lớp loại hình. Xét về vị trí, địa danh bao giờ cũng nằm ở một vị trí khá ổn định. Nó luôn đứng sau thành tố chung chỉ loại hình để hạn định ý nghĩa cho thành tố này.Đặc điểm về vị trí này do tính chất của loại hình ngôn ngữ tiếng Việt chi phối. Tiéng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập nên phương thức trật tự từ bao giờ cũng mang lại những giá trị thông tin ngữ nghĩa nhất định. Điều này thể hiện trong địa danh khá rõ nét trong sự kết thành tố chung đứng trước và địa danh đứng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNN11 (9).doc