MỤC LỤC
Trang
Mục lục 3
Phần mở đầu 4
I. Mô tả tình huống 6
II. Xác định mục tiêu xử lý tình huống 10
III. Phân tích nguyên nhân và hậu quả 11
1. Phân tích nguyên nhân 11
2. Hậu quả của sự việc trên 19
IV Kết quả của việc giải quyết tình huống 21
v Những nhận xét, đánh giá về cách xử lý tình huống đã được tiến hành trong thực tiễn. 28
VI Kết luận và kiến nghị 30
Tài liệu tham khảo 32
34 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2110 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Khiếu nại của công dân từ lá đơn xin minh oan cho vợ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ịnh của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được thông qua ngày 15/4/1992 (đã sửa đổi, bổ xung theo Nghị quyết số: 51, Quốc hội khoá 10, tháng 12/2001 )
. Luật khiếu nại, tố cáo đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 2/12/1998 (đã sửa đổi, bổ xung năm 2005) và luật có liên quan.
Việc ông Dương Văn Thực, chồng bà Dương Thị Nga đã gửi đơn khiếu nại đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc vợ của ông – bà Dương Thị Nga bị bắt oan là việc làm đúng quy định pháp luật về các quyền công dân trong Hiến pháp năm 1992 (đã SĐ).
Tại Điều 74, Chương V, Hiến pháp Việt Nam năm 1992 (đã SĐ) quy định:
"Công dân có quyền khiếu nại, quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào.
Việc khiếu nại, tố cáo phải được cơ quan Nhà nước xem xét và giải quyết trong thời hạn pháp luật quy định.
Mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân phải được kịp thời xử lý nghiêm minh. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất và phục hồi danh dự.
Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác ".
Liên quan đến việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công dân, Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định tại Điều139, Chương XIII “Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”.
Liên quan đến trình tự, thủ tục tiến hành các hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đã quy định tại Điều 255, Chương XXV:
” Những bản án và quyết định được thi hành
1. Những bản án và quyết định được thi hành là những bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật, bao gồm:
a) Những bản án và quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo trình tự phúc thẩm;
b) Những bản án và quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm;
c) Những quyết định của Tòa án giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
2. Trong trường hợp bị cáo đang bị tạm giam mà Tòa án cấp sơ thẩm quyết định đình chỉ vụ án, không kết tội, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt cho bị cáo, hình phạt không phải là tù giam hoặc phạt tù nhưng cho hưởng án treo hoặc khi thời hạn phạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời hạn đã tạm giam thì bản án hoặc quyết định của Tòa án được thi hành ngay, mặc dù vẫn có thể bị kháng nghị, kháng cáo”.
Dư luận xã hội bức xúc vì một vụ việc bắt người, giam giữ, truy tố và xét xử oan sai kể trên lại do đồng thời cả ba cơ quan bảo vệ pháp luật là Công an quận Hoàn Kiếm, Viện kiểm sát nhân dân quận Hoàn Kiếm và Toà án nhân dân quận Hoàn Kiếm mắc sai phạm; Vấn đề xã hội quan tâm, cần được lí giải ở đây là:
+ Có đúng là bà Dương Thị Nga đã phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công dân hay không ?
+ Nếu đúng là bà Dương Thị Nga đã phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhưng số lượng tiền chiếm đoạt chỉ là 200. 000 đ, thì hành vi đó đã đủ để cấu thành tội phạm, đủ để truy cứu truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa ?
+ Việc làm đó có trái với quy định của Bộ luật Hình sự 1999 tại Điều139, Chương XIII “Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản “ hay không ?
+ Nếu việc làm đó trái với quy định pháp luật (Bộ luật Hình sự 1999) thì việc giải quyết, xử lí với những cá nhân sai phạm của 3 cơ quan bảo vệ pháp luật sẽ như thế nào ?
Qua thực tế các cơ quan nhà nước khi giải quyết vụ việc, dù ở mức độ nào cũng phải ra quyết định, các quyết định hành chính đóng một vai trò rất quan trọng trong hoạt động của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước, thông qua các quyết định được ban hành theo luật định, các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện thẩm quyền của mình trong việc điều hành, quyết định hành chính trực tiếp phản ánh ý chí của quyền lực nhà nước, thể hiện ý chí quyền lực đơn phương của cơ quan nhà nước, các cơ quan, tổ chức Nhà nước uỷ quyền ban hành các quyết định trên cơ sở pháp luật và nhằm thực hiện theo trình tự và hình thức văn bản theo quy định của pháp luật. Việc ban hành các quyết định hành chính là nhiệm vụ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm định ra chính sách, quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các quy định pháp luật hành chính cụ thể, nhằm thực hiện các nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn của quyền hành pháp nhà nước. Do đó phải đề cao trách nhiệm vật chất cá nhân và cơ quan ra quyết định. Cấp càng cao khi ra quyết định càng đòi hỏi phải có luận cứ nghiêm túc, quyết định sáng tạo hay quan liêu phụ thuộc vào năng lực, tư duy của cá nhân và cơ quan quản lý nhà nước.
Với đặc điểm như trên, quyết định hành chính là hành vi của các cơ quan hành chính Nhà nước hoặc cá nhân, tổ chức được uỷ quyền nhằm đưa ra các quyết định chung hay tình trạng pháp lý cụ thể cá biệt cho công dân hay tập thể hoặc tổ chức.
Nguyên tắc quản lý nhà nước bằng pháp luật đòi hỏi mọi hành động của cơ quan quản lý nhà nước trong đó có hoạt động ra các quyết định hành chính phải phù hợp với pháp luật hiện hành về nội dung và trình tự ban hành, đó là mọi quyết định hành chính được ban hành trên cơ sở hiến pháp, pháp luật, văn bản của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên phải nhằm thực hiện Hiến pháp, pháp luật.
Mặt khác các quyết định hành chính phải đảm bảo được nguyện vọng của nhân dân và thực tiễn trong từng giai đoạn cụ thể. Tuy nhiên trong thực tế còn nhiều quyết định hành chính chưa tuân thủ pháp luật của cấp trên dẫn đến tình trạng khiếu nại của công dân trên các lĩnh vực đời sống xã hội.
Tính hợp pháp và tính hợp lý quyết định hành chính có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, khi ban hành quyết định hành chính các cơ quan hành chính nhà nước bảo đảm được tính hợp pháp và tính hợp lý chỉ khi đó văn bản đưa ra mới có khả năng thực thi, được xã hội chấp nhận.
Tính hợp pháp của quyết định hành chính được thể hiện ở chỗ các quyết định hành chính phải phù hợp với nội dung và mục đích của luật, nghĩa là các quyết định hành chính không được trái với hiến pháp, pháp luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, các quyết định đó phải được ban hành trong phạm vi thẩm quyền của cơ quan hoặc chức vụ, yêu cầu này đòi hỏi mỗi cơ quan chỉ có quyền hạn ban hành quyết định, giải quyết các vấn đề nhất định do pháp luật quy định (chức năng, nhiệm vụ), không lạm quyền, lẩn tránh trách nhiệm.
Việc phân định rõ thẩm quyền của mỗi cấp cơ quan nhà nước bảo đảm cho cơ quan thực hiện trách nhiệm một cách chủ động, không can thiệp trái thẩm quyền vào quyền hạn của cơ quan khác, để tránh lạm quyền, lẩn tránh trách nhiệm, làm mất trật tự trong quản lý hành chính nhà nước.
Quyết định hành chính nhà nước phải được ban hành xuất phát từ những lý do xác thực, bức xúc nghĩa là chỉ khi nào trong đời sống xã hội xuất hiện có nhu cầu, các sự kiện được pháp luật quy định cần phải ban hành thi cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền mới ban hành quyết định nhằm quy định chung hoặc áp dụng pháp luật cho các trường hợp cụ thể (ví dụ như trong vụ án Dương Thị Nga).
Ba ngày sau, khi vụ việc được phát trên bản tin thời sự 6 giờ ngày 7/1/2003, ngày 10/1/2003 Chánh án Toà án nhân dân thành phố Hà Nội đã ra Quyết định số 01/KN/QĐ kháng nghị Bản án sơ thẩm số 438 ngày 2/12/2002 của Toà án nhân dân quận Hoàn Kiếm, đề nghị Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân thành phố Hà Nội xử lại vụ án theo trình tự giám đốc thẩm. Cùng ngày, Chánh án Toà án nhân dân thành phố Hà Nội đã ra Quyết định số: 01/QĐ-GĐT tạm đình chỉ thi hành hình phạt tù và quyết định trả lại tự do ngay cho bị cáo Dương Thị Nga).
Quyết định hành chính nhà nước chỉ bảo đảm tính hợp pháp là chưa đủ mà phải bảo đảm tính hợp lý thì mới có tính thực thi cao, tính hợp lý của quyết định hành chính phải đảm bảo hài hoà giữa lợi ích của Nhà nước, tập thể và cá nhân. Yêu cầu này đòi hỏi sự cân đối hợp lý giữa Nhà nước và xã hội, coi lợi ích Nhà nước, lợi ích tập thể, lợi ích của xã hội với lợi ích của công dân là tiêu chí để đánh giá tính hợp lý của quyết định hành chính.
Quyết định hành chính phải có tính cụ thể và phù hợp với từng vấn đề, với các đối tượng thực hiện, một quyết định có hiệu lực và khả năng thực thi cao khi nó ban hành đúng lúc, phù hợp với nhu cầu quản lý, trong trường hợp không cần thiết mà vẫn ban hành quyết định thì không những không mang lại hiệu quả mà thậm chí còn gây thiệt hại về vật chất và tinh thần của đối tượng quản lý.
Trong trường hợp vụ án bà Dương Thị Nga, giả sử bà Dương Thị Nga có lừa đảo thật 200.00đ của bà Lê thì chỉ cần xử phạt hành chính là xong, vì theo pháp luật hiện hành thì: nếu số tiền lừa đảo chưa đến 500.000đ thì không cần thiết phải có Quyết định bắt khẩn cấp của Công an quận Hoàn Kiếm, cũng không đến mức Viện kiểm sát nhân dân quận Hoàn Kiếm phải ra quyết định truy tố
“Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm” ( Điều 139, BLHS 1999)”.
Bà Dương Thị Nga chưa bao giờ bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản và giả sử bà Dương Thị Nga có lừa đảo thật 200.00đ của bà Lê thì cũng không thể gây ra “hậu quả nghiêm trọng”. Thế nhưng, người ta vẫn cố tình “Hình sự hoá ” một vụ việc cỏn con đó bằng sự phối hợp của 3 cơ quan với một loạt các biện pháp nghiệp vụ của các cơ quan bảo vệ pháp luật :
- Quyết định bắt khẩn cấp của Công an quận Hoàn Kiếm;
- Viện kiểm sát nhân dân quận Hoàn Kiếm phải ra quyết định truy tố;
- Toà án nhân dân quận Hoàn Kiếm mở ngay một phiên toà để xét xử và phán quyết phạt tù Dương Thị Nga 04 tháng tù giam.
Chính vì các quyết định của các cơ quan thi hành pháp luật quận Hoàn Kiếm, Hà Nội ra không đúng lúc, không đúng pháp luật nên bị dư luận xã hội và nhân dân trong cả nước bất bình.
Quyết định thi hành chính phải đảm bảo tính hệ thống toàn diện, nội dung quyết định phải đảm bảo các yếu tố chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, các biện pháp phải đồng bộ, phù hợp với biện pháp trong các quyết định có liên quan.
Xem một quyết định có hợp pháp hay không khi nó đã đảm bảo tính hợp pháp, điều đó có nghĩa là trước khi ra quyết định hành chính phải hợp pháp không thể vì lý do hợp lý mà ban hành các quyết định trái với pháp luật.
Đáng ra việc khiếu nại của công dân không xảy ra nếu trước đó ở một cơ quan quản lý nhà nước ra các quyết định đúng đắn, tuân thủ pháp luật, chấp hành cơ quan quản lý cấp trên, đảm bảo hài hoà hợp lý giữa lợi ích của Nhà nước, tập thể và lợi ích công dân. Mặt khác, phải phát hiện sớm và xử lý nghiêm minh đối với cơ quan đơn vị, cá nhân ra quyết định hành chính vi phạm pháp luật.
Diễn biến của vụ án Dương Thị Nga xảy ra ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội như đã trình bày ở phần trên, nhưng ở đây muốn nói đến công tác quản lý cán bộ còn thiếu sót ở một cơ quan chức năng thi hành pháp luật mà còn để xảy ra vi phạm pháp luật, điều này cũng nói lên sự quan tâm giáo dục thường xuyên cho cán bộ chưa được coi trọng, không quản lý theo dõi được cán bộ nên không kịp thời phát hiện các sai sót trong công tác nghiệp vụ chuyên môn.
Chính vì vậy trong công tác về thu thập chứng cứ của vụ án Dương Thị Nga của công an, Viện kiểm sát quận Hoàn Kiếm lại có những thiếu sót nghiêm trọng đã vi phạm các điều 47, 48, 79 của Bộ luật tố tụng hình sự, làm cho việc đánh giá chứng cứ phiến diện không đầy đủ, thiếu khách quan, đặc biệt Dương Thị Nga có những giấy tờ của chính quyền địa phương chứng minh là bà Dương Thị Nga không hề có mặt tại Hà Nội vào ngày xảy ra vụ án;
Ông Dương Văn Thực, chồng bà Dương Thị Nga đã gửi đơn khiếu nại đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong đó có cho công an quận Hoàn Kiếm kèm theo đơn khiếu nại của ông còn có Giấy xác nhận của chính quyền địa phương – Uỷ ban nhân dân xã Chiềng Sơ, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La.
Nhưng hồ sơ truy tố ra trước toà không thấy những giấy tờ này. Vì khi quy tội cho một đối tượng thì trước hết phải tìm cách gỡ tội, sau đó mới kết tội đó là đạo lý của những người thi hành pháp luật. Khi xét xử Toà án lại không triệu tập ông Dương Văn Thực - chồng bà Dương Thị Nga để thẩm phán làm rõ lời khai tại cơ quan điều tra là ngày 12/10/2002 bà Dương Thị Nga đang bị ốm ở Sơn La cũng là một thiết sót của cơ quan xét xử.
Trong công tác, tổ chức cán bộ là khâu then chốt, là sự sắp xếp đầy tính khoa học và nghệ thuật về sự thiết lập các mối liên hệ giữa con người với con người để thực hiện các mục tiêu đề ra, cần căn cứ vào khả năng, kinh nghiệm và năng lực của mỗi người cụ thể để sắp xếp công việc cho phù hợp, yếu tố quan trọng trong tổ chức cán bộ là làm rõ chức năng nhiệm vụ, thẩm quyền của mỗi người, những người có liên quan trong vụ án này nến thể hiện rõ điều nói ở trên thì vụ án có thể không xảy ra.
Trong tình huống cụ thể này, nguyên nhân của tình huống thể hiện khái quát ở các khía cạnh sau :
- Thiếu xót trong tổ chức và hoạt động quản lý nhà nước ở các cấp, đặc biệt là các cơ quan bảo vệ pháp luật trong hoạt động, điều hành, sử dụng thẩm quyền, công tác kiểm tra, kiểm soát.
- Sự bất cập trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến vụ việc.
- Sự thiếu trách nhiệm, sự yếu kém về năng lực công tác và cũng có thể liên quan đến phẩm chất đạo đức của cán bộ, công chức trong giải quyết vụ việc.
2. Hậu quả của sự việc trên
Nếu không giải quyết thoả đáng những rắc rối trong việc bắt, giam giữ công dân, điều tra, truy tố, xét xử công dân trái pháp luật của các cơ quan bảo vệ pháp luật, thì sẽ gây bất bình trong dư luận xã hội, nhân dân sẽ thiếu tin tưởng vào các cơ quan bảo vệ pháp luật;
Nếu không giải quyết thoả đáng vụ việc kể trên, sẽ không bảo vệ được các quyền và lợi ích chính đáng của gia đình công dân, nhân dân sẽ mất niềm tin vào pháp luật của Nhà nước;
Nếu không xử lí kỉ luật nghiêm khắc đối với những cán bộ, công chức nhà nước vi phạm pháp luật trong việc bắt, giam giữ công dân, điều tra, truy tố, xét xử công dân nói riêng, khi thực thi công vụ nói chung, nhân dân sẽ mất niềm tin vào Đảng, Nhà nước;
Nếu không giải quyết thoả đáng vụ việc kể trên, không xử lí kỉ luật nghiêm khắc, đúng người đúng tội thì pháp chế XHCN sẽ suy giảm, kỷ cương phép nước sẽ bị buông lỏng.
Đồng chí Phạm Chuyên - Giám đốc công an thành phố Hà Nội đã làm việc với đồng chí Trần Mai Hạnh - Uỷ viên Trung ương Đảng, Tổng giám đốc Đài tiếng nói Việt Nam về vụ án Dương Thị Nga xảy ra ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội và thống nhất một số việc trong đó có nói rõ: "Đây là vụ án nhỏ nhưng gây xôn xao và bức xúc trong dư luận vì vi phạm đến quyền công dân, vì lẽ đó với trách nhiệm là cơ quan quản lý cấp trên, công an thành phố Hà Nội giao cho cơ quan công an thành phố phối hợp cơ quan có trách nhiệm của Đài tiếng nói Việt Nam cùng trao đổi, thẩm tra, đánh giá các tài liệu, chứng cớ để cung cấp cho cơ quan bảo vệ luật pháp cấp trên có thẩm quyền xử lý đúng pháp luật và sớm công khai trước công luận những thông tin đầy đủ chính xác về vụ việc này".
IV. Kết quả của việc giải quyết tình huống
Sau khi vụ việc được đưa ra công luận, lãnh đạo công an thành phố chỉ thị cho công an quận Hoàn Kiếm tiến hành kiểm tra xem xét một cách nghiêm túc với tinh thần xử lý nghiêm minh các cán bộ công an có sai phạm và công khai xin lỗi trước dân.
Ba ngày sau khi vụ việc được phát trên bản tin thời sự lúc 6 giờ ngày 7/1/2003, ngày 10/1/2003, Chánh án Toà án nhân dân thành phố Hà Nội đã ra Quyết định số: 01/KN/QĐ kháng nghị Bản án sơ thẩm số: 438 ngày 2/12/2002 của Toà án nhân dân quận Hoàn Kiếm Hà Nội, đề nghị Uỷ ban phẩm phán Toà án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử lại vụ án theo trình tự giám đốc thẩm. Cùng ngày, Chánh án Toà án nhân dân thành phố Hà Nội đã ra Quyết định số 01/QĐ-GĐT tạm đình chỉ thi hành hình phạt tù và quyết định trả lại tự do ngay cho bị cáo Dương Thị Nga.
Tháng 01 năm 2003, Thanh tra Bộ công an, Công an Hà Nội, Viện Kiểm sát nhân dân Hà Nội đã cử đoàn công tác lên xã Chiềng Sơ, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La để tiến hành lấy lời khai để làm rõ thêm một số tình tiết, và Đài tiếng nói Việt Nam cũng đã cử phóng viên lên xã Chiềng Sơ, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La để thu thập tài liệu, điều tra, xác minh về vụ án.
Thực hiện đề nghị của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và theo pháp luật ngày 21/2/2003, Đài tiếng nói Việt Nam đã bàn giao tài liệu vụ án bà Dương Thị Nga cho đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao và một số cơ quan có thẩm quyền theo yêu cầu, trong đó có Biên bản vụ việc, chữ ký, dấu xác nhận của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Công an xã Chiềng Sơ và Trưởng bản cùng các nhân chứng xác nhận gồm có ba nội dung:
- "Bà Dương Thị Nga nhân thân tốt, chưa từng có tiền án, tiền sự, gia đình chấp hành nghiêm chính sách, pháp luật nhà nước và các quy định của bản, xã được bà con dân bản quý mến".
- Bà Dương Thị Nga đau yếu bệnh nặng cần được chữa trị kịp thời.
- Thời gian 12/10/2002 mà theo bà Phạm Thị Lê khai bị bà Nga lừa vay tiền để chiếm đoạt 200.000đ ở Hà Nội thì ba Nga lại có mặt tại xã Chiềng Sơ, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La. Nghĩa là bà Nga ngoại phạm vụ án này.
Ngày 28/4/2003, Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân thành phố Hà Nội đã mở phiên toà dưới sự chủ toạ của Chánh án Toà án nhân dân thành phố Hà Nội để xét xử giám đốc thẩm vụ án hình sự bị cáo Dương Thị Nga, tham dự còn có ông Hoàng Ngọc Cẩm, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội theo sự uỷ quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội.
Sau khi xem xét, nghiên cứu toàn bộ hồ sơ Bản án sơ thẩm số: 438 ngày 2/12/2003 của Toà án nhân dân quận Hoàn Kiếm, Hà Nội và tài liệu bổ sung của Thanh tra Bộ công an, Công an Hà Nội, Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hà Nội, Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân thành phố Hà Nội đã kết luận:
" Căn cứ vào toàn bộ tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án cũng như các tài liệu do cơ quan thanh tra Bộ công an, Công an Hà Nội, Viện kiểm sát nhân dân Hà Nội xác minh khiếu nại của ông Dương Văn Thực và bà Dương Thị Nga, Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân thành phố Hà Nội nhận thấy rằng:
- Việc điều tra thu thập chứng cứ và xét xử của các cơ quan tiến hành tố tụng quận Hoàn Kiếm đã vi phạm nghiêm trọng trình tự và thủ tục tố tụng hình sự và áp dụng chưa đúng quy định của pháp luật hình sự về đường lối xử lý vụ án;
- Các chứng cứ, tài liệu hiện có không đủ căn cứ để kết luận Dương Thị Nga là người đã có hành vi lừa đảo chiếm đọat 200.000đ của bà Phạm Thị Lê, lẽ ra phải hủy toàn bộ bản án đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại theo quy định tại Điều 255, Bộ luật tố tụng hình sự, nhưng xét thấy quy định tại Điều 139, Chương XIII, Bộ luật Hình sự đã được Quốc hội thông qua ngày 21/12/1999 và mục C điểm 3, Nghị quyết số: 32/1999/NQ-QH10 ngày 21/12/1999 của Quốc hội khoá 10 thì trường hợp này phải đình chỉ vụ án hình sự, bởi số tiền chiếm đoạt là dưới 500.000đ và đến nay vẫn chưa đủ chứng cứ xác định ai là người chiếm đoạt số tiền 200.000đ của bà Lê, theo quy định tại Điều 139 của Bộ luật hình sự năm 1999 và Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính thì việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác giá trị dưới 500.000đ và không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 139 Bộ luật Hình sự thì không phải là tội phạm và thuộc quyền của cơ quan điều tra xử lý theo thủ tục hành chính".
Về trách nhiệm bồi thường thiệt hại, Bản án sơ thẩm số: 438 ngày 2/12/2002 của Toà án quận Hoàn Kiếm đã kết án bà Dương Thị Nga phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản công dân, do đó đã buộc bà Dương Thị Nga phải bồi thường cho bà Phạm Thị Lê số tiền là 200.000đ. Nay, Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân thành phố Hà Nội thấy chưa đủ căn cứ kết luận Dương Thị Nga có hành vi chiếm đoạt số tiền của bà Lê do đó xác định và Nga không phải bồi thường cho bà Lê 200.000đ và số tiền 580.000 đ cơ quan điều tra đã lập biên bản thu giữ phải được trả lại toàn bộ cho bà Dương Thị Nga.
Ngoài ra, theo tài liệu xác minh của cơ quan công an và Viện kiểm sát Hà Nội, khi bị tạm giam bà Dương Thị Nga, có ký gửi tại cơ quan công an quận Hoàn Kiếm số tiền là 1.640.000đ với sự đồng ý của bà Dương Thị Nga, Công an quận Hoàn Kiếm đã trích một số tiền trong số 1.640.000 đ này để bà Nga chi tiêu, khám bệnh, mua thuốc và trả bà Lê.
Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân thành phố Hà Nội thống nhất với ý kiến của vị đại diện Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội phát biểu tại phiên toà giám đốc thẩm là việc công an quận Hoàn Kiếm giữ và xử lý số tiền này không theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự mà theo thủ tục hành chính tư pháp, do đó yêu cầu công an quận Hoàn Kiếm có trách nhiệm thanh toán số tiền này với Dương Thị Nga theo đúng quy định của pháp luật hành chính.
Qua việc xét xử giám đốc thẩm vụ án này, Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân thành phố Hà Nội thấy cần kiến nghị với cơ quan chức năng xem xét để xử lý theo đúng quy định của pháp luật đối với những cán bộ có thiếu sót nghiêm trọng trong quá trình thụ lý và giải quyết vụ án này.
Từ các nhận định trên và căn cứ vào các Điều 254, 255 của Bộ luật tố tụng hình sự, Điều 139 Bộ luật Hình sự đã được Quốc hội thông qua ngày 21/12/1999, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/ 01/ 2000 và mục C điểm 3 Nghị quyết số 32/1999/QH10 của Quốc hội khoá 10, Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân thành phố Hà Nội quyết định:
1. Huỷ bỏ toàn bộ bản án sơ thẩm số 438 ngày 2/12/2002 của Toà án nhân dân quận Hoàn Kiếm và đình chỉ vụ án hình sự.
2. Tuyên bố không đủ căn cứ chứng minh Dương Thị Nga phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản công dân, trả lại cho chị Nga toàn bộ số tiền bị tạm giữ 580.000đ (năm trăm tám mươi nghìn đồng).
3. Bài học đắt giá của các cơ quan tư pháp từ vụ án Dương Thị Nga ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Công an quận Hoàn Kiếm đã công bố quyết định kỷ luật đối với những cán bộ vi phạm trong vụ án Dương Thị Nga.
- Cảnh cáo đối với thiếu tá Nguyễn Mạnh Hùng - Phó trưởng Công an quận Hoàn Kiếm; Hà Đăng Hải - Đội phó đội cảnh sát điều tra; Doãn Bửu Hiệp - Đội phó Đội cảnh sát điều tra; Lê Huy Dương - điều tra viên.
- Miễn chức vụ Đội phó của Hà Đăng Hải và Doãn Bửu Hiệp; Điều tra viên Lê Huy Dương chuyển công tác khác.
- Khiển trách đối với Trung tá Bùi Đình Doãn - Phó trưởng công an quận Hoàn Kiếm vì đã ký giấy bắt khẩn cấp và tạm giam bà Dương Thị Nga.
+ Kỷ luật về Đảng:
- Cảnh cáo đối với các Đảng viên Nguyễn Mạnh Hùng, Hà Đăng Hải, Lê Huy Dương.
- Khiển trách đối với Đảng viên Nguyễn Hữu Hiệp
- Phê bình đối với Bùi Đình Doãn.
Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân quận Hoàn Kiếm cũng đã có kỷ luật đối với các ông bà:
+ Kỷ luật về Đảng:
- Cảnh cáo đối với Đảng viên Vũ Ngọc Tuyên - Chánh án Toà án nhân dân quận Hoàn Kiếm.
- Cảnh cáo đối với Vũ Thị Kim Thư - Phó viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân quận Hoàn Kiếm và kiểm sát viên thụ án.
+ Xử lý hành chính:
- Chuyển bà Vũ Thị Kim Thư sang phụ trách án dân sự
- Khiển trách đối với Đặng Đình Sơn - Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân quận Hoàn Kiếm .
Ngày 17/7/2003, đoàn công tác đã trở lại xã Chiềng Sơ, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La để gặp vợ chồng bà Dương Thị Nga và ông Dương Văn Thực, buổi gặp có đại diện lãnh đạo xã Chiềng Sơ huyện Sông Mã chứng kiến đoàn công tác thực hiện theo thủ tục pháp luật quy định về quyết định dân sự trong bản án giám đốc thẩm ngày 28/4/2003 của Uỷ ban thẩm phán Toà án nhân dân thành phố Hà Nội.
Thay mặt các cơ quan khối nội chính quận Hoàn Kiếm, Trung tá Hoàng Công Khôi đã thẳng thắn thừa nhận những sai phạm của một số cán bộ "Chúng tôi mong muốn anh Thực, chị Nga và mọi người có sự tha thứ, sự rộng lượng với những thiếu sót ấy, để cho các cơ quan nội chính quận Hoà
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tl_khieu_nai_ve_xet_xu_oan_sai_0153.doc