MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu 1
I. Khu công nghiệp sinh thái 2
1. Khu công nghiệp 2
1.1. Khái niệm 2
1.2. Vai trò 2
1.3. Hạn chế 3
2. Sinh thái công nghiệp 5
2.1. Khái niệm 5
2.2. Trao đổi chất công nghiệp 6
2.2.1.Quá trình trao đổi chất công nghiệp 6
2.2.2.Quá trình trao đổi chất công nghiệp so với quá trình trao đổi chất sinh học 7
2.3. Hệ sinh thái công nghiệp 9
3. Khu công nghiệp sinh thái 11
3.1. Khái niệm 11
3.2. Mục tiêu của Khu công nghiệp sinh thái 13
3.3. Lợi ích của việc phát triển KCNST 15
3.3.1. Đối với các DN thành viên và chủ đầu tư KCNST 15
3.3.2. Đối với sản xuất công nghiệp 16
3.3.3. Đối với xã hội 16
3.3.4. Đối với môi trường 16
II. Hiện trạng xây dựng Khu công nghiệp sinh thái 18
1. Khu công nghiệp sinh thái trên thế giới 18
2. Vấn đề phát triển KCNST tại Việt Nam 23
2.1 Áp dụng thuyết Sinh thái công nghiệp ở Việt Nam 23
2.2. Các dự án phát triển KCNST 24
2.3. Khả năng áp dụng mô hình KCNST ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 28
III. Giải pháp phát triển Khu công nghiệp sinh thái 29
1. Tiêu chuẩn Khu công nghiệp sinh thái 29
2. Giải pháp xử lý cuối đường ống và KCNST 29
3. Phương pháp xây dựng KCNST 32
Lời kết 37
Tài liệu tham khảo 38
43 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 9471 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Khu công nghiệp sinh thái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g chất thải phát sinh sẽ giảm do chất thải/phế phẩm được sử dụng để thay thế một phần nguyên liệu và năng lượng cần thiết.
Có thể phân chia hệ STCN theo 5 dạng khác nhau dựa trên ranh giới của hệ thống. Tiêu chí để xác định ranh giới của hệ STCN là dựa trên vị trí địa lý hoặc chuỗi sản phẩm/nguyên liệu. Các loại hình hệ STCN này có thể mô tả như sau:
- Hệ STCN theo chu trình vòng đời sản phẩm. Trong trường hợp này, ranh giới của hệ STCN được xác định theo các thŕnh phần kinh tế (cả nhà sản xuất và người tiêu dùng) liên quan đến một loại sản phẩm cụ thể.
- Hệ STCN theo chu trình vòng đời nguyên liệu. Tương tự hệ sinh thái theo chu trình vòng đời sản phẩm, ranh giới của hệ STCN theo chu trình vòng đời nguyên liệu được xác định bởi các thŕnh phần liên quan đến một loại nguyên liệu cụ thể.
- Hệ STCN theo diện tích/vị trí địa lý. KCN Burnside ở Halifax (Canada), KCN Kalunborg (Đan Mạch) là những thí dụ điển hình về loại hình hệ STCN này. Trong trường hợp này, ranh giới địa lý không kể đến khu vực tiêu thụ sản phẩm.
- Hệ STCN theo loại hình công nghiệp. Theo cách phân loại này, một nhóm các cơ sở sản xuất thuộc cùng loại hình công nghiệp hợp thành hệ STCN. Trong thực tế, loại hình hệ STCN này được xây dựng theo định hướng môi trường chung của từng loại hình công nghiệp.
- Hệ STCN hỗn hợp. Trong trường hợp này, khái niệm hệ STCN không đề cập đến một ranh giới cụ thể mà chỉ xem xét mối tương quan giữa các nhà máy có thể sử dụng phế phẩm/phế liệu của nhau. Đây là loại hình thông dụng nhất.
3. Khu công nghiệp sinh thái
3.1. Khái niệm
Khu công nghiệp sinh thái (KCNST - Eco-Industrial Park) là một cộng đồng các doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ có mối liên hệ mật thiết trên cùng một lợi ích là hướng tới một hoạt động mang tính xã hội, kinh tế và môi trường chất lượng cao, thông qua sự hợp tác trong việc quản lý các vấn đề về môi trường và nguồn tài nguyên. Bằng các hoạt động hợp tác chặt chẽ với nhau, cộng đồng KCNST sẽ đạt được một hiệu quả tổng thể lớn hơn nhiều so với tổng các hiệu quả mà từng doanh nghiệp hoạt động riêng lẻ gộp lại. Trong KCNST cơ sở hạ tầng công nghiệp được thiết kế sao cho chúng có thể tạo thành một chuỗi hệ sinh thái hòa hợp với hệ sinh thái tự nhiên trên toàn cầu. KCNST hình thành trên cơ sở Sinh thái học Công nghiệp (STHCN), sản xuất sạch, quy hoạch, kiến trúc và xây dựng bền vững, tiết kiệm năng lượng và hợp tác các doanh nghiệp.
Khái niệm KCNST bắt đầu được phát triển từ đầu những năm 90 của thế kỷ 20 trên cơ sở của Sinh thái học công nghiệp. Hệ công nghiệp không phải là các thực thể riêng rẽ mà là một tổng thể các hệ thống liên quan giống như hệ sinh thái; STHCN tìm cách loại trừ khái niệm “chất thải” trong sản xuất công nghiệp. Mục tiêu cơ bản là tăng cường hiệu quả của hoạt động công nghiệp và cải thiện môi trường: giảm thiểu sử dụng tài nguyên thiên nhiên không thể tái tạo, giảm thiểu các tác động xấu môi trường, duy trì hệ sinh thái tự nhiên của khu vực...
KCN Kalundborg, Đan Mạch được coi là KCN điển hình đầu tiên trên thế giới ứng dụng Cộng sinh công nghiệp, một trong những nghiên cứu của STHCN, vào việc phát triển một hệ thống trao đổi năng lượng và nguyên vật liệu giữa các công ty từ năm 1972. Trong vòng 15 năm (từ 1982-1997), lượng tiêu thụ tài nguyên của KCN này giảm được 19.000 tấn dầu, 30.000 tấn than, 600.000 m3 nước, và giảm 130.000 tấn cácbon dioxide thải ra. Theo thống kê năm 2001, các công ty trong KCN này thu được 160 triệu USD lợi nhuận trên tổng đầu tư 75 triệu USD. Mô hình hoạt động KCN này là cơ sở quan trọng để hình thành hệ thống lý luận STHCN và các KCNST trên thế giới. Hiện nay trên thế giới có khoảng hơn 30 KCNST, phần lớn nằm ở nước Mỹ và châu Âu. Tại châu Á, mạng lưới công nghiệp sinh thái với một số các KCNST đã được thành lập và phát triển ở Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước khác. Với sự nghiên cứu ngày càng sâu về STHCN và các lĩnh vực liên quan khác, với các tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật và công nghệ, KCNST đã trở thành một mô hình mới cho phát triển công nghiệp, kinh tế và xã hội phù hợp với tiến trình phát triển bền vững toàn cầu.
KCNST được hình thành dựa trên các nghiên cứu và thử nghiệm trong các lĩnh vực cấp thiết hiện nay như: sinh thái học công nghiệp, sản xuất sạch; quy hoạch, kiến trúc và xây dựng bền vững; tiết kiện năng lượng; hợp tác doanh nghiệp. Các lĩnh vực này đang tạo nên một trào lưu rộng khắp bằng các nghiên cứu, chính sách và dự án cụ thể nhằm chứng tỏ các nguyên tắc của phát triển bền vững.
3.2. Mục tiêu của Khu công nghiệp sinh thái
Mục đích của KCNST là nhằm xây dựng một hệ công nghiệp gồm nhiều nhà máy hoạt động độc lập nhưng kết hợp với nhau một cách tự nguyện, hình thành quan hệ cộng sinh giữa các nhà máy với nhau và với môi trường. Như vậy, các nhà máy trong KCNST cố gắng đạt được những lợi ích kinh tế và hiệu quả bảo vệ môi trường chung thông qua việc quản lý hiệu quả năng lượng, nước và nguyên liệu sử dụng. Theo nghiên cứu của trường Đại học Cornell, một KCNST phải bao gồm các nhà máy cộng tác với nhau trên cơ sở phối hợp:
- Trao đổi các loại sản phẩm phụ.
- Tái sinh, tái chế, tái sử dụng sản phẩm phụ tại nhà máy, với các nhà máy khác và theo hướng bảo toàn tài nguyên thiên nhiên.
- Các nhà máy phấn đấu sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường (sản phẩm sạch).
- Xử lý chất thải tập trung.
- Các loại hình công nghiệp phát triển trong KCN được quy hoạch theo định hướng bảo vệ môi trường của KCNST.
- Kết hợp giữa phát triển công nghiệp với các khu vực lân cận (vùng nông nghiệp, khu dân cư...) trong chu trình trao đổi vật chất (nguyên liệu, sản phẩm, phế phẩm, chất thải).
Mục tiêu của KCNST là cải thiện hoạt động kinh tế đồng thời giảm thiểu các tác động tới môi trường của các doanh nghiệp thành viên (DNTV) trong KCNST.
Một KCNST thực sự cần phải là:
• Một mạng lưới hay một nhóm các doanh nghiệp sử dụng các phế phẩm, phụ phẩm của nhau.
• Một tập hợp các doanh nghiệp tái chế.
• Một tập hợp các công ty có công nghệ sản xuất bảo vệ môi trường.
• Một tập hợp các công ty sản xuất sản phẩm sạch.
• KCN được thiết kế theo một chủ đề môi trường nhất định (ví dụ KCNST năng lượng tái sinh, tái tạo tài nguyên).
• KCN với hệ thống hạ tầng kỹ thuật (HTKT) và công trình xây dựng bảo vệ môi trường.
• Khu vực phát triển hỗn hợp (công nghiệp, thương mại, ở…).
Bảng so sánh các mô hình KCN
Mô hình KCN
Quá trình Công nghệ
Sử dụng Tài nguyên
Chất thải
Giải pháp Xử lý
Mục tiêu Môi trường
KCN truyền thống
Theo tuyến
Không chọn lọc
Tăng theo phát triển CN
Thải vào môi trường
Ô nhiễm môi trường
KCN thân thiện môi trường
Theo tuyến
Tối ưu hoá
Giảm phát sinh
Phối hợp các giải pháp
Bảo tồn tài nguyên
KCNST
Hệ thống
Có chọn lọc
Giảm tối đa
Tuần hoàn, tái chế
Giảm tác động MT
So sánh mô hình KCN truyền thống với mô hình KCNST cho thấy: mô hình KCN truyền thống vận hành theo quy trình, phát sinh nhiều chất thải là điều khó tránh khỏi. Trong khi đó, mô hình KCNST vận hành theo hệ thống khép kín trên nguyên tắc: cộng sinh CN, thực hiện trao đổi chất, tái sinh tái chế, tuần hoàn năng lượng và vật chất nhằm giảm thiểu chất thải, đem lại lợi ích kinh tế đồng thời đạt được hiệu quả môi trường là không phủ nhận.
Phân tích và tổng hợp các quan điểm về STCN của nhiều nhà khoa học từ nhiều quốc gia, nhận thấy có sự đồng thuận: Các nhà khoa học không nhìn nhận sản xuất công nghiệp (SXCN) thông qua một công ty riêng lẻ hoặc viễn cảnh một dây chuyền sản xuất đơn lập, mà nhận thức SXCN như là Hệ sinh thái của mọi tổ chức - trao đổi thông tin, năng lượng và vật chất với nhau và với môi trường của chúng.
Mục đích của KCNST là xây dựng một hệ công nghiệp gồm nhiều nhà máy hoạt động độc lập nhưng có quan hệ cộng sinh nhằm giải quyết các chất thải gây ô nhiễm môi trường. Qua đó, các nhà máy trong KCNST vừa đạt được những lợi ích kinh tế, vừa đạt hiệu quả bảo vệ môi trường chung thông qua việc quản lý hiệu quả năng lượng, nước và nguyên liệu sử dụng.
3.3. Lợi ích của việc phát triển KCNST
Mô hình KCNST là hướng phát triển hiện đại, bền vững đối với các quốc gia. Các KCNST đem lại lợi ích nhiều mặt, thiết thực, cụ thể:
3.3.1. Đối với các doanh nghiệp thành viên và chủ đầu tư KCNST
- Giảm chi phí, tăng hiệu quả sản xuất bằng cách tiết kiệm, tái chế, tái sử dụng nguyên - vật liệu và năng lượng: tái chế và tái sử dụng chất thải.
- Đạt hiệu quả kinh tế cao hơn nhờ chia sẻ chi phí cho các dịch vụ chung: quản lý chất thải, đào tạo nhân lực, nguồn cung cấp và hệ thống thông tin môi trường cùng các dịch vụ hỗ trợ khác.
- Những lợi ích cho các doanh nghiệp thành viên là làm tăng giá trị bất động sản và lợi nhuận cho chủ đầu tư KCNST.
3.3.2. Đối với sản xuất công nghiệp
- KCNST là một động lực phát triển kinh tế Công nghiệp của toàn khu vực: tăng giá trị sản xuất Công nghiệp, dịch vụ, thu hút đầu tư, cơ hội tạo việc làm cho người lao động.
- Tạo điều kiện hỗ trợ và phát triển các ngành Công nghiệp nhỏ địa phương, làng nghề truyền thống cùng tồn tại và phát triển.
- Thúc đẩy quá trình đổi mới, nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học, tăng nhanh tốc độ triển khai công nghệ mới.
3.3.3. Đối với xã hội
- KCNST là một động lực phát triển kinh tế - xã hội mạnh của khu vực lân cận, thu hút các tập đoàn lớn trong nước và nước ngoài. Tạo việc làm mới trong các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ.
- Tạo động lực hỗ trợ các dự án phát triển mở rộng của địa phương về: đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, phát triển nhà ở, cải tạo và nâng cấp hệ thống kỹ thuật.
- Tạo một bộ mặt mới, một môi trường trong sạch và hấp dẫn cho toàn khu vực, làm thay đổi cách nhìn thiếu thiện cảm cố hữu của cộng đồng đối với sản xuất công nghiệp lâu nay.
- KCNST tạo điều kiện hợp tác với các cơ quan nhà nước trong việc thiết lập các chính sách, luật lệ về môi trường và kinh doanh ngày càng thích ứng với xu thế hội nhập và phát triển bền vững.
3.3.4. Đối với môi trường
KCNST là một sự cộng sinh công nghiệp, hay nói cách khác, các cơ sở sản xuất công nghiệp phải sử dụng các sản phẩm phụ của cơ sở khác làm nguyên liệu sản xuất, thay vì liên tục khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên mới và đổ chất thải vào môi trường.
- Giảm các nguồn gây ô nhiễm cho môi trường, giảm lượng chất thải cũng như giảm nhu cầu sử dụng tài nguyên thiên nhiên thông qua các nghiên cứu mới nhất về sản xuất sạch, bao gồm: hạn chế ô nhiễm, tiết kiệm năng lượng, quản lý chất thải, tái tạo tài nguyên và các phương pháp quản lý môi trường và công nghệ mới khác.
- Đảm bảo cân bằng sinh thái. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển KCNST: từ việc chọn địa điểm, quy hoạch, xây dựng, tổ chức hệ thống hợp tác khoa học, lựa chọn doanh nghiệp, quá trình hoạt động, quản lý,... đều phù hợp với các điều kiện thực tế và đặc điểm sinh thái của khu đất xây dựng và khu vực xung quanh.
- Tất cả vì mục tiêu môi trường, mỗi KCNST có một mô hình phát triển và quản lý riêng để không ngừng nâng cao đặc trưng cơ bản của nó về bảo vệ môi trường.
- Mô hình KCNST ngày càng khẳng định vai trò quan trọng không chỉ trong tăng trưởng kinh tế bền vững mà còn là công cụ bảo vệ môi trường hữu hiệu mang tính toàn cầu.
Việc đề xuất xây dựng mô hình KCNST là một đòi hỏi cần thiết trước thực trạng ô nhiễm từ các KCN hiện nay. Mục đích của KCNST là xây dựng một hệ công nghiệp gồm nhiều nhà máy hoạt động độc lập nhưng có quan hệ cộng sinh nhằm giải quyết các chất thải gây ô nhiễm môi trường. Qua đó, các nhà máy trong KCNST vừa đạt được những lợi ích kinh tế, vừa đạt hiệu quả bảo vệ môi trường chung thông qua việc quản lý hiệu quả năng lượng, nước và nguyên liệu sử dụng.
II. HIỆN TRẠNG XÂY DỰNG KHU CÔNG NGHIỆP SINH THÁI
1. Khu công nghiệp sinh thái trên thế giới
Hiện nay trên thế giới có khoảng 30 KCNST, phần lớn nằm ở nước Mỹ và châu Âu, các nước như Canada, Mehico, Anh, Pháp, Đức, Áo, Đan Mạch, Nauy.. Tại châu Á, mạng lưới công nghiệp sinh thái với một số các KCNST đã được thành lập và phát triển ở Australia, Indonesia, Philipine, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước khác Algieire, Nam Phi... Tuy các KCNST thành công không nhiều nhưng đã đem lai tính khả quan thiết thực tạo tiền đề cho việc phát triển các KCNST trong tương lai.
KCN Kalundborg (Đan Mạch)
Một thí dụ điển hình nhất về sự cộng sinh công nghiệp là KCN Kalundborg ở Đan Mạch. Thành phần chính trong hệ sinh thái công nghiệp này là Nhà Máy Điện Asnaes công suất 1.500 MW. Hầu hết các trạm phát điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch, hiệu suất cực đại để chuyển hóa năng lượng từ quá trình đốt than thành điện năng chỉ đạt 40%. 60% năng lượng còn lại được thải ra môi trường bên ngoài dưới dạng nhiệt và phần lớn ở dạng hơi nước. Bằng cách sử dụng năng lượng thất thoát sẵn có này vào những mục đích khác, Nhà Máy Điện Asnaes đã sử dụng 90% năng lượng có từ than. 225.000 tấn hơi sinh ra hàng năm được tái sử dụng trong hệ thống cấp nhiệt của khu vực, nhờ đó giảm được nhu cầu cung cấp nhiên liệu tương ứng với 19.000 tấn dầu/năm. Nhà Máy Điện Asnaes còn tái sử dụng nhiệt thừa để vận hành các trang trại nuôi cá. Bùn từ các bể nuôi cá được thu hồi và bán làm phân bón. 14.000 tấn hơi/năm cung cấp cho Nhà Máy Lọc Dầu Statoil đã giảm được 40% nhiệt lượng cần cung cấp cho các bể và đường ống. 215.000 tấn hơi/năm cung cấp cho Nhà Máy Sản Xuất Dược Phẩm Và Enzyme Novo Nordisk. Các sản phẩm phụ cũng được thu hồi và tái sử dụng khá hữu hiệu. 80.000 tấn thạch cao (calcium sulphate)/năm từ hệ thống hấp thu khí SO2 của Nhà Máy Điện Asnaes được thu hồi và cung cấp cho Gyproc - một công ty sản xuất ván lát tường. Hàng năm, nhà máy Điện này còn bán 170.000 tấn tro và xỉ sinh ra từ quá trình đốt than làm vật liệu xây dựng và làm đường. Ethane và Methane sinh ra từ Nhà Máy Lọc Dầu Statoil là nhiên liệu cho lò sấy của Công Ty Gyproc và các lò hơi của Nhà Máy Điện Asnaes. Công Ty Gyproc tiêu thụ 900 kg methane và ethane/giờ và Nhà Máy Điện Asnaes có thể giảm được 30.000 tấn than cần sử dụng hàng năm. Phần cặn từ hệ thống hấp thu lưu huỳnh của Nhà Máy Lọc Dầu Statoil được dùng để sản xuất acid sulphuric. Bùn giàu chất dinh dưỡng từ Nhà Máy Novo Nordisk được tái sử dụng làm phân bón cho các nông trường xung quanh.
Theo Jorgen Christensen, những nguyên tắc cơ bản làm nền tảng cho sự hình thành quan hệ cộng sinh trong KCN Kalundborg bao gồm:
- Sự phù hợp giữa các ngành công nghiệp trên phương diện trao đổi chất thải (waste exchange).
- Khoảng cách (về vị trí địa lý) giữa các nhà máy không quá lớn.
- Mỗi nhà máy đều nắm được thông tin liên quan đến các nhà máy khác trong KCN.
- Động cơ thúc đẩy các nhà máy tham gia vào KCNST là sự phát triển kinh tế bền vững.
- Sự phối hợp giữa các nhà máy là trên tinh thần tự nguyện và phù hợp với quy định của cơ quan chức năng.
Thực tế vận hành KCNST Kalundborg- Đan Mạch từ những năm 1970 đến nay cho thấy mang lại những lợi ích thiết thực.
- Giảm sự tiêu thụ nguồn tài nguyên
+ Dầu : 19.000 tấn/năm.
+ Than đá : 30.000 tấn/năm.
+ Nước : 600.000 m3/năm.
- Giảm tải lượng khí thải phát sinh
+ CO2 : 130.000 taán/naêm.
+ SO2 : 3.700 taán/naêm.
- Tái sử dụng phế phẩm
+ Tro : 135 tấn/năm.
+ Sulphua : 2.800 tấn/năm.
+ Thạch cao : 80.000 tấn/năm.
+ Nitơ trong bùn : 800.000 tấn/năm.
Hệ STCN - KCN Kalundborg, Đan Mạch (Cohen-Rosenthal 2003).
KCNST Burnside, Nova Scotia, Canada
KCN Burnside nằm ở Dartmouth, Nova Scotia (Côté và Hall, 1995), chiếm diện tích khoảng 760 ha (Lambert và Boons, 2002). KCN này bắt đầu được gọi là KCNST vào năm 1992. Đây là một trong năm KCN lớn nhất Canada với khoảng 1.300 nhà máy và 17.000 công nhân (Côté, 2001). Các loại hình công nghiệp đặc trưng của KCN Burnside được trình bày tóm tắt trong bảng dưới đây.
Loại hình công nghiệp
Loại hình công nghiệp
Nhà ở
Phân phối
Keo dán
Sản xuất cửa
Máy lạnh
Thiết bị điện
Sửa chữa máy móc
Dịch vụ môi trường
Sản phẩm nước giải khát
Sản xuất đồ gia dụng
Vật liệu xây dựng
Thiết bị trong công nghệ thực phẩm
Trung tâm thương mại
Thiết bị công nghiệp
Vật liệu làm thảm và sàn nhà
Sản xuất thép
Sản xuất hóa chất
Xưởng cơ khí
Máy hút bụi
Dụng cụ y tế
Máy giặt
Tái sử dụng sơn
Thiết bị truyền thông
Sản phẩm giấy/carton
Lắp ráp và sửa chữa máy vi tính
In
Xây dựng
Xi mạ
Bao bì, đóng gói
Tủ lạnh
Sản phẩm bơ sữa
Kho hàng
Các loại hình công nghiệp đặc trưng của KCN Burnside
Chín năm qua, KCN Burnside được sử dụng như phòng thí nghiệm về công nghiệp sinh thái. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu ứng dụng chiến lược phát triển công nghiệp sinh thái, KCN này kết hợp với khu đô thị nhằm làm biến đổi cơ sở hạ tầng và hoạt động của các cơ sở sản xuất hiện tại cũng như trong tương lai. Sự cộng tác xảy ra ở các cấp khác nhau: (1) giữa trường đại học và khu đô thị cùng tham gia nghiên cứu ứng dụng thuyết sinh thái công nghiệp vào quá trình phát triển KCN; (2) giữa trường đại học, công ty cấp điện tư nhân và cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình hình thành Trung Tâm Hiệu Quả Sinh Thái (Eco-Efficiency Center); (3) trao đổi chất thải giữa hai hoặc nhiều cơ sở sản xuất; (4) thành lập những cơ sở sản xuất mới có khả năng tái sử dụng, cho thuê, sửa chữa, tái sinh và tái chế. Hai yếu tố quan trọng cần được quan tâm trong tương lai là quản lý chuỗi nguyên liệu cung cấp trong KCN và sự cộng tác trong quá trình thu hồi phế liệu. Sự phối hợp giữa các cơ sở sản xuất và các cơ quan quản lý nhà nước trong việc huấn luyện quản lý môi trường sẽ giúp nâng hiểu biết về lợi ích của công nghiệp sinh thái.
Mặc dù sự quan tâm và tự nguyện tham gia phát triển công nghiệp sinh thái đóng vai trò quan trọng để thực hiện dự án, yếu tố quyết định sự thành công của dự án là sự tham gia liên tục của nhóm các đối tác từ chính quyền, công nghiệp, viện nghiên cứu và các tổ chức quần chúng. Phát triển công nghiệp sinh thái không phải là những hoạt động có thể hoàn tất trong thời gian ngắn. Nếu không có sự tham gia liên tục của các đối tác nói trên, dự án khó có thể duy trì được.
KCN Fairfield (Baltimore)
KCN Fairfield nằm ở phía Đông-Nam thành phố Baltimore. Các ngành công nghiệp chủ yếu phát triển trên 880 ha của KCN Fairfield là dầu khí, hóa chất hữu cơ ( sản xuất và phân phối asphalt, các công ty dầu và hóa chất) và những cơ sở sản xuất nhỏ hơn hỗ trợ cho các công ty lớn (lắp ráp lốp xe, sản xuất thùng chứa…). Fairfield được xem là một hệ kinh tế “carbon” (Cornell University Work and Environment Initiative, 1995), nơi tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tái sinh, tái chế các hợp chất hữu cơ. Đó là một trong những lý do khiến cho KCN này trở thành bằng chứng đáng tin cậy rằng Baltimore đang trở thành mô hình phát triển công nghiệp lý tưởng trong tương lai.
KCNST Fairfield được phát triển không chỉ giúp các cơ sở sản xuất hiện hữu mở rộng hơn nữa, mà còn bổ sung thêm các cơ sở sản xuất khác phù hợp với hệ sinh thái công nghiệp theo những hướng chính như sau:
- Công nghệ sản xuất phù hợp với hệ sinh thái công nghiệp hiện tại ( sản xuất hóa chất, film, photo…).
- Phù hợp với công nghệ môi trường đang áp dụng.
- Đóng vai trò của cơ sở tái sinh, tái chế và trao đổi chất thải.
Bằng cách này, KCNST Fairfield đạt được mục đích phát triển nhưng không gây ra các tác động tiêu cực mới đối với môi trường. Phát triển kinh tế bền vững và bảo đảm công ăn việc làm cho người dân được ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển KCN này.
Trên thế giới có nhiều KCNST đã và đang được xây dựng: Mỹ đang quy hoạch để hình thành KCNST như Brownsville, Texas, Baltimore, Maryland, Cape Charles, Virhinia, Chattanooga, Tennessee, Plattsburgh, New York, Burlinton, Vermont. Hà Lan xây dựng KCN Ecofactorij tại Apeldoorn thành KCNST. Thái Lan đứng thứ hai trên thế giới về số lượng KCNST (29) chỉ sau Mỹ (40) đó là các KCNST: Amata Nakorn I.E, Khon Kean, Learm Chabang, Pin Thong, Amata City I.E...K. Các KCNST phần lớn nằm ở nước Mỹ và châu Âu, nhất là các nước Bắc Âu như Đan Mạch, Thụy Điển… tại châu Á, mạng lưới công nghiệp sinh thái với một số các KCNST đã được thành lập và phát triển ở Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ...
2. Vấn đề phát triển KCNST tại Việt Nam
2.1 Áp dụng thuyết Sinh thái công nghiệp ở Việt Nam
Cho đến nay, thực tế áp dụng, các dự án hiện tại và kinh nghiệm về hệ sinh thái công nghiệp (industrial ecosystem) thể hiện những đặc điểm đặc biệt cũng như những hạn chế nhất định. Thứ nhất, khái niệm về sinh thái công nghiệp đã được áp dụng chủ yếu ở các nước phát triển có kỹ thuật, hệ thống tổ chức và cấu trúc thể chế tiên tiến. Thứ hai, các dự án này thường được phát triển cho các hệ thống công nghiệp có quy mô lớn như khu công nghiệp sinh thái. Thứ ba, hầu hết các dự án sinh thái công nghiệp mang tính chất nghiên cứu lý thuyết chủ yếu tập trung vào công nghệ và cân bằng dòng vật chất. Trong khi đó, vấn đề về tổ chức, quản lý và vai trò của các cơ quan chức năng trong việc đưa mô hình lý thuyết vào thực tế ứng dụng hầu như rất ít được quan tâm đến.
Dựa trên các tài liệu tham khảo hiện có cũng như kinh nghiệm của các nước công nghiệp, có thể thấy rõ nhiều ưu điểm của chiến lược bảo vệ môi trường thành công trên cở sở áp dụng khái niệm sinh thái công nghiệp thay vì xử lý cuối đường ống. Tuy nhiên, để áp dụng lý thuyết phát triển từ những nước phát triển trên thế giới vào điều kiện của Việt Nam, cần lưu ý những vấn đề chính sau đây: thứ nhất, mô hình sinh thái công nghiệp của các nước phát triển không thể áp dụng trực tiếp vào Việt Nam do sự khác biệt về điều kiện kỹ thuật, kinh tế và xã hội. Hiển nhiên, Việt Nam có thể học tập kinh nghiệm của các hệ sinh thái công nghiệp hiện có của các nước khác và hiệu chỉnh cho phù hợp với điều kiện của nước ta. Thứ hai, nước ta đã có nhiều KCN đã hình thành và đi vào hoạt động. Do đó, mô hình đề xuất phải có tính khả thi để áp dụng đối với KCN hiện có với nhiều loại hình công nghiệp khác nhau. Thứ ba, khi áp dụng lý thuyết sinh thái công nghiệp để xây dựng KCNST ở Việt Nam, chúng ta sẽ không chỉ quan tâm đến công nghệ và lĩnh vực tối ưu hóa dòng vật chất mà còn xem xét đến vai trò của các tổ chức và cơ quan chức năng liên quan đến việc đưa mô hình lý thuyết vào thực tế.
2.2. Các dự án phát triển KCNST
Song hành với phát triển công nghiệp truyền thống, suy thoái môi trường và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên là điều không tránh khỏi. Mặc dù hiệu quả kinh tế do sản xuất công nghiệp đem lại đã rõ, nhưng không thể không tính đến vấn đề môi trường. Nhiều nước phát triển và đang phát triển phải trả giá đắt cho sự phá huỷ môi trường và suy giảm tài nguyên thiên nhiên của quốc gia mình. Chi phí này có thể chiếm từ 1 đến 7% tổng thu nhập quốc nội của mỗi quốc gia, ở Việt Nam là 7,2%. Do vậy, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhân loại. Không thể có một xã hội phát triển lành mạnh, bền vững trong một thế giới còn nghèo đói, đại dịch và suy thoái môi trường. Xây dựng KCNST là giải pháp phát triển bền vững KCN. Tại Việt Nam, KCNST vẫn còn là một khái niệm mới mẻ, chưa phổ biến. Cũng đã có một số dự án được đề xuất tuy nhiên các dự án này chỉ mới bắt đầu, nhiều dự án vẫn đang ở thời kỳ phôi thai. Với kinh nghiệm từ các nước có nền CN phát triển và sự thành công của mô hình KCNST ở Thái Lan là bài học kinh nghiệm thiết thực cho phát triển bền vững KCN tại nước ta. Ở Việt Nam, ý tưởng về mô hình KCN sinh thái đã có, song để trở thành hiện thực, còn không ít vấn đề phải lưu tâm.
KCN Nam Cầu Kiền (Hải Phòng)
KCN Đình Vũ – Hải Phòng
Ý tưởng "Nghiên cứu, xây dựng mô hình mạng lưới KCN hài hòa an sinh nông thôn, thân thiện với môi trường và phát triển bền vững", khởi phát từ ý định xây dựng mô hình KCN sinh thái tại KCN Nam Cầu Kiền (Hải Phòng) do Công ty CP Công nghiệp tàu thủy Shinex là chủ đầu tư, từng tham dự cuộc thi "Môi trường và phát triển năm 2008", vừa được tổ chức thành một hội thảo cấp Bộ, đồng thời được xây dựng thành đề án. Trên thực tế, tại KCN Nam Cầu Kiền, chủ đầu tư công bố sẽ xây dựng các công trình bảo đảm môi trường như nhà máy xử lý nước thải, rác thải và chỉ kí kết hợp đồng với các nhà đầu tư sử dụng công nghệ sạch.
Trên thực tế, đã có nhiều cách làm mới được áp dụng để thực hiện cam kết này. Chẳng hạn, đó là việc thành lập các doanh nghiệp chuyên trách lo khâu bảo đảm môi trường trong KCN Nam Cầu Kiền, từ nhà máy xử lý nước thải đến công ty chuyên dọn các loại rác, phát tiển hệ thống hàng rào bằng cây xanh, rộng tới 40m quanh KCN. Các doanh nghiệp chuyên trách này hoạt động, kết hợp với doanh nghiệp cho thuê, đi thuê hạ tầng KCN bằng các hợp đồng kinh tế. Nghĩa là ràng buộc về trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi cụ thể. Và đó chính là cách làm, là điều kiện cần có để hoạt động bảo vệ môi trường tại KCN được đảm bảo. Hoạt động bảo vệ môi trường trong KCN được xem như ngành kinh doanh sản sinh ra lợi nhuận và các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ phải trả tiền để cho nhu cầu vệ sinh của mình. . Đồng thời, chủ đầu tư cam kết áp dụng tiêu chuẩn quản lý môi trường ISO 14001, cam kết xử lý triệt để các nguồn chất thải lỏng, rắn, khí thải ra môi trường. Hỗ trợ hạ tầng chất thải của các vùng đệm môi trường cho nông dân vùng xung quanh KCN. Cùng với đó là xây dựng các hoạt động thân thiện với môi trường thành văn hóa truyền thống địa phương và tuyên bố hành động môi trường c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Khu công nghiệp sinh thái.doc