Tiểu luận Khủng hoảng tài chính Mỹ - Nguyên nhân và sự ảnh hưởng đến Việt Nam

Cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ có tác động trực tiếp thế nào đến Việt Nam? Điều đó phụ thuộc vào mối quan hệ kinh tế giữa 2 nước. Xét trên khía cạnh đầu tư thì hiện nay Mỹ đứng thứ 6 trong số các nước đầu tư vào Việt Nam. Mỹ cũng là nhà đầu tư lớn, nếu cộng cả giá trị đầu tư qua các nước thứ 3 thì Mỹ là nhà đầu tư số 1 vào Việt Nam trong nhiều năm qua. Các dự án từ Mỹ vào Việt Nam phần lớn là giai đoạn đầu và tập trung nhiều vào hạ tầng dài hạn. Ngược lại, quan hệ về ngắn hạn chúng ta xuất sang Mỹ nhiều hơn. Trên lĩnh vực thương mại, Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm tỷ trọng khoảng 23% - 25%. Còn lại, quan hệ giữa 2 hệ thống tài chính, ngân hàng gần như không đáng kể.

Về các tác động gián tiếp, Việt Nam chưa vào sâu trong sân chơi toàn cầu nên đang có lợi thế là cơn tác động này chưa lan tới. Các nền kinh tế khác trong những ngày qua đã bị ảnh hưởng. Lợi thế này tạo cho chúng ta cái nhìn tốt về một nền kinh tế “an bình” không bị bão táp làm tan vỡ. Chính điều này đã quyết định tính chất và quy mô của cơn địa chấn này đến nền kinh tế nước ta. Cụ thể như sau:

 

doc9 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8921 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Khủng hoảng tài chính Mỹ - Nguyên nhân và sự ảnh hưởng đến Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khủng hoảng tài chính Mỹ - nguyên nhân và sự ảnh hưởng đến Việt Nam Có thể nói, bức tranh toàn cảnh nền kinh tế thế giới năm 2008 là một bức tranh với những khối màu ảm đạm. Trong đó, nền kinh tế Mỹ là những nét vẽ đầu tiên. Trong lĩnh vực kinh tế, sự kiện được nhắc đến nhiều nhất từ nửa cuối năm 2008 đến nay chính là cuộc khủng hoảng bắt nguồn từ Mỹ và lan ra khắp thế giới, kéo theo sự suy giảm trầm trọng của nền kinh tế toàn cầu. 80 năm sau cuộc Đại Suy thoái, nước Mỹ giờ đây lại đang đứng trước một cuộc khủng hoảng trầm trọng. Tuy vậy nếu như cuộc khủng hoảng trước đây đã dữ dội và gây nhiều thảm kịch thì thì cuộc khủng hoảng tại Mỹ hiện nay là lớn hơn và phức tạp hơn nhiều. Nếu như cuộc khủng hoảng đầu thập niên 30 diễn ra bởi nó không được dự trù, các cơ cấu tài chính còn quá sơ sài, chính phủ Hoa Kỳ đã không phản ứng thích đáng và kịp thời thì lần này nó đã tới mặc dù người ta đã biết trước và cố gắng ngăn ngừa, nó tiếp tục gia tăng mặc cho những biện pháp cứu nguy được đưa ra quả quyết. Nếu như cuộc khủng hoảng 1929 – 1932 chỉ giới hạn trong một số nước phát triển, chủ yếu là Hoa Kỳ và Tây Âu thì cuộc khủng hoảng hiện nay đã lan rộng ra toàn thế giới. Vậy nguyên nhân nào đã đưa nền kinh tế hàng đầu thế giới rơi vào cuộc khủng hoảng trầm trọng này? Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính này đến Việt Nam ra sao? Bài viết này đi sâu vào phân tích nguyên nhân và ảnh hưởng đến Việt Nam của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ năm 2008. Nguyên nhân Trên thực tế, cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 tại Mỹ lần này là biểu hiện rõ nét nhất của một quá trình khủng hoảng từ rất lâu trước đó. Những mốc sự kiện chính trong chuỗi khủng hoàng này diễn ra như sau: •    Năm 2002-2004: Giá cả ở các bang Arizona,California, Florida, Hawaii, và Nevada tăng trên 25% một năm. Sự bùng nổ nhà đất ở Mỹ bắt đầu. •    Năm 2005: Bong bóng nhà đất ở Mỹ vỡ vào tháng 08/2005. Thị trường bất động sản tạm gián đoạn trên một vài bang ở Mỹ vào cuối mùa hè năm 2005 khi tỷ lệ lãi suất tăng từ 1% lên đến 5.35% do có nhiều nhà kinh doanh bất động sản đã đánh giá thấp thị trường. •    Năm 2006: Thị trường bất động sản tiếp tục suy giảm. Giá giảm dẫn đến một lượng nhà dư thừa đáng kể.  Chỉ số Xây dựng Nhà ở tại Mỹ hồi giữa tháng 08 giảm hơn 40% so với một năm trước đó. •    Năm 2007: Kinh doanh bất động sản tiếp tục thất bại. Số lượng nhà tồn ước tính cao nhất từ năm 1989. Ngành kinh doanh bất động sản suy giảm với hơn 25 tổ chức cho vay dưới chuẩn tuyên bố phá sản. Gần 1,3 triệu bất động sản nhà ở bị tịch thu để thế chấp nợ, tăng 79% từ năm 2006. Thư ký bộ tài chính Mỹ gọi bong bóng bất động sản lần này là “mối nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế”. •    Năm 2008: Và điều gì đến cũng phải đến. Nửa cuối năm 2008 danh sách các tổ chức tài chính bị phá sản hoặc phải sáp nhập nối đuôi nhau xuất hiện. Có thể kể đến sự phá sản của Lehman Brothers; Merrill Lynch được bán cho Bank of America; Hai tập đoàn Fannie Mae và Freddie Mac nằm dưới quyền kiểm soát của Cục dự trữ liên bang hay AIG phải vay 85 tỷ USD cũng từ Cục dự trữ liên bang để tránh phá sản. Qua những mốc sự kiện này có thể thấy cuộc khủng hoảng không phải là quá bất ngờ với giới tài chính Mỹ nói riêng và thế giới nói chung. Nó là kết quả của một chuỗi những rủi ro liên tiếp mà các tổ chức tài chính, ngân hàng ở Mỹ tạo ra cho chính mình. Có thể tóm lại một số nguyên nhân chính đã dẫn đến cuộc khủng hoảng tất yếu này ở Mỹ là: Cho vay dưới chuẩn, mua bán khống trục lợi, thiếu cơ chế giám sát chặt chẽ, khủng hoảng niềm tin và khoảng cách giàu nghèo – văn hóa kinh tế sai lệch. Thứ nhất, khủng hoảng bắt nguồn từ việc cho vay dưới chuẩn. Có thể nói một cách đơn giản là từ lâu nay người dân Mỹ có thói quen vay tiền từ các ngân hàng để mua nhà, với thời hạn hợp đồng từ 10 năm đến 30 năm. Đó là một hành động bình thường. Nhưng trong 10 năm trở lại đây do thị trường nhà đất phát triển mạnh mẽ nên các ngân hàng và các tổ chức cho vay đã ào ạt tiếp thị tạo ra những hợp đồng cho vay không đạt tiêu chuẩn và khuyến khích cả những người không đủ khả năng tài chính cũng đi vay tiền để mua nhà. Ngoài ra các tổ chức cho vay còn “sáng chế” ra những hợp đồng có lãi suất rất thấp trong những năm đầu và sau đó điều chỉnh lại theo lãi suất thị trường. Hậu quả là một số lớn hợp đồng cho vay không đòi được nợ. Nguy hại hơn nữa là các tổ chức tài chính phố Wall đã gom góp các hợp đồng cho vay bất động sản này lại làm tài sản bảo đảm, để phát hành trái phiếu ra thị trường tài chính quốc tế. Các loại trái phiếu này được mệnh danh là “Mortgage backed securities – MBS”, một sản phẩm tài chính phái sinh được bảo đảm bằng những hợp đồng cho vay bất động sản có thế chấp. Và nó được các ngân hàng, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư, quỹ hưu trí trên toàn thế giới mua mà không biết rằng các hợp đồng cho vay bất động sản dùng để bảo đảm là không đủ tiêu chuẩn. Trong khi đó, vài năm trở lại đây thị trường bất động sản liên tiếp hạ nhiệt, người đi vay đã không có khả năng trả được nợ lại cũng rất khó bán bất động sản để trả nợ, và kể cả bán được thì giá trị của bất động sản cũng đã giảm thấp tới mức không đủ để thanh toán các khoản còn vay nợ. Hậu quả là một số lớn hợp đồng cho vay bất động sản dùng để bảo đảm cho các trái phiếu MBS là nợ khó đòi, các trái phiếu MBS mất giá trên thị trường thứ cấp, thậm chí không còn mua bán được trên thị trường, khiến cho các ngân hàng, các nhà đầu tư nắm giữ những trái phiếu này không những bị lỗ nặng và mất cả khả năng thanh toán. Điều này làm cho giá chứng khoán sụt giảm mạnh. Các ngân hàng đầu tư mặc dù không nắm giữ toàn bộ rủi ro nhưng cũng trực tiếp hoặc gián tiếp duy trì một số danh mục chứng khoán liên quan đến bất động sản. Hậu quả là hàng loạt ngân hàng đầu tư lần lượt báo cáo các khoản lỗ kinh doanh.   Thứ hai, khủng hoảng từ hành vi mua bán khống trục lợi. Các nhà đầu cơ đoán chắc rằng giá cổ phiếu của những tập đoàn liên quan đến cho vay dưới chuẩn sẽ sụt giảm đã ồ ạt vay những cổ phiếu này rồi ồ ạt bán ra. Quá trình này tạo nên một áp lực giảm giá lớn không gì cứu vãn nổi. Và khi giá trị các cổ phiếu này giảm đến một mức nào đó, họ sẽ mua lại và trả về nơi cho vay kèm theo một ít phí, số tiền chênh lệch còn lại họ sẽ hưởng trọn. Không dừng lại ở đó, các nhà đầu cơ còn nghĩ ra phương thức mua bán khống đến hai lần. Tức là họ không cần vay cổ phiếu của các tập đoàn nữa nhưng vẫn ra lệnh bán. Sau đó, trong thời gian ba ngày họ sẽ tìm cách mua lại số lượng cổ phiếu đã bán kia để hưởng chênh lệch do giá cổ phiếu giảm mạnh. Thực tế hình thức này có thể thực hiện được do các nhà đầu cơ đã lợi dụng khe hở: mua bán ba ngày sau mới phải giao cổ phiếu. Thứ ba, khủng hoảng do thiếu cơ chế giám sát chặt chẽ. Việc người dân có thói quen vay tiền ngân hàng để mua bất động sản, trong khi các công ty thì có tiền mà các ngân hàng lại khuyến khích người dân vay tiền của mình đã dẫn đến hệ quả: Các công ty đưa ra danh mục cho vay để các ngân hàng đầu tư dựa vào đó phát hành cổ phiếu để vay tiền. Từ đó các ngân hàng có lượng vốn lớn cho người dân vay mượn. Điều đó cũng có nghĩa là tiền của các công ty dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với những người có nhu cầu. Về phần các ngân hàng đầu tư, trên cơ sở các danh mục cho vay họ chia ra làm các loại như rủi ro ít và rủi ro cao, tùy vào định mức tín nhiệm. Nhà đầu tư vì thế cũng có nhiều lựa chọn cho sự mạo hiểm của mình, thậm chí họ còn có thể lựa chọn loại cổ phiếu không có định mức tín nhiệm với khả năng thu lãi cao nhưng rủi ro rất lớn. Vì thế rủi ro cho vay đã được chuyển từ bên cho vay là các công ty tài chính sang ngân hàng và các nhà đầu tư. Các nhà đầu tư lắm tiền trên thế giới thì lại đổ khá nhiều tiền của vào mua cổ phiếu loại này, nhờ vậy đã cung cấp một lượng vốn khổng lồ cho thị trường bất động sản ở Mỹ tăng nóng. Sai lầm là ở chỗ “…Hệ thống tài chính của Mỹ đã không thực hiện được hai trách nhiệm chính của mình đó là quản lý rủi ro và phân chia vốn. Cả hệ thống tài chính Mỹ đã không làm những gì mà nó đáng ra phải làm - chẳng hạn như tạo ra các sản phẩm để giúp người Mỹ quản lý được những rủi ro nguy hiểm nghiêm trọng của mình, như là giữ lại được nhà khi mức lãi suất cho vay tăng cao hoặc khi giá nhà rớt giá” (Giáo sư kinh tế Joseph Stiglitz, người được giải thưởng kinh tế Nobel kinh tế 2001). Thứ tư, khủng hoảng do khủng hoảng niềm tin. Năm 1932, tiếp nhận nước Mỹ trong tình trạng hoảng loạn sau cuộc Đại Suy thoái, Franklin D. Roosevelt đã thực hiện những cải cách toàn diện, triệt để về pháp luật và bộ máy quản lý kinh tế. Cuối cùng ông cũng thành công xuất sắc trong việc đưa nước Mỹ vượt qua được sự sợ hãi, lấy lại được niềm tin. Gần 80 năm sau những cải cách của chính phủ Franklin D. Roosevelt, nước Mỹ một lần nữa trước nguy cơ của một cuộc khủng hoảng niềm tin trầm trọng. Các nhà đầu tư không chỉ lo ngại về môi trường đầu tư mà còn mất niềm tin vào khả năng giám sát thị trường của chính phủ. Tháng 2 năm 2008, sau sự sụp đổ của Bear Stearns và những cảnh báo liên tục về sự đổ vỡ của thị trường bất động sản, Ben Bernanke, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, vẫn tỏ ra tin tưởng vào sự phát triển ổn định của thị trường. Chỉ vài ngày trước khi chính phủ Mỹ buộc phải cứu Fannie Mae và Freddie Mac, Hank Paulson, Bộ trưởng Bộ Ngân khố Mỹ còn tuyên bố là hai công ty này có đủ vốn để chống chọi với khủng hoảng. Vào đúng ngày Lehman Brothers tuyên bố phá sản, thượng nghị sỹ John McCain, ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa vẫn nhận định: “Các yếu tố cơ bản của nền kinh tế Mỹ là hoàn toàn vững vàng.” Thị trường tài chính luôn xoay quanh trục nguyên tắc độ tin cậy, và khi độ tin cậy đó đã bị xói mòn, xuống cấp thì thị trường tài chính cũng bị xói mòn, khủng hoảng theo. Thứ năm, khủng hoảng do khoảng cách giàu nghèo quá lớn kèm theo văn hóa kinh tế sai lệch. Mặc dù Mỹ vẫn là quốc gia có nền kinh tế lớn nhất thế giới (không kể đến Liên minh châu âu EU) nhưng các số liệu thống kê cho thấy, Tổng số nợ của người tiêu dùng Mỹ đã lên tới 2.500 tỉ USD (trung bình 8.500 USD một người), tương đương khoảng 18% giá trị tài sản sở hữu theo đầu người. Trong khi đó, bức tranh xã hội Mỹ là sự phân cấp giàu nghèo một cách rõ nét nhất: Một bên đa phần nguồn tài chính tập trung vào tay số ít cá nhân giàu có; Một bên là những người dân nghèo đang phải đối mặt với những nguy cơ nghèo đói, bệnh tật và vô gia cư. Đối với những người nghèo, khoản nợ 8.500 USD phải gánh chịu cho chính phủ không phải nhỏ. Mặt khác, sai lầm hơn là các ngân hàng đầu tư gia sức khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho những người nghèo có thể vay tiền mua bất động sản. Gánh nặng về vật chất càng nhiều thêm. Do đó, khi thị trường bất động sản có biến động, người dân không có khả năng trả nợ cho các ngân hàng. Chính việc không thể trả nợ này biến các MBS trở thành những cổ phiếu vô giá trị và các công ty, tập đoàn bị mất trắng tài sản mà họ đã mang ra đầu tư, cuối cùng dẫn đến khủng hoảng tài chính cho cả nền kinh tế Mỹ. Ảnh hưởng đến Việt Nam Cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ có tác động trực tiếp thế nào đến Việt Nam? Điều đó phụ thuộc vào mối quan hệ kinh tế giữa 2 nước. Xét trên khía cạnh đầu tư thì hiện nay Mỹ đứng thứ 6 trong số các nước đầu tư vào Việt Nam. Mỹ cũng là nhà đầu tư lớn, nếu cộng cả giá trị đầu tư qua các nước thứ 3 thì Mỹ là nhà đầu tư số 1 vào  Việt Nam trong nhiều năm qua. Các dự án từ Mỹ vào Việt Nam phần lớn là giai đoạn đầu và tập trung nhiều vào hạ tầng dài hạn. Ngược lại, quan hệ về ngắn hạn chúng ta xuất sang Mỹ nhiều hơn. Trên lĩnh vực thương mại, Mỹ hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm tỷ trọng khoảng 23% - 25%. Còn lại, quan hệ giữa 2 hệ thống tài chính, ngân hàng gần như không đáng kể. Về các tác động gián tiếp,  Việt Nam chưa vào sâu trong sân chơi toàn cầu nên đang có lợi thế là cơn tác động này chưa lan tới. Các nền kinh tế khác trong những ngày qua đã bị ảnh hưởng. Lợi thế này tạo cho chúng ta cái nhìn tốt về một nền kinh tế “an bình” không bị bão táp làm tan vỡ. Chính điều này đã quyết định tính chất và quy mô của cơn địa chấn này đến nền kinh tế nước ta. Cụ thể như sau: Đối với ngành ngân hàng Thạc sỹ Đinh Thế Hiển (chuyên gia tài chính chứng khoán, Viện trưởng Viện Nghiên cứu tin học và Kinh tế ứng dụng) nhận định: “Ngành ngân hàng Việt Nam bị ảnh hưởng không đáng kể bởi hầu hết các ngân hàng Việt Nam là ngân hàng thương mại, phục vụ cho vay tiêu dùng, cho vay doanh nghiệp, độ phân tán rủi ro cao và không có sự liên thông đầu tư với các ngân hàng đầu tư lớn của Mỹ như các nước khác. Sự ảnh hưởng nếu có thì chỉ do tác động tâm lý nhất thời của nhà đầu tư. Nếu có chăng cũng chỉ có thể xảy ra khả năng một số nhóm nhà đầu tư sẽ làm động tác “xả hàng” cổ phiếu ngành ngân hàng nhằm làm trầm trọng thêm tình hình để kéo giá cổ phiếu ngân hàng xuống”. Nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Cao Sỹ Kiêm, thành viên Hội đồng tư vấn tiền tệ quốc gia cho rằng: “Ảnh hưởng của khủng hoảng ở Mỹ có tác động đến thị trường tiền tệ của chúng ta. Điều này do các nhà đầu tư Mỹ (gián tiếp, trực tiếp) đã vào Việt Nam nên khi nền kinh tế bị rung rinh thế này thì vốn ở chính quốc ít đi và do đó có thể họ sẽ xem lại việc rút vốn về để giải quyết vấn đề trong nước. Còn nếu chúng ta vẫn làm ăn hiệu quả thì họ vẫn để phát triển. Chủ yếu tác động với chúng ta đó là về các dòng vốn thông qua thị trường chứng khoán hay hệ thống đầu tư và qua một số ngân hàng liên kết tiếp vốn.” Đối với Đầu tư Các chuyên gia đều nhân định cơn địa chấn này sẽ chỉ gây ra những tác động nhỏ, gián tiếp đến dòng vốn đầu tư vào nước ta. Ảnh hưởng nhỏ được các chuyên gia lý giải bằng nhiều nguyên nhân. Có nguyên nhân do đồng tiền của Việt Nam chưa có tính chuyển đổi. Có nguyên nhân do lượng tiền đầu tư của Việt Nam vào thị trường tài chính Mỹ không đáng kể. Có nguyên nhân do các chỉ số kinh tế vĩ mô của Việt Nam đang chuyển biến tích cực, từ lạm phát, nhập siêu, đầu tư trực tiếp nước ngoài, tăng trưởng nông nghiệp, công nghiệp, thu ngân sách... Có nguyên nhân do tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng, tính thanh khoản của quốc gia được cải thiện, tỷ giá ổn định... Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam vốn cao và thường mang tính dài hạn nên sẽ không bị ảnh hưởng nhiều lắm, nhưng vốn đầu tư gián tiếp (FII) thì có thể có chịu ảnh hưởng ở mức độ nào đó. Đối với Bất động sản Chỉ có FDI vào lĩnh vực khu cao ốc văn phòng, resort cao cấp là có thể bị ảnh hưởng, tuy nhiên sự suy giảm trong lĩnh vực đầu tư này không phải là điều đáng quan ngại (Th.S Đinh Thế Hiển). Đối với Thị trường chứng khoán Sự ảnh hưởng nếu có thì chỉ do tác động tâm lý nhất thời của nhà đầu tư. Còn hoạt động của thị trường chứng khoán vẫn do các yếu tố nội tại của nền kinh tế nước ta quy định. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng ở thị trường nước ngoài có thể khiến nguồn vốn đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam không được dồi dào. Nguồn tiền của các tổ chức đầu tư ở Việt Nam cũng là tiền từ các công ty mẹ ở nước ngoài. Nếu các công ty ở nước ngoài khó khăn thì công ty con ở Việt Nam cũng phải dè dặt trong đầu tư. Điều này làm hạn chế nguồn cung của thị trường, làm cho thị trường chứng khoán khó có thể tăng nhanh. Mặt khác, Việt Nam chưa nhiều tiền để mua chứng khoán từ tín dụng dưới chuẩn vì thế sẽ không bị ảnh hưởng trực tiếp. Với tín dụng bất động sản, theo một quan chức ngân hàng Nhà nước, hầu hết tín dụng bất động sản ở Việt Nam đều có thế chấp, vay 1 tỉ phải thế chấp tài sản tối thiểu 1,5 tỉ đồng, và người vay phải có thu nhập ổn định. Có một ít trường hợp vay thế chấp bằng chính tài sản hình thành từ vốn vay nhưng người vay được chọn lọc, phải có thu nhập cao và ngân hàng trực tiếp kiểm soát nợ vay. Đối với ngành Xuất nhập khẩu Hầu hết hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ đều là hàng tiêu dùng, do đó khả năng Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng gián tiếp, tức là một khi mà người tiêu dùng Mỹ thắt chặt hầu bao thì nhiều nền kinh tế dựa chủ yếu vào nguồn lợi từ xuất khẩu chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn (Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành - cố vấn cao cấp KHM, Inc., tổng giám đốc công ty đầu tư và quản lý tài sản quốc tế IAMC). Đối với ngành du lịch Ngành du lịch Việt Nam cũng sẽ không bị tác động nhiều vì khách du lịch vào Việt Nam rất đa dạng chứ không tập trung ở phân khúc khách cao cấp (Th.S Đinh Thế Hiển). Nền kinh tế toàn cầu nói chung và nền kinh tế Mỹ nói riêng có lẽ sẽ cần một thời gian khá dài nữa để phục hồi lại như trước. Khi đó, những kết luận cuối cùng về mức độ tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ hiện nay lên hệ thống kinh tế - chính trị toàn cầu mới thực sự rõ ràng. Việt Nam, mặc dù chịu ảnh hưởng trực tiếp từ cuộc khủng hoảng này không nhiều song trong thời gian qua cũng đã có những dấu hiệu đi xuống của nền kinh tế cũng như sự khủng hoảng của thị trường bong bóng chứng khoán… Có thể người dân Việt Nam sẽ không phải gánh chịu những hậu quả nặng nề như người dân Mỹ phải gánh chịu nhưng những bài học kinh nghiệm rút ra từ cuộc khủng hoảng Mỹ lần này là thực sự cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Nguồn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKhủng hoảng tài chính Mỹ - nguyên nhân và sự ảnh hưởng đến Việt Nam.doc
Tài liệu liên quan