Tiểu luận Kĩ năng thiết kế bảng câu hỏi nghiên cứu thị trường

Mục Lục

LỜI NÓI ĐẦU

I/- KHÁI NIỆM 1

II/CÁC ĐỐI TƯỢNG VÀ CÁC QUYỆT ĐINH TRONG THIẾT KẾ BẢNG CÂU HỎI 1

III/ NHỮNG LƯU Ý TRONG THIẾT KẾ BẢNG CÂU HỎI: 2

IV/LOẠI CÂU HỎI VÀ TỪ NGỮ 11

1. Câu hỏi đóng 11

2.Câu hỏi mở 15

4.Câu hỏi hồi cố 18

V/ XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC BẢNG CÂU HỎI: 20

VIII/-Kết luận 26

Tài liệu tham khảo: 27

PHỤ LỤC 28

Kịch bản cho buổi thuyết trình: 28

Trò chơi lớn cho bốn bạn trả lời được câu hỏi 38

 

docx39 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 12515 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Kĩ năng thiết kế bảng câu hỏi nghiên cứu thị trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oa sao chép bài của Mai trong kỳ thi.” Sau đó họ hỏi, “Bạn có nghĩ việc làm của Hoa là sai?, hình phạt nào nên được dành cho Hoa và bạn đã bao giờ làm hay có ý định làm việc này chưa??” Độ dài của bảng hỏi Không có một thống nhất chung về độ dài tối ưu nhất của bảng hỏi. Nó phụ thuộc vào người trả lời. Tuy nhiên, các câu hỏi ngắn thường thu hút sự quan tâm cao hơn đối với những câu hỏi dài. Sắp xếp các câu hỏi Thứ tự các câu hỏi cũng rất quan trọng. Một vài quy luật là: Đi từ tổng quát đến chi tiết. Đi từ dễ tới khó. Đi từ hiện thực tới trừu tượng. Bắt đầu với các câu hỏi đóng. Bắt đầu với những câu hỏi liên quan đến chủ đề chính. Không bắt đầu với những câu hỏi về nhân khẩu và cá nhân. Nên sử dụng đa dạng và linh hoạt các dạng câu hỏi như nhìn thấy ở hình trên nhằm duy trì sự thích thú của người trả lời. Khi một chuỗi các thước đo khác nhau được sử dụng, dường như là một ý tốt nếu chúng ta kết hợp các câu hỏi phủ định và khẳng định. Ví dụ, Điều này sẽ làm cho người trả lời suy nghĩ hơn và tránh được xu hướng chọn các phương án trả lời giống nhau cho các câu hỏi. Việc lọc các câu hỏi là rất có ích nhằm bảo đảm rằng người trả lời chỉ trả lời các câu hỏi có liên quan. Tuy nhiên, cần đặc biệt tránh các cách thức lọc quá phức tạp. Nên sử dụng hợp lý các mũi tên và các hộp để làm cho dễ hiểu. Phần mở đầu và kết thúc Sẽ là rất tốt nếu như có thư giới thiệu hoặc ít nhất là một lời giới thiệu ngắn gọn về mục đích của cuộc điều tra, tầm quan trọng của sự tham gia, ai chịu trách nhiệm về cuộc điều tra và một giấy tờ làm tin. Một lá thư cá nhân có thể dễ dàng tạo thông qua công cụ xử lý văn bản. Việc cảm ơn người trả lời cũng là một việc rất quan trọng sau khi kết thúc cuộc điều tra. Làm thế nào để quản lý bảng hỏi? Có vài cách để quản lý bảng hỏi. Nó có thể tự…hoặc được đưa ra bởi những người phỏng vấn. Việc tự đánh giá bảng hỏi có thể thông qua cách gửi qua đường bưu điện, email. Các bảng hỏi phỏng vấn có thể thực hiện thông qua điện thoại hoặc tiếp xúc cá nhân. Ưu điểm của bộ câu hỏi tự chuẩn bị bao gồm: • Rẻ và dễ quản lý. • Được bảo vệ cẩn thận. • Có thể được hoàn thành với sự vui vẻ của các bên. • Có thể được quản lý trong một cách thức chuẩn. Ưu điểm của phỏng vấn với bộ câu hỏi được chuẩn bị trước bao gồm: • Cho phép sự tham gia của cả những người ít học. • Cho phép làm sáng tỏ các vấn đề mơ hồ. Phương pháp tối ưu nhất phụ thuộc vào việc ai sẽ là đối tượng cuộc phỏng vấn. Ví dụ, giảng viên đại học có thể thích hợp hơn với phỏng vấn qua email, những người già hơn thì dùng phương pháp phỏng vấn qua điện thoại, các hành khác đi trên tàu phỏng vấn trực tiếp. Thí điểm và đánh giá bộ câu hỏi Công việc này thường bị bỏ qua và đôi khi gặp khó khăn thậm chí với các chuyên gia ngay trong lần đầu tiên áp dụng. Bộ câu hỏi phải được kiểm tra trước – hay nói cách khác là phải thí điểm trước – trong một phạm vi nhỏ có các đặc điểm trong cuộc khảo sát. Trong một khảo sát nhỏ, có lẽ chỉ cần thử trước các câu hỏi phác thảo. Còn trong một khảo sát có quy mô lớn hơn, cần thiết phải tiến hành 3 giai đoạn thí điểm. Trong phần đầu, chúng ta có thể hỏi mỗi người một lượng giới hạn các câu hỏi: hiệu quả của việc dùng từ, cái gì hiện ra trong đầu họ khi đưa ra câu trả lời đặc biệt, làm cách nào họ hiểu các từ đặc biệt (chuyên ngành)…. Trong giai đoạn thứ hai toàn bộ các câu hỏi được góp ý bởi những người được phỏng vấn. Phân tích các câu trả lời và các phản hồi của người phỏng vấn được cho là sẽ cải thiện chất lượng của bộ câu hỏi hơn. Theo lý thuyết, sẽ có sự đa dạng trong số các câu trả lời giữa những người phỏng vấn; mỗi câu hỏi nên đánh giá các đặc tính khác nhau – quả thật, sự tương tác giữa hai thành tố bất kỳ nào không nên có sự tương quan với nhau quá chặt chẽ – và tỷ lệ các câu không được trả lời nên giảm thiểu. Trong giai đoạn thứ ba, sự thăm dò được nói đến để cải thiện thứ tự các câu hỏi, lọc các câu hỏi và xem xét bố cục của chúng. IV/LOẠI CÂU HỎI VÀ TỪ NGỮ Nhiệm vụ thiết kế bảng câu hỏi là nhiệm vụ không dễ dàng và nó nhấn mạnh quan điểm nghiên cứu là một quá trình. Nếu không có sự hiểu biết về đề tài của bạn, căn cứ vào công việc sơ bộ như tìm kiếm tài liệu, bạn không thể bắt đầu đặt câu hỏi hợp lý và có liên quan theo một cách đạt hiệu quả nhất. Trong trường hợp này, thật đáng để suy nghĩ cẩn thận về đặc điểm của đối tượng điều tra của bạn. Ví dụ, nếu đối tượng điều tra là các chuyên gia có trình độ cao về đề tài bạn đang nghiên cứu, hoặc chỉ là một nhóm người chung, bạn cần phải xem xét cả hai vấn đề là dạng câu hỏi và từ ngữ. Sau đây là những ví dụ về các câu hỏi khảo sát chia thành hai nhóm: câu hỏi đóng và câu hỏi mở. Bạn nên làm quen với dạng câu hỏi này và suy nghĩ về cách mỗi câu hỏi có thể được sử dụng trong đề tài của bạn. Hãy nghĩ về kiểu dữ liệu mà câu hỏi được thiết kế để trình bày và những kết luận bạn có thể rút ra: 1. Câu hỏi đóng Do đảm bảo được tính khuyết danh và không mất nhiều công sức khi người trả lời chỉ việc đánh dấu vào những phương án lựa chọn, tuy nhiên cũng cần phải lưu ý một số điểm khi sử dụng câu hỏi đóng. Thứ nhất, các phương án của câu hỏi đóng cần phản ánh đầy đủ các chiều cạnh của hiện tương nghiên cứu nhằm giúp người được hỏi có thể lựa chọn được phương án phù hợp với mình. Thứ hai, các phương án đưa ra phải được liệt kê theo một hệ thống logic nhất định, các phương án có thể đối lập nhau nhưng tránh trường hợp phương án này bao hàm phương án khác. Thứ ba, các phương án trả lời cũng không nên quá dài, tạo ra tâm lý chán nản, mệt mỏi khiến người trả lời đánh dấu bừa bãi cho xong. Thứ tư, cần có hướng dẫn cụ thể trong việc trả lời với câu hỏi đóng lựa chọn (chỉ chọn 1 phương án) hay câu hỏi đóng tùy chọn (có thể chọn nhiều phương án, chọn tối đa 3 phương án...) để tạo thuận lợi cho cả người trả lời cũng như người nhập số liệu và xử lý thông tin. Cuối cùng, để tránh việc trùng lặp do tâm lý của người trả lời, có thể đánh dấu điểm bắt đầu đọc các phương án trả lời một cách ngẫu nhiên, điều này thường được áp dụng trong các bảng hỏi nghiên cứu thị trường.  a.  Câu hỏi phân đôi Một câu hỏi đưa ra hai  lựa chọn cho câu trả lời. Ví dụ: Có phải đây là lần đầu tiên bạn tham gia trả lời phỏng vấn? Có hoặc Không b.  Câu hỏi nhiều lựa chọn Một câu hỏi đưa ra ba hoặc nhiều hơn sự lựa chọn cho câu trả lời. Ví dụ: Bạn thường tham quan mô hình khuyến nông với ai? Một mình - Vợ - Người thân / Bạn bè - Nhóm tổ chức phối hợp kinh doanh. c.  Thang đo Likert Một phát biểu mà người trả lời cho thấy mức độ cụ thể của sự đồng ý hoặc không đồng ý. Ví dụ: Những tư vấn của cán bộ khuyến nông giúp tôi tự tin hơn trong quyết tâm thoát nghèo. 1 = rất không đồng ý, 2 = không đồng ý, 3 = phân vân, 4 = đồng ý, 5 = rất đồng ý 1_ 2_ 3_ 4_ 5_ d. Thang đo đối nghĩa Một thang đo được ghép từ hai từ đối nghĩa, và người trả lời sẽ lựa chọn theo quan điểm của mình. Ví dụ: Lãi suất vay vốn cao ……….Lãi suất vay vốn thấp…….; e.  Thang đo quan trọng Một thang đo đánh giá tầm quan trọng của một số thuộc tính. Ví dụ: lãi suất ưu đãi của Ngân hàng chính sách xã hội đối với tôi là ... 1 = vô cùng quan trọng, 2 = rất quan trọng, 3 = khá quan trọng, 4 = không rất quan trọng, 5 = không quan trọng chút nào. 1_ 2_ 3_ 4_ 5_ f.  Thang đo xếp hạng Một thang đo xếp hạng một số thuộc tính từ "tệ hại" đến "tuyệt vời". Ví dụ 1: Hãy xếp hạng thứ tự mức độ ảnh hưởng (1-UP) đến quyết định lựa chọn (mua) máy ĐTDĐ của các yếu tố sau đây: Kiểu dáng --- Thương hiệu --- Giá cả --- Quảng cáo hấp dẫn --- Bạn bè giới thiệu --- Khác__________ --- Ví dụ 2: Chất lượng tư vấn khuyến nông mà bạn tham gia là ... 1 = rất tốt, 2 =  tốt, 3 = trung bình, 4 = kém, 5 = tồi tệ. 1_ 2_ 3_ 4_ 5_ Ví dụ 3: Nhân tố tác động đến quyết định ghi danh học ngành quản trị kinh doanh của bạn là gì ? (Xếp hạng từ 1 đến 5 theo thứ tự từ nhân tố có tác động lớn nhất đến nhân tố có tác động ít nhất : Do ý thích của bản thân □, Do hướng dẫn, gợi ý của người thân □, Do ảnh hưởng của bạn bè □, Do ảnh hưởng của SVcác khoá trước □, Do uy tín của giảng viên □ g. Thang đo dự định Một thang đo mô tả dự định của người trả lời về một hành động. Ví dụ: Nếu buổi trình diễn khuyến nông được thực hiện bằng người thực- việc thực, tôi sẽ ... 1 = chắc chắn tham gia, 2 = có thể tham gia, 3 = không chắc chắn tham gia, 4 = có thể không tham gia, 5 = chắc chắn không tham gia. 1_ 2_ 3_ 4_ 5 h. Câu hỏi đánh dấu tình huống trong danh sách: Là dạng câu hỏi mà ta đưa ra sẵn danh sách các phương án trả lời, và người trả lời sẽ đánh dấu vào những đề mục phù hợp với họ. Ví dụ: Bạn hãy đánh dấu vào nhãn hiệu kem đánh răng mà bạn sử dụng nhiều nhất trong danh sách các nhãn hiệu liệt kê dưới đây (chỉ chọn 1 phương án trả lời): P/S □ , Colgate □, Close-up □, Fresh □, Nhãn khác □ (ghi rõ tên) 2.Câu hỏi mở Độ chính xác của thông tin thu được từ dạng câu hỏi này phụ thuộc rất nhiều vào trình độ hiểu biết, ý thức cá nhân và tâm trạng của người trả lời. Cho dù có ưu điểm nổi trội là đem lại thông tin đa chiều, có thể đem lại nhiều phát hiện mới mẻ, thú vị mà người nghiên cứu chưa lường hết được. Tuy nhiên câu hỏi mở lại gây ra rất nhiều khó khăn từ khâu khai thác thông tin cho đến ghi chép và xử lý số liệu. Để tận dụng được hết những ưu điểm cũng như hạn chế tối đa những nhược điểm của câu hỏi mở thì đòi hỏi điều tra viên phải là người có kinh nghiệm và kỹ năng tốt, biết khơi gợi để đối tượng được hỏi đưa ra hết tất cả những ý kiến xung quanh vấn đề nghiên cứu đồng thời phải biết cách ngắt khi người trả lời bắt đầu lan man, ngoài ra cần có khả năng ghi chép đầy đủ, chính xác và khách quan những thông tin thu được, cần loại bỏ hoàn toàn những yếu tố chủ quan của người hỏi trong quá trình tiếp nhận thông tin từ phía người trả lời. Thông thường câu hỏi mở được sử dụng trong các phỏng vấn sâu với mục tiêu hiểu biết kỹ, tỷ mỷ về hiện tượng nghiên cứu. Phỏng vấn viên phải được lựa chọn kỹ càng và trong hầu hết các trường hợp, người xây dựng nghiên cứu sẽ trực tiếp đi hỏi để đạt hiệu quả cao nhất trong việc thu thập thông tin. a. Câu hỏi tự do trả lời Một câu hỏi mà người trả lời có thể trả lời không giới hạn các cách trả lời khác nhau. Ví dụ: Bạn mong Nhà nước  giúp gì cho bạn trong quá trình thoát nghèo? b.  Phối hợp từ Ngay lúc từ được trình bày, người trả lời đề cập ngay đến từ đầu tiên xuất hiện trong đầu. Ví dụ: Từ gì bạn nghĩ ngay đầu tiên khi bạn nghe những điều sau đây? Nghèo đói……, Khuyến nông………, Ngân hàng chính sách………. c. Hoàn chỉnh câu Khi những câu không hoàn chỉnh được trình bày, ngay lúc đó, người trả lời hoàn chỉnh câu. Ví dụ: Khi tôi chọn một loại cây trồng để sản xuất, việc cân nhắc quan trọng nhất trong quyết định của tôi là ___ Ý nghĩa của các từ ngữ đơn lẻ được sử dụng trong các câu hỏi có thể mang tính mơ hồ, khó hiểu. Nếu có sự hiểu lầm ở đây, thì sau đó ngay cả khi các câu hỏi được thực hiện trực tiếp bởi người thiết kế ra nó, điều không chính xác vẫn sẽ xảy ra bởi vì người phỏng vấn sẽ không bao giờ nhận ra đã có một sự hiểu lầm. Dạng đặc biệt của vấn đề này được coi là khá tinh tế, và hiếm khi được đề cập đến trong những cuốn sách nghiên cứu. Mặc dù vốn dĩ là đơn vị nhỏ nhất của một câu hỏi - từ - nhưng nó có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng nếu như mắc lỗi trong việc kết hợp từ, chính vì vậy nó đáng được thảo luận đầu tiên. Việc hiểu sai đầy tiềm năng có thể đề cập ở đây là những từ vốn dĩ được dùng rất đặc trưng.Ví dụ: khi một câu hỏi bắt đầu với từ "bạn", đối với một số loại câu hỏi thì người trả lời thường chuyển đổi trong suy nghĩ của người trả lời là  “bạn và gia đình của bạn” hay “ bạn và vợ chồng của bạn / đối tác ". Điều này thường xuyên xảy ra nhất khi người ta được hỏi về sự tham gia của họ trong hoạt động giải trí hoặc xem truyền hình. Và điều này có thể làm sai lệch kết quả các cuộc điều tra do người trả lời đôi khi sẽ trả lời "có" nếu gia đình của họ tham gia, mặc dù chính họ lại không làm điều đó. Nếu bạn đã từng được phỏng vấn bởi một người phỏng vấn đến tận từng nhà của một trong những công ty nghiên cứu thị trường lớn, bạn sẽ biết lỗi này được tránh như thế nào. Câu hỏi bắt đầu với những thứ như: 'Bạn, chính bạn, bao giờ ...?'. Việc thêm từ “chính bạn” có thể tạo ra sự khác biệt khá lớn trong nhận thức của người trả lời. * Ưu điểm của câu hỏi đóng và mở Câu hỏi mở • Cho phép phát hiện các chủ đề liên quan một cách chuyên sâu hơn • Có thể được sử dụng bao hàm một phạm vi các lựa chọn thay thế khổng thể làm thỏa mãn Câu hỏi đóng là loại câu hỏi bắt buộc lựa chọn • Dễ dàng nhanh chóng để hoàn thành • Tác dụng cả với những người ít học (trong các câu hỏi tự vấn) hay kém lưu loát (trong các câu hỏi phỏng vấn) • Dễ mã hóa, ghi chép và phân tích các kết quả định lượng. • Dễ báo cáo kết quả 3.Câu hỏi mong muốn, đánh giá Đánh giá và mong muốn của con người thường rất hay thay đổi, thậm chí ngay trong quá trình của cuộc nói chuyện, cuộc phỏng vẫn, người trả lời có thể thay đổi ý kiến của mình, có trường hợp thay đổi ý kiến đến một vài lần. Hơn nữa, mong muốn, đánh giá thường năm trong ý thức chủ quan của cá nhân, không phải luôn tìm được cách thể hiện, diễn đạt phù hợp cho người khác hiểu hết, hiểu đúng. Mặt khác, những mong muốn, ý thích của cá nhân nhiều khi mang tính chất riêng tư mà người trả lời không muốn hay thậm chí không thể chia sẻ với người khác. Do vậy, khi sử dụng dạng câu hỏi này cần đặc biệt quan tâm tới cách đặt câu hỏi, sử dụng từ ngữ, hình thức câu hỏi sao cho phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng được hỏi. Trong một số trường hợp, có thể dùng câu hỏi một cách gián tiếp để người trả lời mạnh dạn đưa ra ý kiến của mình về vấn đề. Ví dụ: Theo anh chị sinh viên trong lớp đánh giá thế nào về hiện tượng sống thử trước hôn nhân? 4.Câu hỏi hồi cố Những câu hỏi liên tưởng lại quá khứ là các câu hỏi vận dụng trí nhớ lâu dài. Mặc dù các sự kiện trong quá khứ chưa hoàn toàn bị quên lãng nhưng thực sự khó khăn để nhớ lại chính xác trong một thời gian ngắn. Mốc thời gian cần phải cụ thể và không quá xa thời điểm tiến hành điều tra. Ví dụ: Rất ít người nhớ được chính xác số lần phải đi khám chữa bệnh trong vòng 5 năm trở lại đây. Để thu được thông tin chính xác thì chỉ nên hỏi số lần họ phải đi khám chữa bệnh trong năm gần nhất. Độ chính xác của thông tin thu được từ các câu hỏi hồi cố phụ thuộc vào 3 yếu tố: mức độ nổi bật của sự kiện, tần suất của sự kiện và cách thiết kế câu hỏi. Cách diễn đạt câu hỏi cũng có tác động đến khả năng nhớ chính xác thông tin cần thu thập. Một cách tăng khả năng gợi nhớ là đặt một câu hỏi dài thay vì dùng một câu hỏi ngắn. Điều này có nghĩa là cho thêm phần giới thiệu vào để giúp đối tượng đưa tâm trí của họ trở lại khoảng thời gian của sự kiện cần gợi nhớ. Ngoài ra, có thể hỏi các câu hỏi gợi mở liên quan đến sự kiện cần gợi nhớ. Ví dụ: Trước khi hỏi về nội dung chính là tác động của chính sách dồn điền đổi thừa đối với sự phát triển kinh tế xã hội tại địa phương, nên sử dụng thêm một số câu hỏi giúp gợi nhớ về thời điểm địa phương tiến hành dồn điền đổi thửa. Chẳng hạn: Thời điểm địa phương tiến hành dồn điền đổi thửa là năm nào?............. Gia đình ông bà có thuộc đối tượng dồn điền đối thửa không? Ông bà đánh giá thế nào về tác động của việc dồn điền đổi thừa đối với sự phát triển kinh tế xã hội tại địa phương? Việc sử dụng cách diễn đạt nhấn mạnh tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu sẽ có tác động tích cực đến tâm lý người trả lời, tăng độ chính xác, đầy đủ của thông tin. Ví dụ: Có thể sử dụng các cụm từ như: “Hãy dành thời gian trả lời câu hỏi này....” hoặc “Độ chính xác của câu trả lời này rất quan trọng.....” hoặc “Hãy dành ít nhất 30s suy nghĩ trước khi trả lời câu hỏi này....” 5.Câu hỏi kiểm tra Với một số thông tin quan trọng, nên sử dụng câu hỏi kiểm tra để đảm bảo chắc chắn độ tin cậy của thông tin mà người trả lời cung cấp. Tuy nhiên, cần sử dụng một cách khéo léo và tế nhị nếu không người được hỏi sẽ dễ có tâm lý khó chịu khi bị hỏi đi hỏi lại về cùng một vấn đề, thậm chí cảm thấy bị xúc phạm do không được tin tưởng. Ví dụ: - Anh chị có nắm được nội dung chính của pháp lệnh dân số mới không? - Anh/chị đánh giá thế nào về nội dung “được phép sinh con thứ tư” được nêu trong pháp lệnh? Trên thực tế, pháp lệnh dân số quy định rõ chỉ được phép sinh từ 1-2 con. Nếu như người được hỏi trả lời là đã nắm được nội dung chính của pháp lệnh dân số mà vẫn tiếp tục trả lời câu hỏi sau thì cần xem lại độ chính xác của thông tin. Trong nhiều trường hợp, bản thân một câu hỏi đóng cũng có tác dụng tương tự một câu hỏi kiểm tra khi các phương án có ý nghĩa loại trừ nhau được trộn lẫn khi đưa ra. Độ chính xác của thông tin cần được xem xét lại nếu người trả lời lựa chọn cả 2 phương án đối lập đó. V/ XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC BẢNG CÂU HỎI: Đó là việc sắp đặt trình tự bảng câu hỏi sao cho hợp lý, tạo hứng thú cho đối tượng nghiên cứu, và có khả năng thu thập được thông tin tốt nhất. Vì vậy: Sắp xếp các câu hỏi theo trình tự hợp lý. Câu hỏi này phải dẫn đến câu hỏi kế tiếp theo một trình tự hợp lý, theo một dòng tư tưởng liên tục. Một vấn đề lớn nên phân ra nhiều vấn đề nhỏ. Trong các câu trả lời lại tiếp tục đặt ra câu hỏi phân nhánh để tiếp tục sàng lọc thông tin. Tuân theo trình tự về tâm lý: Sau khi đã thiết lập mối quan hệ thân thiện tốt đẹp thì mới hỏi các câu hỏi riêng tư. Nên theo trình tự là hỏi cái chung rồi mới đến cái riêng; những câu hỏi ít gây hứng thú nên hỏi cuối cùng, nên theo trình tự để khơi gợi trí nhớ về các sự việc đã qua. *Cấu trúc bảng câu hỏi : Thường bao gồm 5 phần : Phần mở đầu: Giải thích lý do, có tác dụng gây thiện cảm để tạo nên sự hợp tác của người trả lời lúc bắt đầu buổi phỏng vấn. Phần gạn lọc (Câu hỏi định tính): Có tác dụng xác định, và gạn lọc đối tượng được phỏng vấn. Phần khởi động (Hâm nóng): Có tác dụng gợi nhớ để tập trung vào chủ đề mà bảng câu hỏi đang hướng tới. Phần chính (Câu hỏi đặc thù): Có tác dụng làm rõ nội dung cần nghiên cứu. Phần kết thúc (Câu hỏi phụ): Có tác dụng thu thập thêm thông tin về đặc điểm nhân khẩu người trả lời (giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp,..) Mối quan hệ giữa câu hỏi và thang đo: Phần Dạng câu hỏi Thang đo Gạn lọc Các câu hỏi định tính Thang đo định danh, xếp hạng theo thứ bậc Khởi động Các câu hỏi hâm nóng (sử dụng dạng câu hỏi đánh dấu tình huống; câu hỏi dạng bậc thang) Thang đo định danh, xếp hạng theo thứ bậc Phần chính Các câu hỏi đặc thù (Thu thập dữ liệu định lượng cần cho NC) Thang đo khoảng Thang đo Likert Thang đo tỷ lệ Kết thúc Các câu hỏi về đặc tính cá nhân của đối tượng nghiên cứu. Thang đo định danh, xếp hạng theo thứ bậc. VI/BỐN NHIỆM VỤ CỦA BẢN CÂU HỎI 1.Giúp cho cả vấn viên (Người làm công tác phỏng vấn-Interviewer) lẫn đáp viên (Người được phỏng vấn -Interviewee) hiểu rõ câu hỏi. 2.Làm cho đáp viên cảm thấy muốn hợp tác với cuộc nghiên cứu và tin tưởng rằng điều họ phát biểu sẽ được lắng nghe cặn kẽ và được giữ kín. 3.Khuyến khích những câu trả lời dựa trên sự xem xét lại nội tâm (introspection), cố gắng nhớ lại hoặc sẵn sàng đưa ra những chứng cứ đã ghi chép để tham khảo. 4.Bản câu hỏi dẫn cuộc phỏng vấn đi vào đúng những trọng tâm về các thông tin cần biết đã được dự kiến xếp loại, dễ thực hiện và tiên liệu được những việc xử lý thông tin hoặc kiểm tra lại sau này. VII/-TIẾN TRÌNH THIẾT KẾ BẢN CÂU HỎI Bước 1:Xác định các dữ liệu đặc biệt cần tìm:Có 3 bản văn phải được viết ra, cụ thể là: Mục tiêu nghiên cứu Danh sách các thông tin cần thu thập Bản nháp kế hoạch phân tích dữ kiện thu thập được. Hình 1.1: Quan hệ giữa thong tin thu thập, câu hỏi và dữ liệu Dự án nghiên cứu Thông tin cần có Bảng câu hỏi Các câu hỏi cần hỏi Đối tượng nghiên cứu Dữ liệu cần thu thập Bước 2:Xác định qui trình phỏng vấn:Ta cần xác định 2 yếu tố then chốt là Loại thông tin Người được phỏng vấn *Đối với phỏng vấn trực tiếp cá nhân: Nên chú ý 2 loại: Vấn viên hỏi và ghi chép: đáp viên luôn trong tầm quan sát và kiểm soát. Vấn viên có thể chưng dẫn các sản phẩm, vật mẫu hay hình ảnh, bảng chữ cho người được phỏng vấn xem. Giao bản câu hỏi cho đáp viên tự ghi câu trảlời: các câu hỏi rất dễ bị hiểu lầm dẫn tới việclời đáp sai hoặc không đúng vào trọng tâm ta muốn hỏi.. *Đối với phỏng vấn qua điện thoại: Lưu ý sự thông đạt chỉ truyền qua yếu tố nghe, không thấy được. Lời nói phải dễ hiểu, rành mạch và cũng đòi hỏi người nghe phải hiểu nhanh, đồng thời có thái độ chuẩn bị trước để nghe và trả lời. Không thể sử dụng các hình ảnhhay bảng biểu hoặc thang điểm phức tạp. *Đối với phỏng vấn qua thư tín: Bản câu hỏi phải kèm theo thư giới thiệu đơn vị phỏng vấn, mục đích phỏng vấn, lời động viên và cám ơn người đáp. Bản câu hỏi phải được hướng dẫn kỹ nhất và có tính thuyết phục cao. *Internetn: có thể dùng các câu hỏi phức tạp và có thể gửi kèm hình ảnh minh hoạ. Bước 3:Đánh giá nội dung câu hỏi Khi viết bản câu hỏi, người viết phải đặt địa vị của mình là người đápđể xem xét : Người được hỏi có hiểu được câu hỏi không? Người đó có nắm được thông tin ta hỏi hay không? Người đó có muốn nói ra thông tin đó hay không?Liệu có lý do gì khiến họ ngần ngại nói ra hay sẽ buộc phải nói không đúng sự thật. Muốn cho câu hỏi có thể hiểu được, cần phải: Loại bỏ những câu hàm hồ, tối nghĩa, xa lạ hoặc có nhiều từ kỹ thuật không phổ cập.Tuyệt đối tránh những từ hoặc câu có hai hoặc nhiều nghĩa . Sử dụng chữ nghĩa theo địa phương hay dân tộc nơi nghiên cứu. Khi dịch một bảng câu hỏi tiếng nước ngoài sang tiếng Việt phải dịch theo nghĩa câu chứ không phải là dịch từng chữ. Bước 4:Quyết định về dạng câu hỏi và câu trả lời Câu hỏi mở (Open – Ended Question): Câu hỏi mở -Trả lời tự do Câu hỏi mở có tính cách thăm dò Câu hỏi mở áp dụng kỹ thuật phỏng chiếu: Câu hỏi đóng (Closed End Question Có nhiều câu trả lời: Câu hỏi xếp hạng thứ tự (Ranking): Có 1 danh sách nhiều câu trả lời có thể đánh dấu nhiều mục 1 lúc(checklist). Phân theo thứ tự cấp bậc(Ranking): Sử dụng các loại thang như Likert, Stapel, thang hình ảnh, thang có tổng không đổi... Bước 5:Xác định cách dùng từ trong câu hỏi - Dùng từ ngữ và cách hành văn đơn giản, dễ hiểu, dùng từ thông dụng - Tránh câu hỏi quá dài 5.3 - Tránh câu dịch nghĩa quá xa lạ, quá “tây“hay có thể hiểu lầm 5.4 - Tránh câu hỏi điệp ý hoặc ghép2 ý khác nhau vào một câu 5.5 - Tránh câu hỏi gợi ý (leading question) làm người đáp bị thiên lệch 5.6 - Tránh câu hỏi thang trả lời không cân bằng  5.7 - Tránh sự ước lượng hay phỏng đoán quá co giãn. Bước 6:Xác định cấu trúc câu hỏi Các câu hỏi mở đầu Các câu hỏi định tính Các câu hâm nóng Các câu hỏi đặc thù Các câu hỏi về nhân khẩu học Cuối bản nên có chỗ ghi tên người phỏng vấn, ngày phỏng vấn và nơi phỏng vấn và phần ghi chép những điều quan sát Bước 7: Quyết định về chất liệu và hình thức bản câu hỏi - Chất lượng giấy, chất lượng in - Cách trình bày, tính mỹ thuật, màu sắc - Chừa đủ khoảng trống để trả lời Bước 8: Thử nghiệm trước, sửa sai và viết nháp Đây là bước cuối cùng của một quá trình thiết kế bản câu hỏi: - Thử nghiệm trước bằng cách phỏng vấn thử hoặccho người khác làm thử để xem họ có hiểu không,có thắc mắc gì không? - Cần xem lại (revise), sửa chữa, thêm bớt câu chữ. Lưu ý thường nên tránh bản câu hỏi quá dài.Phỏng vấn người tiêu dùng một cách đại trà chỉ nên gói gọn trong khoảng 10 câu. - Viết nháp lần cuối (final draft) VIII/-Kết luận Bộ câu hỏi phải chuẩn bị cẩn thận để có thể thu được các thông tin có giá trị. …phải đảm bảo rằng các câu hỏi có liên quan đến nhau, thích hợp, thông minh, chính xác và không unbiased. Thứ tự của các câu hỏi phải được sắp xếp cẩn thận, bố cục rõ ràng. Bộ câu hỏi trước tin cần phải thử nghiệm và đánh giá trước khi sử dụng trong thực nghiệm. TÀI LIỆU THAM KHẢO Wai-Ching Leung lecturer in public health medicine, University of East Anglia w-c.leung@uea.ac.uk Dương Xuân Lâm – ĐHNL Thái Nguyên tạm dịch Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, (2011), Giáo trình Nghiên cứu thị trường, TPHCM: NXB Lao Động. Thiết kế bảng câu hỏi nghiên cứu thị trường, (2011). Được lấy về từ: PHỤ LỤC Kịch bản cho buổi thuyết trình: Các nhân vật chính: Cô giáo Nghiêm Trọng (CG) Bé Điệu (BĐ) Hào Hoa Lãng Tử (HHLT) Bé Po (BP) (BĐ vừa đi từ ngoài cửa lớp vào vừa đọc bài thơ Thu Sang ; chiếu slide kết hợp nhạc nền nhẹ nhàng cho phù hợp với bài thơ) Hai sắc hoa tigôn (T T K H ) Một mùa thu trước mỗi hoàng hôn  Nhặt cánh hoa rơi chẳng thấy buồn  Nhuộm ánh nắng tà qua mái tóc  Tôi chờ người ấy với yêu thương  Người ấy thường hay ngắm lạnh lùng  Dải đường xa vút bóng chiều phong,  Và phương trời thẳm mờ sương cát,  Tay vít dây hoa trắng lạnh lòng.  Người ấy thường hay vuốt tóc tôi,  Thở dài trong lúc thấy tôi vui.  Bảo rằng hoa dáng như tim vỡ,  Anh sợ tình ta cũng thế thôi.  BĐ: ây dà (thở dài) bài thơ buồn quá! Hôm nay ngày đầu tiên đi học mình phải vui chứ. Không biết có anh handsome nào ko nữa, hii Ngày đầu tiên đi học mệ dắt….. ak ! hic con xin lỗi mẹ. mẹ dặn mỗi lần hát là không được cho ai nghe, ai ngờ…. (vừa đi vừa hát) (HHLT từ từ xuất hiện và nhìn chằm chằm bé Điệu) Mà sao anh ấy nhìn mình chằm chằm thế nhỉ ? quên mẹ dặn con gái đẹ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxTiểu luận kĩ năng thiết kế bảng câu hỏi nghiên cứu thị trường.docx
Tài liệu liên quan