MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt iv
Danh mục các sơ đồ và hộp v
Lời mở đầu vi
Chương 1 - CƠ SỞ CỦA LÝ THUYẾT THỊ TRƯỜNG HIỆU QUẢ 5
1.1. Quan niệm về thị trường hiệu quả 5
1.2. Lý thuyết và một số thực nghiệm quan trọng về thị trường hiệu quả 11
1.3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu lý thuyết thị trường hiệu quả 53
Chương 2 - KIỂM ĐỊNH TÍNH HIỆU QUẢ CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 57
2.1. Khái quát thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam 57
2.2. Kiểm định tính hiệu quả của thị trường chứng khoán Việt Nam 96
Chương 3 -MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO TÍNH HIỆU QUẢ CHO THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 114
3.1. Lý luận chung về điều kiện cần cho một thị trường hiệu quả theo EMH 114
3.2. Nâng cao tính hiệu quả cho thị trường chứng khoán Việt Nam 119
3.3. Một số kiến nghị 152
Kết luận 153
Các công trình của tác giả đã được công bố 154
Tài liệu tham khảo 156
Phụ lục 160
161 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5358 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Kiểm định tính hiệu quả của thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g tin về độ sâu của thị trường: Là chỉ tiêu phản ánh khối lượng giao dịch lẽ ra có thể xảy ra thêm nếu giá thay đổi 1 bậc so với giá đã thực hiện, thì số phiếu giao dịch sẽ tăng thêm 45%. Thị trường càng sâu thì chi phí giao dịch càng giảm.
Thông tin về độ rộng của thị trường: Là chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ phần trăm số lượng giao dịch lẽ ra có thêm nếu giá cả thay đổi trong vòng 1 bậc. Thị trường càng rộng thì tính ổn định càng cao.
Thông tin về tỷ lệ lệnh được khớp: Là chỉ tiêu phản ánh quan hệ giữa số lệnh được khớp và số lệnh đăng ký bình quân, trong đó số lệnh đăng ký bình quân là số trung bình cộng của số lệnh đặt bán và số lệnh đặt mua trong kỳ.
- Thông tin về các đơn vị niêm yết: Theo quy chế công bố thông tin thì các đơn vị niêm yết phải công bố thông tin dưới các dạng như sau:
Báo cáo định kỳ: Kết quả sản xuất kinh doanh của từng quý; báo cáo quyết toán nửa năm, cả năm.
Báo cáo bất thường: Mỗi khi có những sự kiện mà nếu công bố ra thì sẽ ảnh hưởng đến giá chứng khoán: Ví dụ tài khoản của công ty bị phong toả, tách, gộp cổ phiếu; công ty tuyên bố trả cổ tức; công ty thắng thầu các dự án lớn; công ty bỏ vốn liên doanh với công ty khác; mất khách hàng lớn…
Báo cáo theo yêu cầu: Do yêu cầu quản lý của cơ quan có thẩm quyền như Uỷ ban chứng khoán nhà nước, Sở và Trung tâm giao dịch chứng khoán, cơ quan pháp luật hoặc do có tin đồn cần xác minh thì các cơ quan có thẩm quyền trên có thể yêu cầu các đơn vị niêm yết cung cấp thông tin liên quan.
2.1.2. Khái quát thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam
2.1.2.1. Khung pháp lý cho thị trường chứng khoán Việt Nam
Thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 8 về việc phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, ngay từ năm 1996 Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, xây dựng và phát triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán, nhằm huy động các nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển, phục vụ chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Từ khi thành lập (năm 2000), Uỷ ban chứng khoán Nhà nước đã phối hợp với các bộ, ngành xây dựng bộ khung pháp lý, chuẩn bị hàng hoá, thành lập các công ty chứng khoán và các điều kiện về cơ sở vật chất, cán bộ cho thị trường chứng khoán. Thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức đi vào hoạt động từ tháng 7/2000.
Khung pháp lý về chứng khoán và hoạt động kinh doanh chứng khoán đã được dần hoàn thiện. Hiện nay chúng ta đã có được một số văn bản pháp lý quan trọng để dẫn dắt thị trường mà cao nhất là Luật Chứng khoán (số 70/2006/QH 11 Quốc hội thông qua ngày 29/6/2006), kèm theo là các nghị định, thông tư hướng dẫn: Nghị định số 14/2007/NĐ-CP ngày 19/01/2007 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán, Nghị định 36/2007/NĐ-CP ngày 08/3/2007 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán v.v..
2.1.2.2. Hoạt động của các chủ thể trên thị trường
Thị trường chứng khoán là một hệ thống phức tạp các chủ thể cùng tham gia, đó chính là những người làm nên thị trường, bao gồm các tổ chức liên quan đến chứng khoán, các tổ chức kinh doanh trên thị trường chứng khoán, các công ty niêm yết và những người đầu tư. Việc phân tích các hoạt động của thị trường sẽ được làm rõ bằng việc xem xét hoạt động của từng chủ thể.
(1) Các tổ chức có liên quan đến chứng khoán
- Cơ quan quản lý nhà nước (Ủy ban Chứng khoán Nhà nước)
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) được thành lập ngày 28/11/1996 theo Nghị định số 75/CP của Chính phủ, là cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng tổ chức và quản lý Nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Việc thành lập cơ quan quản lý thị trường chứng khoán trước khi thị trường ra đời là bước đi phù hợp với chủ trương xây dựng và phát triển TTCK ở Việt Nam, có ý nghĩa quyết định cho sự ra đời của TTCK sau đó hơn 3 năm (20/7/2000).
Khi mới được thành lập, UBCKNN là cơ quan thuộc Chính phủ, là cơ quan cao nhất thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thị trường chứng khoán nhưng theo Nghị định số 66/2004/NĐ-CP ngày 19/02/2004, UBCKNN là tổ chức thuộc Bộ Tài chính, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chứng khoán và TTCK; trực tiếp quản lý, tổ chức, giám sát hoạt động chứng khoán và TTCK.
Để thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình, UBCKNN đã phối hợp và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc trong toàn ủy ban: Về quản lý hành chính, ra văn bản thì có các ban (Ban Phát triển thị trường chứng khoán, Ban Quản lý phát hành chứng khoán, Ban Quản lý kinh doanh chứng khoán,…); về đào tạo, phổ biến kiến thức cho công chúng đầu tư thì có TT Nghiên cứu khoa học và Đào tạo chứng khoán; về quản lý giao dịch và tổ chức thực hiện giao dịch cho toàn thị trường thì có Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh và TT. giao dịch chứng khoán Hà Nội.
- Sở giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh (HOSE):
Sở giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh được chuyển từ Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.Hồ Chí Minh (TTGDCK TP.HCM) ngày 8/8/07 theo quyết định số: 599/QĐ-TTg ngày 11/05/2007của Thủ tướng Chính phủ. Trung tâm GDCK TP. HCM được thành lập theo Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg ngày 11/07/1998 và chính thức đi vào hoạt động thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/7/2000 đã đánh dấu một sự kiện quan trọng trong đời sống kinh tế- xã hội của đất nước.
Lúc mới thành lập, TTGDCK TP.HCM là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp, Trung tâm được Chính phủ giao một số chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn quản lý điều hành hệ thống giao dịch chứng khoán tập trung tại Việt Nam. Đó là: tổ chức, quản lý, điều hành việc mua bán chứng khoán; quản lý điều hành hệ thống giao dịch; thực hiện hoạt động quản lý niêm yết, công bố thông tin, giám sát giao dịch, hoạt động đăng ký, lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán và một số hoạt động khác.
Thực tiễn hoạt động của Trung tâm qua những năm đầu là rất hiệu quả, phù hợp với mô hình thị trường khi mới thành lập. Tuy nhiên, do yêu cầu tất yếu của việc phát triển thị trường chứng khoán trong bối cảnh đất nước có nhiều thay đổi tích cực, mô hình thị trường chứng khoán với trung tâm giao dịch không phù hợp nữa và TTGDCK TP. HCM chính thức được đổi tên thành Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh. Sự kiện trên lại đánh dấu một bước chuyển mình của thị trường chứng khoán Việt Nam, bởi không đơn thuần chỉ là việc đổi tên, Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh đã có những bước chuẩn bị cần thiết để xứng tầm là một sở giao dịch, sở được tự chủ hơn trong các quyết định của mình. Sở không còn là đơn vị sự nghiệp có thu thuộc Ủy ban chứng khoán nhà nước nữa mà là công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên. Chúng ta hy vọng rằng với sứ mệnh mới, với những sự đầu tư hợp lý về phần cứng cũng như phần mềm tại Sở, Sở sẽ trở thành một cái “chợ” chứng khoán thật sự hiệu quả, có quy mô, hàng hóa có giá trị, buôn bán trung thực và là nơi đến hấp dẫn của các nhà cung và cầu vốn.
Sở phát huy thế mạnh của trung tâm trong những năm qua để tổ chức và vận hành các hoạt động giao dịch chứng khoán trên thị trường tập trung thông suốt, an toàn và hiệu quả.
Đối với hoạt động giao dịch, SGDCK TP.HCM đã thực hiện giao dịch khớp lệnh liên tục từ ngày 30/07/2007 và từng bước triển khai giao dịch nhập lệnh từ xa để đáp ứng với tình hình thị trường đang phát triển.
Trong hoạt động đối ngoại, SGDCK TP.HCM đã thực hiện ký kết nhiều Biên bản hợp tác với các SGDCK các nước trên thế giới như SGDCK Luân đôn, Thái Lan, New York(Mỹ), Malaysia, Singapore, CH Czech, Warsaw(Ba Lan),Tokyo (Nhật bản), Hồng Kông trong các lĩnh vực về hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo cán bộ cho SGDCK TP.HCM, trao đổi thông tin giữa các SGDCK, đồng thời tạo điều kiện thực hiện niêm yết chéo giữa các Sở trong tương lai.
Dưới đây là tóm tắt một số dữ liệu tại HOSE:
Cập nhật: ngày 9/6/2008
Số lượng mã chứng khoán
Tổng khối lượng niêm yết
Tổng giá trị niêm yết (VND)
Toàn thị trường
302
4,928,322,315
68,157,453,900,000
Cổ phiếu
151
4,466,553,110
44,665,531,100,000
Chứng chỉ quỹ
4
252,055,530
2,520,555,300,000
Trái phiếu
147
209,713,675
20,971,367,500,000
Ngày mở cửa sàn: 28/07/2000 Số ngày giao dịch: 1799
Nguồn: VCBS
- Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HASTC)
Ngày 8.3.2005 TTGDCK Hà Nội chính thức khai trương hoạt động, đánh dấu một bước phát triển mới của thị trường chứng khoán Việt Nam. Lúc bắt đầu thành lập, nhiệm vụ của TTGDCK Hà Nội là sàn giao dịch được gọi là đăng ký niêm yết dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tuân theo một số tiêu chí nhất định. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển chung của thị trường chứng khoán Việt Nam, HASTC cũng đã có bước phát triển rất nhanh, và đã có rất nhiều công ty lớn tham gia niêm yết và giao dịch.
Dưới đây là những dữ liệu tóm tắt về các giao dịch trên HASTC:
Cập nhật: ngày 9/6/2008
Số lượng mã chứng khoán
Tổng khối lượng niêm yết
Tổng giá trị niêm yết (VND)
Toàn thị trường
616
2,894,755,000
147,878,412,030,000
Cổ phiếu
138
1,573,301,043
15,733,010,430,000
Chứng chỉ quỹ
0
0
0
Trái phiếu
478
1,321,454,016
132,145,401,600,000
Ngày mở cửa sàn: 08/03/2005 Số ngày giao dịch: 635
Nguồn: VCBS
(2) Các tổ chức kinh doanh chứng khoán trên TTCK Việt Nam
Thị trường chứng khoán phát triển như hiện nay có sự đóng góp đáng kể của các tổ chức trung gian, đó là các công ty chứng khoán và các ngân hàng thương mại.
a. Các công ty chứng khoán
Lúc mới đi vào mở cửa thị trường mới chỉ có hai công ty chứng khoán, sau gần tám năm trên thị trường chứng khoán Việt Nam số lượng công ty được cấp giấy phép hoạt động đã tăng lên đáng kể, đó là chưa kể còn rất nhiều công ty đã nộp hồ sơ đang chờ được phê duyệt. Hiện nay tổng cộng vốn điều lệ của các công ty chứng khoán chính thức đi vào hoạt động đã tới 10.425 tỷ đồng.
Các nghiệp vụ của các công ty chứng khoán bao gồm: Môi giới chứng khoán; Tự doanh chứng khoán; Bảo lãnh phát hành chứng khoán; d) Tư vấn đầu tư chứng khoán.
Các công ty chứng khoán trong thời gian gần đây đã đạt được kết quả rất tốt về lợi nhuận do họ đẩy mạnh việc tự doanh, chứ không đơn thuần môi giới như trước. Chính các công ty chứng khoán cũng góp phần làm cho thị trường phát triển qua việc họ đã nâng cấp, đầu tư công nghệ để đáp ứng việc đặt lệnh và nhận thông tin của người đầu tư.
Tuy vậy, sự tăng trưởng nóng của thị trường và những khoản lợi nhuận khá lớn của các công ty chứng khoán trong thời gian qua đã khiến hàng loạt công ty khác lao vào muốn lập công ty chứng khoán.
Ở những thị trường lớn như Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan..., số lượng công ty chứng khoán không nhiều. Trong khi đó, nước ta tính tới 6/2008 đã có 91 công ty chứng khoán và 35 công ty quản lý quỹ đầu tư đang hoạt động, đó là còn chưa tính tới một lượng hồ sơ còn đang chờ được cấp phép.
Nếu số hồ sơ này được chấp thuận thì số công ty chứng khoán của Việt Nam sẽ gần gấp đôi so với các công ty chứng khoán ở Hàn Quốc, gấp 3,5 lần so với Thái Lan và vượt trên 30 công ty so với tổng số lượng các công ty chứng khoán của Trung Quốc. Tóm lại số lượng các công ty chứng khoán ở Việt Nam là quá nhiều, vượt quá xa so với quy mô thị trường.
Tuy vậy, nếu Chính phủ không can thiệp, có thể sẽ xảy ra khả năng đổ vỡ ở các công ty chứng khoán, nhất là công ty mới thành lập. Thực tế không ít công ty chứng khoán mới thành lập trong năm 2007 đang gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là khả năng tự doanh khi giá chứng khoán giảm mạnh liên tiếp kể từ tháng 3-2007. Trong khi đó, thị phần vẫn chủ yếu nằm trong tay các công ty chứng khoán đã thành lập từ trước.
Ngoài ra, sự ra đời ồ ạt của các công ty chứng khoán mới cùng với xu hướng đi xuống của thị trường đã khiến các công ty chứng khoán có “bề dày” đều bị giảm cả lợi nhuận và doanh thu. Sự ra đời của các công ty chứng khoán mới sẽ gây sức ép về hạ tầng công nghệ thông tin đối với Sở GDCK TPHCM và TTGDCK Hà Nội. Vì các lý do trên, nhìn chung các công ty chứng khoán cần phải nâng các điều kiện, tiêu chí hoạt động như vốn, nghiệp vụ, công nghệ.
b. Các ngân hàng thương mại
Tại một số nước, các ngân hàng thương mại có thể sử dụng vốn tự có để tăng và đa dạng hóa lợi nhuận thông qua đầu tư vào các chứng khoán. Tuy nhiên các ngân hàng chỉ được đầu tư vào chứng khoán trong những giới hạn nhất định để bảo vệ ngân hàng trước những biến động của giá chứng khoán. Đối với Việt Nam, các ngân hàng thương mại chủ yếu hoạt động trên thị trường tiền tệ, một số ngân hàng thành lập các công ty con độc lập để kinh doanh chứng khoán và bảo lãnh phát hành, như Ngân hàng Đầu tư và phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng Ngoại thương,… đều có các công ty chứng khoán của riêng mình.
(3) Các công ty niêm yết
Trong các chủ thể trên thị trường chứng khoán, các công ty niêm yết đứng về phía bên cung. Trên thị trường chính thức, các công ty niêm yết của Việt Nam đều là các công ty có tiềm lực, đa số làm ăn có lãi. Lúc mới mở cửa thị trường chỉ có một số rất ít công ty (mới có hai mã cổ phiếu REE và SAM), nhưng qua hàng năm số lượng các công ty đã tăng lên đáng kể, bắt đầu bằng năm 2006, các công ty niêm yết nhằm tận dụng cơ hội ưu đãi về thuế thu nhập theo thông tư số 100/2004/TT-BTC ngày 20/10/2004 và thông tư số 72/2006/TT-BTC. Còn năm 2007 làn sóng lên sàn của các công ty đã thay đổi về chất với mục tiêu chính: lên sàn cho hoạt động kinh doanh. Tuy vậy, sang năm 2008 do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan mà số lượng các công ty niêm yết mới ở con số không lớn. Dưới đây là số liệu về tình hình niêm yết của các công ty:
Bảng 2. 1. Số lượng các công ty niêm yết hàng năm
Năm
Tại HOSE
Tại HASTC
Số lượng công ty niêm yết mới
Tổng số công ty niêm yết
Số lượng công ty niêm yết mới
Tổng số công ty niêm yết
2000
4
4
0
0
2001
6
10
0
0
2002
10
20
0
0
2003
2
22
0
0
2004
5
27
0
0
2005
6
33
9
9
2006
75
108
78
87
2007
33
141
25
112
2008 (đến tháng 6)
11
152
26
138
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Theo đánh giá chung thì hầu hết các doanh nghiệp đều đạt được các chỉ tiêu tài chính rất tốt. Tuy vậy, còn rất nhiều điều đáng phải lưu tâm về các công ty này, đặc biệt về hoạt động phát hành thêm cổ phần và vấn đề công bố thông tin trên thị trường (điều này ảnh hưởng rất nhiều đến tính hiệu quả của thị trường trên phương diện thông tin). Cụ thể:
- Hiện tượng phát hành cổ phiếu còn tràn lan, tăng vốn vội vã trong thời điểm thị trường nóng nhằm thu về các khoản thặng dư vốn lớn cho doanh nghiệp.
- Phát hành cổ phiếu chưa đi kèm với phương án sử dụng vốn hiệu quả.
- Phần lớn hoạt động phát hành thêm đều có mục đích đầu tư tràn lan sang lĩnh vực không truyền thống của doanh nghiệp.
Còn việc công bố thông tin của công ty niêm yết, tuy đã có quy định nhưng vẫn ''được chăng hay chớ'', các thông tin chủ yếu là các thông tin định kỳ và rất ít các thông tin tức thời được công bố ra thị trường, thông tin thường theo hướng có lợi cho công ty niêm yết. Xuất hiện rất nhiều vi phạm, thông tin sai sự thật, thông tin chậm trễ (Bản cáo bạch thường nộp muộn hơn quy định). Hơn nữa các thông tin khi đưa ra nhiều khi gây nhầm lẫn cho người đầu tư. Thực tế đã chỉ ra trong thời gian vừa qua đã có nhiều trường hợp vi phạm đã bị xử phạt bởi các cơ quan chức năng.
Công bố thông tin là nghĩa vụ, song đồng thời cũng là quyền lợi của các tổ chức niêm yết khi tham gia thị trường. Rõ ràng rằng, nếu doanh nghiệp nào cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ và kịp thời thì doanh nghiệp đó sẽ đón nhận phản ứng tích cực từ phía nhà đầu tư và khi đó hiệu quả của việc công bố thông tin sẽ ảnh hưởng tốt đến chất lượng cổ phiếu của doanh nghiệp trên thị trường. Ðiều này đòi hỏi trình độ quản lý và phương cách thể hiện của doanh nghiệp, hay nói khác hơn là sự chuyên nghiệp hoá trong công tác công bố thông tin.
Tính chuyên nghiệp trong công bố thông tin, như đã phân tích, phải hội đủ các yếu tố trung thực, chính xác, đầy đủ và kịp thời. Ðiều đó cũng có nghĩa doanh nghiệp không chỉ công bố những thông tin tốt mà còn cả những thông tin bất lợi cho doanh nghiệp.
Ðiều quan trọng mà các doanh nghiệp phải đặc biệt lưu ý là: bưng bít, giấu nhẹm, hay cố tình thông tin chậm để điều chỉnh, cân đối lại số liệu là con đường ngắn nhất đưa doanh nghiệp đến chỗ mất niềm tin đối với người đầu tư, trong xu hướng thị trường và trình độ của người đầu tư đang ngày càng được chuyên nghiệp hóa.
Ngoài ra việc công bố thông tin của các công ty niêm yết cũng không hề đơn giản. Giới báo chí và những người phụ trách bộ phận cung cấp thông tin của các công ty niêm yết cũng có những phản ánh liên tục về các ràng buộc của Uỷ ban chứng khoán nhà nước trong quy chế về thông tin. Họ bị "quở trách" vì công bố thông tin cho báo chí khi chưa được cơ quan quản lý thị trường "kiểm duyệt". Đại diện Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và các TTGDCK lại khuyến nghị các doanh nghiệp về vấn đề công bố thông tin, trong đó có vấn đề cung cấp thông tin cho báo chí. Giám đốc một doanh nghiệp thốt lên rằng: "Từ khi lên niêm yết đến nay, chúng tôi hầu như mất quan hệ với báo chí. Ðưa tin gì cũng sợ bị quở trách". Cứ như theo quy định của cơ quan quản lý và phản ảnh của các doanh nghiệp thì "tất cả các thông tin nhạy cảm có ảnh hưởng tới giá cổ phiếu đều phải được kiểm soát chặt chẽ trước khi các công ty niêm yết công bố ra đại chúng". Tuy nhiên, theo ý kiến của các doanh nghiệp thì "điều này là bất hợp lý và không rõ ràng, vì hiện nay, vẫn chưa có một quy định cụ thể nào hướng dẫn rõ là những thông tin nào không nhạy cảm được phép công bố và những thông tin nào là nhạy cảm không được phép công bố". Trong khi đó, bản thân các doanh nghiệp hiện đều có người phụ trách công bố thông tin. Họ có quyền thông tin cho báo chí những thông tin theo đúng quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung và tính chính xác của thông tin.
Liên hệ lại với trường hợp một số công ty niêm yết bị TTGDCK khiển trách trong thời gian qua vì "vi phạm" quy chế công bố thông tin, có thể khẳng định rằng, những thông tin được các đơn vị niêm yết công bố cho báo chí về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, về kết quả trúng thầu, về kế hoạch tăng vốn.... "không thuộc phạm vi quy định trong Pháp lệnh bảo vệ bí mật". Các thông tin trên lại càng không phải là "bí mật", bởi lẽ sau đó đều đã được công bố rộng rãi ra thị trường qua TTGDCK hoặc bản tin thị trường của TTGDCK.
Như vậy, rõ ràng rằng quan điểm "thông tin phải thông qua cơ quan quản lý trước khi công bố cho báo chí" mà TTGDCK buộc các doanh nghiệp phải tuân thủ vô hình trung "phong tỏa" việc thông tin trực tiếp giữa doanh nghiệp và báo chí. Cũng cần phải khẳng định rằng, báo chí có quyền khai thác, điều tra lấy tin tức để phản ảnh những vấn đề mà dư luận quan tâm theo đúng quy định của pháp luật và đó là yếu tố tích cực. Trong khi đó, người cung cấp thông tin cho báo chí cũng được pháp luật công nhận vì họ có quyền "cung cấp cho báo chí những tư liệu, tài liệu không thuộc phạm vi quy định trong Pháp lệnh bảo vệ bí mật" và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung và tính chính xác của thông tin.
Tóm lại, việc công bố thông tin của các công ty niêm yết là mảng vấn đề rất quan trọng ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả của thị trường chứng khoán. Nếu làm tốt được, chắc chắn chất lượng thông tin trên thị trường sẽ được cải thiện.
1.2.2.4 Nhà đầu tư
Thành tố quan trọng nhất trên thị trường chứng khoán là người đầu tư. Sự gia tăng nhanh chóng lượng cổ phiếu niêm yết trên thị trường cùng với sự ra đời của hàng loạt các công ty chứng khoán mang đến những dịch vụ tiện ích đã thu hút được một số lượng lớn các nhà đầu tư cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước.
Hiện nay người đầu tư đã trở thành người đầu tư theo đúng nghĩa. Đối với người đầu tư cá nhân, toàn thị trường đã có gần 400.000 tài khoản giao dịch mở tại các công ty chứng khoán, trong đó của các cá nhân nước ngoài là 7.400. Bên cạnh đó thị trường cũng nhận được sự quan tâm đặc biệt của các nhà đầu tư tổ chức của không những trong nước mà còn cả trong khu vực và trên thế giới như JP Morgan, Merrill Lynch, Citigroup. Hiện số tài khoản của các tổ chức nước ngoài là đã là 500 tài khoản.
Nếu như khi thị trường mới mở cửa, người đầu tư cá nhân tham gia đầu tiên hầu như chỉ mang tính hiếu kỳ, họ chưa kỳ vọng nhiều vào việc hưởng lợi từ chứng khoán thì nay càng ngày người đầu tư càng tỏ ra chuyên nghiệp hơn nhiều. Họ đã tiếp cận với các luồng thông tin khác nhau, chọn lọc, phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật… Thực tế cũng đã chỉ ra người đầu tư nhiều lúc đã tỏ rõ bản lĩnh của mình qua những biến động của thị trường. Tuy vậy, chúng ta cũng thường nghe nhiều thấy cụm từ được miêu tả về người đầu tư là theo hiệu ứng đám đông, tâm lý bầy đàn. Các ví dụ sinh động có thể kể ra trong trường hợp này là chẳng hạn khi chúng ta có được thông tin không tốt từ bản báo cáo dự báo về triển vọng của thị trường chứng khoán của tổ chức HSBC thì lập tức người đầu tư hoang mang, nghe ngóng và chạy đua nhau tìm những luồng thông tin không chính thống khác và đồng loạt theo nhau bán cổ phiếu. Sau này bản báo cáo của HSBC được kiểm chứng là không có cơ sở thì mọi chuyện lại ngược lại. Như vậy chứng tỏ người đầu tư đã không thể có những đánh giá riêng của mình để ra quyết định mà hoàn toàn mất tự chủ và không thể kiểm soát được những giao dịch của mình. Ngoài ra người đầu tư do không chuẩn bị kiến thức một cách chắc chắn, chẳng hạn không biết được các nguyên tắc của thị trường chứng khoán như nguyên tắc công khai thông tin. Họ nhiều khi có thông tin mà không biết đó là thông tin chính thống, thông tin được công khai, mà cứ ngỡ đó là thông tin bí mật, thông tin được ưu tiên. Nhiều khi có thông tin lá cải thì người đầu tư lại tưởng là các thông tin chính thống, mà trên thị trường hiện nay thì vô số thông tin lá cải. Hơn nữa người đầu tư cũng không biết rõ về các quyền của mình từ đó thường bị chèn ép bởi những cổ đông lớn (trường hợp các thành viên hội đồng quản trị của các công ty mở các công ty con dựa vào các thương hiệu của các công ty truyền thống mà không cần thông báo tới các cổ đông). Tất cả các thiệt thòi của người đầu tư nhỏ lẻ có thể là do họ chưa có sự chuẩn bị một cách kỹ lưỡng khi tham gia thị trường bởi thị trường chứng khoán thực sự là một thị trường phát triển bậc cao, trên đó không chỉ bao gồm những người thích đánh bạc, thích lướt sóng,…
Người đầu tư đáng kể trên thị trường còn phải được tính tới đó chính là các công ty quản lý quỹ. Số lượng các công ty này được tăng lên nhanh chóng trong thời gian gần đây (lên tới con số 20) với cơ cấu có cả trong nước và nước ngoài. Sự tham gia và quyết định của các chủ thể này cũng sẽ gây nhiều ảnh hưởng đến giao dịch trên thị trường.
Như vậy, chuyên đề đã phân tích một cách khái quát hoạt động của các chủ thể trên thị trường chứng khoán (bao gồm các tổ chức liên quan đến chứng khoán, các tổ chức kinh doanh chứng khoán, các công ty niêm yết và nhà đầu tư) để thấy được phần nào thực trạng hoạt động của thị trường chứng khoán Việ Nam trong những năm vừa qua, từ đó cũng đánh giá được yếu tố ảnh hưởng đến tính hiệu quả của thị trường chứng khoán Việt Nam trên phương diện thông tin.
2.1.3. Các giai đoạn biến động của thị trường chứng khoán Việt Nam
Ta có thể dễ dàng nhận ra thị trường chứng khoán Việt Nam đã phát triển rất nhanh trong thời gian gần đây, nhất là khoảng từ giữa năm 2006. Thị trường có thể được đánh giá dựa vào việc quan sát trên Sở GDCK Tp. Hồ Chí Minh và TT Giao dịch chứng khoán Hà Nội. Dưới đây là một số tổng hợp về VN Index và HASTC Index tính đến ngày 09/06/2008.
Bảng 2. 2. Tổng hợp về chỉ số VNindex và HASTC index
VN Index
HaSTC Index
Giá trị
Phiên
Ngày
Giá trị
Phiên
Ngày
Mức cơ sở
100
1
28/7/2000
100
1
8/3/2005
Mức gần đây nhất
379.12
1799
9/6/2008
108.46
635
9/6/2008
Mức cao nhất trong 52 tuần
1113.19
1543
23/5/2007
393.59
491
1/11/2007
Mức thấp nhất trong 52 tuần
379.12
1799
9/6/2008
108.46
635
9/6/2008
Mức cao nhất trong lịch sử
1170.67
1495
12/3/2007
459.36
333
19/3/2007
Mức thấp nhất trong lịch sử
101.82
2
31/7/2000
108.46
635
9/6/2008
Nguồn: VCBS
Tuy vậy, xét theo tỉ trọng vốn hóa toàn thị trường và khoảng thời gian phát triển thì chỉ số VN index trên sàn TP. Hồ Chí Minh cũng có thể được coi như thước đo đáng tin cậy để quan sát. Chuyên đề này sẽ dùng chỉ số VN Index để theo dõi biến động giá chứng khoán. Dưới đây là các biểu đồ của VN Index miêu tả các giai đoạn hoạt động của thị trường.
Sơ đồ 2. 1. Chỉ số VN Index từ 28/7/00 đến 3/06/08
Nhìn trên đồ thị ta dễ dàng nhận thấy chỉ số Vn Index đúng là diễn biến khó dự đoán, lúc lên thì lên rất cao và rất nhanh, lúc xuống thì cũng với tốc độ khó lường. Ta có thể quan sát cụ thể hơn sự thay đổi giá qua các giai đoạn, tương ứng với những thất thường của thị trường.
1. Giai đoạn : Từ 28/07/2000 đến25/06/2000
Đây là giai đoạn thị trường mới đi vào hoạt động, hàng hoá trên thị trường còn nghèo nàn, mới chỉ có 6 loại cổ phiếu và 5 loại trái phiếu niêm yết và giao dịch. Thị trường xảy ra tình trạng cầu lớn hơn cung làm cho giá chứng khoán tăng mạnh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Kiểm định tính hiệu quả của thị trường chứng khoán Việt Nam.doc