MỤC LỤC
TT Nội dung Trang
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Về mặt lý luận: 1
2 Về mặt thực tiễn: 1
3 Mục đích nghiên cứu: 2
4 Đối tượng nghiên cứu: 2
5 Phạm vi nghiên cứu: 2
6 Kế hoạch nghiên cứu: 2
PHẦN II: NỘI DUNG
7 Mục tiêu, ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề: 3
8 Thực trạng: 3
9 Các biện pháp, giải pháp thực hiện: 7
10 Kết quả đạt được: 9
PHẦN III: KẾT LUẬN
11 Những kết luận và bài học kinh nghiệm: 11
12 Đề xuất – Kiến nghị 11
13 MỤC LỤC 12
13 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 16297 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý nhà trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Về mặt lý luận:
Thực hiện Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước. Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012. Công văn số: 4937/BGDĐT-CNTT ngày 18 tháng 8 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo V/v Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2010 – 2011.
Trong đó có đề cập đến vấn đề triển khai tạo lập địa chỉ e-mail @moet.edu.vn và cung cấp cho các phòng GDĐT để giao dịch điện tử, tiếp nhận thông báo văn bản từ Bộ đến cấp phòng. Cán bộ văn phòng sử dụng hàng ngày các địa chỉ e-mail này trong công tác trao đổi thông tin, liên lạc với Bộ GDĐT. Mỗi cán bộ và giáo viên có ít nhất một địa chỉ e-mail của ngành, có tên dưới dạng @tên-cơ-sở-giáo-dục.edu.vn.
Triển khai công nghệ mới để lập website của sở GDĐT và của phòng GDĐT. Theo đó có thể phân bổ trang web riêng cho các trường tiểu học, trung học và mầm non. Các sở GDĐT chỉ cần đầu tư một hệ thống website tập trung, mỗi trường có quyền quản trị riêng trang web của mình. Tránh tình trạng mỗi trường phải mua một tên miền riêng, thuê máy chủ đặt website riêng, gây tốn kém, không hiệu quả và không bền vững do thiếu đội ngũ kỹ thuật chăm sóc.
Hơn nữa hệ thống thư viện trực tuyến Violet có thể hỗ trợ các đơn vị giáo dục như các Trường học, Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT,... tạo được trang web Thư viện cho riêng mình hoàn toàn miễn phí. Trong trường hợp đơn vị đã có website từ trước thì có thể sử dụng trang riêng này như một chức năng thư viện cho trang web hiện có, còn nếu đơn vị chưa có website thì có thể sử dụng trang riêng này như một website chính thức của đơn vị.
Về mặt thực tiễn:
Hiện nay không chỉ ngành giáo dục mà ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật đều triển khai, áp dụng rộng rãi mô hình quản lý và triển khai hiệu quả công việc bằng Email điện tử và đăng tải công khai thông tin trên website.
Đối với đơn vị nhà trường rất cần thiết áp dụng hệ thống Email để triển khai nhiệm vụ công tác hàng tháng đến tổ trưởng chuyên môn (ban liên tịch nhà trường), và tới toàn thể cán bộ giáo viên, công nhân viên nhà trường.
Đối với cán bộ giáo viên rất cần thiết sử dụng Email, website để cập nhật thông tin từ các cấp ngành quản lý; Cập nhật kế hoạch chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ công tác từ phía lãnh đạo nhà trường.
Mục đích nghiên cứu:
Nhằm giúp đỡ cán bộ giáo viên nhà trường làm việc nhanh, hiệu quả trong công tác thực hiện nhiệm vụ giáo dục, cũng như công tác giảng dạy. Tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên có cơ hội giao lưu trao đổi kinh nghiệm trong công tác, cũng như kinh nghiệm trong cuộc sống hàng ngày.
Rèn luyện cho cán bộ giáo viên có kỹ năng trong công tác truy cập Internet để tìm kiếm thông tin, cũng như tìm kiếm các tư liệu phục vụ nhiệm vụ công tác giáo dục, công tác giảng dạy bộ môn. Rèn luyện cho bản thân không ngừng học tập nâng cao trình độ, kinh nghiệm trong công tác khai thác, ứng dụng và sử dụng công nghệ thông tin.
Trong quá trình nghiên cứu, người nghiên cứu sẽ hiểu rõ hơn về CNTT, từ đó vận dụng vào giảng dạy hiệu quả hơn. Xác định ý nghĩa và tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy. Đề xuất một số giải pháp nhằm đáp ứng tốt việc ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học đạt kết quả cao.
Đối tượng nghiên cứu:
Là cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong đơn vị nhà trường.
Nghiên cứu hệ thống Email điện tử được cấp từ hệ thống Email có tên miền của Phòng, của Sở và của Bộ Giáo dục Đào tạo.
Nghiên cứu từ hệ thống website Tư liệu giáo dục miễn phí từ Thư viện violet và Công ty Bạch Kim giành cho giáo dục.
Phạm vi nghiên cứu:
Tại trường THCS Liêng Trang và một số đơn vị trường THCS, trường Tiểu học thuộc phòng Giáo dục và Đào tạo Đam Rông.
Kế hoạch nghiên cứu:
Thời gian nghiên cứu áp dụng trong vòng 03 năm. Bắt đầu từ năm 2008 tại trường THCS Đạ M’rông:
Bắt đầu nghiên cứu khai thác là từ hệ thống dịch vụ Internet miễn phí 2G (không dây) của viễn thông Viettel. Tiếp đó lắp đặt hệ thống Internet dịch vụ viễn thông (có dây), hệ thống mạng máy tính phục vụ công tác quản lý hành chính và ứng dụng CNTT trong soạn giảng cho giáo viên và học sinh.
Năm 2008 bắt đầu nghiên cứu khai thác trên website phòng Giáo dục: Thư viện tư liệu giáo dục: Năm 2009 tiếp tục khai thác trên thư viện: và hệ thống Email điện tử. Năm 2010 sử dụng Email là: phanvandiendmr@gmail.com. Năm 2011 triển khai rộng rãi đến toàn thể cán bộ giáo viên hệ thống Email với tên miền trường c2liengtrang.damrong@lamdong.edu.vn.
PHẦN II: NỘI DUNG
Mục tiêu, ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề:
Mục đích của việc ứng dụng CNTT vào nhà trường là sử dụng CNTT như một công cụ lao động trí tuệ, giúp lãnh đạo các nhà trường nâng cao chất lượng quản lí nhà trường; giúp các thầy giáo, cô giáo nâng cao chất lượng dạy học; trang bị cho học sinh kiến thức về CNTT, học sinh sử dụng máy tính như một công cụ học tập nhằm nâng cao chất lượng học tập; góp phần rèn luyện học sinh một số phẩm chất cần thiết của người lao động trong thời kì hiện đại hoá.
Vì ứng dụng CNTT trong nhà trường sẽ góp phần hiện đại hoá giáo dục và đào tạo, gắn với phát triển nguồn nhân lực CNTT, xác định là nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa rất lớn trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và ứng dụng CNTT một cách hiệu quả trong công tác giáo dục của nhà trường theo tiêu chí mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Lãnh đạo các nhà trường sử dụng CNTT để quản lí hồ sơ, thời khoá biểu, điểm kiểm tra của Giáo viên và học sinh, soạn thảo và quản lí các văn bản chỉ đạo và báo cáo của nhà trường. Triển khai các phần mềm ứng dụng vào công tác giáo dục và giảng dạy.
Thực trạng:
Ban giám hiệu và toàn thể cán bộ, giáo viên đã xác định việc ứng dụng CNTT trong nhà trường là một phương tiện hữu ích cần thiết để phục vụ nâng cao chất lượng giảng dạy.
Trường luôn thường xuyên thực hiện chủ đề “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục và đào tạo”, đưa tiêu chí ứng dụng CNTT vào giảng dạy là một trong những tiêu chí đánh giá công chức cuối năm. Hiện nay, 90% giáo viên của nhà trường đều có hòm thư điện tử (Email) cá nhân và thư viện bài giảng, tư liệu chuyên môn đầy đủ, phong phú phục vụ hiệu quả cho công tác giảng dạy. 90% giáo viên của trường sử dụng giáo án điện tử cho những tiết dạy, dự giờ. Các giáo viên trong trường thường xuyên tổ chức trao đổi nghiệp vụ, dự giờ để đánh giá mức độ ứng dụng CNTT, đồng thời tiếp tục giữ vững, phát huy ứng dụng CNTT của trường, tìm ra những hạn chế còn tồn tại cần khắc phục.
Tuy nhiên để ứng dụng CNTT trong giảng dạy đạt hiệu quả, đáp ứng nhu cầu xã hội. Ban lãnh đạo trường phải thường xuyên thay đổi nội dung quản lý để nâng cao chất lượng ứng dụng, sử dụng CNTT.
Là một trường mới thành lập, bắt đầu từ năm học 2010-2011 nhà trường có 18 lớp với 590 học sinh. Trong đó gần 95% học sinh là con em các dân tộc thiểu số gốc Tây Nguyên. Chính vì thế mà điều kiện được tiếp xúc với CNTT của đa số các em học sinh là rất hạn chế.
Đội ngũ giáo viên: Đa số là giáo viên trẻ mới ra trường hoặc từ nơi khác chuyển về; nhiều giáo viên trình độ Tin học, kỹ năng sử dụng máy tính và các phương tiện hỗ trợ còn hạn chế.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy học, đặc biệt là phục vụ cho việc dạy tin học và ứng dụng CNTT của nhà trường còn nhiều hạn chế: Thiếu các phòng học chức năng; số máy tính phục vụ cho học tin học của học sinh còn ít (chỉ mượn được 01 phòng với 15 máy tính sử dụng được).
Với việc khuyến khích đội ngũ giáo viên tin học có kiến thức tin học tổ chức các đợt tập huấn ngay tại trường cho cán bộ, giáo viên với nội dung thiết thực, sát thực tế giảng dạy như: Soạn bài giảng điện tử bằng phần mềm Powerpoint, khai thác thông tin trên mạng Internet, thư viện bài giảng và trang Web cá nhân, sử dụng các phần mềm hỗ trợ dạy học, sử dụng phần mềm quản lý trường học, sưu tầm, ghi đĩa chứa các phần mềm hỗ trợ dạy học cho cán bộ giáo viên... góp phần nâng cao đáng kể trình độ về CNTT cho các giáo viên toàn trường.
Ban lãnh đạo nhà trường luôn quan tâm đến công tác tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về ứng dụng CNTT trong giảng dạy. Cử cán bộ, giáo viên tham gia các lớp tập huấn do Phòng và Sở giáo dục – Đào tạo tổ chức, sau đó về truyền đạt kinh nghiệm cho các giáo viên khác, để các giáo viên cùng nắm được kiến thức mới.
Trường đã tạo lập website: để cán bộ giáo viên truy cập chia sẻ tài liệu, sản phẩm soạn giảng và trao đổi kinh nghiệm khi không có điều kiện trao đổi trực tiếp; hoặc còn có thể trao đổi với các đồng nghiệp khác trong các tỉnh thành lân cận.
Không chỉ có các đơn vị, mỗi giáo viên cũng có thể tạo lập một trang web của riêng mình để chia sẻ những tài nguyên và kinh nghiệm giảng dạy với các đồng nghiệp khác. Đây là một hình thức ứng dụng CNTT mới mẻ và hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy, phù hợp với xu thế chung của xã hội và nâng tầm giáo viên để trở thành các giáo viên điện tử.
Những đánh giá trên Thư viện Violet trong thời gian qua và những hiệu quả này được đông đảo giáo viên đồng tình đó là:
Thứ nhất: Các tư liệu của Thư viện Violet vô cùng phong phú, giúp giáo viên các bộ môn, các cấp học có nhiều tư liệu để thiết kế bài giảng điện tử rất thành công.
Thứ hai: Các Bài giảng điện tử của Thư viện Violet khá nhiều, giúp giáo viên các bộ môn, các cấp học có thể tham khảo hoặc dễ dàng sửa đổi, bổ sung thành Bài giảng phù hợp để áp dụng vào dạy học.
Thứ ba: Đa số các nội dung của Thư viện Violet có tính phổ thông, phù hợp với trình độ Tin học của đại bộ phận giáo viên. Vì vậy nó có số lượng thành viên, có lượng truy cập hàng ngày và có được cảm tình của số lượng độc giả hơn rất nhiều so với các trang Web khác có cùng mục đích.
Thứ tư: Thành viên của Thư viện Violet dễ dàng được đăng bài, dễ dàng tải dữ liệu. Ngoài ra Violet còn có những hình thức chấm điểm rất có tác dụng khuyến khích thành viên.
Thứ năm: Với những nội dung mới, Violet cung cấp nhiều tiện ích dễ sử dụng, có hiệu quả, giúp đông đảo giáo viên nâng cao trình độ ứng dụng CNTT vào giáo dục, giảng dạy, và các lĩnh vực khác.
Hiện nay với website Thư viện Phòng Giáo dục: đã có 252 thành viên, hơn 12000 lượt truy cập, mỗi ngày có từ 50 đến 200 lượt khách truy cập trên website.
Với website trường: đã có 26 thành viên, 26000 lượt truy cập, mỗi ngày có từ 100 - 200 lượt khách truy cập.
Website cá nhân: có 110 thành viên, 12000 lượt truy cập, mỗi ngày có từ 50 – 200 lượt khách truy cập.
Hệ thống Email nhà trường đã thiết kế tạo các nhóm hoạt động, bao gồm: Ban liên tịch nhà trường, Các tổ chuyên bộ, chi bộ; địa chỉ nhóm các đơn vị trường học.
Hàng ngày bộ phận văn phòng nhà trường nghiên cứu các thư đến để truyền tải thư cho các bộ phận và báo cáo Ban lãnh đạo nhà trường theo các địa chỉ nhóm đã được thiết lập sẵn.
Các biện pháp, giải pháp thực hiện:
3.1 Nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên
Đẩy mạnh tuyên truyền cho giáo viên thấy rõ hiệu quả và yêu cầu mang tính tất yếu của ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp giảng dạy thông qua việc triển khai các văn bản chỉ đạo của Bộ, ngành về ứng dụng CNTT trong dạy học; thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn tổ khối, hội thảo chuyên đề; thông qua dự giờ thăm lớp và qua việc triển khai các cuộc thi có ứng dụng CNTT do ngành tổ chức.
Phát động sâu rộng thành phong trào và đề ra yêu cầu cụ thể về số tiết ứng dụng CNTT đối với mỗi giáo viên để chính họ qua áp dụng thấy được hiệu quả và sự cần thiết của việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy, đặc biệt là đối với đổi mới phương pháp dạy học.
3.2 Nâng cao trình độ Tin học cho đội ngũ
Tạo điều kiện cho giáo viên học tập nâng cao trình độ Tin học. Bố trí sắp xếp để cán bộ giáo viên được tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng CNTT do ngành tổ chức.
Bố trí sắp xếp và đầu tư trang thiết bị tin học, phòng máy tính, kết nối mạng Internet để cán bộ giáo viên có điều kiện truy cập, khai thác sử dụng Internet tìm kiếm thông tin, tư liệu giảng dạy.
3.3 Bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT
Muốn ứng dụng CNTT vào giảng dạy hiệu quả thì ngoài những hiểu biết căn bản về nguyên lý hoạt động của máy tính và các phương tiện hỗ trợ, đòi hỏi giáo viên cần phải có kỹ năng thành thạo (thực tế cho thấy nhiều người có chứng chỉ hoặc bằng cấp cao về Tin học nhưng nếu ít sử dụng thì kỹ năng sẽ mai một, ngược lại chỉ với chứng chỉ A –Tin học văn phòng nhưng nếu bạn chịu khó học hỏi, thực hành thì việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy sẽ chẳng mấy khó khăn). Nhận thức được điều đó, nhà trường cần chú trọng bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT cho giáo viên thông qua nhiều hoạt động, như:
- Tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng sử dụng máy tính và sử dụng các phần mềm soạn giảng viên, hướng dẫn hàng ngày lấy thông tin, các bước soạn một bài trình chiếu, các phần mềm thông dụng, cách chuyển đổi các loại phông chữ, cách sử dụng một số phương tiện như máy chiếu, máy quay phim, chụp ảnh, cách thiết kế bài kiểm tra,...
- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề để trao đổi về kinh nghiệm ứng dụng CNTT trong giảng dạy.
- Định hướng cho giáo viên luôn có ý thức sưu tầm tài liệu hướng dẫn ứng dụng CNTT hiệu quả, bộ phận chuyên môn nghiên cứu chọn lọc photo phát cho giáo viên (bằng cách làm này nhà trường sẽ có nhiều tài liệu hay, dễ dàng cho giáo viên sử dụng như: tài liệu hướng dẫn soạn giáo án powerpoint, hướng dẫn sử dụng máy chiếu, hướng dẫn thiết kế bài giảng điện tử e- Learning,...)
- Động viên giáo viên tích cực tự học tập, khiêm tốn học hỏi, sẵn sàng chia sẻ, luôn cầu thị tiến bộ, thường xuyên trao đổi với đồng nghiệp; lãnh đạo nhà trường phải là bộ phận kết nối, là trung tâm tạo ra một môi trường học hỏi chuyên môn tích cực.
- Tích cực tham gia các cuộc thi ứng dụng CNTT do ngành tổ chức. Bởi vì khi tham gia bất cứ cuộc thi nào yêu cầu sản phẩm cũng đòi hỏi người tham gia cuộc thi phải có sự đầu tư nhiều hơn về thời gian, công sức, chất xám và cả việc phải học hỏi ở những người giỏi hơn. Như vậy, vô hình chung cả việc rèn kỹ năng, tự học và học hỏi đồng nghiệp đều được đẩy mạnh.
Để làm được điều đó, BGH đặc biệt là các phó hiệu trưởng, các tổ trưởng chuyên môn phải luôn quan tâm sâu sát, đi đầu gương mẫu, cùng học hỏi- cùng làm với giáo viên thì mới hiểu được họ yếu ở điểm nào, gặp khó khăn ở khâu nào, cần giúp đỡ gì? Nói đi đôi với làm luôn được coi là biện pháp hữu hiệu nhất để thúc đẩy phong trào phát triển.
Phát huy khả năng chính đội ngũ và nhà trường là tự chủ động xây dựng websile riêng tại địa chỉ
- Tham gia lập và sử dụng “nguồn học liệu mở” về đề thi, giáo án, tài liệu tham khảo, tài nguyên dùng chung trên websile Sở, phòng và các đơn vị bạn.
- Đẩy mạnh việc khai thác tài nguyên trên mạng Internet phục vụ công tác quản lý và giảng dạy của CBGV thông qua bồi dưỡng, tập huấn, cung cấp địa chỉ hoặc mở liên kết với trang web của trường.
- Tăng cường việc khai thác sử dụng hệ thống thư điện tử để tăng tiện ích, hiệu quả trong trao đổi cập nhật thông tin. Yêu cầu mỗi cán bộ giáo viên lập và đăng ký một địa chỉ mail cố định với nhà trường. Để việc tham gia có chất lượng, nhà trường cần lên kế hoạch cụ thể từ khâu chọn cử giáo viên, tổ chức tập huấn, trao đổi kinh nghiệm, động viên tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho giáo viên.
Kết quả đạt được:
Những giải pháp cơ bản trên đây để đẩy mạnh ứng dụng CNTT rộng rãi trong các nhà trường đó là:
Nâng cao nhận thức về tin học và ứng dụng CNTT trong nhà trường nhằm giúp các cấp lãnh đạo, các lực lượng xã hội nhận thức một cách đầy đủ ý nghĩa và tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT và nhà trường.
Đánh giá, xây dựng và nhân rộng các mô hình tốt, tổ chức các diễn đàn, hội thảo để chia sẻ và phổ biến kinh nghiệm ứng dụng CNTT trong việc quản lí nhà trường, hỗ trợ dạy và học.
Tăng cường công tác tập huấn, bồi dưỡng về CNTT cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục các cấp; Khuyến khích sử dụng giáo án điện tử trong các nhà trường, sử dụng tin học là công cụ tích cực đổi mới phương pháp dạy học ở các cấp học trong giai đoạn mới.
Từ năm 2008 bản thân tôi đã tiếp cận nghiên cứu khai thác từ website: tạo được website cá nhân từ thư viện violet có địa chỉ là:
Đến năm 2009 tạo website cho trường THCS Đạ M’rông với địa chỉ là: website cá nhân thứ 2 có địa chỉ là: Cũng trong năm học này đã hướng dẫn cho một số đồng nghiệp, một số đơn vị trường THCS, TH tạo website theo tên miền violet.vn.
Đến năm 2010 tạo website cho trường THCS Liêng trang với địa chỉ là: website cá nhân thứ 3 có địa chỉ là: Tạo website Tư liệu giáo dục miễn phí giành cho cán bộ giáo viên Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở thuộc phòng Giáo dục và Đào tạo Đam Rông với địa chỉ là:
PHẦN III: KẾT LUẬN
Những kết luận và bài học kinh nghiệm:
Để ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý các hoạt động giáo dục, bản thân người quản lý phải có một số vốn kỹ năng về vi tính giúp cho việc soạn thảo, lấy tư liệu, hoặc thiết kế được dễ dàng.
Việc ứng dụng CNTT vào công tác quản lý và giảng dạy ban đầu là một bài toán khó với các nhà quản lý, nhưng qua một thời gian không dài, kết quả đã cho thấy hiệu quả tích cực khi CNTT mang lại cho cả đội ngũ thầy và trò không gian mới nhiều hứng thú trong lớp học. Với sự hỗ trợ của máy tính và một số phần mềm dạy học cùng các thiết bị đi kèm, giáo viên có thể tổ chức tiết học một cách sinh động, các bài giảng không chỉ mang hơi thở cuộc sống hiện đại gần gũi hơn với học sinh mà còn giúp cả người dạy và người học được tiếp xúc với các phương tiện hiện đại, làm giàu thêm vốn kinh ngiệm hiểu biết của mình.
Tuy nhiên, nhà trường cũng xác định rõ: Việc ứng dụng CNTT không đồng nhất với đổi mới phương pháp dạy học, CNTT chỉ là phương tiện tạo thuận lợi cho triển khai tích cực hiệu quả công việc chứ không phải là điều kiện đủ của đổi mới phương pháp làm việc. Không lạm dụng công nghệ nếu chúng không tác động tích cực đến quá trình công tác giáo dục. Để đội ngũ đạt chuẩn về trình độ, kỹ năng sử dụng tin học, mạng Internet thì điều kiện tiên quyết là việc khai thác CNTT phải đảm bảo các yêu cầu phục vụ thiết thực, sát đáng trong công việc, không lạm dụng quá vào công việc khác như vui chơi, giải trí, lang thang, du ngoạn trên mạng.
Đề xuất – Kiến nghị
Việc ứng dụng CNTT vào công tác giáo dục đòi hỏi rất nhiều điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính và năng lực của đội ngũ giáo viên. Do đó, để đẩy mạnh việc ứng dụng và phát triển CNTT trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục có hiệu quả, cần có sự quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất của các cấp, sự chỉ đạo đồng bộ của ngành, của mỗi nhà trường và đặc biệt là sự nỗ lực học hỏi, rút kinh nghiệm của bản thân mỗi cán bộ giáo viên trong công tác này.
Nhận xét, đánh giá của hội đồng cấp trường
Người viết:
Phan Văn Diễn
MỤC LỤC
TT
Nội dung
Trang
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1
Về mặt lý luận:
1
2
Về mặt thực tiễn:
1
3
Mục đích nghiên cứu:
2
4
Đối tượng nghiên cứu:
2
5
Phạm vi nghiên cứu:
2
6
Kế hoạch nghiên cứu:
2
PHẦN II: NỘI DUNG
7
Mục tiêu, ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề:
3
8
Thực trạng:
3
9
Các biện pháp, giải pháp thực hiện:
7
10
Kết quả đạt được:
9
PHẦN III: KẾT LUẬN
11
Những kết luận và bài học kinh nghiệm:
11
12
Đề xuất – Kiến nghị
11
13
MỤC LỤC
12
Phần phê duyệt, đánh giá của các cấp
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Kinh nghiệm ứng dụng CNTT vào công tác quản lý nhà trường.doc