• Mục tiêu: Phát hiện và Xử lý những xe buýt xả khí thải vượt tiêu chuẩn quy định.
• Cách thức thực hiện: Cuộc kiểm tra do Cục Cảnh sát môi trường (C36) phối hợp với Phòng Cảnh sát giao thông (PC26), Phòng Cảnh sát môi trường (PC36) Công an TP Hà Nội và Cục Đăng kiểm Việt Nam tiến hành kéo dài 3 ngày (từ 7 đến 9-10-2009). Đoàn kiểm tra liên ngành đã thành lập 2 tổ công tác kiểm tra các xe buýt ra vào bến xe khách Mỹ Đình và Giáp Bát. Cục Đăng kiểm Việt Nam đã sử dụng các phương tiện kiểm định nồng độ % HSU (độ đục, mờ của khói khi đi qua máy đo) và cho kết quả các xe không đạt chuẩn đều xả khí thải vượt quy định 1,01- 3,38 lần. Theo cán bộ của Cục Đăng kiểm Việt Nam, các xe bị xử phạt sẽ không được cấp tem lưu hành trên đường cho đến khi bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế xong máy móc để đạt được tiêu chuẩn khí thải theo quy định.
• Thành quả đạt được: Xử lý kiên quyết những xe ôtô vi phạm quy định khói thải, góp phần giảm thiểu mức độ ô nhiễm không khí ở thủ đô, đồng thời đợt kiểm tra còn phát hiện những sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý, xử lý những phương tiện đã quá cũ nát nhưng vẫn được cấp phép tham gia giao thông. Sau đợt kiểm tra, các đơn vị chức năng sẽ tổng kết, rút kinh nghiệm. Đồng thời đề xuất Tổng cục Cảnh sát mở đợt tổng kiểm tra xe ô tô quá hạn sử dụng, xả khí thải vượt tiêu chuẩn qui định trên phạm vi cả nước.
• Tồn tại và bất cập: tuy quy định đã ban hành nhưng vẫn còn nhiều xe buýt đã quá hạn sử dụng vẫn ngang nhiên chạy trên đường, nhả khói đen mù mịt trực diện vào người tham gia giao thông, gây ô nhiễm môi trường và sức khỏe của người dân. Công tác kiểm tra giám sát còn chưa thực sự chặt chẽ và hiệu quả khiến cho việc thực hiện chưa nghiêm túc.
17 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2807 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Kinh tế công cộng - Ô nhiễm khói bụi ở đường Phạm Văn Đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM KHÓI BỤI TRÊN TUYẾN ĐƯỜNG PHẠM VĂN ĐỒNG
Từ quá trình khảo sát thực tế, nhóm nghiên cứu chia những nguyên nhân gây ô nhiễm khói bụi trên đường Phạm Văn Đồng thành 5 nhóm : do các phương tiện giao thông, do các công trình xây dựng, do cơ sở hạ tầng yếu kém, do khí thải từ các nhà máy, và do ý thức của người dân.
Nhóm nguyên nhân gây khói bụi do các phương tiện tham gia giao thông có thể được xem là rõ nét nhất. Chỉ trong một phút đứng tại đầu tuyến đường Phạm Văn Đồng, bằng thử nghiệm nhỏ nhóm chúng tôi đã tính được có hơn mười chiếc xe tải trong đó có tới 4 chiếc xe chở cát. Điều đáng nói ở đây đó là những chiếc xe chở cát hầu như chở quá tải và không được che chắn cẩn thận. Chỉ cần một cơn gió nhẹ hoặc đi qua một chỗ gờ nhỏ trên mặt đường là những người tham gia giao thông xung quanh cũng có thể cảm nhận được những hạt mưa cát đang tung bay trước mặt. Từ đó bạn có thể hình dung được lượng cát rơi vãi trên cả tuyến đường là rất lớn . Nó được tích tụ trên mặt đường qua từng ngày tạo nên những lớp cát bụi dày và tung bay mù mịt mỗi khi có phương tiện giao thông nào đó qua lại. Ngoài ra, lượng khí thải đen ngòm từ ống khói của các xe lưu thông trên trục đường đặc biệt từ các xe quá cũ vào lúc kẹt xe cũng khiến người ta nghẹt thở. Hai yếu tố này kết hợp khiến khói bụi không thoát lên được và tạo cho con đường một lớp bụi như màn sương mỏng lơ lửng suốt ngày đêm.
Nhóm nguyên nhân thứ hai đó là do các công trình xây dựng. Với chiều dài khoảng 6km, ven trục đường đã có tới 14 công trình xây dựng lớn ví dụ công trình HABICO Tower, công viên hòa bình, khu đô thị RESCO….Nhu cầu vật liệu xây dựng của các công trình này là lớn. Điều này cũng là nguyên nhân làm lượng xe tải chở vật liệu ở đây cao như vậy. Ngoài ra tại các công trình xây dựng thường tồn tại rất nhiều loại khói bụi độc hại. Mặc dù các công trình xây dựng nằm ngay ven đường nhưng việc che chắn các công trình này được thực hiện rất sơ sài, mang tính hình thức. Do vậy lượng khói bụi này có thể di chuyển ra đường làm tăng độ đậm đặc của màn sương mù trên tuyến đường. Bên cạnh các công trình lớn thì các công trình xây dựng nhỏ của người dân hoặc công trình thi công sửa chữa khác cũng góp phần tạo cho lượng cát bụi gia tăng đáng kể.Tại thời điểm hiện tại, bạn có thể dễ dàng bắt gặp những đội thi công hạ ngầm các đường cáp. Những đống cát, đống vữa cộng với cả lượng đất mới đào nằm ngổn ngang ngay mặt đường mà không hề được che chắn.
Nhóm nguyên nhân thứ ba phải kể đến đó là do sự thiếu thốn trong cơ sở vật chất: tuyến đường nhỏ, mặt đường xấu, thường hay xảy ra tình trạng ách tắc giao thông dẫn đến lượng khí thải xe tăng đáng kể. Hệ thống thiếu quy hoạch đồng bộ: vỉa hè và các khu bên đường rất bẩn không được thu dọn, cống thoát nước hầu như không có tác dụng dẫn đến nước đọng không tiêu tạo thành những vũng nước bẩn tác động với bụi trên đường làm cho người dân tham gia giao thông qua đây rất vất vả và có cảm giác ngột ngạt.
Khí thải từ các nhà máy của khu công nghiệp Bắc Thăng Long cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng khói bụi hoành hành trên đường Phạm Văn Đồng. Các nhà máy trong quá trình sản xuất thải ra những loại khí thải độc hại như SO2, CO2… gây ô nhiễm không khí và ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
Và điều đáng buồn là ý thức của người dân cũng tác động không nhỏ vào ô nhiễm khói bụi trên tuyến đường này. Người dân sống ven hai bên đường chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh chung, vứt rác bừa bãi tạo thành những bãi rác bất đắc hình dung nó tạo ra màn khói trắng và những mùi rất khó chịu. Mặt khác những dĩ ven đường sau đó những đống rác này được thu dọn bằng cách đốt sạch nhưng vô người tham gia giao thông chỉ nghĩ cho lợi ích cá nhân đặc biệt là những chủ xe tải chở quá nhiều, không che chắn… làm cho tuyến đường này lúc nào cũng chìm ngập trong khói bụi ô nhiễm.
C. CHỨNG MINH TÌNH TRẠNG KHÓI BỤI TRÊN ĐƯỜNG PHẠM VĂN ĐỒNG LÀ MỘT NGOẠI ỨNG TIÊU CỰC
* Ngoại ứng tiêu cực: Là những chi phí áp đặt lên một đối tượng thứ ba (ngoài người mua và người bán trên thị trường), nhưng chi phí đó lại không được phản ánh vào trong giá cả thị trường (Giáo trình kinh tế công cộng – trường đại học Kinh tế Quốc Dân- NXB Thống kê 2005)
1. Ngoại ứng tiêu cực có thể gây ra bởi cả hoạt động sản xuất và tiêu dùng.
Như những phân tích đã chỉ rõ ở phần những nguyên chúng ta dễ dàng nhận thấy có cả những nguyên nhân thuộc hoạt động sản xuất: Xây dựng, vận chuyển các loại vật liệu xây dựng dễ ảnh hưởng đến môi trường như đất, cát, đá, sỏi…. ; và những nguyên nhân thuộc hoạt động sản xuất tiêu dùng: tiêu thụ xăng dầu của các loại xe cơ giới, sự kém ý thức của bản thân người dân trong cách sinh hoạt (đốt rác, và xả rác bừa bãi)….
2. Việc người gây tác hại là ai người chịu tác hại là ai chỉ mang tính tương đối
Trong khi những phương tiện giao thông lưu thông trên đường là nguyên nhân trực tiếp gây nên hiện tượng khói bụi nhưng cũng không thể không khẳng định rằng chính bản thân những người điều khiển xe cũng chịu tác động của việc ô nhiễm mà họ gây ra. Vậy trong trường hợp này họ vừa là đối tượng gây ô nhiễm vừa là người chịu tác động của ô nhiễm.
Người dân trên đoạn đường này là nạn nhân chính của việc ô nhiễm khói bụi nhưng bản thân họ cũng có tham gia vào việc gây ô nhiễm khói bụi của bản thân môi trường họ sống. Do ý thức còn kém nên có những hành động như đốt rác, đốt lá cây, dùng bếp than,… tạo ra khói bụi gây tác hại cho bầu không khí xung quanh và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và cuộc sống của chính bản thân họ.
3. Xét dưới quan điểm xã hội, ô nhiễm khí bụi gây nên tổn thất mất không tức là tạo ra cho xã hội thêm những chi phí cho xã hội.
Ô nhiễm khói bụi dù xảy ra ở đâu cũng đều có tác động tiêu cực tới con người và xã hội như nhau. Do hiện nay chưa có những nguồn số liệu cụ thể nên nhóm chỉ xin phân tích trên những tác động chung của ô nhiễm khói bụi và những chi phí phát sinh từ vấn đề đó.
a. Chi phí chăm sóc và bảo vệ sức khỏe.
Dù bạn là ai, đang ở đâu chỉ cần ở đó có tình trạng ô nhiễm khói bụi là bạn phải đương đầu với thực trạng khói bụi có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn. Khi đã ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn thì từ đó có rất nhiều chi phí phát sinh: chi phí khám chữa bệnh, chi phí mua các vật dụng phòng tránh khói bụi cho bản thân, gia đình bạn sẽ cần trang bị loại máy điều hòa tốt hơn để lọc bụi, nhà bạn phải mua thêm các vật dụng để che chắn khói bụi vào trong nhà….
Nếu bạn được sống trong một bầu không khí trong lành không bị ô nhiễm khói bụi, tỉ lệ bạn mắc những căn bệnh dưới đây là rất thấp. Theo nhiều nghiên cứu ô nhiễm khói bụi ảnh hưởng toàn diện tới sức khỏe con người.
Các bệnh đầu tiên là liên quan tới hô hấp: nghẹt mũi, sổ mũi, viêm mũi, viêm xoang, viêm phổi tắc nghẽn mãn tính, các bệnh tai – mũi - họng như viêm VA, viêm tai giữa, viêm phế quản co thắt, viêm phế quản, hen, viêm đường hô hấp dưới… Các bệnh về mắt và da như gây dị ứng cho mắt - ngứa mắt, viêm biểu mô giác mạc, viêm kết mạc mắt, viêm ở vùng mắt như áp- xe ổ mắt... Các loại bệnh khác: bụi còn ảnh hưởng lên tóc, khiến tóc khô, cứng, viêm đường tiêu hóa, viêm màng não, viêm tắc tĩnh mạch xoang trong - các mạch máu to ở phía sau hốc mắt….
Hiện nay việc sử dụng những loại xăng dầu kém chất lượng cũng làm cho tình trạng trong không khí ngày càng có nhiều hơn những chất độc đối với sức khỏe con người như benzene, các loại oxit…có nguy cơ gây ung thư cho con người rất cao.
Một điều đáng lưu ý nữa là không chỉ tác động và gây bệnh trực tiếp lên con người mà ô nhiễm khói bụi còn ảnh hưởng tới quá trình phát triển của trẻ: Phụ nữ đang mang thai tiếp xúc trong khoảng thời gian dài với không khí ô nhiễm sẽ làm ảnh hưởng đến thai nhi, quá trình lão hoá trong cơ thể sống. Khói bụi làm giảm chức năng phổi ở trẻ, ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ em ngay từ trong bụng mẹ.
Với tình trạng ô nhiễm khói bụi ở đường Phạm Văn Đồng như hiện nay nguy cơ sẽ bị mắc bệnh là rất cao, mọi người sẽ phải đối mặt với thực tế là sẽ phải mất rất nhiều tiền khám chữa bệnh trong khi số tiền đó bạn có thể kinh doanh kiếm lời. Đây cũng chính là chi phí cơ hội của việc bạn sẽ bị ốm đau. Ngoài ra ô nhiễm khói bụi làm cho các bệnh việc trở nên quá tải, hạn chế trong việc khám chữa bệnh cho người dân cả về chất lượng và số lượng do đó đây cũng là một tổn thất của thị trường.
b. Chi phí bảo vệ môi trường và khắc phục hậu quả.
Những chi phí này xuất hiện trong việc:
- Nhà nước phải tăng cường công tác vệ sinh môi trường trên tuyến đường này, tăng số lượng cảnh sát giao thông, cơ động để giám sát việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường.
- Ô nhiễm khói bụi gây ra nhiều hiện tượng tiêu cực là một trong những nguyên nhân gây nên các hiện tượng tự nhiên có hại: mù quang hóa, mưa axit…làm hỏng công trình xây dựng, các trang thiết bị, mùa màng, và sức khỏe con người….
- Ô nhiễm trên đường Phạm Văn Đồng không chỉ tác động lên một khu vực đó mà nó có tác động lan tỏa tới những khu vực xung quanh, tới hệ sinh thái trái đất, là một nguyên nhân khiến trái đất nóng lên và hiện tượng hiệu ứng nhà kính. Hàng năm không chỉ riêng nước ta mà các nước trên thế giới đều phải chi những khoản tiền rất lớn vào việc nghiên cứu, và áp dụng những công nghệ để giảm những tác hại xấu do ô nhiễm môi trường gây ra trong đó có ô nhiễm khói bụi
c. Các chi phí và tổn thất khác.
Như chúng ta đã biết, Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị, du lịch của nước ta. Hàng năm có hàng nghìn, triệu người du lịch đến với Hà Nôi. Tuy nhiên con đường huyết mạch của thành phố từ sân bay Nội Bài vào nội thành lại chính là con đường Phạm Văn Đồng đầy khói bụi. Chúng ta có thể dễ dàng cảm nhận rằng ấn tượng đối với thủ đô đầu tiên là một ấn tượng không mấy tốt đẹp. Điều này làm ảnh hưởng và nguy hại lớn tới việc thu hút khách du lịch và người nước ngoài vào kinh doanh trong tương lai.
Những người dân trên con đường này sẽ bị mất cơ hội kinh doanh đồ ăn uống vì không mấy ai có cảm tình ngồi ăn ở ngay trên con đường không lúc nào ngớt khói bụi.
Tóm lại, tất cả những điều phân tích ở trên đã chỉ rõ rằng ô nhiễm khói bụi đã gây ra những tác động tiêu cực cho cuộc sống con người và cần những khoản chi phí nhất định để khắc phục hậu quả của nó gây ra, nhưng hiện nay trên toàn Việt Nam nói chung và riêng ở đường Phạm Văn Đồng nói riêng vấn đề này vẫn chưa được đặt lên bàn cân để cân nhắc cho cẩn thận. Do vậy chúng ta đang mong đợi những chính sách kịp thời, mạnh tay và có hiệu quả của chính phủ để giải quyết vấn nạn này.
II. NHỮNG GIẢI PHÁP ĐƯỢC THỰC HIỆN ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
A- NHỮNG GIẢI PHÁP CỦA TƯ NHÂN
1.Giải pháp của Doanh nghiệp
Nhìn chung phần lớn các doanh nghiệp không đưa ra bất kỳ giải pháp cụ thể nào để giảm thiểu tình trạng bụi trên đường như hiện nay. Điều này cũng dễ hiểu bởi bụi trên đường phần lớn là do các xe tải xe ca chở đất đá vật liệu xây dựng đi qua tạo nên. Mà những phương tiện này, nếu không cho lưu thông thì ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của họ. Thậm chí, các nhóm giải pháp của chính phủ cũng không làm doanh nghiệp hài lòng do làm chậm quá trình sản xuất của họ quá nhiều.
Do vậy, khi đề cập đến các nhóm giải pháp của doanh nghiệp, phần lớn đây chỉ là các giải pháp có tính đối phó, chiếu lệ. Một số biện pháp mà các doanh nghiệp đã áp dụng để giảm thiểu lượng bụi thải ra:
- Thực hiện việc che chắn cho các công trình xây dựng của mình dọc 2 bên đường. Đây là giải pháp tạm thời tránh việc thải trực tiếp bụi ra môi trường, tuy nhiên việc làm này của doanh nghiệp chưa thực sự xuất phát từ ý thức bảo vệ môi trường xung quanh nên còn mang tính miễn cưỡng, chưa nghiêm túc.
- Một biện pháp nữa được nhiều doanh nghiệp áp dụng đó là rửa xe tại các cửa ngõ vào thành phố cho xe của mình rửa sạch bùn đất trước khi lưu thông trong nội thành. Đồng thời che chắn cho phương tiện chuyên chở khi tham gia giao thông Đây là giải pháp tốt tuy nhiên việc rửa xe hay che chắn đôi khi mang nặng tính hình thức, đối phó với sự kiểm tra của cơ quan chức năng.
2. Giải pháp của các hộ gia đình
Trong hoàn cảnh môi trường sống ngày càng bị đe dọa, ảnh hường không nhỏ đến sinh hoạt thường ngày của mình, người dân hai bên ven đường cũng có những biện pháp phòng ngừa cho riêng mình:
Một số hộ gia đình có ý thức tưới nước ra đường nhằm hạn chế bụi bay trong không khí, giảm thiểu ô nhiễm. Mục đích của việc làm này là quá rõ ràng, tuy nhiên trên thực tế hiệu quả đem lại không lớn, chỉ như ném đá ao bèo. Người dân không thể hằng ngày tưới nước ra đường trong khi những dòng xe cứ liên tục chạy qua.
Hay còn có một biện pháp bị động hơn nữa là đóng chặt cửa nhà, dùng các vật liệu như bạt, mành chống lại bụi, lưới an toàn, xây nhà nhiều cửa kính. Đây là những giải pháp có thể ngăn được bụi vào nhà, chống lại được phần nào ảnh hưởng của bụi, tuy nhiên không phải là biện pháp khả thi về lâu về dài.
Các hộ gia đình còn có thể chọn cho mình giải pháp trồng nhiều cây xanh trước nhà để hút bớt không khí bẩn và bụi. Nhưng với lượng bụi quá cao như trên các đường Hà Nội hiện nay nói chung và đường Phạm Văn Đồng nói riêng, biện pháp này cũng chỉ mang tính cục bộ chứ chưa giải quyết tận gốc rễ của vấn đề
.
B- NHỮNG GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH PHỦ
1. Lập các trạm rửa xe tải
Mục tiêu của giải pháp: mục đích chính của việc thành lập trạm rửa xe này là nhằm thực hiện các biện pháp giảm bụi trong lĩnh vực xây dựng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường theo Quyết định 02/2005 của UBND TP Hà Nội. Cụ thể là nhằm xử lý triệt để các nguồn bụi phát sinh từ hoạt động vận chuyển vật liệu xây dựng trong quá trình vận chuyển trên địa bàn TP.
Cách thức thực hiện: Theo Quyết định 02/2005 của UBND TP.Hà Nội, các trạm rửa xe đã được đặt tại các cửa ngõ vào thành phố để xử lí vệ sinh, rửa lốp gầm xe cho các xe tải chở vật liệu xây dựng vào thành phố đi qua đường Phạm Văn Đồng và nhiều con đường khác trên địa bàn thành phố bao gồm trạm Bến Bạc, trạm Chèm 1, Chèm 2, Đông Ngạc, Thượng Cát.
Thành quả đạt được: các xe tải chở vật liệu xây dựng trước khi đi vào thành phố được xịt rửa nên cũng giải quyết được 1 phần tình trạng khói bụi trong nội thành mặc dù là rất nhỏ.
Tồn tại và bất cập: Giải pháp này đã được đưa ra và áp dụng vào thực tế. Tuy nhiên việc thực hiện còn chưa nghiêm túc và chỉ mang tính chất đối phó. Lỗi thuộc về phía cơ quan chức năng và cả người dân
- Về phía cơ quan có chức năng: Các trạm rửa xe được lập ra chỉ là hình thức chứ trên thực tế hoạt động không hiệu quả. Cơ sở vật chất và nhân lực không được đầu tư mà rất sơ sài thiếu thốn nên không thể đáp ứng được nhu cầu xịt rửa của một lượng xe tải rất lớn hằng ngày vào thành phố. Công tác kiểm tra giám sát còn lỏng lẻo, quan liêu, xử phạt thiếu kiên quyết đối với những sai phạm của chủ phương tiện thậm chí còn có một số vấn đề tiêu cực diễn ra
- Về phía người dân (chính là các tài xế lái xe, các chủ doanh nghiệp): Chưa nhận thức được tác dụng của chính sách mà chỉ thực hiện một cách miễn cưỡng, đối phó. Còn có tình trạng các chủ doanh nghiệp “làm luật” trước với các trạm kiểm tra để xe lưu thông cho gọn.
Ngoài ra giải pháp này cũng gây ra một số vấn đề bất cập, đó là: Xe được xịt rửa một cách qua loa, chỉ đủ làm ướt bánh, không được xì khô mà vẫn tiếp tục hành trình. Nhiều trường hợp sau khi xe qua trạm bánh còn ướt nên nhanh chóng bám đầy đất cát ngay sau đó. Hậu quả của tình trạng vi phạm này là dọc các tuyến đường ngoài khu vực các trạm rửa xe đơn cử như khu vực chân cầu Thăng Long, đường Phạm Văn Đồng… thường xuyên hứng chịu cảnh ngập trong cát, bụi.
2. Quy định che chắn các công trình xây dựng
Quy định về đảm bảo trật tự, an toàn và vệ sinh môi trường trong quá trình xây dựng các công trình tại thành phố Hà Nội (ban hành kèm theo Quyết định số 25/2002/QĐ-UB ngày 27-2-2002 của UBND thành phố Hà Nội) quy định tổ chức, cá nhân thi công công trình phải có phương tiện che chắn an toàn, có hàng rào bảo vệ, không được để nguyên, vật liệu rơi ra ngoài gây mất vệ sinh môi trường và nguy hiểm đến tính mạng, tài sản của người dân.
Mục tiêu của giải pháp: nhằm bảo đảm trật tự,an toàn và vệ sinh môi trường xung quanh trong quá trình thi công công trình.
Cách thức thực hiện: Chương III Quy định về việc thực hiện các biện pháp làm giảm bụi trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội (Ban hành kèm theo Quyết định số 2/2005/QĐ-UB ngày 10-1-2005 của UBND thành phố Hà Nội) quy định rõ mức xử phạt đối với các trường hợp vi phạm. Các cơ quan có trách nhiệm: UBND xã, phường, thị trấn, UBND quận, huyện, thanh tra xây dựng các quận, huyện đã tổ chức các lực lượng kiểm tra thường xuyên, phát hiện và đình chỉ kịp thời những trường hợp vi phạm...
Thành quả đạt được: Sau khi có quyết định của UBND thành phố Hà Nội, nhiều công trình xây dựng được che chắn hơn.
Tồn tại và bất cập: Quy định thì là vậy nhưng thực tế của các công trình là một bức tranh không sáng. Nhiều công trình dân sinh cũng như công trình của nhà nước và các doanh nghiệp chưa che chắn cẩn thận, còn mang tính chất đối phó khiến cho cát, bụi,vữa vẫn tự do bay trong không khí làm ô nhiễm môi trường xung quanh. Bên cạnh đó công tác kiểm tra giám sát chỉ mang tính hình thức, còn lỏng lẻo, quan liêu nên có rất nhiều chủ xây dựng có thể lách luật làm trái với quy định của nhà nước và chính quyền.
3. Biện pháp phun nước giảm bụi
Biện pháp phun nước trên đường để giảm bụi: Vì môi trường xanh - sạch - đẹp, hằng ngày, cùng với các hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý rác, phế thải, Công ty TNHH nhà nước một thành viên Môi trường Đô thị Hà Nội (URENCO) huy động hàng chục phương tiện xe tưới nước, xe hút bụi làm sạch đường phố, bảo đảm vệ sinh môi trường, góp phần giảm bụi cho nhiều tuyến đường phố.
Mục tiêu: phun nước và hút bụi làm sạch đường phố, bảo đảm vệ sinh môi trường, giữ cho cảnh quan xanh, sạch, đẹp
Cách thức thực hiện: Các phương tiện xe tưới nước xe hút bụi được huy động hút bụi và phun nước trên đường vào những giờ cao điểm, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng để giảm lượng bụi hoành hành trên đường.
Thành quả đạt được: Sau khi được phun nước thì nồng độ bụi trong không khí trên đường Phạm Văn Đồng giảm đi đáng kể. Người đi đường cũng như người dân xung quanh đỡ phải hứng chịu cảnh “bão bụi”.
Tồn tại và bất cập: Xe tưới nước rửa đường nhiều khi cũng gây khó chịu cho những người tham gia giao thông. Nguyên nhân là do các phương tiện này thường hoạt động vào ban ngày, chiếm mất nhiều diện tích mặt đường, tiếng ồn lớn; hệ thống "chổi" cuốn rác khi xe máy làm việc, khiến bụi đất cuốn tung mù mịt, gây ô nhiễm và che khuất tầm nhìn của người đi đường. Không những thế, nhiều xe hút bụi, phun nước vào giờ cao điểm trên tuyến đường Phạm Văn Đồng có lưu lượng người, phương tiện qua lại đông nên rất dễ gây ùn tắc giao thông . Ngoài ra, tại tuyến đường này có nhiều đất cát vương vãi hoặc do bị xuống cấp, không bảo đảm độ chênh, hệ thống thoát nước chất lượng kém, thậm chí có nhiều "ổ gà", "ổ trâu" nên hễ xe phun nước đi đến đâu thì nước bẩn lại bị ứ đọng đến đó, làm cho mặt đường càng trở nên nhớp nháp, bùn đất bắn tung toé vào người và phương tiện giao thông khác mỗi khi qua lại...
4. Xử lý vấn đề khí thải của xe buýt
Mục tiêu: Phát hiện và Xử lý những xe buýt xả khí thải vượt tiêu chuẩn quy định.
Cách thức thực hiện: Cuộc kiểm tra do Cục Cảnh sát môi trường (C36) phối hợp với Phòng Cảnh sát giao thông (PC26), Phòng Cảnh sát môi trường (PC36) Công an TP Hà Nội và Cục Đăng kiểm Việt Nam tiến hành kéo dài 3 ngày (từ 7 đến 9-10-2009). Đoàn kiểm tra liên ngành đã thành lập 2 tổ công tác kiểm tra các xe buýt ra vào bến xe khách Mỹ Đình và Giáp Bát. Cục Đăng kiểm Việt Nam đã sử dụng các phương tiện kiểm định nồng độ % HSU (độ đục, mờ của khói khi đi qua máy đo) và cho kết quả các xe không đạt chuẩn đều xả khí thải vượt quy định 1,01- 3,38 lần. Theo cán bộ của Cục Đăng kiểm Việt Nam, các xe bị xử phạt sẽ không được cấp tem lưu hành trên đường cho đến khi bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế xong máy móc để đạt được tiêu chuẩn khí thải theo quy định.
Thành quả đạt được: Xử lý kiên quyết những xe ôtô vi phạm quy định khói thải, góp phần giảm thiểu mức độ ô nhiễm không khí ở thủ đô, đồng thời đợt kiểm tra còn phát hiện những sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý, xử lý những phương tiện đã quá cũ nát nhưng vẫn được cấp phép tham gia giao thông. Sau đợt kiểm tra, các đơn vị chức năng sẽ tổng kết, rút kinh nghiệm. Đồng thời đề xuất Tổng cục Cảnh sát mở đợt tổng kiểm tra xe ô tô quá hạn sử dụng, xả khí thải vượt tiêu chuẩn qui định trên phạm vi cả nước.
Tồn tại và bất cập: tuy quy định đã ban hành nhưng vẫn còn nhiều xe buýt đã quá hạn sử dụng vẫn ngang nhiên chạy trên đường, nhả khói đen mù mịt trực diện vào người tham gia giao thông, gây ô nhiễm môi trường và sức khỏe của người dân. Công tác kiểm tra giám sát còn chưa thực sự chặt chẽ và hiệu quả khiến cho việc thực hiện chưa nghiêm túc.
5. Việc ban hành quy định bảo vệ môi trường thành phố Hà Nội
Mục tiêu: Ngay từ năm 1996, ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành quy định bảo vệ môi trường. Gần đây nhằm giảm bớt tình trạng ô nhiễm trên địa bàn thủ đô, từ ngày 3/3/2010 Hà Nội áp dụng quy định mới theo Quyết định số 11/2010/QĐ-UBND TP.Hà Nội về quản lý chất thải rắn thông thường trên địa bàn.
Cách thức thực hiện: Trong điều 16, chương III của quy định bảo vệ môi trường 1996 đã nêu rõ: Việc tổ chức thi công xây dựng, cải tạo mở rộng các loại công trình, vận chuyển, khai thác, buôn bán, lưu giữ vật liệu xây dựng phải thực hiện các biện pháp cần thiết để đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường về khói, bụi, hơi, khí độc, độ chấn động, tiếng ồn, cháy nổ theo các quy định hiện hành của Nhà nước và Uỷ ban nhân dân thành phố
Thành quả đạt được: Quy định đã ban hành, các giải pháp cũng liên tục được đưa ra cũng một phần giải quyết được tình trạng khói bụi trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tồn tại và bất cập: Chế tài xử phạt, quy định đã có đầy đủ, tuy nhiên nguyên nhân dẫn đến tình trạng bụi hoành hành là do các cơ quan chức năng chưa xử lý tận gốc rễ của vấn đề, thiếu kiên quyết đối với vi phạm.Có nhiều trường hợp chỉ là xử phạt hành chính, nương nhẹ, sau khi bị xử lý lại tiếp tục "nhờn luật" hoạt động. Bên cạnh đó chưa có cơ chế quy trách nhiệm cụ thể đối với chính quyền địa phương và các đơn vị chức năng như CSGT, TTGT phụ trách từng địa bàn.
6. Thưởng tiền cho những người tố giác hành vi vi phạm môi trường
Cách thức thực hiện: Thời gian vừa qua, lực lượng thanh tra giao thông (TTGT) đã tổ chức nhiều đợt thanh - kiểm tra các hành vi trên, đặc biệt, Sở GTVT đã áp dụng biện pháp thưởng tiền cho người tố giác hành vi đổ trộm rác phế thải. Trong quá trình thực hiện, đã có nhiều cá nhân, tổ chức hợp tác chặt chẽ với TTGT và được nhận thưởng 1.000.000đ như các đội dân phòng, tự quản ở quận Thanh Xuân và quận Cầu Giấy...
Mục tiêu: Cả nhà nước và nhân dân cùng kiểm tra giám sát
Thành quả đạt được: Với các biện pháp quyết liệt của TTGT, tình trạng ô nhiễm bụi, bẩn giảm nhiều
Tồn tại và bất cập: vẫn còn nhiều địa bàn như các tuyến đường vành đai, các huyện giáp ranh nội đô, tình trạng đổ trộm phế thải, công trường gây ô nhiễm vẫn còn diễn ra”.
III. NHỮNG GIẢI PHÁP NHÓM ĐỀ XUẤT ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
A- NHÓM GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT CHO CHÍNH PHỦ
Để giải quyết triệt để vấn đề ô nhiễm không khí thì cần phải tìm ra được những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng ô nhiễm trầm trọng như hiện nay và tìm những biện pháp để cải thiện và xóa bỏ được những nguyên nhân gây ô nhiễm đó.
Giải pháp đối với xăng dầu
Một trong những nguyên nhân chính gây nên hiện tượng ô nhiễm khói bụi trầm trọng như hiện nay là việc chúng ta còn lưu thông những loại xe kém chất lượng đồng thời còn sử dụng những loại xăng dầu còn kém chất lượng. Vậy để cải thiện việc ô nhiễm khói bụi trước tiên chính phủ phải nâng cao chất lượng những loại xăng dầu cho các loại phương tiện giao thông trước tiên. Hiện nay chúng ta đang sử dụng những chất phụ gia cho xăng dầu còn kém. Tuy rằng nhà nước đã cấm không sử dụng chì, tuy nhiên trong khói bụi của xăng dầu còn hàm lượng của benzene và các loại oxit rất cao. Do vậy nhà nước cần phải dùng những chất phụ gia cho xăng dầu tốt hơn như những loại phụ gia thân thiện với môi trường như được làm từ những sản phẩm nông nghiệp và các sản phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên. Hiện nay nước ta cũng đang nhập khẩu lượng xăng dầu rất lớn nên trước hết nhà nước phải xây dựng những nhà máy lọc dầu để tự mình có thể đảm bảo vấn đề xăng dầu của đất nước; đồng thời cũng phải xây dựng nhiều nhà máy sản xuất chất phụ gia cho xăng dầu như nhà máy enthanol để cung cấp những mặt hàng xăng đảm bảo chất lượng và thân thiện với môi trường.
Giải pháp cải thiện chất lượng và số lượng phương tiện giao thông
Đi đôi với vấn đề cải thiện chất lượng xăng dầu nhà nước cũng cần có những biện pháp để cải thiện chất lượng phương tiện giao thông: Đánh thuế cao hơn với những mặt hàng xe cũ đồng thời cũng phải có những tiêu chuẩn thật khắt khe hơn với việc nhập khẩu xe cũ vào trong nước đặc biệt là đối với xe ô tô. Đối với việc sản xuất phương tiện giao thông trong nước nhà nước cũng phải đề ra các biện pháp như đưa ra các tiêu chuẩn kỹ thuật, thông số cụ thể đối với các loại xe về vấn đề bảo vệ môi trường. Xử phạt
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tiểu luận kinh tế công cộng - ô nhiễm khói bụi ở đường Phạm Văn Đồng.doc