Tiểu luận Kinh tế công- Tác động ngoại vi của các hình thức quảng cáo

Hiện nay phương pháp để quảng bá hình ảnh sản phẩm được các doanh nghiệp lựa chọn nhiều nhất đó chính là quảng cáo sản phẩm qua tivi. Cách làm này tuy chi phí rất tốn kém, nhất là chương trình quảng cáo được phát sóng trong những giờ cao điểm của những kênh truyền hình nổi tiếng, thì chi phí quảng cáo chỉ được tính bằng giây. Tuy nhiên theo thống kê cho thấy nó có tính hiệu quả cao hơn hẳn so với các loại hình thức quảng cáo khác. Khi chương trình quảng cáo được phát sóng trên tivi, với những hình ảnh vui nhộn, lạ mắt, những diễn viên quảng cáo xinh đẹp, người tiêu dùng sẽ được biết thêm nhiều sản phẩm mới lạ cũng như là những công dụng, tính năng cần thiết cho sản phẩm mà họ muốn mua. Có những người họ xem quảng cáo như là một thú vui giải trí của mình.

 

doc8 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1969 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Kinh tế công- Tác động ngoại vi của các hình thức quảng cáo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ LỚP KI06Q1 -------------ĐÿÐ------------- Bài tiểu luận môn: KINH TẾ CÔNG CỘNG Giáo viên hướng dẫn: ThS.TRẦN THU VÂN Chủ đề: TÁC ĐỘNG NGOẠI VI CỦA CÁC HÌNH THỨC QUẢNG CÁO DANH SÁCH NHÓM 12B 1. ----------˜–---------- Thành phố Hồ Chí Minh ngày 4 tháng 6 năm 2009 I. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ NGOẠI TÁC. Trong kinh tế học có một khái niệm được gọi là ngoại tác. Đó là khi một hàng hóa hay dịch vụ mang lại tác động vượt ra ngoài giao dịch giữa người cung cấp và người tiêu dùng. Nói một cách cụ thể yếu tố ngoại vi là ảnh hưởng do các yếu tố bên ngoài gây nên cho hoạt động của các doanh nghiệp hay cho xã hội. Yếu tố ngoại vi xảy ra khi có sự khác biệt về phí tổn hoặc lợi ích giữa xá nhân và xã hội. Các chi phí hoặc lợi ích này không được tính đến trong hệ thống giá cả thị trường. Những chi phí ngoại vi cho sản xuất phải tính đến cả sự tắt nghẽn giao thông và ô nhiễm môi trường mà nhà máy hoặc xí nghiệp sản xuất tạo ra…Những yếu tố này gây nên sự giảm sút về phúc lợi của những người dân sống xung quanh hoặc có thể buộc những nhà máy khác gần đó phải tốn kém thêm chi phí để làm sạch nguồn nước bị ô nhiễm mà mình phải sử dụng trong sản xuất. Một sự vật hiện tượng tất yếu cũng đều có hai mặt trái-phải của nó yếu tố ngoại tác cũng không nằm ngoài quy luật tự nhiên đó. Ngoại tác được chia thành hai loại: ngoại tác tích cực và ngoại tác tiêu cực. Nếu đem khái niệm về ngoại tác ra so sánh với báo chí và truyền thông, chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều những ví dụ điển hình về ngoại tác tích cực cũng như tiêu cực. ư Ngoại tác tích cực: khi người mua báo trả tiền để đọc tin tức hay là để giải trí, đó là quan hệ giữa bên thu tiền với bên trả tiền. Nhưng các tác động không chỉ dừng ở đây. Tin về một gương tốt, ví dụ như một người nông dân hiến đất để xây trường, khi được báo chí phổ biến và ca ngợi sẽ thành nguồn động viên để những người khác làm theo. Các em học sinh là những người được hưởng lợi trực tiếp, mặc dù trong đó có những em còn chưa biết chữ và chưa từng bỏ tiền ra để mua báo. Những ý tưởng kinh doanh, những thông tin toàn diện về thị trường sẽ giúp cho các chủ doanh nghiệp tìm ra hướng phát triển tốt hơn, tạo thêm nhiều việc làm có thu nhập cao cho người lao động, dù những người lao động này có thể không phải bỏ tiền ra mua báo. Những thông tin về quá trình thảo luận luật pháp của Quốc Hội hay những phân tích về chính sách mới của Chính Phủ, một ý kiến sắc sảo của một đại biểu Quốc Hội được tường thuật trực tiếp qua vô tuyến có tác động làm cho mọi người tin tưởng vào một xã hội ngày càng dân chủ hơn, một tương lai tươi sáng hơn. Báo chí đăng tải một ai đó dám công khai chịu trách nhiệm về việc mình làm sai cũng có tác động tốt, khẳng định niềm tin của mọi người. Niềm tin đó mang lại sức sống cho cả xã hội, trong đó có cả những người không trực tiếp trả tiền cho báo chí. ư Ngoại tác tiêu cực: Một tờ báo có nội dung nghèo nàn, số lượng phát hành èo uột, biên chế cồng kềnh, nhưng vẫn được trợ giá thì thường không có động cơ cải thiện để nội dung trở nên phong phú hoàn thiện hơn. II. CÁC YẾU TỐ NGOẠI VI THƯỜNG XẢY RA TRONG ĐỜI SỐNG HẰNG NGÀY. ơ TÌNH TRẠNG QUẢNG CÁO BÙNG NỔ TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY. Quảng cáo là hình thức tuyên truyền giới thiệu thông tin về sản phẩm, dịch vụ của công ty. Đồng thời quảng cáo là hoạt động truyền thông phi trực tiếp giữa người với người mà trong đó người muốn truyền thông phải trả tiền cho các đơn vị truyền thông đại chúng để đưa thông tin đến thuyết phục hay tác động đến người nhận thông tin. Nói cách khác quảng cáo là những nổ lực nhằm tác động tới hành vi, thói quen mua hàng của người tiêu dùng hay khách hàng bằng cách cung cấp những thông điệp bán hàng theo cách thuyết phục về sản phẩm hay dịch vụ của người bán. Hình thức quảng cáo vừa có tác dụng tích cực vừa có tác dụng tiêu cực. Có rất nhiều hình thức quảng cáo khác nhau như là quảng cáo qua truyền hình, quảng cáo qua báo chí, qua internet,…Phần trình bày ở đây chỉ chú trọng tới hai hình thức là quảng cáo qua tivi và quảng cáo qua điện thoại. ị HÌNH THỨC QUẢNG CÁO QUA TI VI. Hiện nay phương pháp để quảng bá hình ảnh sản phẩm được các doanh nghiệp lựa chọn nhiều nhất đó chính là quảng cáo sản phẩm qua tivi. Cách làm này tuy chi phí rất tốn kém, nhất là chương trình quảng cáo được phát sóng trong những giờ cao điểm của những kênh truyền hình nổi tiếng, thì chi phí quảng cáo chỉ được tính bằng giây. Tuy nhiên theo thống kê cho thấy nó có tính hiệu quả cao hơn hẳn so với các loại hình thức quảng cáo khác. Khi chương trình quảng cáo được phát sóng trên tivi, với những hình ảnh vui nhộn, lạ mắt, những diễn viên quảng cáo xinh đẹp, người tiêu dùng sẽ được biết thêm nhiều sản phẩm mới lạ cũng như là những công dụng, tính năng cần thiết cho sản phẩm mà họ muốn mua. Có những người họ xem quảng cáo như là một thú vui giải trí của mình. Song song với những lợi ích mà nó mang lại, hiện nay quảng cáo xuất hiện với tần suất ngày càng dày đặc sẽ khiến cho người xem tivi cảm thấy nhàm chán. Chẳng hạn như một người đang xem chương trình mà họ yêu thích, mà chương trình đó chỉ phát sóng trong vòng một tiếng đồng hồ, nhưng mới xem được khoảng mười lăm đến hai mươi phút thì chương trình quảng cáo lại xen vô, xem ba bốn cái quảng cáo thì không sao đằng này chương trình quảng cáo lại chiếm hết gần phân nữa chương trình mà họ yêu thích, điều này sẽ khiến cho họ mất kiên nhẫn thậm chí khiến họ nổi cáu và họ sẽ không xem chương trình hoặc là kênh truyền hình đó nữa. ị QUẢNG CÁO QUA ĐIỆN THOẠI. Một hình thức quảng cáo xuất hiện cách đây không lâu đem lại những hiệu quả nhất định với chi phí thấp. Đó là quảng cáo bằng tin nhắn SMS. Hiện nay việc sử dụng tin nhắn SMS là khá phổ biến với những tiện ích mà nó đem lại: thông tin tới những khách và người tiêu dùng rất nhanh chóng và chính xác, có thể liên lạc với khách hàng bất kỳ ở nơi đâu và khi nào, công ty sẽ sễ dàng nắm bắt quảng lý thông tin của khách hàng. Tuy nhiên nếu xét về mức độ hài lòng khi sử dụng thì quảng cáo qua tin nhắn không được ưa chuộng cho lắm vì rất dễ bị kẻ xấu lạm dụng để trục lợi. Nói có sách mách có chứng, hiện nay do điện thoại di động đã trở nên quá phổ biến khiến cho nhu cầu giải trí bằng điện thoại gia tăng. Qua đó đã xuất hiện dịch vụ cài đặc GPRS để có thể tải được nhạc chuông hay hình nền bằng cách soạn tin theo cú pháp đã được quy định rồi gửi đến tổng đài. Tuy nhiên đã có rất nhiều người đã gửi tin nhắn đi và trong tài khoản đã trừ đi một số tiền tương ứng nhưng không cài đặc được dịch vụ đó. Song song bên cạnh đó còn có những mẫu quảng cáo mang nội dung không lành mạnh hoặc lừa đảo lại được gửi ngay tới khách hàng mà họ đang trong giờ làm việc, hoặc đang chạy xe trên đường hoặc vào lúc nữa đêm . Điều đó xẽ khiến cho người tiêu dùng rất phiền phức và cảm thấy bực bội. Do đó nó gây tác động tiêu cực đến người tiêu dùng. ư BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC ỉ ĐỐI VỚI HÌNH THỨC QUẢNG CÁO BẰNG TIVI: ­ Bộ Truyền thông thông tin cần phải có những biện pháp hợp lý, đúng đắn trong việc quy định thời lượng phát sóng quảng cáo, để tránh trường hợp các đài truyền hình lạm dụng việc phát quảng cáo để thu lợi. ­ Phạt tiền thật nặng các nhà đài nếu cố tình vi phm quy định. ỉ ĐỐI VỚI HÌNH THỨC QUẢNG CÁO BẰNG ĐIỆN THOẠI. ­ Bắt buộc các cá nhân sử dụng điện thoại phải đăng ký thông tin các nhân thật chính xác cho nhà cung ứng dịch vụ. ­ Nếu cố tình vi phạm nhà cung cấp có quyền cắt thuê bao đang sử dụng mà không cần phải chịu trách nhiệm. III. VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VIỆC ĐIỀU TIẾT CÁC YẾU TỐ NGOẠI VI. Trường hợp một cá nhân hay một doanh nghiệp nào đó gây ảnh hưởng đến lợi ích của những người khác thì bằng sự can thiệp của mình Nhà Nước buộc tất cả những ai hưởng lợi từ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đều phải trả toàn bộ chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ấy. Nhà nước sử dụng hệ thống thuế, luật pháp, điều lệ, các mức hình phạt, thậm chí có thể truy tố trước pháp luật nhằm giảm thiểu ô nhiễm hoặc tạo điều kiện để các tổ chức xã hội thành lập các quỹ bảo vệ môi trường, môi sinh nhằm giám sát các hoạt động của các doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường và khuyến nghị các biện pháp sản xuất đảm bảo yếu tố bền vững. Ngoài ra Nhà nước sử dụng chính sách quyền sở hữu công khai nguồn tài nguyên, bắt buộc các cá nhân, tổ chức gây ô nhiễm nguồn tài nguyên phải chịu các khoản phí và chi phí theo giá của thị trường. Các khoản thuế hay các khoản trợ cấp đều được coi là phương thức để Nhà nước xử lý những yếu tố ngoại vi. Do toàn bộ chi phí xã hội có ý nghĩa quan trọng quyết định sự phân bố tài nguyên một cách hiệu quả, còn những chi phí tư nhân chỉ quyết định giá cả hàng hóa, nên vai trò của Nhà nước là tạo ra sự cân bằng giữa cá nhân và xã hội thông qua việc điều chỉnh sản xuất thừa hoặc tiêu dùng thừa vào chi phí ngoại vi. Đối với các lợi ích ngoại vi, cần chú ý tới văn hóa, giáo dục bởi đây là lĩnh vực cần có sự quan tâm và hỗ trợ của Nhà nước. Nếu một sản phẩm hoặc một hoạt động của doanh nghiệp có thể tạo ra được lợi ích ngoại vi, thì Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ nhằm khuyến khích sản xuất, tiêu dùng sản phẩm này sao cho giá trị đích thực các lợi ích ngoại vi đều được tính đến trong hệ thống giá thị trường. Ở đây sự can thiệp của Nhà nước là cần thiết, vì chi phí ngoại vi có thể dẫn đến sản xuất thừa và ngược lại, lợi ích ngoại vi lại có thể dẫn đến sản xuất thiếu. Nhà nước phải thiết lập và bảo vệ quyền sở hữu tư nhân nà quyền được hưởng các lợi ích kinh tế xuất phát từ quyền việc sử dụng quyền sở hữu đó. Nếu không có sự đảm bảo ấy, một số người sẽ gặp rủi ro nếu đầu tư thời gian và tiền bạc của mình vào lĩnh vực kinh doanh mà rốt cuộc lợi nhuận lại là của người khác. Vai trò này của Nhà nước thể hiện ở những biện pháp kiểm soát thông qua điều tiết đối với những hãng có khả năng chi phối, kiểm soát các vụ việc sáp nhập công ty nhằm ngăn ngừa khả năng độc quyền hóa các ngành công nghiệp, kiểm soát các hành vi chống cạnh tranh, khuyến khích cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà cung ứng, đồng thời bảo vệ người tiêu dùng chống lại tình trạng độc quyền. III. KẾT LUẬN. Tác đợng ngoại vi có thể có lợi cho nền kinh tế, có thể thúc đẩy nền kinh tế phát triển, phúc lợi xã hợi  được nâng cao. Nhưng ngược lại nó có thể gây bất lợi cho kinh tế, kìm hãm sự phát triển, ảnh hưởng đến đời sớng xã hợi. Vì thế nên có những biện pháp khắc phục những ngoại tác bất lợi và phát huy những ngoại tác tích cực cho nền kinh tế xã hợi và Nhà nước chính là những người cần phải điều tiết các yếu tố ngoại tác đó. PHỤ LỤC I. KHÁI QUÁT VỀ NGOẠI TÁC 1 II. CÁC YẾU TỐ NGOẠI VI THƯỜNG XẢY RA TRONG ĐỜI SỐNG HẰNG NGÀY 2 III. VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VIỆC ĐIỀU TIẾT CÁC YẾU TỐ NGOẠI VI 5 IV. KẾT LUẬN 6

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKinh tế công- Tác động ngoại vi của các hình thức quảng cáo.doc
Tài liệu liên quan