Tiểu luận Kinh tế Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam

MỤC LỤC:

A. Lời mở đầu

B. Nội dung

I. Tính tất yếu khách quan của vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước

1.1 Vai trò của Nhà nước trong lịch sử

1.2 Cơ chế thị trường và nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước

a, Ưu điểm

b, Khuyết điểm

1.3 Chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước

a, Nền kinh tế thị trường cần phải có sự quản lý của Nhà nước

b, Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần phát triển ở nước ta hiện nay

II. Thực trạng vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước

1. Thành tựu

1.1 Công nghiệp

1.2 Nông nghiệp

1.3 Dịch vụ

1.4 Xuất nhập khẩu

2. Hạn chế

III. Phương hướng cải cách kinh tế nhà nước

1. Thống nhất nhận thức về nền kinh tế thị truờng định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta

2. Hoàn thiện thể chế về sở hữu, phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp và các tổ chức sản xuất kinh doanh

3. Hoàn thiện thể chế bảo đảm đồng bộ các yếu tố thị trường và phát triển đồng bộ các loại thị trường

4. Hoàn thiện thể chế gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển và bảo vệ môi trường

C. Kết luận

 

 

doc18 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1626 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Kinh tế Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ranh giai cấp. Cơ sở kinh tế đã làm xuất hiện hình thức tổ chức xã hội là thị tộc. Quyền lực trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ là quyền lực xã hội với hệ thống quản lý rất đơn giản không mang tính giai cấp. Sự phát triển của lực lượng sản xuất và năng suất lao động xã hội đã làm thay đổi tổ chức xã hội thị tộc. Chế độ tư hữu xuất hiện, đã phân chia xã hội thành kẻ giàu, người nghèo, hình thành giai cấp cơ bản là chủ nô và nô lệ. Những yếu tố mới xuất hiện đã làm đảo lộn đời sống thị tộc, làm cho chế độ thị tộc không thể đứng vững được. Một xã hội mới với sự phân chia giai cấp không thể điều hoà được hỏi phải có một tổ chức mới có khả năng giập tắt được xung đột giai cấp ấy, tổ chưcư ấy là Nhà nước. Như vậy Nhà nước xuất hiện một cách khách quan, không phải là một lực lượng từ bên ngoài đặt vào xã hội mà theo Mác và Ăng ghen đó là một lực lượng từ bên ngoài đặt vào xã hội, một lực lượng tựa hồ như đứng trên xã hội có nhiệm vụ làm dịu bớt xung đột và giữ cho xung đột đó nằm trong vòng trật tự. Trong lịch sử đã chứng minh, Nhà nước không chỉ có chức năng quản lý lãnh thổ, quản lý trật tự xã hội mà Nhà nước còn có một chức năng nữa đó là chức năng kinh tế, chức năng đòi hỏi phải ngay từ buổi đầu khi Nhà nước mới xuất hiện. Trong thời đại chiếm hữu nô lệ, Nhà nước chủ nô - kiểu Nhà nước đầu tiên trong lịch sử đã trực tiếp dùng quyền lực của mình can thiệp vào việc phân phối của cải sản xuất của giai cấp chủ nô, nhưng khối lượng của cải ấy không được phân phối mà bị giai cấp chủ nô chiếm đoạt bằng bạo lực phi kinh tế. Trong thời đại phong kiến, Nhà nước phong kiến không chỉ can thiệp vào việc phân phối của cải mà còn đứng ra lập lực lượng nhân công xây dựng kết cấu hạ tầng cho sản xuất nông nghiệp, khuyến khích qua lại, di dân, mở đường các vùng kinh tế mới, đề ra những chính sách ruộng đất thích hợp với từng thời kỳ. Còn trong thời đại tư bản chủ nghĩa, chủ nghĩa tư bản được hình thành vào thế kỷ XV, quá trình tích luỹ nguyên thuỷ tư bản được thực hiện nền kinh tế phát triển nhanh, giai cấp tư sản cần có sự hỗ trợ của Nhà nước. Chính vì vậy vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước ngày càng được xác lập và nâng cao. Bối cảnh lịch sử thế giới trong giai đoạn hiện nay cũng đặt ra nhiều thách thức to lớn. Điều kiện quốc tế hoá nền kinh tế thế giới mở ra cho chúng ta những cơ hội về vốn, kĩ thuật và kinh nghiệm quản lý để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tuy nhiên đây cũng chính là con đường mà những thế lực thù địch có dã tâm lợi dụng để chống lại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của ta. Vì vậy, nếu không có một Nhà nước vững mạnh và có tài trí thì khả năng mất độc lập tự chủ và bị lệ thuộc dưới những hình thức mới có thể trở thành hiện thực. Trong hoàn cảnh của nước ta: Nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa – giai đoạn tạo ra cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội, do đó trình độ phát triển lực lượng sản xuất của nước ta còn thấp và lạc hậu cho sự phát triển. Tình trạng này dẫn đến khuynh hướng tư bản chủ nghĩa là điều không tránh khỏi, do đó Nhà nước cần phải vững mạnh về mọi phương diện để huy động mọi tiềm năng cho sản xuất, phát triển khoa học, tiến bộ xã hội. Kèm theo sự lạc hậu về kĩ thuật, nước ta còn phải trải qua một loạt các bước quá độ với tính chất phức tạp của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, cần phải có một Nhà nước không những có quyết tâm, trung thành với con đường giải phóng nhân dân lao động mà còn phải có kiến thức đầy đủ để xác định những mục tiêu, biện pháp thích hợp với từng bước quá độ. 1.2. Cơ chế thị trường và nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. - Cơ chế thị trường : Cơ chế thị trường là cơ chế tự điều chỉnh nền kinh tế hàng hoá dưới sự tác động khách quan của các quy luật kinh tế vốn có. Cơ chế thị trường chính là một hình thức tổ chức kinh tế, trong đó những người tiêu dùng và cac s nhà kinh doanh tác động lẫn nhau qua thị trường để giải quyết những vấn đề trung tâm của sản xuất xã hội. Các mối quan hệ trong cơ chế thị trường chịu sự tác động của các qui luật kinh tế khách quan như qui luật giá trị, qui luật cung cầu, qui luật lưu thông tiền tệ. Động lực của các mối quan hệ này là lợi nhuận trong môi trường cạnh tranh. Đó là cơ chế tự điều tiết trong môi trường cạnh tranh a. Ưu điểm. Cơ chế thị trường có nhiều mặt tích cực đặc biệt là kích thích cải tiến kỹ thuật tăng NSLĐ tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hoá đa dạng dồi dào phong phú chất lượng tốt giá thành hạ, đáp ứng nhu cầu đa dạng của xã hội và thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh chóng nhng cơ chế thị trường cũng không ít những mặt khuyết tật. b. Khuyết điểm. Nói đến cơ chế thị trường là nói đến cạnh tranh tất yếu dẫn đến độc quyền, độc quyền làm cho cạnh tranh không hoàn hảo gây thiệt hại cho người tiêu dùng và xã hội. - Cơ chế thị trường không thể tránh khỏi khủng hoảng, thất nghiệp lạm phát. - Cơ chế thị trường nhiều mục đích lợi nhuận do đó thường khai thác bừa bãi kiệt quệ tài nguyên làm tăng thêm sự ô nhiễm môi trường mà các doanh nghiệp phải trả tiền cho sự ô nhiễm đó. - Cơ chế thị trường tạo ra sự giả dối gian trá trong kinh doanh tạo sự bất bình đẳng cạnh tranh không lành mạnh và phân hoá xã hội. Vì những khuyết tật đó do đó kinh tế thị trường phải có sự điều tiết quản lý của Nhà nước. + Kinh tế thị trường là nền kinh tế vận động theo các quy luật của thị trường, trong đó quy luật giá trị đóng vai trò chi phối và được biểu hiện bằng quan hệ cung cầu trên thị trường. Nền kinh tế thị trường là giai đoạn phát triển cao của nền kinh tế hàng hoá, nó nằm trong tiến trình phát triển lịch sử khách quan về kinh tế của xã hội loài người. Do vậy, nền kinh tế thị trường cũng có những ưu thế và khuyết tật của nó. 1.3. Chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước: a, Nền kinh tế thị trường cần phải có sự quản lý của Nhà nước: nhằm đảm bảo cho nền kinh tế phát triển bền vững. Tuy nhiên với những mục tiêu khác nhau, chức năng kinh tế của Nhà nước xã hội chủ nghĩa cũng khác với các Nhà nước khác. Các chức năng này về cơ bản gồm có: Nhà nước đảm bảo sự ổn định về chính trị, kinh tế, xã hội và thiết lập khuôn khổ luật pháp để tạo điều kiện cần thiết cho các hoạt động kinh tế vì ổn định chính trị, xã hội là điều kiện cần thiết để phát triển kinh tế. Nó bao gồm quy định về tài sản , hoạt động thị trường, quy định chi tiết cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các trách nhiệm tương hỗ của các liên đoàn lao động và ban quản lý và nhiều luật lệ để xác định môi trường kinh tế. Về nhiều mặt, các quyết định của khuôn khổ pháp luật xuất phát từ những mối quan hệ vượt ra ngoài lĩnh vực kinh tế đơn thuần. Các luật lệ đưa ra nhằm đáp ứng những giá trị và quan điểm được đồng tình rộng rãi về sự công bằng hơn là qua một sự phân tích kinh tế được mài dũa rất cẩn thận về chi phí và lợi lộc. Ngoài ra khuôn khổ pháp luật có thể tác động sâu sắc tới hành vi của các chủ thể và điều chỉnh hành vi kinh tế của họ. Khác với các doanh nghiệp, vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước là ở chỗ Nhà nước theo đuổi mục tiêu lợi nhuận như một doanh nghiệp cá biệt mà theo đuổi mục tiêu chung của dân tộc là làm cho dân giàu, nước mạnh, nền kinh tế tăng trưởng một cách ổn định, vững chắc trong điều kiện công bằng xã hội và hiệu quả kinh tế của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Thực chất của việc định hướng sự phát triển của nền kinh tế là thống nhất các lợi ích khác nhau, quy tụ các lợi ích khác nhau về cùng một lợi ích để sao cho trong khi mỗi người theo đuổi lợi ích cá nhân của mình cũng đồng thời góp phần vào việc theo đuổi lợi ích dân tộc. Chính vì vậy để có thể hoàn thành chức năng định hướng nền kinh tế Chính phủ phải tạo ra được công cụ định hướng để quy tụ hành động của các doanh nghiệp và người tiêu dùng cá biệt theo chiều hướng vận động của nền kinh tế và Nhà nước ta đã có hai định hướng cho sự phát triển của nền kinh tế, đó là: - Chiến lược phát triển kinh tế xã hội dài hạn. - Kế hoạch hoá định hướng. Mỗi cơ chế kinh tế chỉ có thể hoạt động khi có môi trường với những điều kiện kinh tế xã hội cần và đủ. Thực tiễn lịch sử cho thấy rằng: con đường lịch sử tự nhiên của các nước có nền kinh tế thị trường phát triển rất lâu dài. Kể từ khi nền kinh tế thị trường truyền thống bộc lộ ra các khuyết tật của nó đến khi Chính phủ các nước này tự nhận thức được vai trò điều khiển quản lý kinh tế của mình phải mất hàng trăm năm . Ngày nay khi kinh nghiệm lịch sử của các nước này đã trở thành lý luận, các nước đi sau có thể rút ngắn chặng đường phát triển của mình bằng cách:chủ động sử dụng kiến trúc thượng tầng và quyền lực Nhà nước để tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp yên tâm đầu tư mở rộng phát triển sản xuất, để hoàn thành vai trò đó Nhà nước ta đã phải thực hiện những công việc sau: - Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tự do hoá giá cả, thương mại hoá nền kinh tế. - Bảo đảm các quyền của người chủ sở hữu về tư liệu sản xuất. - Đa dạng hoá chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất - Xây dựng hệ thống pháp luật của nền kinh tế thị trường - Ổn định về chính trị b, Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần phát triển ở nước ta hiện nay: Thời kỳ quá độ là một thời kỳ không ngắn cho nên phát triển nền kinh tế nhiều thành phần cũng là một tất yếu khách quan nhằm khai thác tối đa mọi năng lực sản xuất trong xã hội để phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao đời sống vật chất và văn hoá, tinh thần của nhân dân. Trước đây, do duy ý chí, chủ quan và nóng vội đã có ý nghĩ rằng có thể xây dựng nhanh xã hội chủ nghĩa thông qua các biện pháp cải tạo xã hội chủ nghĩa , xoá bỏ các thành phần kinh tế tư nhân được coi là " phi chủ nghĩa xã hội". Sự thực không phải như vậy, thực tiễn 10 năm đổi mới cho thấy rằng đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế còn nghèo nàn, chậm phát triển trước hết phải lấy việc phát triển lực lượng sản xuất làm ưu tiên. Còn việc xây dựng quan hệ sản suất mới đặc biệt là xây dựng chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất chủ yếu là một quá trình phát triển kinh tế - xã hội lâu dài, nhiều bước, nhiều hình thức từ thấp đến cao. Theo tinh thần đó, Báo cáo Chính trị chỉ rõ : " Tiêu chuẩn căn bản để đnáh giá hiệu quả xây dựng quan hệ sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa là thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện công bằng xã hội". Làm khác đi là có hại cho sự phát triển. Về cơ cấu ngành: Từ các hình thức sở hữu cơ bản : "Sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân hình thành nhiều thành phần kinh tế với những hình thức sử hữu kinh doanh đa dạng, đan xen, hỗn hợp". Các thành phần kinh tế được nêu lên gồm : kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản Nhà nước. Thành phần kinh tế hợp tác đã được thay bằng thành phần kinh tế tập thể nói rõ hơn về bản chất của sở hữu. Và thành phần này vẫn được hiểu là bao gồm nhiều hình thức hợp tác đa dạng, trong đó hợp tác xã là nòng cốt. Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài góp phần quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Thành phần này xuất hiện và ngày càng lớn lên trong những năm gần đây, bao gồm vốn do nước ngoài đầu tư vào nước ta, hoặc 100% hoặc trong các hình thức liên doanh, liên kết. Nhìn chung kinh tế Việt Nam có những chuyển biến tích cực, tỉ lệ ngành công nghiệp và dich vụ trong GDP có xu hướng tăng và tỉ lệ ngành nông nghiệp có xu hướng giảm. Tuy nhiên cốt lõi vẫn là công - nông - dịch vụ. Về kinh tế đối ngoại: Nước ta đã mở cửa nền kinh tế liên kết với kinh tế khu vực và kinh tế thế giới với xu hướng ngày càng mạnh mẽ. Hoạt động xuất nhập khẩu phát triển khá. Năn 2000, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt trên 186 USD/người, tuy còn ở mức thấp, nhưng đã thuộc loại các nước có nền ngoại thương phát triển. Tuy nhiên, tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu của nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản còn chiếm 30%. Các mặt hàng xuất khẩu ở nước ta vẫn ở dạng thô, giá trị thấp, sức cạnh tranh kém. Hơn nữa các doanh nghiệp xuất khẩu chưa làm tốt công tác xúc tiến thương mại, chưa có chiến lược xuất khẩu dài hạn ổn định lâu dài, thương mại điện tử vẫn còn mới mẻ. Như vậy, hiện tại khả năng tham gia hội nhập kinh tế thế giới của các doanh nghiệp nước ta còn thấp, đòi hỏi Nhà nước cũng như mỗi doanh nghiệp phải có giải pháp trong quá trình hội nhập thu được nhiều hiệu quả. Nhà nước sử dụng quyền lực kinh tế chính trị của mình để tiếp tục quá trình tự do giá cả, thương mại hoá nền kinh tế với những nội dung cơ bản. Xoá bỏ tình trạng độc quyền, xây dựng các đạo luật chống độc quyền bằng cách tạo điều kiện cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, tạo ra các điều kiện, các tiền đề kinh tế, pháp lý cho sự hoạt động của các thị trường cần biết như thị trường vốn Nhà nước đảm nhận vai trò thiết lập, duy trì quyền sở hữu các quyền lực kinh tế theo hướng xác định số chủ sở hữu đích thực của công nhân, của các doanh nghiệp tập thể, tư nhân và Nhà nước, cụ thể là: Giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho nông dân với các quyền cụ thể như thừa kế, thế chấp, cho thuê… Cho thuê hoặc đấu thầu tài sản sản xuất Cho nước ngoài thuê đất và các tài sản phục vụ sản xuất kinh doanh,thị trường chứng khoán, thị trường lao động II. Thực trạng vai trò quản lý kinh tế của nhà nước 1. Thành tựu: 1.1 Công nghiệp: Giá trị sản xuất công nghiệp tháng 2 năm 2005 ước đạt 29.261 tỷ đồng,tăng 2% so với tháng 2 năm 2004. Tính chung cả hai tháng, già trị sản xuất công nghiệp đạt khoảng 65.414 tỷ đồng, cao hơn mức kế hoạch và tăng 16,1% so với cùng kỳ ( cùng kỳ tăng 15,6%), trong đó khu vực ngoài quốc doanhcó mức tăng trưởng cao nhất (tăng 27,2%), khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực doanh nghiệp nhà nước đều tăng thấp hơn mức tăng chung của toàn ngành (tương ứng là 13,5% và 10,5%). Nhờ có thị trường tiêu thụ và có công nghệ sản xuất tốt, một số sản phẩm đã đạt được tốc độ tăng cao là than sạch khai thác tăng 28,3%, thủy sản chế biến tăng 31,7%, ga hóa lỏng tăng 20,1%, sữa hộp tăng 25,2%, bia tăng 24,6%, phân hóa học tăng 52,8%, thuốc viên các loại tăng 19%, sứ vệ sinh tăng 61,6%, xi măng tăng 6,7%, gạch lát tăng 40,9%, máy công cụ tăng 22,9%, động cơ điện tăng 85%, ôtô các loại tăng 37%, xe máy các loại tăng 43,5%. Về địa bàn, địa phương đạt mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ gồm: Vĩnh phúc tăng 37%, Hà Tây tăng gần 24%, Hải Dương tăng 40,6%, Phú Thọ tăng 19,5%, Khánh Hòa tăng 18,8%, Bình Dương tăng 34%, Đồng Nai tăng 18,5%,Bà Rịa – Vũng Tàu 18,4%. Một số tỉnh, thành phố lớn có tỷ trọng công nghiệp cao nhưng mức tăng trưởng thấp hơn mức tăng chung của toàn ngành ( Hà Nội tăng 14,4%, Đà Nẵng tăng 15,2%, thành phố Hồ Chí Minh tăng 13,8%) 1.2 Nông nghiệp: Về thủy sản: Tổng sản lượng thủy sản 2 tháng đầu năm 2005 ước đạt 507 nghìn tấn, tăng 1,3% so với cùng kỳ năm 2004, trong đó sản lượng khai thác hải sản ước đạt gần 272 nghìn tấn, bằng 15,5% kế hoạch, tăng 0,35% so với cùng kỳ; sản lượng nuôI trồng và khai thác nội địa ước đạt 235 nghìn tấn, đạt 15% kế hoạch và tăng 2,6% so với cùng kỳ năm trước. Về lâm nghiệp: Hai tháng đầu năm 2005 trồng rừng tập trung ước đạt 32,5 nghìn ha; trồng cây phân tán ước đạt 64 triệu cây; chăm sóc rừng trồng 33,2 nghìn ha; khoanh nuôi tái sinh và trồng dặm 161,2 nghìn ha. 1.3 Dịch vụ Tháng 2 năm nay trùng với tết Nguyên đán; thu nhập của các tầng lớp dân cư được cải thiện một bước, nên sức mua của dân cư vào dịp trước và trong tết tăng khoảng 20-30% so với tết năm trước.Các doanh nghiệp sản xuất và thương mại trong nước dã chủ động sản xuất và chuẩn bị nguồn hàng dự trữ từ trước tết nên vẫn đáp ứng đủ nhu cầu. Tổng mức bán lẻ hàng hóavà doanh thu dịch vụ tháng 2 ước đạt 33,59 nghìn tỷ đồng; tính chung cả hai tháng đạt 70,24 nghìn tỷ đồng, tăng 18,5% so với cùng kỳ ( cùng kỳ năm 2003 tăng 10,5%, năm 2004 tăng 16,2%), trong đó kinh tế nhà nước giảm 3%, thành phần kinh tế cá thể tăng gần18%, kinh tế tư nhân tăng 40%, kinh tế tập thể tăng 19% và thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 45%. 1.4 Xuất nhập khẩu. Kim ngạch xuất khẩu tháng 2 ước đạt 1,9 tỷ USD, trong đó các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài( không kể dầu thô) ước đạt 650 triệu USD. Tính chung cả 2 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu đạt 4,078 tỷ USD, tăng 16,2% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 8,2%), bằng 13% kế hoạch năm, trong đó xuất khẩu của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) ước đạt 1,384 tỷ USD, tăng 19,3% so với cung kỳ năm trước và chiếm 34% tổng kim ngạch xuất khẩu. 2. Hạn chế: Gắn kết giữa hoạt động khoa học và sản xuất là việc khó khăn không chỉ ở nước ta mà là tình trạng khá phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước đang phát triển. Trong tư duy của các nhà lập chính sách ở tầm vĩ mô của Việt Nam để chuyển nền kinh tế sang hoạt động theo cơ chế thị trường thì đây là vấn đề phải giải quyết. Một số Bộ, ngành địa phương triển khai phân bổ vốn đầu tư còn chưa đúng quy định như: Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn còn 8 dự án nhóm C chưa có quyết định đầu tư, 32 dự án chưa có thiết kế, tổng dự toán được duyệt, 42 dự án nhóm B bố trí thời gian hoàn thành quá 4 năm, 46 dự án nhóm C bố trí vốn quá 2 năm; Bộ Quốc phòng: 47 công trình, dự án nhóm B,C (thuộc nguồn vốn ngân sách tập trung) chưa có thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán được duyệt, 41 dự án nhóm B,C bố trí vốn để hoàn thành vượt quá thời gian quy định. Nhìn chung, tiến độ thực hiện các dự án và kết quả giải ngân vốn đầu tư còn chậm. Tổng số kế hoạch vốn đã phân bổ cho các dự án năm 2003 và 2004 là 10.277 tỷ đồng; giá trị khối lượng hàon thành đề nghị thanh toán đến ngày 31/12/2004 đạt 6.670,8 tỷ đồng bằng 64,9% kế hoạch đã giao; trong đó các dự án thuộc trung ưong quản lý đạt 6.151,8 tỷ đồng bằng 67,4% kế hoạch. Các dự án do địa phương quản lý 519 tỷ đồng đạt 44,9%. Tổng số vốn đã giảI ngân tính đến ngày 31/12/2004 là 7.816,6 tỷ đồng, bằng 76,1% kế hoạch đã giao; trong đó các dự án do trung ương quản lý là 7.186,1 tỷ đồng, đạt 78,8% kế hoạch vốn đã giao. Các dự án do địa phương quản lý 630,5 tỷ đồng, đạt 54,6% kế hoạch vốn đã giao. III. Phương hướng cải cách kinh tế nhà nước: 1. Thống nhất nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta Kinh tế thị trường là sản phẩm của văn minh nhân loại được phát triển tới trình độ cao dưới chủ nghĩa te bản nhưng tự bản thân kinh tế thị trường không đồng nghĩa với chủ nghĩa tư bản. Thực tiễn đổi mới ở nước ta đã chứng minh đầy sức thuyết phục về việc sử dụng kinh tế thị trường làm phương tiện xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế trong đó các thiết chế, công cụ và nguyên tắc vận hành kinh tế thị trường được tự giác tạo lập và sử dụng để giải phóng triệt để sức sản xuất, từng bước cải thiện cuộc sống nhân dân, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là một nền kịnh tế vừa tuân theo quy luật của kinh tế thị trường, vừa chịu sự chi phối bởi các quy luật kinh tế của xã hội chủ nghĩa xã hội và các yếu tố bảo đảm tính định hướng xã hội chủ nghĩa. 2. Hoàn thiện thể chế về sở hữu, phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp và các tổ chức sản xuất kinh doanh - Hoàn thiện thể chế về sở hữu + Tiếp tục hoàn thiện thể chế về sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hưưóng xã hội chủ nghĩa theo hướng khẳng định sự tồn tại khách quan, lâu dài và khuyến khích sự phát triển đa dạng các hình thức sở hữu, các loại hình doanh nghiệp, bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ sở hữu khác nhau trong nền kinh tế; xây dựng, hoàn thiện luật pháp về sở hữu đối với các loại tài sản mới, như trí tuệ, cổ phiếu, trái phiếu, tài nguyên nước, khoáng sản… + Khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân mà đại diện là Nhà nước; các quyền của người sử dụng đất theo quy định hiện nay của pháp luật được tôn trọng và bảo đảm. + Sớm ban hành các quy định pháp lý về quyền sở hữu của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam; quy định đối tượng, điều kiện để người nước ngoài có quyền được mua, được sở hữu nhà ở gắn với quyền sử dụng đất và các tài sản khác tại Việt Nam. - Hoàn thiện thể chế và phân phối + Hoàn thiện luật pháp, cơ chế, chính sách về phân bổ nguồn lực, phân phối và phân phối lại theo hướng bảo đảm tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước, từng chính sách phát triển. Các nguồn lực xã hội được phân bổ theo cơ chế thị trường và theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của Nhà nước bảo đảm đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao. Tập trung vốn đầu tư nhà nước phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, dịch vụ công quan trọng, một số ngành sản xuất thiết yếu, then chốt, đóng vai trò chủ đạo và lĩnh vực mà tư nhân không thể hoặc chưa thể đảm đương được; quan tâm đến các vùng, đối tượng còn nhiều khó khăn, thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, các địa phương . - Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các chủ thể trong nền kinh tế Tiếp tục đổi mới, phát triển hợp tác xã và tổ hợp tác theo cơ chế thị trường, phù hợp với các nguyên tắc: tự nguyện, dân chủ, bình đẳng, cùng có lợi và phát triển cộng đồng. Khuyến khích tăng vốn góp, tăng vốn đầu tư phát triển, tăng tài sản và quỹ không chia cho hợp tác xã; phát triển các tổ hợp tác, hợp tác xã đa dạng, sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Nhà nước có chính sách hỗ trợ cho các tổ chức kinh tế tập thể tiếp cận các nguồn vốn; đào tạo cán bộ quản lý, lao động; trợ giúp kỹ thuật và chuyển giao công nghệ; hỗ trợ phát triển thị trường, tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, các dự án đầu tư của Nhà nước. 3. Hoàn thiện thể chế bảo đảm đồng bộ các yếu tố thị trường và phát triển đồng bộ các loại thị trường - Đa dạng hóa các loại thị trường hàng hóa, dịch vụ theo hướng văn minh, hiện đại, chú trọng phát triển thị trường dịch vụ. Phát triể cơ sở hạ tầng phục vụ cho các thị trường này. Thực hiện tự do hóa thương mại và đầu tư phù hợp với các cam kết quốc tế. Phát triển các phương thức giao dịch thị trường hiện đại, nhất là với hàng hóa nông sản và vật tư nông nghiệp để ổn định giá, giảm bớt rủi ro cho người sản xuất và người tiêu dùng. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về giá với một số ít hàng hóa, dịch vụ độc quyền,bảo đảm tuân thủ theo yêu cầu của cơ chế thị trường và cam kết quốc tế. Xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường. Tăng cường kiểm tra chất lượng hàng hóa và dịch vụ, nhất là những hàng hóa, dịch vụ liên quan trực tiếp đến sức khỏe của người dân. Xử lý nghiêm minh các sai phạm. - Phát huy tốt hơn vai trò điều hành thị trường tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước như một ngân hàng trung ương hiện đại, thúc trưởng tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát. Từng bước mở của thị trường tín dụng, các dịch vụ ngân hàng phù hợp với cam kết quốc tế. 4. Hoàn thiện thể chế gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển và bảo vệ môi trường - Tiếp tục thực hiện chủ trương, chính sách khuyến khích làm giàu đI đôI với tích cực thực hiện giảm nghèo, vươn lên ấm no, đặc biệt là các vùng nông thôn, miền núi, vùng dân tộc và căn cứ cách mạng trước đây. Chính sách giảm nghèo không chỉ nhằm mục tiêu ổn định mà còn tạo động lực cho sự phát triển. Tạo điều kiện để mọi công dân nắm bắt được cơ hội làm ăn, nâng cao thu nhập và đời sống, được hưởng thành quả chung của phát triển - Phát triển đa dạng các hình thức tổ chức tự nguyện, nhân tạo, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận để chăm sóc đối tượng bảo trợ xã hội dựa vào cộng đồng theo tinh thần xã hội hóa với sự hỗ trợ một phần của Nhà nước, bảo đảm cho các đối tượng bảo trợ xã hội có cuộc sống ổn định, hòa nhập tốt hơn vào cộng đồng, tự vươn lên. Tạo cơ hội cho cãc đối tượng bảo trợ xã hội, trước hết là người còn khả năng lao động, tiếp cận nguồn lực kinh tế, dịch vụ công thiết yếu, cơ hội giáo dục, đào tạo, dạy nghề, việc làm, chăm sóc sức khỏe, nhà ở, văn hóa, thể thao. Sửa đổi, bổ sung chế độ trợ cấp xã hội dựa trên cơ sở tăng mức sống tối thiểu của toàn xã hội. Thực hiện các chương trình mục tiêu hướng ưu tiên vào đối tượng bảo trợ xã hội. - Tiếp tục hoàn thiện luật pháp, chính sách về bảo vệ môi trường, giám sát chặt chẽ việc thực hiện; phòng ngừa, ngặn chặn, không để phát sinh thêm các ô nhiễm mới, xử lý triệt để những ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; có chế tài đủ mạnh đối với các trường hợp vi phạm. Bảo vệ môI trường phảI được coi trọng ngay từ đầu và trong suốt quá trình xây dựng, thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, của các nhà đầu tư thuộc mọi ngành kinh tế. - Đối mới, nâng cao vai trò và hiệu lực quản lý kinh tế của Nhà nước phù hợp với những yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập kinh tế quốc tế trong giai đoạn hiện nay. - Nâng cao vai trò của các tổ chức dân cư, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp và của nhân dân trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước tiếp tục hoàn thiện luật pháp, cơ chế, chính sách, tạo điều kiện để tổ chức dân cư, tổ chức chính trị -xã hội, các tổ c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKinh tế Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam.DOC
Tài liệu liên quan