Tiểu luận Kinh tế Nhật Bản giai đoạn "thần kỳ" (1952 - 1973)

Do điều kiện hoàn cảnh nước Nhật sau chiến tranh: lao động dư thừa cơ sở vật chất bị tàn phá sau chiến tranh kỹ thuật công nghệ lạc hậu, mặt khác, thiếu vốn nghiêm trọng. Ở Nhật đã hình thành cơ cấu kinh tế hai tầng bao gồm khu vực tiên tiến với công nghệ hiện đại, sử dụng lao động suốt đời, tiền lương cao theo thâm niên, điều kiện làm việc tốt, với khu vực doanh nghiệp nhỏ, kỹ thuật công nghệ lạc hậu, sử dụng lao động hợp đồng không thường xuyên, tiền lương thấp. Duy trì kinh tế hai tầng của Nhật Bản vừa sử dụng không hợp lý lại có hiệu quả vốn đầu tư, lao động và kỹ thuật công nghệ. Sử dụng cơ cấu hai tầng phổ biến trong ngành chế tạo phụ tùng của ngành chế tạo máy móc, và ngành dệt. Giữa các Công ty lớn và doanh nghiệp nhỏ có quan hệ chặt chẽ thông qua hợp đồng thầu khoán, các Công ty nhỏ nhận được sự tài trợ về vốn, và giúp đỡ về kỹ thuật, công nghệ.

doc17 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 13164 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Kinh tế Nhật Bản giai đoạn "thần kỳ" (1952 - 1973), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bảo hộ mậu dịch của Nhật Bản, mặt khác do hàng hoá của Mỹ kém sức cạnh tranh so với hàng hoá của Nhật và Chính phủ của Mỹ thiếu sự khuyến khích đối với giới kinh doanh trong khi đó Chính phủ Nhật rất quan tâm đến hỗ trợ cho giới kinh doanh cạnh tranh. Trong nhiều lĩnh vực cạnh tranh của Nhật tới mức đe doạ nhiều ngành công nghiệp lớn của Hoa Kỳ mà Chính phủ đã phải áp đặt cơ chế phi thị trường để hạn chế sự đe doạ của Nhật như sản phẩm của ngành dệt, thép, ô tô và linh kiện ô tô... Cùng với những thành tựu đạt được trong các lĩnh vực kinh tế, vào năm 1968, Nhật Bản được đánh giá là cường quốc kinh tế, đứng hàng thứ hai trong hệ thống tư bản chủ nghĩa sau Mỹ và trở thành một trong ba trung tâm kinh tế đó là Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản, vị trí Nhật Bản trên trường quốc tế được nâng cao dần. Vậy tại sao Nhật Bản lại đạt được những thành công đó? Người ta đã đưa ra nhiều nhân tố, nhưng nhìn chung tập trung vào một số nhân tố chủ yếu sau: 1 - Nhật Bản biết huy động vốn sử dụng vốn táo bạo có hiệu quả. Trong những năm 50 - 60 tập trung cho tăng trưởng kinh tế là mục tiêu cơ bản cho các chính sách của Nhà nước Nhật Bản. Một trong những chính sách đó là chính sách huy động vốn và sử dụng vốn. a) Những giải pháp huy động vốn của Nhật Bản. * Huy động vốn trong nước: - Tỷ lệ tích luỹ của Nhật trong tổng sản phẩm quốc dân rất cao thường xuyên từ 30 - 35%, trong khi đó các nước tư bản phát triển khác chỉ trên dưới 20% (xem biểu 3). Sở dĩ người Nhật duy trì được tỷ lệ tích luỹ cao là do: + Chi phí cho quân sự của Nhật Bản rất thấp so với Mỹ và Tây Âu. + Hạn chế nhu cầu chi tiêu cho phúc lợi xã hội, tinh giảm tối đa bộ máy hành chính. + Tiền lương của công nhân Nhật Bản thấp hơn so với Mỹ và Tây Âu. Tiền lương và tiền thưởng của Nhật Bản được vận dụng rất linh hoạt và đa dạng. Nhìn chung tiền lương của họ thấp hơn so với Mỹ và Châu Âu, trong ngành chế tạo tiền lương bình quân của công nhân Nhật chỉ bằng 1/7 tiền lương của công nhân Mỹ. Nhờ đó Nhật tiết kiệm được chi phí sản xuất, giảm giá thành nâng cao lợi thế cạnh tranh trên trường quốc tế so với Mỹ và Tây Âu. - Còn tiền thưởng của Nhật Bản cũng mang đặc trưng riêng, tiền thưởng được trả hai lần trong năm, số thưởng bằng 1/3 tiền lương nếu Công ty làm ăn phát đạt có thể bằng toàn bộ lương cơ bản cả năm của họ. Tiền thưởng được coi như là đòn bẩy kích thích người lao động, tuỳ thuộc vào kết quả hoạt động của Công ty, có tác dụng thúc đẩy cả người làm quản lý và người lao động trực tiếp đều phải cố gắng. Khi Công ty có khó khăn, đồng thời với giảm người làm, hạn chế tiền thưởng, sau đó mới giảm tiền lương. Khuyết khích tiết kiệm: ở Nhật tỷ lệ tiết kiệm so với thu nhập rất cao so với ở Mỹ và Tây Âu. Cùng với tăng trưởng kinh tế cao, tiền lương của người lao động tăng lên, chênh lệch giữa thu nhập và tiêu dùng, được đưa vào tiết kiệm. Ở thời kỳ này chế độ bảo hiểm chưa phát triển, do đó người dân Nhật có tâm lý gửi tiết kiệm để phòng xa cho tuổi già. * Vốn ngoài nước: Cùng với huy động vốn trong nước Nhật Bản còn có nguồn gốc vốn từ bên ngoài, nguồn vốn này bao gồm: - Nguồn viện trợ, tín dụng và những khoản "chi tiêu đặc biệt". Sau chiến tranh thế giới thứ II, lợi dụng sự suy yếu của các nước tư bản khác, đồng thời chống lại các nước XHCN và phong trào giải phóng dân tộc, Mỹ đưa ra chiến lược toàn cầu, thực hiện chiến lược này, Mỹ muốn mở rộng sang khu vực Châu Á. Do đó Mỹ đặc biệt chú ý đến vai trò của Nhật, Mỹ muốn Nhật trở thành căn cứ và là cơ sở kinh tế, để thực hiện mục tiêu đó giữa Mỹ và Nhật đã ký hiệp ước an ninh Nhật - Mỹ và hiệp ước thương mại đầu tư. Nhật chấp nhận cho Mỹ được đóng quân và xây dựng căn cứ quân sự, đổi lại với sự che chở, giúp sức của Mỹ về tài chính, thị trường, kinh tế Nhật đã hồi phục và phát triển nhanh chóng. Trong thời gian từ 1945 - 1955 Nhật đã nhận được 6 tỷ USD, dưới hình thức cung cấp đặc biệt (hàng hoá, phương tiện phục vụ cho quân đội Mỹ và Đồng minh trong thời gian chiếm đóng. Những khoản chi tiêu đặc biệt được tiếp tục trong những năm 50 - 60. Khoản thu nhập từ đơn đặt hàng quân sự của Mỹ trong cuộc chiến tranh ở Triều Tiên và Việt Nam. Từ năm 1950 - 1972 các tổ chức độc quyền ở Nhật đã nhận được khoảng 10,2 tỷ USD lợi nhuận. Ngoài ra, thông qua ngân hàng phát triển thế giới, quỹ tiền tệ quốc tế, ngân hàng xuất nhập khẩu Mỹ trong thời gian từ 1950 - 1954, những tổ chức này đã viện trợ, cho vay 3.6 tỷ USD, phần lớn dùng để phục hồi các cơ sở công nghiệp chiến tranh của Nhật. - Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đầu tư nước ngoài của Nhật thời kỳ phát triển "thần kỳ" được chia thành hai giai đoạn, giai đoạn thứ nhất từ 1952 - 1964. Trong giai đoạn này nền kinh tế bị kiểm soát chặt chẽ của Chính phủ, Chính phủ Nhật quy định khắt khe với đầu tư nước ngoài vào Nhật như: + Vốn là lợi nhuận không được phép đưa ra ngoài nước Nhật nếu như không được Chính phủ Nhật chấp thuận. + Đầu tư nước ngoài phải phù hợp với lợi ích của Nhật - nghĩa là phải đưa vào Nhật loại công nghệ độc đáo mà Nhật không thể có được. + Phải đầu tư vào ngành mới, vốn cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài không được quá 50%. Giai đoạn thứ hai từ năm 1964 - 1973. Lúc này cho phép đồng Yên đổi thành Đô la và những điều khoản khác không thay đổi. Chỉ đến tháng 5/1973 thực hiện chính sách tự do hoá, Chính phủ Nhật cho phép Công ty nước ngoài đầu tư 100% vốn vào Công ty mới thành lập hoặc đang kinh doanh. Tuy vậy đầu tư nước ngoài vào Nhật không thiết lập được cơ sở của họ ở những ngành công nghiệp truyền thống, mà chủ yếu trong một số ngành công nghiệp mới, sử dụng kỹ thuật công nghệ cao hơn như ngành điện tử, dược phẩm, vì những ngành này lợi thế cạnh tranh không thuộc về các Công ty của Nhật Bản. b) Sử dụng vốn: * Xuất phát từ điều kiện trong nước và quốc tế người Nhật biết đầu tư vào các ngành mang lại hiệu quả và hiệu quả cao, vừa phát huy ngành truyền thống vừa cải tạo cơ cấu ngành hàng theo xu hướng hiện đại hoá. Trước hết là ngành công nghiệp năng lượng, nhiên liệu đặc biệt tăng tỷ lệ dầu lửa, giảm tỷ trọng than đá. Ngành công nghiệp luyện kim được Nhà nước chú ý đầu tư để đổi mới, và hiện đại hoá ngành luyện kim đen, luyện kim màu. Những năm (1951 - 1955) Chính phủ chi cho đổi mới hiện đại hoá thiết bị cán thép là 128 tỷ Yên, năm 1956 - 1960 là 500 tỷ Yên, năm 1961 - 1965 tiếp tục đầu tư để hiện đại hoá ngành luyện, cán thép, nhờ đó Nhật đã đáp ứng được nhu cầu trong nước và xuất khẩu, chiếm ưu thế trên thị trường thế giới về chất lượng và hiệu quả. - Ngành công nghiệp hoá dầu và hoá chất: công nghiệp hoá dầu, và hoá chất được chú ý phát triển mạnh từ sau chiến tranh. Từ năm 1952 - 1956 tư bản đầu tư vào ngành này tăng nhanh từ 84,1 tỷ Yên lên 304 tỷ Yên, nhờ đó ngành này được mở rộng và ngày càng phát triển. - Ngành công nghiệp chế tạo máy - được coi là một trong những ngành giữ vị trí hàng đầu của ngành kinh tế có vai trò quan trọng trong điều chỉnh cơ cấu công nghiệp sau chiến tranh. Từ năm 1952 - 1964, đầu tư vào ngành này chế tạo máy tăng 23 lần từ 20,4 tỷ Yên lên 556 tỷ yên. - Ngành công nghiệp đóng tàu: đây là ngành công nghiệp được Chính phủ Nhật đặc biệt quan tâm vì nó là ngành đáp ứng nhu cầu nhờ sự hỗ trợ của Nhà nước nên giá bán tầu đóng mới của Nhật Bản rẻ hơn so với Châu Âu từ 20 đến 30% đến năm 1970 Nhật có 6 trong tổng số 10 nhà máy đóng tầu lớn nhất thế giới. - Ngành sản xuất đồ điện gia đình. Cùng với sự tăng trưởng kinh tế từ đầu những năm 1950 trở đi, thu nhập và đời sống và tiếp thu lối sống Mỹ, Nhật Bản nhanh chóng trở thành xã hội tiêu dùng, do đó hàng loạt Công ty nổi tiếng về sản xuất đồ điện gia đình với kỹ thuật công nghệ cao được phát triển, vừa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, vừa xuất khẩu như Radio, ti vi, tủ lạnh, máy giặt, máy hút bụi, quạt điện... Từ sự thay đổi cơ cấu ngành đầu tư, dẫn đến thay đổi cơ cấu xuất nhập khẩu của Nhật. Về xuất khẩu nếu 1955 xuất khẩu sản phẩm dệt chiếm tỷ trọng lớn 40% đến năm 1065 còn 19% và đến 1971 còn 11%. Các sản phẩm vải bông, may mặc không còn nằm trong mặt hàng xuất khẩu tốt nữa mà xuất khẩu sản phẩm từ công nghiệp nặng và hoá chất giữ vị trí quan trọng. Xuất khẩu máy móc tăng từ 35% (1965) tăng 49% (1971), trong đó ô tô tăng mạnh từ 2,85 lên 10%, đứng vị trí thứ hai trong xuất khẩu. Các sản phẩm công nghiệp nặng và hoá chất tăng từ 62% (1965) lên 74% (1971), và ngày càng chiếm ưu thế trong các sản phẩm xuất khẩu của Nhật Bản. Trong nhập khẩu vật liệu dệt giảm xuống, nếu năm 1950 chiếm 40% năm 1970 giảm xuống còn 3%, điều đó giải thích được sự giảm sút của ngành dệt truyền thống, chuyển hướng sang công nghiệp dệt tơ, lụa nhân tạo. Tỷ trọng nhập nhiên liệu, dầu thô tăng, phản ánh sự phát triển của công nghiệp hoá dầu, luyện kim và chế tạo ô tô. * Nhật Bản chú ý đầu tư nghiên cứu kỹ thuật ứng dụng. Từ đầu những năm 50 trở đi, cùng với chú ý đầu tư vào các ngành sản xuất, vào các ngành công nghiệp mới, ngành then chốt, sự tăng cường đầu tư vào lĩnh vực nghiên cứu khoa học của Nhà nước và của các tổ chức độc quyền là nhân tố quan trọng thúc đẩy kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh "thần kỳ". Chi phí nghiên cứu phát triển của Nhật tăng qua các năm. Chi phí nghiên cứu khoa học kỹ thuật của Nhật tuy tăng nhanh qua các năm, nhưng số tuyệt đối còn thấp hơn nhiều so với Mỹ, Anh, Pháp. Tuy ở Nhật Bản chi phí cho nghiên cứu khoa học kỹ thuật thấp hơn so với Mỹ và Tây Âu, nhưng trình độ ứng dụng công nghệ của Nhật lại nhanh hơn, hiệu quả hơn. Điều đó được giải thích bởi đặc thù của Nhật Bản trong lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật. Trong khi Mỹ và một số nước đồng minh của Mỹ tập trung phần lớn vào việc nghiên cứu kỹ thuật quân sự, chinh phục vũ trụ, Nhật tập trung vào mục đích dân dụng, ở Nhật chi phí cho nghiên cứu do tư nhân là chủ yếu, Chính phủ chỉ có chính sách hỗ trợ. Mặt khác, Nhật chỉ chú trọng nhập kỹ thuật và công nghệ tiên tiến của nước ngoài. Việc nhập khẩu kỹ thuật giúp cho Nhật nhanh chóng đổi mới kỹ thuật, nâng cao năng suất, lại tiết kiệm được chi phí nghiên cứu. Tính cho đến năm 1968 Nhật đã nhập tổng giá trị phát minh khoảng 6 tỷ USD. Để có được số phát minh đó, các nước khác chi phí nghiên cứu mất 120 - 130 tỷ USD. Như vậy bằng con được nhập khẩu kỹ thuật, Nhật đã tiết kiệm được hàng trăm tỷ USD. * Chú ý đầu tư đổi mới tài sản cố định. Đổi mới tư bản cố định sau chiến tranh là sự cần thiết, cấp bách nhằm nâng cao năng suất hiệu quả và cạnh tranh trên thị trường thế giới. Vì vậy, tư bản tư nhân và Chính phủ Nhật rất chú trọng: - Khuyến khích khấu hao nhanh, thực hiện khấu hao ưu đãi. Chính phủ hỗ trợ về tài chính đối với các ngành then chốt để đổi mới kỹ thuật, công nghệ (ngành luyện kim, hoá chất, hoá dầu, đóng tầu...). Nhà nước tập trung vào đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho sản xuất-xã hội. Thực tế cho thấy tốc độ tăng vốn cố định của Nhật vượt xa Mỹ và các nước tư bản phát triển Tây Âu. Thời gian từ 1956 - 1965 tốc độ tăng vốn cố định bình quân của Nhật là 9,3% trong khi đó của Mỹ là 2,8% của Anh: 3,2%. * Đầu tư vốn ra nước ngoài. Tính cho đến giữa những năm 1960, đầu tư ra nước ngoài của Nhật còn hạn chế. Từ những năm 1964 trở đi cùng với tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và dư thừa trong cán cân thanh toán, người Nhật chú trọng đầu tư tư bản ra nước ngoài. Đầu tư của Nhật ở nước ngoài chú trọng vào thị trường tiêu thụ lớn và giàu nguồn tài nguyên khoáng sản, như Bắc Mỹ (chủ yếu là Mỹ) khu vực Châu Á, khu vực Châu Âu và Châu Mỹ La tinh. Đầu tư ra nước ngoài của Nhật có đặc điểm: - Tốc độ đầu tư nhanh: Số tiền đầu tư bình quân hàng năm (1957 - 1959 là 50 triệu USD, tăng lên 130 triệu USD bình quân (1963 - 1965) lên 900 triệu USD năm 1970 và tổng số tiền đầu tư ra nước ngoài của Nhật đến năm 1973 đạt 10,3 tỷ USD. Tốc độ tăng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Nhật trong 10 năm (1963 - 1972) là 45%, cao nhất thế giới, tuy nhiên tổng đầu tư cho đến năm 1983 của Nhật mới bằng 1/10 của Mỹ, 1/3 của Anh. - Hình thức đầu tư của Nhật ở nước ngoài: mua chứng khoán, mua trái phiếu, đầu tư kinh doanh trực tiếp và đầu tư thông qua Công ty chi nhánh. - Đầu tư trực tiếp của Nhật ở nước ngoài chủ yếu tập trung vào khai thác tài nguyên, mỏ, nông lâm nghiệp, hải sản, ngành chế tạo, thương nghiệp. Thời kỳ đầu (1951 - 1960), Nhật Bản ra sức tìm kiếm thị trường xuất khẩu để lấy lại thế cân bằng trong cán cân thanh toán quốc tế thường xuyên thiếu hụt. Mỹ là thị trường lớn, có nhiều triển vọng nhất, lại được hưởng quy chế ưu đãi, do đó đầu tư ra nước ngoài chủ yếu vào lĩnh vực thương mại để xuất khẩu sang Mỹ, cuối những năm 1950, đầu tư thương mại của Nhật dồn dập hơn, sau thị trường Âu - Mỹ là các nước Trung - Nam Mỹ vì nơi đây là thị trường lớn, có lợi nhuận cao, và là khu vực giàu tài nguyên khoáng sản. Vì vậy đầu tư của Nhật giai đoạn này (1951 - 1960) được phân bổ như sau: Bắc Mỹ 40%, Trung Nam Mỹ 37%, Châu Á 21%, Châu Âu 1,5%. Nếu phân bổ đầu tư theo ngành, ngành khai khoáng 30%, khai thác gỗ và sản xuất bột giấy 18%, thương nghiệp 14%, cơ khí vận tải 5%, ngành thép và kim loại màu 3.7%. Thời kỳ thứ hai từ 1960 - 1973, giai đoạn này các nước Trung Nam Mỹ và Châu Á đẩy mạnh công nghiệp hoá và vậy cơ cấu đầu tư của Nhật ra nước ngoài cũng có sự thay đổi, tăng tỷ trọng đầu tư vào Châu Âu. Đầu tư theo ngành: ngành khai khoáng kể cả dầu lửa vẫn giữ vị trí hàng đầu 39% (1972), sau đó là ngành chế tạo, vận tải, cơ khí đồ điện gia đình và thương nghiệp. 2 - Nước Nhật biết kết hợp khéo léo cấu trúc kinh tế hai tầng. Do điều kiện hoàn cảnh nước Nhật sau chiến tranh: lao động dư thừa cơ sở vật chất bị tàn phá sau chiến tranh kỹ thuật công nghệ lạc hậu, mặt khác, thiếu vốn nghiêm trọng. Ở Nhật đã hình thành cơ cấu kinh tế hai tầng bao gồm khu vực tiên tiến với công nghệ hiện đại, sử dụng lao động suốt đời, tiền lương cao theo thâm niên, điều kiện làm việc tốt, với khu vực doanh nghiệp nhỏ, kỹ thuật công nghệ lạc hậu, sử dụng lao động hợp đồng không thường xuyên, tiền lương thấp. Duy trì kinh tế hai tầng của Nhật Bản vừa sử dụng không hợp lý lại có hiệu quả vốn đầu tư, lao động và kỹ thuật công nghệ. Sử dụng cơ cấu hai tầng phổ biến trong ngành chế tạo phụ tùng của ngành chế tạo máy móc, và ngành dệt. Giữa các Công ty lớn và doanh nghiệp nhỏ có quan hệ chặt chẽ thông qua hợp đồng thầu khoán, các Công ty nhỏ nhận được sự tài trợ về vốn, và giúp đỡ về kỹ thuật, công nghệ. 3 - Thị trường trong nước và ngoài nước được mở rộng a) Thị trường trong nước: Sau chiến tranh thế giới thứ II, thị trường trong nước của Nhật Bản được mở rộng nhanh chóng đặc biệt là thị trường tiêu dùng, và tư liệu sản xuất. Thị trường trong nước được mở rộng do những nhân tố sau: - Cải cách trong nông nghiệp: Cùng với thực hiện cải cách ruộng đất, xoá bỏ quan hệ sản xuất phong kiến ở nông thôn, hình thành chủ trang trại kinh doanh nhỏ, Nhà nước còn khuyến khích nông dân đầu tư mở rộng sản xuất, cải tiến kỹ thuật, sử dụng máy móc công nghệ tiên tiến như máy bơm, máy phát điện, máy cày, máy cấy, máy gặt đập liên hợp, máy làm cỏ, máy phun thuốc trừ sâu, đa dạng hoá cây trồng, sử dụng giống mới... Tạo ra năng suất và hiệu quả cao, giảm tỷ lệ lao động trong nông nghiệp từ 17 triệu năm 1950 xuống còn 8 triệu năm 1971, chuyển số lao động này sang công nghiệp và dịch vụ. Đời sống người nông dân được cải thiện hơn, cùng với sự phát triển nông nghiệp, nông thôn, đã tạo ra thị trường rộng lớn cho sản xuất và dịch vụ phát triển. - Công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế với tốc độ "thần kỳ" (1952 - 1973), làm xuất hiện nhiều ngành sản xuất mới trong công nghiệp, các ngành dịch vụ được phát triển, đổi mới kỹ thuật, công nghệ trong các ngành sản xuất. Tất cả những nhân tố đó góp phần mở rộng thị trường sản xuất và thị trường tiêu dùng cá nhân, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Nhật. b) Thị trường ngoài nước của Nhật cũng được mở rộng nhanh chóng, đặc biệt từ những năm 60 trở đi. Thị trường bên ngoài đối với nền kinh tế Nhật có vai trò quan trọng. Vì do điều kiện của nước Nhật, Nhật phụ thuộc thị trường cung cấp vật tư, nguyên liệu, năng lượng, và thị trường tiêu thụ hàng hoá, do đó hoạt động xuất nhập khẩu cần thiết với nền kinh tế như không khí cần cho con người vậy. Thời kỳ từ sau chiến tranh thế giới II, nhất là những năm 60 trở đi, thị trường bên ngoài được mở rộng, là một nhân tố quan trọng tác động mạnh đến kinh tế Nhật, thực tế trong giai đoạn 1951 -1970 trong khi kim ngạch xuất nhập khẩu của cả hệ thống TBCN chỉ tăng 6 lần, thì của Nhật tăng tới 25 (từ 1.7 tỷ USD tăng lên 43.6 tỷ USD), trong đó xuất khẩu tăng 30 lần, nhập khẩu tăng 21 lần. Sở dĩ người Nhật biết kết hợp yếu tố bên trong và bên ngoài cụ thể là: - Nhật đã lợi dụng chiến tranh của Mỹ ở Triều Tiên (1950 - 1953) và cuộc chiến tranh ở Miền Nam Việt Nam (1964 - 1975). Nhật không chỉ nhận được những đơn đặt hàng quân sự, mà còn là người sản xuất cung cấp hàng tiêu dùng phục vụ cho chiến tranh. Mặt khác, Nhật có điều kiện xâm nhập vào thị trường thuộc khu vực ảnh hưởng của Mỹ và ngay cả chính thị trường Mỹ. - Do thực hiện chính sách tiền lương thấp, đồng thời hợp lý hoá quá trình sản xuất và tăng năng suất lao động, nhờ đó giảm được chi phí sản xuất, ví dụ như giá một tấn thép sản xuất ở Nhật chỉ khoảng 60 - 70 USD trong khi đó Mỹ là 100 USD. Đó là một trong những vũ khí cạnh tranh lợi hại trên thị trường quốc tế. - Người Nhật không chỉ sản xuất nhiều mặt hàng đẹp với giá rẻ, mà còn luôn thay đổi mẫu mã, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, ưu thế này tiếp tục được phát huy cho đến ngày nay ví dụ như tàu biển, hàng tiêu dùng dài ngày như ti vi, tủ lạnh, ô tô, máy giặt, máy thu thanh... 4 - Vai trò điều chỉnh kinh tế của Nhà nước Trong suốt thời kỳ phát triển kinh tế của Nhật, vai trò của Chính phủ tham gia vào điều chỉnh kinh tế có ý nghĩa quan trọng. Nhà nước điều chỉnh thông qua một loạt những chính sách và biện pháp như chính sách đầu tư, chính sách thuế, chính sách tiền tệ tín dụng, chính sách khấu hao, chương trình kế hoạch của Nhà nước, góp phần làm dịu những xáo động của khủng hoảng suy thoái có tính chất chu kỳ, duy trì tốc độ phát triển kinh tế cao sau chiến tranh. a) Nhà nước trực tiếp xây dựng và quản lý khu vực kinh tế Nhà nước: Nhà nước Nhật Bản nắm khoảng 1/3 tổng số vốn đầu tư tư bản cố định trong nước. Nhà nước chủ yếu đầu tư vào cơ sở hạ tầng của sản xuất và xã hội, vào xây dựng cơ sở ngành công nghiệp mới, vào nghiên cứu khoa học. Việc đầu tư của Nhà nước vào khu vực này, thường không dẫn đến tăng nhanh trực tiếp lượng hàng hoá trên thị trường, và chủ yếu thu hút vật tư, lao động trên thị trường. Mặt khác, Nhà nước đầu tư vào những ngành đòi hỏi vốn lớn, khả năng thu hồi vốn chậm, hiệu quả không cao, nhưng lại là những ngành cơ bản, quan trọng cần thiết cho quá trình tái sản xuất mở rộng, phát triển ngành công nghiệp mới, và ứng dụng kỹ thuật vào công nghiệp hiện đại, nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế xã hội. Ví dụ như ngành hoá dầu, ngành đóng tầu, ngành điện tử... b) Chính sách thuế, cũng là một trong những biện pháp kích thích kinh tế quan trọng của Nhà nước. Nhìn chung chính sách thuế của Nhật cũng như nước Anh đánh thuế thu nhập theo biểu lũy tiến, nhưng thuế hướng vào kích thích đầu tư, đặc biệt đầu tư tư nhân, Nhà nước Nhật nhiều lần giảm thuế Công ty, trong thời gian 11 năm (1955 - 1966) Nhà nước đã 7 lần giảm thuế cho các Công ty do đó mức đóng góp thuế trong thu nhập quốc dân của Nhật thấp hơn so với Mỹ và phương Tây. Nhật thường thay đổi thuế biểu đối với từng ngành, và những Công ty cá biệt, cho hoãn kỳ hạn thanh toán thuế hoặc quy định tiền phạt đối với các trường hợp thiếu thuế của các Công ty... Do đó thông qua biện pháp thuế khoá, Nhà nước không những kích thích sản xuất các Công ty độc quyền nói chung, mà còn có tác dụng kích thích tư nhân đầu tư phát triển các ngành công nghiệp mới, hoặc những ngành cần phát triển. c) Nhà nước còn thông qua việc quy định thời gian khấu hao và mức khấu hao cơ bản, khuyến khích khấu hao nhanh, thúc đẩy nhanh đổi mới tư bản cố định. Trong thời kỳ những năm 50 - 60 ở Nhật thời gian khấu hao toàn bộ thiết bị nghiệp trung bình dưới 6 năm, nghĩa là mức khấu hao bình quân hàng năm 15%. Do đó Nhật Bản là một trong những nước có tỷ lệ máy móc thiết bị trẻ nhất thế giới. Nhà nước còn thông qua chính sách thuế để điều chỉnh tốc độ phát triển kinh tế. Khi kinh tế tiêu điều Nhà nước giảm thuế Công ty, đồng thời rút ngắn thời gian khấu hao, ngược lại khi nền kinh tế "quá nóng" thì tăng thuế Công ty và kéo dài thời gian khấu hao, có tác dụng làm dịu sự chấn động của chu kỳ sản xuất. d) Điều chỉnh kinh tế của Nhà nước thông qua chính sách tiền tệ tín dụng. Sản xuất càng mở rộng thì nhu cầu về vốn càng lớn. Tăng trưởng nhanh, làm cho nhu cầu về vốn luôn vượt mức cấp tiền của ngân hàng, vì vậy các "ngân hàng phát triển", "ngân hàng xuất nhập khẩu", "ngân hàng thương mại", phải cạnh tranh gay gắt thu hút tiền nhàn rỗi trong nước, nhưng vẫn không đủ cung ứng, vì vậy các ngân hàng phải vay của ngân hàng trung ương (Ngân hàng Nhật Bản). Vậy là ngân hàng trung ương đã gián tiếp cấp vốn cho các Công ty tư nhân, nhờ đó mà Chính phủ đã hướng các Công ty tư nhân đầu tư theo đúng mục tiêu, kế hoạch ở mức độ nhất định. Đối với Nhật Bản giai đoạn này có ý nghĩa quan trọng, bởi vì nguồn vay từ bên ngoài thời kỳ này rất hạn chế, chủ yếu từ trong nước. Ngân hàng trung ương luôn thực hiện chính sách lãi suất thấp. Do đó các Công ty của Nhật Bản rất tích cực sử dụng nguồn vốn đi vay của ngân hàng. Chính sách lãi suất thấp có tác dụng khuyến khích mở rộng đầu tư của xí nghiệp, đặc biệt những ngành mũi nhọn như đóng tầu, luyện kim, chế tạo máy, hoá dầu... Tuy nhiên lãi suất ưu đãi chỉ thực hiện đối với các Công ty lớn, còn các Công ty vừa và nhỏ phải vay tiền ở các chi điếm. Những chi điếm này được thành lập vào năm 1950 (3/1950), đó là sự phân đôi thị trường cho vay, quan hệ vay mượn giữa các Công ty lớn với Công ty vừa và nhỏ có sự chênh lệch về lãi suất vừa có tác dụng kích thích sản xuất kinh doanh, vừa ngăn ngừa sự rủi ro của đồng vốn. Đồng thời phù hợp với cơ cấu kinh tế hai tầng của Nhật Bản. Thông qua chính sách tiền tệ tín dụng, Nhà nước có thể điều tiết hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong thời kỳ tăng trưởng nhanh, Nhà nước thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ (tăng lãi suất chiết khấu, tăng tỷ lệ tiền phạt đối với tiền vay trên hạn mức chiết khấu, kiểm soát việc cho vay. Ngược lại, khi kinh tế suy thoái, thực hiện việc nới lỏng lãi suất, trợ cấp cho những ngành quan trọng. e) Điều chỉnh của nhà nước thông qua chương trình kế hoạch kinh tế. Nhật Bản được coi là mẫu mực trong các nước tư bản về phát triển về cơ chế điều chỉnh Nhà nước vào cơ chế thị trường với các hình thức kết hợp phong phú, mềm dẻo, bằng các công cụ mạnh có hiệu lực. Một trong những công cụ đó là kế hoạch hoá nền sản xuất - xã hội. Từ năm 1995 - 1973 ở Nhật đã có 7 kế hoạch được thông qua và thực hiện. Mỗi kế hoạch kinh tế bao gồm 3 nội dung cơ bản. Phương hướng kinh tế xã hội, những chính sách của chính phủ để thực hiện các mục tiêu và những chỉ dẫn hoạt động cho các cơ sở kinh doanh và các ngành công nghiệp. g) Đẩy nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật và chú ý đến nhân tố con người. Quá trình phát triển kinh tế ứng dụng kỹ thuật và công nghệ tiên tiến tạo điều kiện cho nâng cao năng suất và chất lượng, góp phần thắng thế trong cạnh tranh. Do đó, việc nghiên cứu ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất và quản lý, không chỉ là mối quan tâm hàng đầu của các công ty mà còn là nhiệm vụ của Nhà nước. Để nhanh chóng tiếp thu khoa học - kỹ thuật hiện đại của thế giới. Nhật Bản đã vạch ra hai hướng chiến lược, một mặt mua kỹ thuật, phát minh của nước ngoài về nghiên cứu cải tiến và ứng dụng, đây là cách làm được người Nhật cho rằng vừa tiết kiệm được chi phí lại vừa hiệu quả. Mặt khác, dựa vào sức mạnh tổng hợp của các công ty độc quyền tư nhân, để hiện đại hoá nền công nghiệp của đất nước. Để thực hiện chiến lược trên, Nhà nước phối hợp chặt chẽ với công ty tư nhân, và các trung tâm nghiên cứu khoa học. MITI có vị trí chủ đạo trong việc theo dõi những thành tựu khoa học của thế giới để lập kế hoạch mua, định ra trọng tâm nghiên cứu phát triển công nghệ then chốt. MITI hướng dẫn tới 70% xí nghiệp tư nhân triển khai kế hoạch nghiên cứu khoa học theo định hướng của chính phủ. Chính phủ quy định, cấm cạnh tranh mua bán bản quyền kỹ thuật nước ngoài mà do MITI đảm nhiệm. Để kích thích khoa học kỹ thuật chính phủ còn thực hiện các chính sách ưu đãi về thuế, trợ cấp hợp lý cho công tác nghiên cứu của công ty tư nhân. Thực hiện hợp tác hai chiều giữa công ty tư nhân và trung tâm nghiên cứu, thông qua hình thức uỷ thác nghiên cứu, cung cấp kinh phí, bồi dưỡng chuyên gia... kết quả thuộc về sở hữu của xí nghiệp trong 7 năm. Cùng với sự quan tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật, việc giáo dục, đào tạo đội ngũ lao động có trình độ cao cũng rất được coi trọng. Tuy nhiên, nếu nhìn lại nước Nhật giai đoạn (1952 - 1973) bên cạnh sự phát triển với tốc độ nhanh “thần kỳ” về kinh tế nền kinh tế Nhật vẫn chứa đựng những mâu thuẫn và khó khăn. 1. Trước hết đó là sự mất cân đối giữa các ngành và các vùng kinh tế giữa công nghiệp và nông nghiệp, giữa tài chính và tín dụng. Đặc biệt do tập trung quá lớn các ngành công ng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21118.doc
Tài liệu liên quan