Công cuộc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta được bắt đầu từ hội nghị lần thứ 7. Ban chấp hành Trung Ương Đảng khoá IV (9/1979), được đúc kết và khẳng định trong Nghị quyết ĐạI hội lần thứ VI của Đảng (12/1986), tiếp tục hoàn thiện và nâng cao tạI ĐạI Hội Đảng lần thứ VII (6/1991). Nội dung cơ bản của công cuộc đổi mới là: xây dựng mọt nền hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
Phát triển nền kinh tế nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế với nhiều hình thức tổ chức kinh doanh.
10 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1426 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Kinh tế thị trường ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần nội dung
I. Nội dung cơ bản về quan điểm toàn diện của triết học Mác- Lênin.
Nội dung quan đIểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về mối liên hệ phổ biến giữa các sự vật và hiện tượng.
Căn cứ vào thực tiễn đời sống xã hội và sự phát triển khoa học, triết học Mác- Lênin đã khẳng định:
“Các sự vật và hiện tượng muôn hình muôn vẻ trong thế giới, không cái nào k một cách cô lập, biệt lập mà chúng là 1 thể thống nhất, trong đó các sự vật hiện tượng // bằng cách tác động nhau, ràng buộc nhau qui định và chuyển hoá lẫn nhau. Mối liên hệ này chẳng những diễn ra ở sự mọi sự vật hiện tượng trong tự nhiên, trong xã hội, trong tư duy mà còn diễn ra đối với các mặt, các yếutố, các quá trình của mỗi sự vật và hiện tượng”.
Giáo trình “ Triết học Mác- Lênin”- PGS. Vũ Ngọc Phan nxb Giáo dục 1977.
Không có sự vật nào lại không có mối liên ệ với các sự vật và hiện tượng khác, ngay trong cùng một sự vật, hiện tượng thì vẫn phải có sự tác động, liên hệ và ràng buộc lẫn nhau giữa các mặt và các yếu tố. Sự vật có vô vàn mối liên hệ. Mối liên hệ tồn tạI cả trong thế giới vĩmô và vi mô, cả trong thế giới vô cơ và hữu cơ, cả trong tự nhiện, xã hội và tư duy.
Ví dụ, trong tự nhiên, giữa động vật và thực vật, giữa cơ thể sống và Môi trường có mối quan hệ với nhau. Trong đời sống xã hội, giữa cá nhân và các tập đoàn người, giữa các quốc gia có quan hệvới nhau. Trong lĩnh vực nhận thức tư huy, giữa các hình thức của nhận thức, giữa các giai đoạn của nhận thức cũng có quan hệ với nhau…
Mối liên hệ của các sự vật va hiện tượng trong thế giới là đa dạng và nhiều vẻ. Mỗi sự vật khác nhai có mối liên hệ khác nhau, mỗi một mối liên hệ lại có vị trí, vai trò khác nhau trong sự vận động của sự vật. Lại tiếp tục căn cứ liên hệ sau: liên hệ bên trong, liên hệ bên ngoài; liên hệ trực tiếp, liên hệ gián tiếp; liên hệ không gian, liên hệ thời gian; liên hệ chủ yếu, liên hệ thứ yếu; liên hệ cơ bản, liên hệ không cơ bản; liên hệ chung nhất và liên hệ đặc thù…
Mặc dù sự phân loại các liên hệ này chỉ có ý nghĩa tương đối, song sự phân loại các mối liên hệ lại rất cần thiết, vì rằng vị trí của từng mối liên hệ trong việc qui định sự vận động và phát triển của sự vật và hiện tượng không hoàn toàn như nhau. Những hình thức riêng biệt, cụ thể của từng mối liên hệ là đối tượng nghiên cứu của từng ngành khoa học cụ thể. Phép biện chứng duy vật nghiên cứu những mối liên hệ chung nhất, phổ biến nhất của thế giới, tác động trong mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy. Các khoa học cụ thể khác nghiên cứu các mỗi liên hệ đặc thù. Vì thế, F.Ăng- ghen viết: “Phép biện chứng là khoa học về mối liên hệ phổ biến”.
Như ta đã biết, các sự vật và hiện tượng trong thế giới đều tồn tại trong mối liên hệ phổ biến và nhiều vẻ, bởi vậy muốn nhận thức và tác động vào chúng, chúng ta phải có quan đIểm tòan diện, khắc phục quan đIểm phiến diện một chiều.
Quan đIểm toàn diện đòi hỏi chúng takhi phân tích sự vật phảI đặt nó trong mối quan hệ với sự vật và hiện tượng khác, phải xem xét tất cả các mặt, các mắt trung gian, gián tiếp, các yếu tố cấu thành nên sự vật, đồng thời cũng phải xác định được vai trò của các mối liên hệ trong hệ thống các mối liên hệ của sự vật.
Trong hoạt động thực tiễn, quan đIểm toàn diện giúp chúng ta trành những sai lầm và sự cứng nhắc, chống lại quan đIểm siêu hình coi sự vật là cái gì riêng lẻ, biệt lập. Tuy nhiên, quan đIểm toàn diện không có nghĩa là các xem xét cào bằng, tràn lan, mà phảI thấy đượ vị trí của từng mối liên hệ , từng mặt, từng yếu tố trong tổng thể của chúng. Có như thế chúng ta mới thực sự nắm được bản chất của sự vật. Vì vậy, quan điểm toàn diện, bản thân nó đã bao hàm quan điểm lịch sử, cụ thể.
2. Phân tích về khái niệm nền kinh tế thị trường ở góc độ triết học.
Mọi loại hình kinh tế đèu được tổ chức bằng cách nàyhay cách khác để tồn tại và phát triển. Nền kinh tế thị trường là loại hình phù hợp với thời đIểm hiện nay. Kinh tế thị trường được hiểu là một kiểu kinh tế – xã hội mà trong đó sản xuất xã hội gắn liền với quan hệ hàng hóa tiền tệ, quan hệ cung cầu, tức là chịu sự đIều tiết của thị trường, do sự tác động của các qui luật kinh tế vốn có của nó.
Từ khi triết học Mác- Lênin ra đời, các quan đIểm đúng đắn của nó đã trở thành cơ sở lý luân làm kim chỉ nam cho lĩnh vực hoạt động kinh tế . Các nhà hoạt động kinh tế trên thế giới đã áp dụngquan đIểm toàn diện trong triết học Mác- Lênin hau chính là phép duy vật biệ chứng vào thực tiến hoạt động của mình. Nhờ có quan đIểm toàn diẹn này, họ đã nắm bắt các quy luật khách quan của giới tựnhiên từ đó làm chủ các quy luật va biến các quy luật đó từ chỗ chi phối các hoạt động kinh tế đến chỗ bị các hoạt động kinh tế chi phối.
Lúc này các quy luật kinh tế lại trở thành yếu tố phục vụ con người. Việc vận dụng quan đIểm toàn diện vào tổ chức quản lý kinh tế gồm một số nguyên lý cơ bản sau:
- Trong nền kinh tế không có mọt sự kiện nào tồn tại trong trạng thái cô lập, tách rời với các sự kiện khác. Chính vì vậy khi xem xét các sự vật ta phải tìm ra được hết các mối liên hệ vốn có của nó.
- Các thị trường hàng hóa cụ thể không tồn tại trong trạng thái cô lập, tách rời nhau. Do đó ta cần phải biết phân loại, đánh giá các mối liên hệ để có thể đIều chỉnh sao cho nền kinh tế đi đúng hướng.
- Bản thân nên kinh tế cũng không tồn tại trong trạng thái cô lập mà trong mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các lĩnh vực kinh tế- chính trị- ngoại giao, kinh tế- chính trị- đạo đức- tư tưởng, kinh tế- chính trị- khoa học- công nghệ.
Vậy mọi sự kiện kinh tế chỉ tồn tại trong biểu hiẹn với tư cách là nó trong mối quan hệ với những sự kiện khác. Các nhà tư bản phương tây đã biết vận dụng các nguyên lý trên vào quản lý kinh tế. Từ đó họ xây dựng nên nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần đưa lại hiệu quả kinh tế rất cao làm cho nền kinh tế của các nước tư bản phát triển vượt bậc, tạo đà cho sự phát triển của thế giới. “Như vậy sự hình thành, phát triển kinh tế hàng hóa là tất yếu đối vvới sự phát triển của xã hội”. Đến đây ta có thể khẳng định quan đIểm toàn diện trong triết học Mác- Lênin là hoàn toàn đúng đắn và có vai trò to lớn đối với lĩnh vực hoạt động kinh tế của con người đặc biệt là vai trò đó được phát huy tích cực trong nên kinh tế thị trường .
II.Kinh tế thị trường ở Việt Nam
1.Nội dung phát triển toàn diện nền kinh tế thị trường.
Công cuộc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta được bắt đầu từ hội nghị lần thứ 7. Ban chấp hành Trung Ương Đảng khoá IV (9/1979), được đúc kết và khẳng định trong Nghị quyết ĐạI hội lần thứ VI của Đảng (12/1986), tiếp tục hoàn thiện và nâng cao tạI ĐạI Hội Đảng lần thứ VII (6/1991). Nội dung cơ bản của công cuộc đổi mới là: xây dựng mọt nền hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
Phát triển nền kinh tế nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế với nhiều hình thức tổ chức kinh doanh.
Từ các hình thức sở hữu cơ bản: sở hưũ toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân; hình thành nhiều thành phần kinh tế với những hình thức tổ chức kinh doanh đa dạng, đan xen, hỗn hợp nhằm phát huy tổng hợp mọi nguồn lực sẵn có trong nền kinh tế. Quan đIểm đổi mới của Đảng và Nhà nước ta chỉ rõ, mọi thành phần kinh tế, mọi công dân đều được đầu tư kinh doanh theo các hình thức do luật định và được pháp luật bảo vệ. Mọi tổ chức kinh doanh đều được khyến khích phát triển lâu dài, ổn định, hợp tác cạnh tranh bình đẳng và đều là các bộ phận cấu thành của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Trong đó bao gồm:
- Kinh tế Nhà nước phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế: nắm những vị trí then chốt, là nhân tố mởi đường cho sự phát triển kinh tế, là Lực lượng vật chất quan trọng và là một công cụ quan trọng để Nhà nước định hướng và đIều tiết vĩ mô nền kinh tế; đi đầu trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học- công nghệ; đi đầu về năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế – xã hội và chấp hành pháp luật.
- Kinh tế tập thể gồm các hình thức hợp tác đa dạng, trong đó hợp tác xã là nòng cốt. Các hợp tác xã dựa trên sở hữu của các hộ xã viên và sở hữu tập thể, liên kết rộng rãi những người lao động, các hộ sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, không giới hạn quy mô, lĩnh vưc và địa bàn hoạt động.
- Kinh tế cá thể, tiểu chủ cả ở nông thôn và thành thị đều được khuyến khích, Nhà nước tạo điều kiện giúp đỡ; đặc biệt trong việc phát triển kinh tế ruộng, vườn, trang trại, vườn rừng…
- Kinh tế tư bản tư nhân được khuyến khích phát triển rộng rãi về quy mô trong những ngành nghề có lợi cho quốc kế dân sinh, khuyến khích hợp tác, liên doanh với nhau và với doanh nghiệp Nhà nước.
- Kinh tế tư bản Nhà nước phát triển dưới các hình thức liên doanh, liên kết giữa kinh tế Nhà nước với kinh tế tư bản tư nhân trong nước và ngoàI nước, mạng lạI lợi ích thiết thực cho các bên đầu tư kinh doanh.
- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển hướng vào mục tiêu phát triển các sản phẩm xuất khẩu, tăng khả năng cạnh tranh và xây dựng kết cầu hạ tầng kinh tế- xã hội gắn với thu hút công nghệ cao, tạo thêm nhiều công ăn việc làm.
Phát triển kinh tế bền vững đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ Môi trường .
Nền kinh tế là một tổng hoà các quan hệ kinh tế – xã hội. Bất cứ một nền kinh tế nào muốn phát triển bền vững đều phảI tăng nhanh năng suất lao động.
2.Thực tế nền kinh tế Việt Nam.
Quá trình thực hiện xây dựng kinh tế thị trường của Việt Nam trong giai đoạn (1986-1999), đây là thời kỳ chúng ta đưa ra quyết định quan trọng: xây dựng kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Chúng ta đã có những chính sách ; quyết định đúng đắn đưa nền kinh tế đi lên khắc phục hậu quả do những quyết định những sai lầm cũ để lại. Nhưng phải thực sự đến giai đoạn sau từ 1991 đến nay, giai đoạn này chúng ta thực sự bước sang kinh tế thị trường và mở cửa. Đây là thời kỳ chúng ta chứng kiến nhiều thành công kì diệu, chứng kiến sự lãnh đạo tàitình của Đảng: chúng ta đã có những bước đI phù hợp: tự do hoá giá cả, với các công cụ tài chính, tiền tệ chúng ta đã đẩy lùi và kiểm soát được lạm phát từ khoảng 400% vào năm 1988 xuống 5,3% vào năm 1993. Giai đoạn nàytốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam thuộc vào loạI năng động bậc nhất trên thế giới, trung bình cả giai đoạn là7,5% trong khi giai đoạn (1986- 1990) chỉ là 3,9%. Thực hiện chién lược ổn định và phát triển kinh tế- xã hội (1991-2000) đã đạt được thành tựu to lớn và rấtquan trọng:
“Tổng sản phẩm trong nước năm 2000 tăng hơn gấp đôI so với năm 1990” [Báo cáo chính trị tạI Đại hôị IX của Đảng Cộng Sản Việt Nam, 4- 2000], chúng ta đã xoá bỏ được cơ chế bao cấp sang xây dựng được kinh tế thị trường là kinh tế Nhà nước và kinh tế tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần. Đời sống nhân dân được cảI thiện đáng kể, đất nước ra khỏi khủng hoảng, sức mạnh về mọi mặt của nước ta đã lớn hơn nhiều so với 10 năm trước.Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những yếu kém: như nạn thất nghiệp đang gia tăng, người lao động thì nhiều mà công việc thì ít, các tệ nạn tham nhũng, hối lộ đang là một quốc nạn của nước ta. Hệ thống tiền lương có nhiều bất cập, cán bộ công chức không sống bằng lương mà sống bằng thu nhập ngoài vì lương quá thấp so với thực tế cuộc sống đòi hỏi.
Vì thế mà chúng ta không thể nhìn toàn diện để xem xét và đánh giá nền kinh tế thị trường để đề ra giảI pháp. Sau đây là một số giải pháp để phát triển nền kinh tế thị trường.
III. Giải pháp
a) Đảm bảo được niềm tin của quần chúng nhân dân lao động vào chủ nghĩa xã hội vào sự lãnh đạo của Đảng và sự quả lý của nhà nước.
Xu hướng xã hội chủ nghĩa trong sự phát triển kinh tế sẽ không thể thực được nếu như quần chúng nhân dân lao đông mất niềm tin vào chế độ xã hội chủ nghĩa. Để củng cố niềm tin của dân vào Đảng vào xã hội chủ nghĩa thì lợi ích mang lại từ phía xã hội chủ nghĩa phải ngày càng lớn hơn so với các phái khác mang lại. Phải khắc phục được tệ nạn tham nhũng đang trở thàngân hàng quốc nạn trong xã hội ta. Cán bộ, Đảng viên đặc biệt là người có chức, có quyền phảI là những người có tư cách đạo đức tốt, có năng lực thực sự để dân tin tưởng noi theo.
b) Hoàn thiện hệ thống pháp luật sử phạt nghiêm minh. Những giả pháp trên sẽ không đạt hiệu quả cao nếu không có sự hỗ trợ nhiều khi đến mức quyết định của hệ thống pháp luật. Trong hệ thống pháp luật hiện nay còn nhiều kẽ hở và mâu thuẫn đã tạo điều kiện để kẻ xấu lợi dụng mưu cầu lợi ích cá nhân.
Hoàn thiện tổ chức của các cơ quan pháp luật để không còn hiện tượng chồng chéo lẫn nhau. Chức năng, nhiệm vụ các cơ quan luật pháp, hành pháp, tư pháp phải rõ ràng. Cần đảm bảo tính chất công bằng, hợp lý của pháp luật ngay trong bản thân các điều luật ban hành. Cần phổ cập giáo dục pháp luật toàn dân, nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật cho tất cả mọi người. Đồng thừoi phải đảm bảo và giữ vững quyền lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối của Đảng cộng sản Việt Nam đối với toàn bộ tiến trình cách mạng ở nước ta.
Nguy cơ xâm lược tác động từ bên ngoài theo chiều hướng đối lập về bản chất và nguy cơ phân liệt, biến loạn từ bên trong nội bộ Đảng. Nguy cơ bên ngoài chỉ thành hiện thực kho nó thông qua nguy cơ từ bên trong. Như vậy nguy cơ bên trong giữ vai trò quyết định.
Để giữ vững quyền lãnh đạo cách mạng Đảng Cộng Sản Việt Nam trước hết phảI thực sự đoàn kết, trong sạch và chống được mọi ý đồ làm phân liệt và tan rã Đảng. Thái độ kiên quyết chống đa nguyên Đảng Chính trị của Đảng cộng sản Việt Nam là một thành công chính trị có tầm chiến lược và có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của đường lối đổi mới hệ thống chính trị là một yêu cầu khách quan. Giải pháp tốt nhất có thể thực hiện được để đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta là phân định chức năng trong hệ thống đó.
c) Bên cạnh những giải pháp đó đồng thời phải xây dựng đội ngũ các hà doanh nghiệp giỏi và các nhà quản lý vĩ mô có tàI cần phải liên kết họ lại. Mặt khác thì hành nhiều chính sách như: chính sách mở cửa tạo thuận lợi cho sự hợp tác, văn hoá, khoa học với nước ngoài, các chính sách về thuế quan xuất nhập khẩu hàng hóa , chính sách về luật đầu tư ngày càng được cải tiến bổ sung đã có tac dụng tích cực cho sự phát triển mạnh nền kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế nước ta hội nhập với nền Kinh tế trong khu vực và thế giới.
Để hỗ trợ cho sự phát triển công nghiệp, nông nghiệp chúng ta đã đẩy mạnh mặt trận ngoạI giao, đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục và y tế.
Tất cả những giải pháp trên kết hợp với việc quản lý kinh tế- xã hội bằng luật pháp theo mô hình Nhà nước pháp quyền đã có sức sống và đang trở thành hiện thực. Đó là thành tựu to lớn mà chúng ta đã đạt được.
Phần III: kết luận
Sau hơn một thập kỷ đổi mới và phát triển chúng ta đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách. Qua đó cho chúng ta bàI học kinh nghiệm quý báu. Đổi mới xây dựng kinh tế thị trường không tách rời “định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước” có như vậy chính trị mới ổn định kinh tế mới phát triển, mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội mới không bị chệch hướng. Đồng thời muốn cảI cách thì phảI cảI cách đồng bộ, triệt để, cảI cách kinh tế phảI đI đôI với cảI cách riêng có của ta. GiảI quyết tốt các mối quan hệ kinh tế dựa trên cơ sở toàn diện của chủ nghĩa Mác- Lênin: không ngừng nâng cao đời sống nhân dân, công tác tư tưởng lýluận phảI theo kịp sự phát triển của thực tiễn và yêu cầu của cuộc cách mạng. Công tác tổ chức cán bộ cần phảI đổi mới nhanh chóng, liên tục. Yêu cầu sự lãnh đạo của Đảng hiệu lực quản lý, đIều hành của Nhà nước trong thời kỳ mới cần có sự phân công rõ ràng, không bao biện, không làm thay nhau cần xử lý tốt hơn nữa mối quan hệ giữa Đảng với dân,tạo sự tin tưởng tuyệt đối của dân với Đảng. Giai đoạn hiện nay chúng ta cần có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh thống nhất, tạo điều kiện thông thoáng thuận lợi cho sự phát triển kinh tế.
Hiện nay hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới đã sụp đổ bởi vận dụng mô hình kinh tế không phù hợp: mô hình kinh tế bao cấp. Thế nhưng Việt Nam chúng ta đã đứng vững qua cơn bão táp của thời kỳ trước, hiện nay chíng ta tự dò tìm cho mình một con đường đI trong bao nhiêu khó khăn thử thách. Qua những thành công bước đầu của 15 năm đổi mới, chúng ta có thể khẳng định việc chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường là một quyết định sáng suốt, mang tính sáng tạo cao của Đảng. Chúng ta có thể tự hào mà nói với thế giới rằng: Quá trình đổi mới vì chủ nghĩa xã hội cũng là quá trình biến những quan niệm của Chủ Tịch Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội đã từng bước thành hiện thực. Thành tựu nổi bật trong những năm đổi mới vừa qua không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế xã hội mà còn tạo niềm tin vào con đường đổi mới góp phần ổn định về chính trị- xã hội của đất nước, đồng thời cảnh giác với mọi âm mưu “ diễn biến hoà bình” của các thế lực phản động, tiếp tục đưa đất nước phát triển lên chủ nghĩa xã hội- con đường đI đến dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh và tiến bộ xã hội và nâng cao chất lượng sản phẩm. ĐIều đó đì hỏi tăng nhanh năng lực khoa học và công nghệ trong nước, phát triển nguồn lực có chất lượng cao phục vụ tôt yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đạI hoá và từng bước tiếp cận với nền kinh tế tri thức. Mặt khác, cần phát huy nhân tố con người, mở rộng cơ hội cho mọi người đều có điều kiện để phát huy mọi tàI năng, tham gia vào quá trình phát triển và hưởng thụ những thành quả của sự phát triển, góp phần thực hiện mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng và văn minh. Phát triển nền kinh tế phảI luôn luôn đI đôI với bảo vệ Môi trường, coi bảo vệ Môi trường trong sạch là điều kiện quan trọng để tăng trưởng kinh tế bền vững và xã hội ổn định, lành mạnh.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 28309.doc