MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu 2
Nội dung 4
I- Sự biến đổi trong lực lượng sản xuất 5
1. Lực lượng sản xuất 5
2. Biến đổi các yếu tố vật chất của lực lượng sản xuất: 6
2.1. Biến đổi trong khoa học - công nghệ: 6
2.2 Biến đổi trong kết cấu ngành: 8
3. Biến đổi cơ cấu lao động 10
3.1. Nguồn lao động 10
3.2. Biến đổi cơ cấu lao động: 12
II- Sự biến đổi về quan hệ sản xuất của chủ nghĩa tư bản 13
1. Quan hệ sản xuất của chủ nghĩa tư bản 13
2. Biến đổi các hình thức sở hữu 14
2.1. Các hình thức sở hữu 14
2.2. Sự biến đổi 15
3. Hình thức quản lý 18
3.1. Hình thức quản lý tư bản chủ nghĩa 18
3.2. Biến đổi trong hình thức quản lý 18
4. Biến đổi trong hình thức phân phối 20
4.1. Hình thức phân phối 20
4.2. Sự thay đổi trong hình thức phân phối 21
III- Sự điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản hiện nay 22
1. Khái niệm và vai trò 22
2. Sự điều tiết 23
IV- Sự biến đổi trong hệ thống kinh tế thế giới tư bản chủ nghĩa hiện nay 26
1. Hệ thống kinh tế thế giới tư bản chủ nghĩa 26
2. Sự biến đổi của của hệ thống kinh tế thế giới tư bản chủ nghĩa 26
Kết luận 30
1. Nhận định chung về tư bản chủ nghĩa 30
2. Giới hạn của chủ nghĩa tư bản 31
3. Liên hệ thực tế với Việt Nam 33
Tài liệu tham khảo 35
35 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1507 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Kinh tế tư bản hiện đại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
biệt sự chào đời của thời đại kinh tế tri thức, với những con người trí thức. Ngày nay, khi khoa học-công nghệ đang phát triển mạnh thì tri thức của con người càng được đánh giá cao. Lượng người lao động trí óc tăng lên, người lao động chân tay giảm xuống.
Việc áp dụng kỹ thuật mới trong các ngành sản xuất vật chất đã nâng cao đột ngột năng suất lao động và tạo ra điều kiện đưa lao động sang các ngành phi sản xuất. Trong điều kiện cách mạng khoa học công nghệ, cơ cấu người lao động làm thuê biến động nhanh chóng. Với nền kinh tế dựa trên nguồn lực thông tin ngay càng nhiều và các ngành có hàm lượng tri thức, công nghệ cao thì ngoài số lao động trong các ngành sản xuất vật chất, người làm trong các ngành lao động trí lực ngày càng có vai trò lớn trong việc tiêu hao lao động sống, tạo ra giá trị thặng dư cho xã hội tư bản. Nên quá trình người lao động được giáo dục, nâng cao trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật như một tất yếu, với một nhịp độ ngày càng phát triển nhanh. Ngày nay, với nền sản xuất dần dần từng bước chuyển sang nền “sản xuất tri thức”, vai trò của nguồn nhân lực càng trở nên quan trọng. Khi đại bộ phận con người đều có văn hoá và tri thức khoa học thì đó là lực lượng quyết định hướng đi của xã hội. Xu hướng hiện nay là lao động trí lực, lao động khoa học, kỹ thuật, lao động phi sản xuất trực tiếp tăng nhanh, lao động có kỹ năng thấp, ít được đào tạo giảm nhanh vai trò trong sản xuất giá trị thặng dư và dần dần bị loại bỏ khỏi danh mục nghề nghiệp ở các nước tư bản. Như Mỹ:năm 1960 số công nhân lành nghề văn phòng, số công nhân kỹ thuật tương ứng là:19%, 16% thì đến năm 1995 tăng lên:20%, 17%.
Để nâng cao trình độ khoa học, đào tạo đội ngũ lao động lành nghề, các nước tư bản đã tăng cường đầu tư vào việc nghiên cứu và triển khai, thực hiện hợp tác quốc tế trong những trương trình nghiên cứu mang tính chiến lược, thực hiện cải cách giáo dục…Thông qua giáo dục, bồi dưỡng chuyên môn. khoa học kỹ thuật được chuyển há vào người lao động; khi nắm được phương pháp, kỹ năng kỹ xảo lao động chế tạo và điều khiển công cụ lao động, quy trình công nghệ mới,người lao động trở thành công nhân lành nghề hoặc người làm công tác kỹ thuật.Viêc chi cho giáo dục ở Mỹ chiếm: 7,65%GDP,Đức: 4,1% GDP,Pháp: 2,34% GDP. Không những thế các nước tư bản phát triển trên thế giới có những chính sách thu hút vốn lao động có trình độ cao ở các nước trên thế giới. Vì thế lực lượng lao động có chuyên môn cao ngày càng tăng lên ở các nước tư bản phát triển.
Lao động trí óc ngày càng giữ vao trò quan trọng đối với sự phát triển lực lượng sản xuất, cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ làm cho chủ nghĩa tư bản phát triển lên một tầm cao mới-chủ nghĩa tư bản hiện đại. Nếu như sản lượng công nhân thế giới năm 1700-1970 tăng 1,73% lần thì từ 1970 đến thập kỷ 80 sản lượng công nhân tăng gần gấp đôi( gần 3,0416 lần).
3.2. Biến đổi cơ cấu lao động:
Cùng với sự phát triển của con người và sự biến đổi cơ cấu ngành: tỷ trọng của ngành sản xuất vật chất công nông nghiệp trong nền kinh tế giảm, tỷ trọng những ngành sản xuất phi vật chất tăng lên đã kéo theo sự biến đổi cơ cấu lao động trong ngành.
Khi khoa học- công nghệ phát triển tương đối cao thì ngành công nghiệp và nông nghiệp có nguồn lao động tương đối cao chỉ dùng một số lượng người làm ít để làm ra nhiều sản phẩm đã tạo cho sự phát triển của ngành thứ ba (ngành sản xuất phi vật chất) có một cơ sở vật chất vững chắc, thu hút mạnh mẽ sức lao động từ lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp di chuyển đến.
Cơ cấu lao động thay đổi theo chiều hướng tiến bộ và các yếu tố tái sản xuất tư bản chủ nghĩa một cách có hiệu quả. Trong dịch vụ lao động tập trung cao chiếm khoảng 70-75%, đồng thời đội ngũ chuyên gia có tay nghề cao chủ yếu tập trung ở khu vực này. Năm 1990, một số nước tư bản chủ nghĩa phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Đức phân bố lực lượng lao động kỹ thuật có tay nghề cao vào các khu vực dịch vụ, khu vực công nghiệp, khu vực nông nghiệp lần lượt là:77,6%; 21,9%; 0,5%.
Trong ba thập kỷ gần đây, ngành thứ ba tăng trưởng nhanh chóng và do đó tạo ra mức độ tập trung vốn và lao động ngày càng cao trong các ngành dịch vụ. Trong thời kỳ 1960-1989, tỷ trọng số lao động làm việc trong ngành nông nghiệp và công nghiệp trong tổng lao động cả nước Mỹ giảm bình quân hàng năm rương ứng là 3,3% và 1,3%; Trong khi đó tỷ trọng lao động trong ngành sản xuất phi vật chất tăng bình quân 1,2%, đặc biệt đến đầu thập kỷ 90, lao động của ngành này hầu hết ở các nước tư bản phát triển đã chiếm 75% tổng số người lao động làm việc và đóng góp từ 60% đến 70%GNP.
Theo thời gian, cùng với sự thay đổi của thời đại, lưc lượng sản xuất cũng thay đổi cả về yếu tố vật chất lẫn cơ cấu lao động đã làm xã hội tư bản lên một tầm cao mới-xã hội tư bản hiện đại.
II- Sự biến đổi về quan hệ sản xuất của chủ nghĩa tư bản
1. Quan hệ sản xuất của chủ nghĩa tư bản
Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng sản phẩm xã hội.Trong quá trình sản xuất, con người không chỉ có quan hệ với tự nhiên, tác động vào tự nhiên mà còn có quan hệ với nhau, tác động lẫn nhau. Hơn nữa chỉ có trong quan hệ tác động lẫn nhau thì con người mới có sự tác động vào tự nhiên và mới có sản xuất. Quá trình sản xuất trãi qua bốn giai đoạn: sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng sản phẩm. Bốn giai đoạn bị chi phối lẫn nhau, thúc đẩy nhau phát triển. Để tạo thành một quy trình giai đoạn thì con người đều có tác động với nhau, kết hợp với nhau và đã tạo ra mối quan hệ giữa người với người.
Quan hệ sản xuất là hình thức xã hội, biểu hiện mối quan hệ giữa người với người trên ba mặt chủ yếu: quan hệ sở hữu là quan hệ giữa người với người trong việc chiếm hữu tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội; quan hệ tổ chức quản lý là quan hệ giữa người với người trong việc tổ chức quản lý sản xuất xã hội và trong trao đổi hoạt động cho nhau; quan hệ phân phối lưu thông là quan hệ giữa người với người trong phân phối và lưu thông sản phẩm xã hội. Chúng có mối quan hệ mật thiết,tác động qua lại lẫn nhau. Trong đó quan hệ sở hữu đóng vai trò quyết định. Tuy vậy, quan hệ tổ chức quản lý và phân phối lưu thông cũng có tác động trở lại quan hệ sở hữu.
Quan hệ sản xuất mang tính khách quan, không phụ thuộc vào ý trí chủ quan của con người. Trong tính hiện thực của nó không phải là những quan hệ ý chí, pháp lý mà là quan hệ kinh tế được biểu hiện thành các phạm trù, quy luật kinh tế. Ngày nay, với sự phát triển như vũ bảo của khoa học công nghệ làm quan hệ sản xuất thay đổi theo.
2. Biến đổi các hình thức sở hữu
2.1. Các hình thức sở hữu
Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa là nền kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất bao gồm sở hữu tư bản tư nhân và sở hữu của người sản xuất nhỏ. Hình thức sở hữu tư nhân bao gồm hình thức chủ sở hữu là các nhà tư bản tư nhân, kinh doanh trong các ngành từ nông nghiệp, công nghiệp, đến dịch vụ và hình thức sở hữu của các nhà sản xuất nhỏ từ nông nghiệp, dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp. Trong đó hình thức sở hữu tư bản tư nhân vẫn đóng vai trò thống trị trong tư bản chủ nghĩa.
2.2. Sự biến đổi
Dưới tác dụng của cuộc cách mạng khoa học công nghệ quan hệ sở hữu đã có nhiều biến đổi to lớn về các mặt: chủ sở hữu, đối tượng sở hữu và đặc biệt là hình thức sở hữu.
Chủ sở hữu:
Chủ sở hữu không đơn thuần là một chủ sở hữu của một doanh nghiệp,công ty mà là nhiều chủ sở hữu. Hiện nay, xu thế hoá toàn cầu càng mở rộng, khoa học kỹ thuật phát triển đòi hỏi phải có nguồn vốn khổng lồ vượt qua khỏi khả năng của một chủ thể. Vì vậy hình thức góp vốn là rất cần thiết. Đặc biệt là hình thức cổ đông, đồng sở hữu, hình tức bán cổ phiếu có các nhà tư bản lớn, tư bản nhỏ, và các công nhân cùng tham gia để thu hút vốn đầu tư trong xã hội, kể cả nguồn vố nhàn rỗi, cũng để thu hút sự quan tâm hơn của người lao động đối với công ty.
Đối tượng sở hữu:
Bên cạnh đó đối tượng sở hữu cũng có sự biến đổi. Trong chủ nghĩa tư bản hiện đại, đối tượng sở hữu không còn bị hạn chế trong việc sở hữu tư liệu sản xuất( hiện vật) mà còn sở hữu về mặt giá trị đặc biệt là sở hữu trí tuệ có vai trò đặc biệt quan trọng. Vì chính giá trị sinh ra mọi của cải của xã hội.
Hình thức sở hữu:
Cùng với sự thay đổi của chủ sở hữu và đối tượng sở hữu thì hình thức sở hữu cũng có nhiều thay đổi. Nó là một đặc trưng rất cơ bản của chủ nghĩa tư bản ngày nay.
Sở hữu tư nhân bao gồm: sở hữu tư bản tư nhân và sở hữu của nhà sản xuất nhỏ. Trong đó hình thức sở hữu tư bản tư nhân giữ địa vị thống trị trong xã hội tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên hình thức này đã có sự biến đổi lớn, đặc biệt là tính độc lập tương đối trong hình thức sở hữu tư nhân thuần tuý đã bị mất dần và thay vào đó là hình thức sở hữu hỗn hợp gồm có sở hữu tập đoàn tư nhân, sở hữu xã hội và sở hữu tập thể cũng như sở hữu liên hợp giữa nhà nước và các nhà tư bản.
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, các nhà tư bản lớn đã từng bước thôn tính các doanh nghiệp vừa và nhỏ, lôi cuốn chúng vào một quỹ đạo dưới những hình thức khác nhau theo chế độ tham dự. Giữa các doanh nghiệp thành viên này có những mối liên hệ ở mức độ khác nhau, theo những chức năng riêng. Như ở Mỹ có một công ty hàng đầu về điện dân dụng là công ty General- Electric, có khoảng 3200 xí nghiệp thành viên, thực hiện những chức năng ,nhiệm vụ khác nhau.
Trong chủ nghĩa tư bản hiện đại, độc quyền nhà nước đã ra đời tồn tại cùng với độc quyền tư nhân. Hình thức sở hữu độc quyền cũng đã có sự biến đổi, nó không còn là độc quyền thuần túy mà ở các dạng hỗn hợp dưới các hình thức sở hữu tư bản tài chính, chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước, các công ty xuyên quốc gia.
Sở hữu tư bản tà chính:
Sở hữu tư bản tài chính là hình thức sở hữu hỗn hợp tư bản ngân hàng và tư bản công nghiệp do quá trình tích tụ và tập trung sản xuất đưa tới. Ngày nay, tư bản tài chính đã có sự thay đổi về mặt cơ cấu, cách thức huy động vốn và ngày càng mang tính quốc tế hoá cao. Tư bản tài chính đã lôi cuốn hầu như toàn bộ tư bản ở các ngành sản xuất, lưu thông vào cơ cấu tổ chức của mình, hình thành nên một cơ cấu mang tính hỗn hợp. Cùng với quá trình tích tụ và tập trung tư bản trong ngân hàng thì hình thức phi ngân hàng cũng đã tăng lên trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ như thành lập các công ty cổ phần kinh doanh tiền tệ, thị trường tư bản cho vay và chứng khoán để thu hút tiền tiết kiệm, việc cấp vốn của nhà nước, doanh nghiệp, dân cư. Quan hệ sở hữu cổ phần của tư bản tài chính ngày càng được sử dụng rộng rãi, làm cho cổ phần của các nhà tư bản cá biệt thành nhà tư bản hỗn hợp, sở hữu của cá nhân tư bản thành sở hữu của nhà tư bảnn hỗn hợp, ồng thời nâng cao tính quốc tế hoá.
Sở hữu độc quyền Nhà nước:
Bên cạnh đó, hình thức sở hữu độc quyền Nhà nước là một hình thức vận động mới của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Đây là sở hữu tập thể của giai cấp tư bản độc quyền. Nó được hình thành thông qua nhiều con đường khác nhau như quốc hữu hoá, xây dựng mới, mua lại, một phần xí nghiệp tư bản…vốn của nó cũng được tạo từ nhiều con đườn khác nhau như thuế,công tráI,tiết kiệm,tích luỹ...Tuy nhiên sở hữu độc quyền nhà nước là một công cụ có vị trí trọng yếu để nhà nước can thiệp vào nền kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho sở hữu tư bản tư nhân tự do phát triển.Đây là hình thức phù hợp với tính chất xã hội hoá của sản xuất, là hình thức giải quyết mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hoá của sản xuất với hình thức chiếm hữu hoá tư nhân tư bản chủ nghĩa.
Các công ty xuyên quốc gia:
Do quá trình tích tụ và tập trung sản xuất ngày càng mạnh, cùng với những điều kiện quốc tế hoá sản xuất, các tổ chức độc quyền quốc gia đã vượt ra khỏi giới hạn quốc gia trở thành các công ty xuyên quốc gia. Thông qua con đường này các công ty xuyên quốc gia ngày càng thâu tóm nhiều tư liệu sản xuất, vốn, trí tuệ quốc tế, tạo ra nhiều hình thức mang tính quốc tế hoá. Hơn nữa, các công ty này khi ra khỏi quốc gia đã thực hiện liên kết với nhau, góp vốn để thu hút được kỹ thuật mới, kinh nghiệm, cũng như năng lực làm việc. Hiện nay đã có khoảng 70% xí nghiệp liên doanh góp vốn với tỷ lệ khác nhau. Khi xu hướng quốc tế hoá ngày càng cao thì hình thúc sở hữu độc quyền xuyên quốc gia là hình thức sở hữu hỗn hợp và đã được quốc tế hoá càng cao.
Ngày nay, khi khoa học công nghệ càng lên cao, lực lượng sản xuất cang phát triển thì các hình thức quan hệ sở hữu cũng thay đổi, ngày càng được quốc tế hoá để phù hợp với lực lượng sản xuất.
3. Hình thức quản lý
3.1. Hình thức quản lý tư bản chủ nghĩa
Hình thức quản lý tư bản chủ nghĩa là hình thức nhằm điều chỉnh hành vi, hoạt động của con người để phù hợp với lực lượng sản xuất.
Sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước là mặt biến đổi quan trọng trong quan hệ quản lý và là đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa tư bản đương đại. Chủ nghĩa tư bản Nhà nước chính là sản phẩm của sự phát triển hợp logic của độc quyền trong điều kiện tích tụ và tập trung sản xuất cao độ, là sự dung hợp giữa nhà nước tư sản và các tổ chức độc quyền, hình thành một cơ cấu thống nhất, hoạt động theo cơ chế nhất định nhằm bảo vệ sự tồn tại và lợi ích của giai cấp tư sản, trước hết là của các tổ chức tư bản độc quyền.
3.2. Biến đổi trong hình thức quản lý
Cùng với những biến đổi về quan hệ sở hữu, hình thức tổ chức và cơ chế quản lý cũng có sự biến đổi theo.
Tổ chức quản lý:
Tổ chức quản lý trong nền kinh tế tư bản hiên đại diễn ra trong lĩnh vực vi mô, vĩ mô và cũng có những biến đổi từ trong các công ty, xí nghiệp đến hoạt động quản lý của Nhà nước tư sản. Từ khi khoa học kỹ thuật phát triển thì nhiều thiết bị hiện đại ra đời như máy tính điện tử, các hệ thống sản xuất linh hoạt, các thiết bị điều khiển từ xa đã góp phần vào quá trình quản lý sản xuất được thuận lợi và dễ dàng hơn đáp ứng thị hiếu ngày càng đa dạng của khách hàng, đa dạng hoá các sản phẩm với phương châm nhỏ, đẹp và bền. Hình thức quản lý từ xa được sử dụng rộng rãi, tạo điều kiện cho quá trình phân tán sản xuất nhỏ và vừa trên phạm vi quốc gia và quốc tế. Mặt khác, nền kinh tế ngày càng được quốc tế hoá, mang tính chất toàn cầu nên quá trình quản lý cũng được toàn cầu hoá. Việc quản lý trong quá trình sản xuất và hoạt động trong nền kinh tế cũng như trong quản lý xã hội từ mô hình đại trà, cồng kềnh chuyển sang kiểu sản xuất nhỏ và linh hoạt, mạng lưới liên kết chặt chẽ và nhạy bén hơn.
Mô hình quản lý:
Mô hình quản lý của thể chế này có hai loại, theo quá trình nằm ngang và theo kiểu “tế bào sản xuất”. Quá trình chuyển từ mô hình liên kết dọc sang liên kết ngang đã cắt giảm hàng loạt nhân viên quản lý trung gian, xoá bỏ một số ngành chức năng, nhưng đồng thời lập ra “chủ quản thông tin” hoặc “giám đốc tri thức” để tăng cường thông tin và nghiên cứu khoa học. Mặt khác cũng dựa vào kỹ năng, chuyên môn của công nhân để phân thành “tế bào sản xuất” có thể chế tạo, kiểm tra và hoàn thàn toàn bộ sản phẩm. Đây là một quá trình thu hẹp nhưng linh hoạt đáp ứng nhanh những biến động, đòi hỏi của thị trường. Bên cạnh đấy, mối quan hệ giữa xí nghiệp và công nhân đã có những biến đổi. Công nhân đã được tham gia vào quá trình quản lý, như ở Đức một số công ty có khoảng hơn 2000 người làm thuê thì công nhân được nữa số ghế trong họi đồng giám đốc. Vai trò của công nhân là người làm thuê được dần tăng cường ý thức làm chủ và đồng thời gắn lợi ích của người lao động với tế bào, với tổ chức,nhờ đó họ phát huy được tính chủ động, sáng tạo và có trách nhiệm hơn trong công việc. Bên cạnh mô hình quản lý của các xí nghiệp, công ty thì vai trò của tư bản tàI chính và Nhà nước tư sản trong quá trình quản lý cũng rất to lớn. Nhất là quản lý theo chế độ tham dự đang được mở rộng trong các tổ chức kiểm soát doanh nghiệp của Nhà nước tạo ra môi trường cho mỗi công nhân, cá nhân nói lên những quan tâm và nguyện vọng của mình. Đặc biệt sự ra đời của tư bản tài chính Nhà nước không những tăng cường sức mạnh cho tư bản tài chính mà còn đảm bảo cho hiệu lực quản lý Nhà nước đối với nền kinh tế thị trường ngày càng cao.
Việc thay đổi trong quản lý đã tạo thêm những lợi nhuận cho các công ty,như theo thông kê năm 1996 có 18 trong 20 công ty đứng đầu bảng lợi nhuận tăng ít nhất là 10-20%, nhiều là 40-60%.
4. Biến đổi trong hình thức phân phối
4.1. Hình thức phân phối
Phân phối là một giai đoạn trong quá trình tái sản xuất, nó là một khâu trung gian tác động mạnh mẽ đến sản xuất và tiêu dùng. Hình thức của nó là hình thức phân chia các yếu tố sản xuất và sản phẩm cho các cá nhân tiêu dùng. Trong đó, phân phối cho sản xuất là sự phân chia các yếu tố sản xuất: tư liệu sản xuất và người lao động cho các ngành, các đơn vị sản xuất khác nhau để tạo ra sản phẩm. Còn phân phối tiêu dùng là sự phân chia sản phẩm cho các cá nhân tiêu dùng theo tỷ lệ đóng góp của họ vào việc tạo ra sản phẩm. Nó là kết quả trực tiếp của sản xuất, ta có thể phân phối những cái đã được sản xuất tạo ra.
Hình thức phân phối chịu sự tác động của sản xuất. Tuy nhiên nó cũng tác động lại sản xuất. Nếu hình thức phân phối phù hợp thì nó sẽ thúc đẩy sản xuất phát triển, ngược lại nếu không phù hợp thì nó sẽ kìm hãm sự phát triển của sản xuất.
4.2. Sự thay đổi trong hình thức phân phối
Trong giai đoạn trước của chủ nghĩa tư bản, quá trình phân phối lợi ích kinh tế là theo tỷ lệ của khối lượng tư bản và khối lượng sức lao động mà các chủ thể bỏ ra. Những người nắm trong tay lượng tư bản lớn sẽ quyết định phân phối và chiếm lợi ích cao. Những người bán sức lao động thu được một phần rất nhỏ so với giá trị sức lao động mà mình bỏ ra thì ngày càng nghèo đi, còn những người không có khả năng bán sức lao động thì bị gạt ra ngoài xã hội. Do vậy xã hội tư bản đã tạo ra sự chênh lệch rõ rệt giữa người giàu và người nghèo. Người giàu thì ngày càng giàu, người nghèo thì ngày càng nghèo đi. Nhưng trong xã hội đại bộ phận là người nghèo, bộ phận tiêu dùng chủ yếu quyết định khối lượng cầu trong xã hội đã làm cho mất cân đối giữa tiêu dùng và sản xuất.
Chủ nghĩa tư bản với vai trò của Nhà nước, tư bản độc quyền đã thực hiện sự điều chỉnh phân phối lợi ích kinh tế giữa các chủ thể của nền kinh tế. Và chủ yếu là giữa người lao động và nhà tư bản,sự phân phối chủ yếu đã chú ý tới người lao động và được coi là nguồn lực chủ yếu của sự phát triển xã hội. Với việc nâng cao tiêu dùng, tăng đầu tư để nâng cao tiền lương và cải thiện đời sống của công nhân đã làm dịu đi một phần mâu thuẫn trong lòng xã hội tư bản đồng thời cũng làm tăng lợi nhuận của các nhà tư bản. Như ở một số nước phát triển, giá tiêu dùng và tiền luơng giờ công nhân ngành chế tạo tăng rõ rệt, ở Mỹ tăng tương ứng 4,5 và 9,5 lần; Nhật Bản tăng 3,5 và 51,4 lần(từ năm 1960-1990)…Bên cạnh đấy, Nhà nước còn tác động vào thị trường sức lao động bằng luật lao động, điều chỉnh nguồn cung cấp về số lượng và chất lượng, nhu cầu sử dụng sức lao động kích thích mở rộng sản xuất và tạo việc làm cho đội ngũ cán bộ bị sa thải, đặc biệt là Nhà nước đã có những chính sách trợ cấp thất nghiệp cho những người không có khả năng lao động hoặc chưa tìm được việc làm. Những thay đổi này đã nâng cao đời sống của công nhân, và thu nhâp của doanh nghiệp, như ở Đức trong năm 1980-1989 thu nhập tiền lương của người lao động làm thuê tăng bình quân hàng năm là 3,7%; thu nhập kinh doanh xí nghiệp tài sản bình quân hàng năm tăng 7,4%.
Ngày nay trong quá trình vận động của xã hội, sự thay đổi của tư liệu sản xuất và quan hệ sản xuất đã và đang làm thay đổi bộ mặt của chủ nghĩa tư bản. Chủ nghĩa tư bản hiện đại đã nâng lên một tầm cao mới.
III- Sự điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản hiện nay
1. Khái niệm và vai trò
Khái niệm:
Sự điều tiết chính là việc Nhà nước áp đặt những quy chế của mình nhằm hướng dẫn, hạn chế, thay đổi hành vi kinh tế của chủ thể sản xuất và kinh doanh cho phù hợp với những hoạt động chung. Hệ thống điều tiết của Nhà nước tư sản hình thành một tổng thể những thiết chế và thể chế kinh tế của Nhà nước. Bộ máy đó bao gồm cơ quan lập pháp,hành pháp, tư pháp và có sự tham gia của những đại biểu của tập đoàn lớn và các quan chức Nhà nước về mặt nhân sự. Sự điều tiết này được thực hiện dưới nhiều hình thức như:hướng dẫn,kiểm soát, uốn nắn những lệch lạc bằng các công cụ hành chính-pháp lý, bằng cả ưu đãi và trừng phạt bằng các công cụ hành chính pháp luật, chính sách và các đòn bẩy kinh tế như ngân sách, thuế, hệ thống tiền tệ-tín dụng, các doanh nghiệp Nhà nước…để thực hiện những hoạch định đã đạt được.
Vai trò:
Vai trò điều chỉnh kinh tế của Nhà nước tư bản trong tiến trình vận động và phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết. Nhất là sau chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế của các nước tham chiến bị suy yếu (trừ Mỹ), cùng với những biến động về chính trị, xã hội luôn diễn ra đặc biệt là khủng hoảng,thất nghiệp,mâu thuẫn xã hội và những khuyết tật của nền kinh tế thị trường. Mặt khác, cuộc cách mạng khoa học-công nghệ và bước nhảy vọt của lực lượng sản xuất, hàng loạt ngành nghề mới ra đời đòi hỏi có sự định hướng, và có khoản đầu tư lớn và rủi ro cao,lợi nhuận thấp như viêc nghiên cứu khoa học, kết cấu hạ tầng.Và ngày nay, khi quốc tế hoá và toàn cầu hoá được mở rộng thì sự can thiệp của Nhà nước tư sản là không thể thiếu. Trong đó, chính sách kinh tế của Nhà nước tư sản là sự thể hiện rõ nét nhất sự điều tiết kinh tế của chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước. Và Vai trò kinh tế và phương thức điều tiết nền kinh tế thị trường hiện đại của nó lại có những nét độc đáo và là đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa tư bản ngày nay.
2. Sự điều tiết
Hệ thống điều chỉnh kinh tế của Nhà nước tư bản chủ nghĩa hiện đại có cấu trúc phức tạp, tinh vi và hoạt động nhanh nhạy, được hình thành và hoàn thiện do mối tương tác khách quan giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Sự thay đổi của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất đã kéo theo sự thay đổi của sự điều tiết của Nhà nước.
Cơ chế điều tiết của chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước là sự kết hợp giữa các cơ chế độc quyền và cạnh tranh:
Trong chủ nghĩa tư bản ngày nay, cơ chế kinh tế được biểu hiện qua ba hình thức:cơ chế cạnh tranh tự do, cơ chế độc quyền tư nhân và cơ chế độc quyền Nhà nước.Trong đó cơ chế tự do cạnh tranh được hình thành ngay trong quá trình xây dựng cơ sở vật chất chủ nghĩa tư bản. Trong thị trường tự do cạnh tranh, cơ chế thị trường đã tác động vào quá trình tái sản xuất xã hội, tạo ra sự vận động của nền kinh tế bằng cách liên tục phá vở và tự xác lập sự cân đối giữa các yếu tố chất lượng và số lượng một các tự phát trong nền kinh tế. Ngay trong nền kinh té tư bản hiện đại cơ chế thị trường với nhiều liên hệ kinh tế tinh tế, phức tạp giữa các chủ thể và ngay trong trung tâm này là sự cạnh tranh quyết liệt cả từ phía người sản xuất lẫn phía người tiêu dùng nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao,từ đó tạo ra động lực thúc đẩy nền kinh tế vận động và phát triển. Tuy nhiên trong nền kinh tế thị trường còn nhiều hạn chế gây ra những đổ vỡ to lớn đẩy nền sản xuất tới trạng thái trì trệ và khủng hoảng. Vì thế cơ chế điều chỉnh độc quyền với độc quyền tư nhân và độc quyền Nhà nước là một khách quan. Nó tạo ra những tổ chức mới nổi bật là độc quyền tư bản tài chính cùng với những công cụ mạnh, chủ động điều chỉnh hành vi sản xuất,kinh doanh của các chủ thể dựa trên những nguyên tắc mới:hạn chế sự quan liêu hoá bằng cách xem lại hệ thống luật kinh tế,đơn giản hoá thủ tục, xây dựng điều luật phù hợp với cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước; nới lỏng sự điều tiết của Nhà nước để tránh hạn chế sự cạnh tranh trên thị trường; xác định những ưu tiên, trợ cấp của Nhà nước đối với một số doanh nghiệp; tăng cường phối hợp chính sách kinh tế với các chính sách xã hội …Độc quyền sinh ra từ cạnh tranh, không thủ tiêu cạnh tranh mà còn làm cho sức mạnh cạnh tranh lên cao hơn.
Nhà nước điều tiết kinh tế ở lĩnh vực vĩ mô và ngày càng linh hoạt hơn, mềm dẻo hơn, phạm vi rộng hơn:
Với sự kết hợp của cả ba cơ chế: cơ chế thị trường, cơ chế độc quyền tư nhân và cơ chế độc quyền Nhà nước, Nhà nước điều tiết kinh tế ở lĩnh vực vĩ mô với mức độ tác động khác nhau tới các yếu tố cung-cầu,giá trị, giá cả trong thời gian, không gian nhất định và duy trì việc tổ chức có kế hoạch. Nhà nước điều tiết cơ cấu kinh tế bằng quan hệ thị trường thông qua hợp đồng đồng thời hỗ trợ các ngành truyền thống cần được tiếp tục duy trì và những ngành mũi nhọn với công nghiệp; điều tiết tiến bộ khoa học bằng tăng chi ngân sách cho nghiên cứu và phát triển, đề xuất các hướng ưu tiên phát triển công nghệ, tài trợ cho nghiên cứu ứng dụng của các công ty tư nhân, điều tiết thị trường lao động bằng cách đào tạo và đào tạo lại, khuyến khích phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ để thu hút người thất nghiệp; điều tiết thị trường tài chính,tiền tệ,chống lạm phát,tiền tệ quốc tế…
Bên cạnh đó, năng lực điều tiết kinh tế xã hội của Nhà nước tăng lên rõ rệt do vai trò mới như người tổ chức đời sống kinh tế-xã hội ở các nước tư bản:
Nhà nước là nơi đưa ra các hoạch định chính sách, phương hướng phát triển cho xã hội và nền kinh tế, đưa nền kinh tế phát triển phù hợp với phát triển của xã hội.Nhà nước tích cực thoả mãn đòi hỏi của s
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35656.doc