Tiểu luận Làm rõ nội dung và ý nghĩa của quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại

Xét trên mối quan hệ với vận mệnh của toàn miền Nam đang chiến đấu chống Mỹ - Ngụy cứu nước thì chiến thắng Tây Nguyên là một sự thay đổi về lượng rất lớn tạo điều kiện chiến thắng cho miền Nam đưa lịch sử miền Nam Việt Nam sang một chương mới. Từ tiến công chiến lược ở Tây Nguyên đã tạo điều kiện phát triển thành tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam. Trực tiếp nhất là chiến thắng Tây Nguyên tạo nên sự chuyển hóa về lượng một cách tích cực cho quân ta làm nên chiến dịch Huế - Đà Nẵng (từ ngày 21/3/1975 đến ngày 29/3/1975).

doc12 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7660 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Làm rõ nội dung và ý nghĩa của quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP NHÓM THÁNG SỐ 1 – K36 MÔN: NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN LỚP 3614 – NHÓM B1 Câu 7: Phân tích ba tình huống trong lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy để làm rõ nội dung và ý nghĩa của quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại. BÀI LÀM: I. Cơ sở lý thuyết: Quy luật lượng đổi - chất đổi là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật. Nó chỉ ra cách thức chung nhất của sự phát triển, khi cho rằng sự thay đổi về chất chỉ xẩy ra khi sự vật, hiện tượng đã tích luỹ được những thay đổi về lượng đã đạt đến giới hạn - đến độ. Quy luật lượng đổi-chất đổi cũng chỉ ra tính chất của sự phát triển, khi cho rằng sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng vừa diễn ra từ từ, vừa có bước nhảy vọt làm cho sự vật, hiện tượng có thể vừa có những bước tiến tuần tự, vừa có thể có những bước tiến vượt bậc. Chất dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng; là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính, những yếu tố cấu thành sự vật, hiện tượng làm cho chúng là chúng mà không phải là cái khác. Lượng dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật, hiện tượng về các yếu tố biểu hiện ở số lượng các thuộc tính, tổng số các bộ phận, đại lượng; ở trình độ quy mô và nhịp điệu vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng. Lượng của sự vật, hiện tượng còn được biểu hiện ra ở kích thước dài hay ngắn, quy mô to hay nhỏ, tổng số ít hay nhiều, trình độ cao hay thấp, tốc độ vận động nhanh hay chậm, màu sắc đậm hay nhạt.. vv.. Sự phân biệt giữa chất và lượng chỉ có ý nghĩa tương đối. Tuỳ theo từng mối quan hệ mà xác định đâu là lượng và đâu là chất; có cái là lượng ở trong mối quan hệ này, lại có thể là chất ở trong mối quan hệ khác. Mỗi sự vật, hiện tượng là một thể thống nhất giữa hai mặt chất và lượng. Hai mặt này tác động biện chứng lẫn nhau theo cơ chế khi sự vật, hiện tượng đang tồn tại, chất và lượng thống nhất với nhau ở một độ nhất định. Độ dùng để chỉ sự thống nhất giữa chất với lượng; là khoảng giới hạn, mà trong đó, sự thay đổi về lượng chưa dẫn đến sự thay đổi về chất; sự vật, hiện tượng vẫn còn là nó, chưa chuyển hoá. Lượng thay đổi đạt tới chỗ phá vỡ độ cũ, làm cho chất của sự vật, hiện tượng thay đổi, chuyển thành chất mới- thời điểm, mà tại đó bắt đầu xảy ra bước nhảy- được gọi là điểm nút. Bước nhảy dùng để chỉ giai đoạn chuyển hoá cơ bản về chất của sự vật, hiện tượng do những thay đổi về lượng trước đó gây nên; là bước ngoặt cơ bản trong sự biến đổi về lượng. Bước nhảy kết thúc một giai đoạn biến đổi về lượng; là sự gián đoạn trong quá trình vận động liên tục của sự vật, hiện tượng. Quy luật lượng đổi-chất đổi giúp nhận thức được sự phát triển của sự vật, hiện tượng bao giờ cũng diễn ra bằng cách tích luỹ dần về lượng. Vì vậy, phải biết từng bước tích luỹ về lượng để làm biến đổi về chất. Quy luật lượng đổi-chất đổi  giúp nhận thức được rằng, quy luật xã hội diễn ra thông qua các hoạt động có ý thức của con người. Vì vậy, khi đã tích luỹ đầy đủ về lượng phải tiến hành bước nhảy, kịp thời chuyển những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất; chuyển những thay đổi mang tính tiến hoá sang bước thay đổi mang tính cách mạng. Chỉ có như vậy chúng ta mới khắc phục được tư tưởng bảo thủ, trì trệ, hữu khuynh thường được biểu hiện ở chỗ coi sự phát triển chỉ là thay đổi đơn thuần về lượng. Quy luật lượng đổi-chất đổi giúp nhận thức được sự thay đổi về chất còn phụ thuộc vào phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành sự vật, hiện tượng. Vì vậy, trong hoạt động của mình, phải biết tác động vào cấu trúc và phương thức liên kết trên cơ sở hiểu rõ bản chất, quy luật các yếu tố tạo thành sự vật, hiện tượng đó. II. Ba tình huống trong lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy: A. TỰ NHIÊN: Trong lĩnh vực tự nhiên, có nhiều tình huống thể hiện quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại, mà hiện tượng ô nhiễm nguồn nước là một ví dụ. Từ khái niệm “chất”, ta hiểu khi xét trong mối quan hệ với các sinh vật sống thì chất của nước sạch là nhân tố đặc biệt quan trọng và thiết yếu. Nước là tài nguyên vật liệu quan trọng nhất của loài người và sinh vật trên trái đất. Nếu cơ thể thiếu nước sẽ gây rối loạn các chất dẫn đến khát nước, rối loạn nhiệt độ cơ thể, rối loạn tâm thần. Mỗi người cần ít nhất 1,5 lít nước uống mỗi ngày. Nước chiếm 99% trọng lượng sinh vật sống trong môi trường nước và 44% trọng lượng cơ thể con người. Ngoài ra nước còn cần để tắm, giặt, vệ sinh, chế biến thực phẩm… Nước còn được tiêu thụ với số lượng lớn trong nông nghiệp, công nghiệp và để cứu hỏa. Ngoài chức năng tham gia vào chu trình sống trên, nước còn là tác nhân điều hòa khí hậu, thực hiện các chu trình tuần hoàn vật chất trong tự nhiên. Có thể nói sự sống của con người và mọi sinh vật trên trái đất phụ thuộc vào nước. Lượng của nước sạch ở đây chính là những tác nhân gây ra sự biến đổi về mặt bản chất của nước sạch. Khiến nước sạch biến thành nước bẩn, gây hại cho con người và các sinh vật sống xung quanh nguồn nước, sống trong nguồn nước. Nguồn nước sạch trên trái đất đang dần bị ô nhiễm nặng nề mà nguyên nhân chủ yếu là do ý thức của con người. Sự gia tăng dân số; mặt trái của quá trình công nghiệp hoá, hiện đai hóa; cơ sở hạ tầng yếu kém, lạc hậu; nhận thức của người dân về vấn đề môi trường chưa cao là những nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến ô nhiễm nguồn nước sạch. Trong hoạt động công nhiệp, nguyên nhân chính gây ô nhiễm nguồn nước là việc xả các chất thải công nghiệp chưa qua xử lý vào nguồn nước, trong hoạt động nông nghiệp là việc sử dụng các loại thuốc trừ sâu với số lượng lớn khiến cho cây trồng không tích lũy hết mà còn lắng đọng lại trong đất, từ đó bị nước mưa rửa trôi đi vào nguồn nước, ngay chính ở các hộ gia đình, việc xả nước thải sinh hoạt trực tiếp ra các sông ở quanh khu vực sống cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nước, đặc biệt là ở các đô thị. Những việc làm hàng ngày của con người làm ô nhiễm nguồn nước như quá trình thải các chất độc hại chủ yếu dưới dạng lỏng: các chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải nông nghiệp, chất thải giao thông…vào môi trường nước là quá trình tích lũy dần về lượng để dẫn tới sự biến đổi về chất của nước sạch. Trong một khoảng giới hạn nhất định, khi nước sạch chưa bị biến đổi được gọi là “độ”. Đến một chừng mực nào đó, nước sạch bị biến chất là điểm nút và bước nhảy là lúc nguồn nước sạch trở thành nguồn nước bị ô nhiễm. Lúc này, chất của nguồn nước đó đã thay đổi thành chất gây hại cho sinh vật sống dựa vào nước. Nước ô nhiễm gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe con người, tỷ lệ người mắc các bệnh cấp và mãn tính như viêm màng kết, tiêu chảy, ung thư…ngày càng tăng, các loài thủy sinh sống trong nước và các loại cây trồng sử dụng trực tiếp nguồn nước bị ô nhiễm không thực hiện được quá trình đồng hóa chất dinh dưỡng. Nước cần thiết cho cuộc sống nhưng cũng là phương tiện lan truyền bệnh, làm suy yếu sức khỏe và có thể dẫn đến cái chết. Theo tổ chức Y tế thế giới, 80% bệnh tật ở các quốc gia đang phát triển có liên quan đến nước và vệ sinh môi trường. Khi nước sạch trở thành nước bị ô nhiễm cũng là lúc chất mới ra đời. Sự ra đời của chất mới đã có tác động trở lại, lúc này nước trở thành nguồn truyền bệnh chính cho con người và những sinh vật sống xung quanh nguồn nước, sinh vật sống trong nước. Một ví dụ cụ thể ở Việt Nam về việc ô nhiễm nguồn nước, tạo nên sự biến đổi từ lượng về chất và ngược lại đó là vào ngày 13/9/2008, sau hơn 3 tháng theo dõi, đoàn kiểm tra liên ngành đã bắt quả tang công ty Vedan( huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai) xả lén lút một lượng nước thải lớn chưa qua xử lý ra sông Thị Vải. Theo điều tra, công ty này đã xây dựng hệ thống cống ngầm và bắt đầu xả thải ra sông từ năm 1994. Theo ước tính, Vedan có thể xả nước thải tới 5000m3/ ngày ra sông. Trước khi Vedan xả thải, nguồn nước sông Thị Vải là nguồn sống của biết bao hộ dân sống hai bên dòng sông cùng với các loài thủy sinh sống trong lòng sông. Sau một thời gian xả thải đã tích lũy dần lượng chất gây ô nhiễm, vượt qua ngưỡng độ, đến điểm nút và bước nhảy là dòng sông Thị Vải bị ô nhiễm, trở thành dòng sông “chết”.Theo các số liệu thu thập được thì chỉ số DO( oxi hòa tan) tại đây thường xuyên dưới 0,5mg/l. Với giá trị DO gần bằng 0 như vậy, các loài sinh vật không còn khả năng sinh sống. Hơn nữa, hàm lượng COD vượt tiêu chuẩn cho phép 2-5 lần, hàm lượng NH3 vượt từ 4-8 lần tiêu chuẩn cho phép. Chất lượng nước sông hiện nay không thể dùng cho mục đích sinh hoạt và không thể phục vụ việc tưới tiêu thủy lợi theo quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước mặt. Sự biến đổi của “chất” nước sông Thị Vải từ nước sạch trở thành nguồn nước bị ô nhiễm đã kéo theo sự thay đổi về “lượng” của nước sông Thị Vải như vậy. Từ thực tế là vấn đề ô nhiễm môi trường nước ngày càng trầm trọng và đáng báo động chúng ta cần rút ra bài học nhận thức và hành động. Đó là cần ngăn chặn những hành vi tích lũy dần về lượng như xả thải vào môi trường nước, giữ cho chất của nước vẫn nằm trong phạm vi “độ”, tránh các hành động tạo nên “bước nhảy” của nước từ nước sạch thành nước ô nhiễm. Nhưng đồng thời cũng cần tăng cường cải tạo chất của nước bị ô nhiễm để tạo nên sự biến đổi thành nước sạch. Đây là quá trình biến đổi từ lượng về chất mang tính tích cực. Hiện nay, Việt Nam cũng đã đề ra nhiều biện pháp nhằm giữ cho môi trường nước không bị ô nhiễm như: thành lập cục cảnh sát phòng chống tội phạm về ô nhễm môi trường, đầu tư hàng trăm tỉ đồng vào việc cải tạo nguồn nước ở những nơi bị ô nhiễm, tổ chức nhiều chương trình nhằm nâng cao ý thức người dân về bảo vệ môi trường nước như chương trình Go green cùng với các hoạt động tuyên truyền rộng rãi ở các thôn xóm, khu dân cư…Những việc làm này đã bước đầu mang lại hiệu quả: các chiến sĩ cảnh sát môi trường đã phát hiện và ngăn chặn hàng trăm vụ vi phạm về xả thải ra môi trường nước, chặn đứng nguy cơ đạt đến bước nhảy ô nhiễm của nhiều nguồn nước. Sự trong xanh đã trở lại trên nhiều dòng sông, cá tôm đã trở lại và ở những dòng sông ấy nước ô nhiễm đã chuyến hóa thành nước sạch vốn là nhân tố quan trọng trong cuộc sống của muôn loài. B. Xã hội: Như chúng ta đã biết, trong xã hội có rất nhiều những quá trình thúc đẩy và tác động lẫn nhau. Chúng thể hiện quy luật chuyển hóa giữa lượng và chất. Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu và làm rõ nội dung, ý nghĩa sự chuyển hóa lượng và chất trong giai đoạn lịch sử năm 1975 ở miền Nam Việt Nam với ba chiến dịch cơ bản: Chiến dịch Tây Nguyên; Chiến dịch Huế - Đà Nẵng; Chiến dịch Hồ Chí Minh. Chiến thắng mùa xuân năm 1975 là một quá trình chuẩn bị tất yếu và lâu dài. Trong quá trình ấy, đã có rất nhiều sự thay đổi về lượng, sự tích lũy để dẫn tới sự thay đổi về chất. Ở đây chúng ta sẽ xét cụ thể hơn về mặt lực lượng của ta và địch. Vậy, nội dung lượng và chất đã chuyển hóa với nhau như thế nào ? Thực hiện chiến dịch Tây Nguyên, quân ta tập trung chủ lực mạnh với vũ khí, kỹ thuật hiện đại, mở chiến dịch quy mô lớn. Đây là lượng ban đầu để quân ta đánh thắng trận then chốt ở Buôn Ma Thuột. Chiến thắng ngày 10/3/1975 đã thể hiện một khoảng giới hạn về độ vì chỉ chiếm được Buôn Ma Thuột, không có nghĩa là chúng ta đã làm thay đổi hoàn toàn cục diện Tây Nguyên nói riêng và miền Nam nói chung. Đây có thể xem là sự tích lũy về lượng của quân ta. Xét trên mối quan hệ với vận mệnh của toàn miền Nam đang chiến đấu chống Mỹ - Ngụy cứu nước thì chiến thắng Tây Nguyên là một sự thay đổi về lượng rất lớn tạo điều kiện chiến thắng cho miền Nam đưa lịch sử miền Nam Việt Nam sang một chương mới. Từ tiến công chiến lược ở Tây Nguyên đã tạo điều kiện phát triển thành tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam. Trực tiếp nhất là chiến thắng Tây Nguyên tạo nên sự chuyển hóa về lượng một cách tích cực cho quân ta làm nên chiến dịch Huế - Đà Nẵng (từ ngày 21/3/1975 đến ngày 29/3/1975). Sau thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên và chiến dịch Huế - Đà Nẵng, Bộ Chính trị Trung ương Đảng nhận định: “Thời cơ chiến lược đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam”. Từ đó đi đến quyết định: “Phải tập trung nhanh nhất lực lượng binh khí kỹ thuật và vật chất giải phóng miền Nam trước mùa mưa.” Sự tích lũy về lượng một cách nhanh chóng và mạnh mẽ của quân đội ta, cùng với sự suy yếu của địch đã tạo điều kiện cơ bản để chọc thủng căn cứ Xuân Lộc, Phan Rang. Đây là hai căn cứ phòng thủ trọng yếu của địch để bảo vệ Sài Gòn từ phía Đông, mất hai căn cứ này là bước đầu thất bại của địch và cũng là bước đầu thắng lợi của ta. Một lần nữa, địch lại có sự thay đổi suy giảm về lượng, tạo điều kiện cho ta tiến thẳng vào trung tâm Sài Gòn, đánh chiếm các cơ quan đầu não của chúng. 11h30’ ngày 30/4, lá cờ Cách Mạng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập, báo hiệu sự toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Ngày 2/5, Châu Đốc là tỉnh ở miền Nam cuối cùng được giải phóng. Đây là điểm nút cuối cùng, là sự thay đổi về chất cơ bản, là bước nhảy của miền Nam vào trang lịch sử mới, tự do và đi lên Xã hội chủ nghĩa. Bước nhảy sang trang của lịch sử miền Nam ngày 30/4 là kết quả của sự tích lũy về lượng từ chiến dịch Tây Nguyên đến chiến dịch Huế - Đà Nẵng; Chiến dịch Huế - Đà Nẵng đến chiến dịch Hồ Chí Minh. Chiến thắng của mỗi chiến dịch đồng nhất với kết quả của một quá trình tích lũy và thay đổi tích cực về lượng (đường lối lãnh đạo, phương pháp đấu tranh, lực lượng, lòng yêu nước, sự đoàn kết, ủng hộ quốc tế) mà cụ thể như ta đã phân tích chủ yếu ở trên là sự chuyển hóa về lực lượng. Sự kiện miền Nam hoàn toàn giải phóng là điểm nút, là sự thay đổi về chất căn bản nhất tạo nên một bước nhảy lớn cho lịch sử đất nước bước vào giai đoạn mới. Và ngược lại, chất mới cũng tác động lại lượng. Chúng ta có thể thấy một cách rõ ràng. Sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Việt Nam đã bước sang một trang sử mới. Chủ nghĩa xã hội lên ngôi, được nhà nước áp dụng trên toàn lãnh thổ. Đảng ngày càng trưởng thành và vững mạnh, tạo niềm tin tuyệt đối trong lòng nhân dân. C. Tư duy: Tư duy thực chất là ý thức của con người, là sản phẩm cao cấp của một dạng vật chất hữu cơ có tổ chức cao, đó chính là bộ não của con người. Thông qua hoạt động thực tiễn thế giới tự nhiên tác đông vào các giác quan cảm giác, tri giác và biểu tượng là cơ sở ban đầu của tư duy. Tư duy khái quát những thu nhận của cảm giác bằng những quan niệm,phạm trù khoa học, mang lại cho chúng ta những quan điểm sâu hơn, rộng hơn những cảm giác trực tiếp. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác: “Tư duy là một quá trình phức tạp và mâu thuẫn của sự tác động qua lại giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính,giữa hoạt động tư duy và hoạt động thực tiễn,như là một quá trình trong đó con người không thích nghi một cách thụ động với thế giới bên ngoài,mà tác động tới nó, cải tạo nó bắt nó phục tùng cho mục đích của mình”. Quá trình phát triển của một con người từ khi sinh ra cho đến khi trưởng thành là một quá trình phát triển của tư duy theo hướng ngày càng phức tạp. Có thể nói, không ai trên đời sinh ra đã nhận thức đầy đủ về cuộc sống. Muốn như vậy, mỗi người phải có cả một quá trình học tập, nghiên cứu lâu dài. Hay nói cách khác, đó là quá trình tích lũy về lượng để biến đổi về chất. Khi sinh ra, mỗi người hầu như đều là một trang giấy trắng, không có nhận thức, không có hiểu biết và tất nhiên là không có cả tư duy nữa ! Chúng ta không thể điều khiển hành vi của mình, mọi công việc như ăn, uống, vệ sinh cá nhân…… đều được người khác giúp đỡ. Càng lớn, tư duy, nhận thức của chúng ta càng phát triển. Sau khoảng bảy tháng đầu, chúng ta bắt đầu tập bò, đến khoảng mười một tháng đã bắt đầu tập đi và bắt đầu khi một tuổi, chúng ta đã bắt đầu bập bẹ học nói. Tất cả những thay đổi đó đều do quá trình nhận thức của chúng ta, và những nhận thức đó chúng ta thu nhận được từ thế giới bên ngoài, mà ở đây là từ xã hội loài người,từ cha mẹ chúng ta, từ những người xung quanh mà chúng ta tiếp xúc. Nhưng nếu cũng là một đứa trẻ mà sống trong môi trường tách biệt với đời sống xã hội loài người sẽ không thể có những thay đổi, biến chuyển đó được. Điều này đã từng xảy ra, như một số báo đưa tin, từng có nhiều người bị lạc trong rừng lúc nhỏ, đến khi họ được giúp đỡ và ra khỏi rừng, thậm chí họ không biết nói, hầu hết chỉ gào thét như dã thú, đi bằng bốn chân, ăn sống.....Và cõ lẽ tư duy, nhận thức của họ chỉ có thể so sánh với những đứa trẻ 2,3 tuổi ! Vì vậy có thể xem quá trình trưởng thành về tư duy, nhận thức của mỗi người là một quá trình tích luỹ lượng để dẫn đến sự thay đổi về chất. Trong lĩnh vực xã hội và tư duy, lượng chỉ được nhận biết bằng tư duy trừu tượng. Trong tự nhiên và xã hội, có lượng có thể đo, đếm được, nhưng trong tư duy lại có những lượng khó đo lường bằng những số liệu cụ thể mà chỉ có thể nhận biết được bằng tư duy trừu tượng. Độ dùng để chỉ sự thống nhất giữa chất với lượng; là khoảng giới hạn, mà trong đó, sự thay đổi về lượng chưa dẫn đến sự thay đổi về chất; sự vật, hiện tượng vẫn còn là nó, chưa chuyển hoá. Tạm coi quá trình trưởng thành về tư duy, nhận thức của một người từ khi sinh ra đến khi 18 tuổi là độ. Nhưng như thế không có nghĩa là phải đến 18 tuổi ta mới có tư duy, nhận thức, mà qua quá trình phát triển, học tập, tư duy chúng ta dần dần phát triển và trưởng thành. Và đến khi 18 tuổi, tư duy, nhận thức đã đến bước đột phá, chính thức thành một người trưởng thành, có thể coi đây là điểm nút trong đời. Hầu hết nhà nước, xã hội đều công nhận một người trưởng thành về tư duy nhận thức là khoảng 18 tuổi. Lúc này, lượng thay đổi đạt tới chỗ phá vỡ độ cũ, làm cho chất của sự vật, hiện tượng thay đổi, chuyển thành chất mới- thời điểm, mà tại đó bắt đầu xảy ra bước nhảy. Họ chính thức có tư cách pháp lí, phải nhận trách nhiệm do mọi việc mình gây ra. Không chỉ xã hội, nhà nước cũng có những công nhận của mình về sự trưởng thành của tư duy, nhận thức. Có thể thấy rõ điều ấy qua những quy định của pháp luật vd: người đủ 18 tuổi có quuyền bầu cử, người chưa đủ 18 tuổi chỉ phải chịu mức hình phạt cao nhất là 18 năm tù...... Hay như theo tôi biết, ở Nhật Bản người dưới 14 tuổi sẽ không phải chịu trách nhiệm pháp lí trong bất kì trường hợp nào. Đó là sự khác biệt cơ bản giữa người trưởng thành và người chưa trưởng thành. Khi trưởng thành, tư duy, nhận thức đã biến đổi sang một “chất” mới, hiểu rõ được những hành động của mình, biết phân biệt đúng, sai. Và ngược lại, khi lượng thay đổi dẫn đến sự thay đổi về chất-mà ở đây là sự trưởng thành của tư duy. Chất cũng tác động ngược lại đến lượng ! Ta có thể thấy một cách rõ ràng trong thực tế, khi tư duy trưởng thành, mỗi người sẽ biết phân biệt rõ đúng, sai, thiện, ác...... Có đấy đủ năng lực để tiếp nhận những tri thức trong cuộc sống. Học tập, làm việc, nghiên cứu tốt hơn những người chưa trưởng thành về tư duy ! Ví dụ điển hình nhất đó là quá trình học tập. Việc chuyển từ học phổ thông sang học đại học được coi là một bước chuyển về chất. Khi chúng ta học phổ thông, chúng ta tích lũy kiến thức dần dần, ngày này qua ngày khác, sau một thời gian dài chúng ta sẽ học hết toàn bộ chương trình, nắm vững các kiến thức đó, tư duy nhận thức trưởng thành và chúng ta sẽ tiến hành cuộc thi đại học. Đối với những người đã tích lũy đủ những kiến thức cần thiết họ sẽ vượt qua kỳ thi và trở thành sinh viên đại học. Đối với những người khác do việc tích lũy kiến thức chưa đủ lượng, chưa đủ nhiều, chưa sâu sắc thì họ sẽ chưa vượt qua được kỳ thi, họ có thể sẽ mất thêm thời gian để tích lũy thêm bằng cách thi vào năm sau hoặc có thể họ sẽ không thi nữa. III. Kết luận: Có những lượng thay đổi đạt tới chỗ phá vỡ độ, làm cho chất của sự vật hiện tượng thay đổi chuyển thành chất mới theo hướng tích cực và ngược lại, theo hướng tiêu cực. Chúng ta phải làm chủ lượng, giúp cho quá trình hình thành chất mới, diễn ra theo hướng phát triển, đi lên, phù hợp với quy luật vận động và phát triển của chủ nghĩa Mác – Lênin.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích ba tình huống trong lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy để làm rõ nội dung và ý nghĩa của quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng .doc
Tài liệu liên quan