Trong một thế kỷ qua, nhân loại đã trải qua vô vàn những cuộc chiến tranh lớn nhỏ mà cái giá phải trả là hàng trăm triệu sinh mạng con người. Bởi vậy mà khát vọng hoà bình là một trong những khát vọng lớn nhất của loài người. Đã có lần, Tổng thư ký LHQ, ông C.An-nan đã thay mặt loài người thể hiện khát vọng đó, gióng lên tiếng chuông hoà bình, kêu gọi các nhà lãnh đạo các quốc gia, các tổ chức quốc tế và từng người dân trên trái đất này hãy cam kết và phấn đấu cho hoà bình và sự khoan dung, giải phóng con người khỏi nỗi sợ hãi chiến tranh.
8 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1564 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Lắng nghe tiếng hoà bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chiến tranh và hoà bình
---------------
Thế kỷ của những cuộc chiến tranh
Nếu như hoà bình được dùng làm thước đo thì thế kỉ 20 mà chúng ta vừa sống qua có lẽ là thế kỉ ngắn nhất trong lịch sử loài người.
Chỉ tính trong nửa đầu thế kỷ, chính xác là trong 31 năm, kể từ năm 1914 đến 1945, nhân loại đã phải trải qua hai cuộc chiến tranh thế giới vô cùng khốc liệt.
Khi anh thanh niên 19 tuổi Ga-vri-lô ám sát Hoàng tử nước Aó Phrăng Phéc-đi-năng vào ngày 28-6-1914 tại Xa-ra-giê-vô, anh ta cũng không thể ngờ rằng mình đã châm mồi cho những năm máu lửa ở Châu Âu trong cuộc thế chiến lần thứ nhất mà cái giá phải trả là 9 triệu người thiệt mạng và chừng gấp đôi con số đó bị thương. Không chỉ giới hạn ở Châu Âu, chiến tranh cũng lan sang khu vực Trung Đông và một phần Châu Phi. Đây cũng là cuộc chiến tranh đầu tiên diễn ra hình thức không chiến giữa các bên tham gia chiến tranh. Cuộc chiến tranh thế giới này kết thúc năm 11918, khi cuộc cách mạng vô sản diễn ra thắng lợi ở nước Nga.
21 năm sau, ngày 1-9-1939, những chiếc máy bay, xe tăng và lính bộ binh của Hít-le tiến vào Ba Lan, khởi đầu cho cuộc chiến tranh thế giới mới, lần này khốc liệt và đẫm máu hơn nhiều so với cuộc chiến tranh trước. Bị lôi vào vòng chiến lần này không chỉ có các nước Châu Âu mà còn có hàng loạt các quốc gia Châu á, Châu Phi, Châu Đại Dương. Sau khi ra sức tránh né, cuối cùng thì trận chiến Trân Châu Cảng cũng lôi nước Mỹ vào cuộc chiến. Những con số thương vong kinh khủng hơn nhiều : hơn 100 triệu binh lính có vũ trang, 30 triệu dân thường-trong đó có 6 triệu người Do Thái-đã bị thiệt mạng trong cuộc chiến tranh thế giới này.Chiến tranh kết thúc khi Hồng quân Liên Xô tiến vào cắm lá cờ chiến thắng trên nóc nhà Quốc hội Đức và sau đó là hai cuộc huỷ diệt bằng bom nguyên tử của Mỹ xuống hai thành phố Nhật Bản là Hi-rô-si-ma và Na-ga-xa-ki.
Nửa sau của thế kỷ 20 đã bắt đầu ngay bằng cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950-1953. Nói là cuộc chiến tranh Triều Tiên nhưng thực ra, nó cũng đã kéo cả hai cường quốc lúc bấy giờ là Mỹ và Trung Quốc trực tiếp tham gia vào cuộc chiến. Điều đáng nói là từ lúc đó, do chiếm ưu thế về vũ khí nguyên tử, Mỹ đã thường xuyên sử dụng loại vũ khí này như một con ngáo ộp để đe doạ dành chiến thắng cuối cùng trong các cuộc chiến tranh ! Ưu thế này chỉ mất đi khi Liên Xô và sau đó là Trung Quốc lần lượt làm chủ được loại vũ khí đáng sợ này và thế giới bắt đầu bước vào trạng thái cân bằng dựa trên nỗi sợ hãi huỷ diệt hạt nhân !
Thập kỷ 60 và 70 đã chứng kiến cuộc chiến tranh anh dũng chống xâm lược, bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam. Đó cũng là những thập kỷ diễn ra liên tiếp các cuộc chiến tranh giữa thế giới A-rập và I-xra-en trên vùng dầu lửa Trung Đông nóng bỏng.
Cuộc chiến tranh Việt Nam đã kết thúc với chiến thắng trọn vẹn của nhân dân Việt Nam giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc, chấm dứt nhiều thập kỷ can thiệp và dính líu của Mỹ, một cường quốc quân sự mạnh vào bậc nhất thế giới.
Những năm 80, thế giới chứng kiến cuộc chiến ác liệt diễn ra ở Ap-ga-ni-xtan. Trong thời kỳ này, các cuộc nội chiến hoặc chiến tranh “nhỏ”, kiểu như cuộc chiến tranh giành đảo Man-vi-nát giữa Anh và Ac-hen-ti-na cũng diễn ra rải rác trên khắp thế giới.
Ngay trong năm đầu tiên của thập kỷ 90, Mỹ cùng với lực lượng quân sự đồng minh hùng hậu đã tiến hành cuộc chiến tranh vùng Vịnh chống lại I-rắc, một đất nước nhỏ bé ở vùng Trung Đông. Sau đó là những năm dài nội chiến khốc liệt tại mảnh đất Trung Âu, đất nước Nam Tư cũ mà kết quả của cuộc chiến này là những dòng người chạy tỵ nạn dài vô tận, những thảm kịch của xung đột sắc tộc, sự phá vỡ nhà nước liên bang...Đến năm cuối cùng của thập kỷ, vẫn là Mỹ và các đồng minh NATO lại mở cuộc tập kích bằng không quân dữ dội vào các thành phố, làng mạc của nước cộng hoà Xéc-bi-a dựa trên lý do về cuộc khủng hoảng Cô-xô-vô...
Và ngay trong năm 2000, trước thềm của một Thiên niên kỷ mới đang đến gần, người ta vẫn còn nghe thấy tiếng súng vang lên trên dải đất Ga-da và Bờ Tây sông Gióoc-đan, những tiếng bom nổ ở Tre-sni-a do bọn khủng bố gây ra, những cuộc đánh nhau dữ dội trên những vùng đồi núi Ap-ga-ni-xtan...
2001_ năm đầu tiên của thiên niên kỷ thứ 3 trôi qua trong những biến động được coi là lớn nhất trong lịch sử loài người. Vụ khủng bố vô tiền khoáng hậu vào nước Mỹ ngày 11-9, cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố do Mỹ phát động, những cuộc xung đột chính trị, tôn giáo sắc tộc diễn ra liên miên ở mọi khu vực.
Thế giới trong năm 2002 vẫn phải đối mặt với những cuộc xung đột nóng bỏng ở các châu lục. Những điểm nóng của an ninh thế giới trong năm 2002 có thể bùng nổ bất cứ lúc nào như cuộc xung đột Israel- Palestine, cuộc xung đột Kashmir giữa Ân Độ & Pakistan. Các cuộc xung đột sắc tộc, tôn giáo ở Philippines, Indonesia rồi Congo, Burundi, Somalia, Sierra Leon, Sudan ỏ Châu Phi, Colombia, Haiti, Argentina ở Châu Mỹ. Mức độ xung đột, biến động có thể khác nhau nhưng chúng sẽ làm cho an ninh các nước này và khu vực bị ảnh hưởng. Những cuộc xung đột, đối đầu mang tính quốc gia giảm đi bởi sự hợp tác quốc tế ngày càng tăng nhưng xung đột nội bộ, xung đột sắc tộc, tôn giáo sẽ tăng lên...
Trái đất vẫn chưa một ngày im tiếng súng
Lắng nghe tiếng hoà bình
Trong một thế kỷ qua, nhân loại đã trải qua vô vàn những cuộc chiến tranh lớn nhỏ mà cái giá phải trả là hàng trăm triệu sinh mạng con người. Bởi vậy mà khát vọng hoà bình là một trong những khát vọng lớn nhất của loài người. Đã có lần, Tổng thư ký LHQ, ông C.An-nan đã thay mặt loài người thể hiện khát vọng đó, gióng lên tiếng chuông hoà bình, kêu gọi các nhà lãnh đạo các quốc gia, các tổ chức quốc tế và từng người dân trên trái đất này hãy cam kết và phấn đấu cho hoà bình và sự khoan dung, giải phóng con người khỏi nỗi sợ hãi chiến tranh.
Chiếc chuông này, một món quà chung của Nhật Bản và I-xra-en, được đặt tại trụ sở LHQ, là một biểu tượng của hoà bình. Nó gợi đến một câu nói nổi tiếng của nhà văn lớn E.Hê-ming-uây đề cập đến nỗ lực chung của con người trong cuộc đấu tranh chung về hoà bình: “Xin đừng hỏi chuông nguyện hồn ai-Chuông nguyện hồn anh đó !”. Bởi vì nỗi khổ đau do chiến tranh gây ra không phải của riêng ai. Khi gióng lên tiếng chuông này, Tổng thư ký LHQ C.An-nan cũng đã phát biểu : “ Hãy để cho tiếng chuông tiễn đi một thế kỷ bạo lực và tàn phá ; hãy để cho tiếng chuông đón chào một Thiên niên kỷ của hoà bình và hy vọng”.
Hãy lắng nghe tiếng hoà bình
Chiến tranh, tại sao?
Những ngày này thế giới đang phấp phỏng âu lo về một cuộc chiến tranh trả đũa sẽ diễn ra chưa biết lúc nào, sau sự kiện 911 ở New York và Washington D.C. Người ta không thể không tự hỏi lịch sử loài người bao nhiêu năm là bấy nhiêu cuộc chiến tranh không đủ để xây dựng nên những bài học và rút ra được những giải pháp gì thay cho cảnh đầu rơi máu đổ hay sao?
Trong những tiếng kêu gọi trả thù ở nước Mỹ có bâo nhiêu phần trăm vì công lý “giết người đền mạng”, có bao nhiêu phần trăm do ý thức tự vệ, và có bao nhiêu phần trăm do sự ham muốn chiến tranh?
B.R là một học giả người Anh, là nhà ngiên cứu toán học, triết học, đoạt giải Nobel 1950, là bạn thân của nhà bác học Albert Einstein. Khi được hỏi là thiên hạ có thích chiến tranh không, ông đã trả lời: “ Nói thực ra thì rất nhiều kẻ thích cái đó. Năm 1914, điều đó là một trong những điều làm cho tôi ngạc nhiên. Trên các đường phố London tôi đã nhìn thấy vẻ mặt mọi người:
Không còn nghi ngờ gì nữa, vẻ mặt nào cũng hớn hở hơn lúc chưa tuyên chiến”
Và cả các em học trò nữa, trong những ngày này tôi vẫn hay nghe các em sốt ruột hỏi nhau: “ Đánh chưa? Đánh chưa?”. Trong câu hỏi này có bao nhiêu em hỏi vì phấp phỏng âu lo, vì tình đồng loại, vì lên án những thế lực gây chiến tranh, và có bao nhiêu em hỏi chỉ vì hiếu kỳ, vô tư, mong đánh trận để coi cho vui, hoặc đơn giản chỉ vì thấy... học hành lẹt đẹt “tẻ nhạt” quá nên muốn... thay đổi không khí ! Trên một tờ báo nọ có một bức biếm hoạ rất hay, vẽ một anh chàng đang ngồi tâm sự với người yêu mà tay thì cầm tờ báo in hình Bin Laden và mồm thì lẩm bẩm: “Không biết bên đó đã đánh hay chưa ?”.
Có những cuộc chiến tranh chính nghĩa, những cuộc chiến tranh phi nghĩa. Chiến tranh chính đáng, chiến tranh bất hợp pháp,... Nơi đây dù dưới bất kỳ quan điểm biện minh nào chăng nữa chúng ta cũng không mong muốn chiến tranh trả đũa sẽ xảy ra trên đất nước Afganistan. Đất nước đã bị chiến tranh kéo dài, rồi nội chiến triền miên, cuộc sống thì đau khổ hà khắc với bao nhiêu phụ nữ mất chồng, bao nhiêu em bé mồ côi vì đạn bom. Hạn hán kéo dài làm bao nhiêu người dân phải ăn cỏ để sống. Nhà sập, trường học đổ nát, ruộng đồng tiêu điều... Nói như một người Mỹ gốc Afganistan là người dân ở đây như đang sống trong thời kỳ đồ đá, trong trại tập trung của quân phát xít Taliban. Bây giờ lại thêm một tầng bom đạn, một tầng chiến tranh nữa dội xuống thì số phận của họ sẽ ra sao đây ? Và những người lính Mỹ tham chiến, họ đang chia tay người thân.
Thùng thùng trống đánh ngũ liên
Bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa
Thì ra hai chữ chiến tranh vẫn treo trên số phận nhân loại hàng nghìn năm mà chưa có giải pháp, khiến ta phải hoài nghi trí khôn của con người.
Trí khôn của ta đâu
jjjjjjjj
ước mơ của tôi là thế giới không có chiến tranh
chiến tranh ơi xin đừng xảy ra
Nước Mỹ đang sôi sục lòng hận thù. Một siêu cưng đầy kiêu hãnh trước nay chỉ biết nhìn qua đầu nước khác, tự tin và ngang tàng như một kẻ khổng lồ trong kinh tế và quân sự. Hai toà nhà trung tâm thương mại thế giới nằm hiên ngâng như một biểu tượng về quyền lực kinh tài và thịnh vượng vô song, người dân Mỹ bước chân trên địa phận của 51 bang là được đảm bảo sự bất khả xâm phạm với tư cách công dân một cường quốc... Vậy mà chỉ trong chớp mắt, tất cả sụp đổ, tan hoang và hoảng loạn. Một số báo lớn bình luận nước Mỹ được ví như chúa Jesus bị... gãy 2 cái răng cửa. Thật là một sự tổn thương danh dự nặng nề.
“...Tuy nhiên, những người dân Mỹ không bao giờ muốn có chiến tranh. Hàng triệu người đủ mọi màu da, đủ mọi quốc tịch đã đến Mỹ lập nghiệp, sinh sống, họ coi đây là miền đất tự do. Nhưng ở đây, trên đất Mỹ, chúng tôi không hề biết quân đội nước mình hiện đang làm gì, chúng tôi chỉ biết đóng thuế và đoán rằng một phần số tiền đó đang được chi cho các cuộc chiến tranh ở khắp nơi trên thế giới. Chúng tôi cũng chẳng bao giờ biết rõ ngọn ngành của sự thật. Một số chính khách tại đây rõ là những bậc nói dối tài ba. Chúng tôi phản đối chiến tranh và đòi tiền thuế của chúng tôi thoát ly khỏi những chi phí chiến tranh. Tổng thống Bush nói chỉ tiến công các căn cứ quân sự chứ không phải đánh bom nhắm vào những người dân vô tội. Nhưng chắc chắn vẫn sẽ có cảnh hàng ngàn đứa con mất cha, hàng vận gia đình li tán, đầu rơi máu chảy...Máu đổ của màu da nào thì cũng đỏ như nhau, cũng mặn như nhau, cũng là mất mát và thương đau không gì bù đắp nổi. Tôi lo sợ cuộc chiến sẽ khốc liệt, tôi lo sợ thế chiến thứ III có thể xảy ra sẽ tiêu diệt kẻ thù của Mỹ, tiêu diệt chính nước Mỹ, và huỷ hoại cả thế giới này. Dù chỉ là học sinh chẳng nhẽ chúng tôi chỉ nằm xuống mà cầu nguyện chiến tranh đừng xảy ra, bạn ơi ? Giá như bây giờ tôi có thể làm một điều gì đó...”- Trích thư một bạn HS lớp 10 của Mỹ.
Chiến tranh của Mỹ đã làm một học sinh lớp 10 cũng phải có những suy nghĩ như vậy. Chúng ta phải làm gì để giúp bạn ấy đây ? Nhưng trước hết chúng ta hãy hô to lên rằng :
We hate wars
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 50230.DOC