Tiểu luận Lập dự toán tổng thể tại công ty Cổ phần Dệt Hóa Khánh - Đàn Nẵng

Dự toán vốn bằng tiền

Dự toán tiền mặt là bảng dự toán chi tiết các dòng thu và dòng chi tiền mặt trong mối quan hệ với doanh thu và các khoản mục vốn. Như vậy dự toán tiền mặt là một báo cáo các khoản thu tiền và chi tiền dự kiến trong tương lai, được trình bày sao cho có thể thực hiện số dư tiền mặt dự kiến của doanh nghiệp ở những thời gian cụ thể, càng ngắn càng tốt, thường là hàng tháng.

+ Sự cần thiết của dự toán tiền mặt:

Dự toán tiền mặt là một trong những công cụ lập kế hoạch quan trọng nhất mà tổ chức có thể sử dụng. Bảng dự toán tiền mặt cho thấy hiệu ứng tiền mặt của tất cả các kế hoạch được lập trong quá trình dự toán, do đó việc soạn thảo bảng dự kiến tiền mặt có thể dẫn đến việc điều chỉnh các bảng dự toán nếu thấy rằng không đủ nguồn tiền mặt để tài trợ cho các hoạt động kế hoạch.

Bảng dự toán tiền mặt cũng có thể giúp cho quản lí thấy rõ những vấn đề tiềm ẩn có thể phát sinh, từ đó họ có thể có những hành động ngăn chặn hay tránh những vấn đề đó. Một bảng dự toán tiền mặt có thể cho thấy 4 tình huống. Tùy tình huống nào có khả năng phát sinh mà nhà quản lí sẽ có hành động thích hợp.

Dự toán tiền mặt gồm 4 phần:

- Phần thu

- Phần chi

- Phần cân đối thu chi

- Phần tài chính

 

docx27 trang | Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 705 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Lập dự toán tổng thể tại công ty Cổ phần Dệt Hóa Khánh - Đàn Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c hiện, các phòng sản xuất, marketing, phòng cung ứng, hành chính sẽ xây dựng dự toán cho đơn vị mình. 1.2.2. Quy trình lập dự toán hoạt động 1.2.2.1. Dự toán tiêu thụ * Vai trò của dự toán tiêu thụ Từ sơ đồ dự toán tổng thể doanh nghiệp ta thấy dự toán tiêu thụ là dự toán chủ yếu và đầy tiên của toàn hệ thống. Dự toán tiêu thụ là nền tảng của dự toán tổng thể doanh nghiệp, vì dự toán này sẽ xác lập mục tiêu của doanh nghiệp so với thị trường, với môi trường. Tiêu thụ được đánh giá là khâu thể hiện chất lượng hoạt động của doanh nghiệp. Hơn nữa, về mặt lý thuyết tất cả các dự toán khác của doanh nghiệp suy cho cùng đều dựa vào loại dự toán tiêu thụ. Dự toán tiêu thụ chi phối đến các dự toán, do vậy nếu xây dựng một cách tùy tiện thì cả quá trình lập dự toán sẽ không có ý nghĩa. - Dự toán tiêu thụ còn dự báo cả mức bán hàng thu bằng tiền và bán hàng tín dụng, cũng như các phương thức tiêu thụ. Khi lập dự toán tiêu thụ, các nhà quản lý cần xem xét ảnh hưởng chi phí marketing đến hoạt động tiêu thụ tại doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp, bộ phận kinh doanh hoặc marketing có trách nhiệm trực tiếp cho việc lập dự toán tiêu thụ. - Dự toán tiêu thụ là căn cứ để ra quyết định về sản lượng sản xuất trong kì. * Nội dung của dự toán tiêu thụ Dự toán tiêu thụ là dự toán được lập đầu tiên và là căn cứ để xây dựng các dự toán còn lại trong dự toán tổng thể, là bảng dự toán phản ánh sản lượng sản phẩm mà doanh nghiệp dự kiến tiêu thụ cũng như doanh thu mà doanh nghiệp dự kiến đạt được trong từng kì. - Cơ sở lập dự toán: + Số lượng về sản phẩm tiêu thụ ở các kì đã qua. + Chính sách về giá cả, phương thức bán hàng và chính sách tín dụng. + Xem xét tình hình của đối thủ cạnh tranh. + Xem xét các yếu tố về chính trị pháp lí, các điều kiện tự nhiên, xã hội. - Dự toán tiêu thụ bao gồm những thông tin: + Số lượng hàng bán + Gía bán + Cơ cấu hàng bán + Lịch thu tiền Khi lập dự toán tiêu thụ cũng cần quan tâm đến chính sách bán hàng của doanh nghiệp để ước tính các dòng tiền thu vào liên quan đến bán hàng trong các thời kỳ khác nhau.Doanh nghiệp cũng dự kiến dòng tiền từ hoạt động bán hàng thu tiền ngay và bán hàng trả chậm. Bảng dự kiến dòng tiền thu này sẽ là cơ sở để xây dựng dự toán tiền mặt. Chỉ tiêu số tiền mà doanh nghiệp thu được từ bán hàng được tính như sau: Số tiền thu được từ bán hàng = Số tiền bán hàng thu tiền ngay trong kỳ + Số tiền bán hàng kỳ trước thu được ngay trong kỳ này 1.2.2.2. Dự toán sản xuất Việc xây dựng dự toán sản xuất nhằm xác định số lượng, chủng loại sản phẩm sản xuất trong kỳ đến. Để xây dựng dự toán sản xuất cần dựa vào: • Số lượng sản phẩm tồn kho đầu kỳ được ước tính theo thực tế của kỳ trước • Số lượng sản phẩm tiêu thụ dự toán được xác định theo dự toán tiêu thụ • Nhu cầu sản phẩm tồn kho cuối kỳ theo mong muốn của nhà quản trị. Đây chính là mức dự trữ tối thiểu cần thiết để phục vụ tiêu thụ cho thời kỳ sau thời kỳ dự toán. Mức tồn kho cuối kỳ dự tính nhiều hay it thường phụ thuộc vào độ dài của chu kỳ sản xuất. Nhu cầu này có thể được xác định theo một tỷ lệ phần trăm nhu cầu tiêu thụ của kỳ sau. • Khả năng sản xuất của đơn vị. Như vậy, số lượng sản phẩm sản xuất yêu cầu trong kỳ là: Số lượng sản phẩm cần sản xuất trong kỳ = Nhu cầu sản phẩm tồn kho cuối kỳ + Số sản phẩm tiêu thụ trong kỳ - Số sản phẩm tồn đầu kỳ theo dự toán Khi lập dự toán sản xuất cần chú ý đến việc phân chia công việc cho các đơn vị cũng như theo thời gian thực hiện từng công đoạn. Việc phân bố cụ thể công việc cho phép doanh nghiệp tổ chức thực hiện công việc tốt hơn, đồng thời kiểm tra kiểm soát được công việc một cách dể dàng. Đối với doanh nghiệp thương mại không có dự toán sản xuất mà có dự toán mua vào. Số lượng mua cũng dựa vào: - Số lượng hàng hóa tiêu thụ kế hoạch - Số lượng hàng hóa dự trữ cuối kì - Số lượng hàng hóa tồn đầu kì. 1.2.2.3. Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phản ánh tất cả chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cần thiết để đáp ứng yêu cầu sản xuất đã được thể hiện trên dự toán khối lượng sản phẩm sản xuất. Để lập dự toán nguyên vật liệu trực tiếp cần xác định: • Định mức tiêu hao nguyên vật liệu để sản xuất một sản phẩm • Đơn giá xuất nguyên vật liệu. Thông thường đơn giá xuất ít thay đổi. Tuy nhiên để có thể phù hợp với thực tế và làm cơ sở cho việc kiểm tra, kiểm soát khi dự toán đơn giá này cần phải biết doanh nghiệp sử dụng phương pháp tính giá hàng tồn kho nào: phương pháp LIFO, FIFO, giá đích danh hay giá bình quân. • Mức độ dự trữ nguyên vật liệu trực tiếp vào cuối kỳ dự toán được tính toán trên cơ sở lý thuyết quản trị tồn kho. Dự toán lượng nguyên vật liệu sử dụng = Định mức tiêu hao nguyên vật liệu x Số lượng sản phẩm sản xuất theo dự toán Tổng nhu cầu NVL = Nhu cầu NVL dùng cho sản xuất + Nhu cầu NVL tồn kho cuối kỳ Nhu cầu NVL mua vào = Tổng nhu cầu NVL - Số lượng NVL tồn kho đầu kỳ Chi phí mua NVL = Nhu cầu NVL mua vào x Đơn giá mua 1.2.2.4. Dự toán chi phí nhân công trực tiếp Dự toán chi phí nhân công trực tiếp được xây dựng từ dự toán sản xuất. Dự toán này cung cấp những thông tin quan trọng liên quan đến quy mô của lực lượng lao động cần thiết cho kỳ dự toán. Mục tiêu cơ bản của dự toán này là duy trì lực lượng lao động vừa đủ để đáp ứng yêu cầu sản xuất, tránh tình trạng lãng phí sử dụng lao động. Dự toán lao động còn là cơ sở để doanh nghiệp lập dự toán về đào tạo, tuyển dụng trong qúa trình hoạt động sản xuất. Chi phí nhân công trực tiếp thường là biến phí trong mối quan hệ với khối lượng sản phẩm sản xuất, nhưng trong một số ít các trường hợp chi phí nhân công trực tiếp không thay đổi theo mức độ hoạt động. Đó là trường hợp ở các doanh nghiệp sử dụng công nhân có trình độ tay nghề cao, không thể trả công theo sản phẩm hoặc theo thời gian. Để lập dự toán chi phí này, doanh nghiệp phải dựa vào số lượng nhân công, quỹ lương, cách phân phối lương và nhiệm vụ của doanh nghiệp. Đối với biến phí nhân công trực tiếp, để lập dự toán doanh nghiệp cần xây dựng - Định mức lao động để sản xuất sản phẩm - Tiền công cho từng giờ lao động hoặc từng sản phẩm nếu doanh nghiệp trả lương theo sản phẩm. Nhu cầu về giờ công lao động trực tiếp = Định mức lao động nguyên vật liệu x Số lượng sản phẩm sản xuất theo dự toán Chi phí lao động trực tiếp = Nhu cầu về giờ công lao động trực tiếp x Đơn giá tiền lương 1.2.2.5. Dự toán chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là các chi phí liên quan đến phục vụ và quản lý hoạt động sản xuất, phát sinh trong phân xưởng. Chi phí sản xuất chung bao gồm cả yếu tố chi phí biến đổi và chi phí cố định. Dự toán chi phí sản xuất chung phải tính đến cách ứng xử chi phí để xây dựng mức phí dự toán hợp lý trong kỳ. Cũng có thể dự toán chi phí sản xuất chung theo từng nội dung kinh tế cụ thể của chi phí. Tuy nhiên cách làm này khá phức tạp, tốn nhiều thời gian không phù hợp đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ như ở nước ta hiện nay. Do vậy trong giáo trình này chỉ quan tâm đến việc phân biệt biến phí và định phí sản xuất chung trong dự toán. Dự toán này ở các doanh nghiệp thường được xem là một nhiệm vụ cơ bản nhằm giảm thấp chi phí và giá thành sản phẩm. Tuy nhiên với xu hướng giá thành ngày càng giảm, việc đấu tranh chống sự tăng chi phí dẫn đến nhiệm vụ khá quan trọng. Các chi phí này thường không liên quan trực tiếp đến sản phẩm cụ thể. Nếu sử dụng cách tính toán giá thành toàn bộ, việc tăng giảm của các chi phí này thuộc về trách nhiệm của nhà quản trị từng khu vực, từng trung tâm. Các chi phí này thường độc lập tương đối với mức độ hoạt động, nó liên quan chủ yếu với cấu trúc của phân xưởng, phải sử dụng chi phí hỗn hợp và các kỹ thuật tách biệt phần biến phí và định phí. Như vậy chi phí sản xuất chung hoàn toàn có thể kiểm tra được. Dự toán chi phí sản xuất chung = Dự toán định phí sản xuất chung x Dự toán biến phí sản xuất chung Biến phí sản xuất chung có thể được xây dựng theo từng yếu tố chi phí cho một đơn vị hoạt động (chi phí vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp, ...). Tuy nhiên thường cách làm này khá phức tạp, tốn nhiều thời gian. Do vậy khi dự toán chi phí này, người ta thường xác lập biến phí sản xuất chung cho từng đơn vị hoạt động. Dự toán biến phí sản xuất chung = Dự toán biến phí đơn vị SXC x Sản lương sản xuất theo dự toán Dự toán biến phí cũng có thể được lập theo tỷ lệ trên biến phí trực tiếp, khi đó biến phí SXC dự toán sẽ xác định: Dự toán biến phí sản xuất chung = Dự toán biến phí trực tiếp x Tỷ lệ biến phí theo dự kiến Đối với định phí sản xuất chung do có xu hướng ổn định giữa các kì nên căn cứ vào số liệu của các năm đã qua, kế toán sẽ lập dự toán cho năm kế hoạch. Khi lập dự toán chi phí sản xuất chung cũng tính chi phí sản xuất chung bằng tiền mặt. Khoản chi phí sản xuất chung bằng tiền mặt sẽ là căn cứ để lập dự toán tiền mặt. Điều cần lưu ý là chi phí khấu hao tài sản cố định, là một khoản chi phí không thanh toán bằng tiền, do vậy chi phí này phải được loại trừ ra khỏi tổng chi phí bằng tiền mặt trong chi phí sản xuất chung. 1.2.2.6. Dự toán tồn kho cuối kì Sau khi hoàn tất cá dự toán trên, kế toán tập hợp số liệu về các chi phí sản xuất để tính giá thành đơn vị dự kiến. Việc tính toán này rất cần thiết vì hai lí do: một là để tính toán giá vốn hàng bán trong dự toán báo cáo thu nhập và hai là để xác định trị giá thành phẩm tồn kho cuối kì. Trị giá của thành phẩm tồn kho dự kiến được gọi là dự toán thành phẩm tồn kho cuối kì. 1.2.2.7. Dự toán giá vốn hàng bán Dự toán giá vốn hàng bán là căn cứ số lượng nguyên vật liệu đầu vào cuối kì với đơn giá để xác định giá trị, cũng như lượng và giá sản phẩm tồn kho đầu và cuối kì cùng các bảng dự toán trên để tính giá vốn hàng bán. Dự toán này tùy thuộc vào cách tính hàng xuất kho của mỗi doanh nghiệp. (Tính theo phương pháp FIFO, LIFO, bình quân hay thực tế đích danh) 1.2.2.8. Dự toán chi phí bán hàng và quản lí doanh nghiệp Dự toán chi phí lưu thông và quản lí bao gồm các khoản chi phí ước tính sẽ phát sinh trong kì kế hoạch ở lĩnh vực ngoài sản xuất. Dự toán này là bảng tổng hợp các dự toán chi phí ở khâu lưu thông và quản lí. Dự toán chi phí bán hàng và quản lí cũng được lập theo tính chất tác động của chi phí theo dõi kết quả hoạt động. Trong trường hợp doanh nghiệp có chi phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp phát sinh lớn thì có thể lập riêng bảng dự toán chi phí bán hàng và bảng dự toán chi phí quản lí doanh nghiệp. Việc lập dự toán chi phí bán hàng và quản lí doanh nghiệp được thực hiện hoàn toàn tương tự như dự toán chi phí sản xuất chung. Dự toán chi phí BH (QLDN) = Dự toán biến phí BH (QLDN) + Dự toán định phí BH (QLDN) 1.2.2.9. Dự toán vốn bằng tiền Dự toán tiền mặt là bảng dự toán chi tiết các dòng thu và dòng chi tiền mặt trong mối quan hệ với doanh thu và các khoản mục vốn. Như vậy dự toán tiền mặt là một báo cáo các khoản thu tiền và chi tiền dự kiến trong tương lai, được trình bày sao cho có thể thực hiện số dư tiền mặt dự kiến của doanh nghiệp ở những thời gian cụ thể, càng ngắn càng tốt, thường là hàng tháng. + Sự cần thiết của dự toán tiền mặt: Dự toán tiền mặt là một trong những công cụ lập kế hoạch quan trọng nhất mà tổ chức có thể sử dụng. Bảng dự toán tiền mặt cho thấy hiệu ứng tiền mặt của tất cả các kế hoạch được lập trong quá trình dự toán, do đó việc soạn thảo bảng dự kiến tiền mặt có thể dẫn đến việc điều chỉnh các bảng dự toán nếu thấy rằng không đủ nguồn tiền mặt để tài trợ cho các hoạt động kế hoạch. Bảng dự toán tiền mặt cũng có thể giúp cho quản lí thấy rõ những vấn đề tiềm ẩn có thể phát sinh, từ đó họ có thể có những hành động ngăn chặn hay tránh những vấn đề đó. Một bảng dự toán tiền mặt có thể cho thấy 4 tình huống. Tùy tình huống nào có khả năng phát sinh mà nhà quản lí sẽ có hành động thích hợp. Dự toán tiền mặt gồm 4 phần: - Phần thu - Phần chi - Phần cân đối thu chi - Phần tài chính PHẦN II: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT HÒA KHÁNH- ĐÀ NẴNG 2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Dệt Hoà Khánh – Đà Nẵng 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty Tháng 05 năm 1982, Xí nghiệp công tư hợp doanh dệt hồ Quảng Đà đổi tên thành: Xí nghiệp Dệt Hoà Khánh trực thuộc Xí nghiệp Liên hiệp Quảng Nam - Đà Nẵng. Theo quyết định số: 2230/QĐ-UB ngày 12 tháng 8 năm 1986 Xí nghiệp Dệt Hoà Khánh tách khỏi Xí nghiệp Liên hiệp Dệt Quảng Nam - Đà Nẵng, tổ chức sản xuất với quy mô riêng và hoạch toán độc lập, đồng thời đổi tên thành: Nhà máy Dệt Hoà Khánh. Theo quyết định số: 277/QĐ-UB ngày 24 tháng 01 năm 1994 của UBND Tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, Nhà máy dệt Hoà Khánh đổi thành: Công ty Dệt Đà Nẵng trực thuộc Sở Công nghiệp Thành phố Đà Nẵng. Năm 2005, Công ty di dời vào khu công nghiệp Hoà Khánh. Với chủ trương đổi mới doanh nghiệp nhà nước chuyển hình thức sở hữu doanh nghiệp, theo quyết định số: 9117/QĐ-UBND ngày 28 tháng 11 năm 2005 của Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng, Công ty Dệt Đà Nẵng đổi thành Công ty cổ phần với tên gọi là Công ty cổ phần Dệt Hoà Khánh Đà Nẵng. Tên tiếng Việt : Công ty Cổ phần Dệt Hoà Khánh – Đà Nẵng (DANATEX) Tên giao dịch: Da Nang Hoa Khanh Textile Joint Stock Company. Số điện thoại : (84) 0511 . 3738768/ 3842274/ 3738766 Fax : (84) 0511 . 3842127 Website : http//www.danatex.com.vn Địa chỉ : Lô B – Đường số 9 –Khu công nghiệp Hòa Khánh- Quận Liên Chiểu – Thành phố Đà Nẵng. Lĩnh vực kinh doanh của Công ty: - Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm dệt may; - Kinh doanh xuất nhập khẩu các sản phẩm dệt may, phụ liệu, phụ tùng, hoá chất, thuốc nhuộm, thiết bị dùng trong ngành dệt may, các mặt hàng tiêu dùng khác; - Đại lý về kinh doanh thiết bị, hàng tiêu dùng; - Thi công lắp đặt hệ thống điện dân dụng, công nghiệp; thiết bị dây chuyền sản xuất; gia công cơ khí và kinh doanh thương mại tổng hợp; - Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật. 2.1.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Dệt Hòa Khánh – Đà Nẵng trong những năm gần đây Lợi nhuận của CTCP Dệt Hoà Khánh trong giai đoạn này đã có những biến động tương đối lớn, bởi đây là giai đoạn công ty chuyển từ loại hình hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước sang hình thức công ty cổ phần. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 2.1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty 2.1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban - Hội đồng quản trị: Là đại diện được bầu ra từ Đại hội đồng cổ đông. - Ban kiểm soát: Chịu sự lãnh đạo trực tiếp từ Hội đồng quản trị, giúp Hội đồng quản trị kiểm tra, giám sát tính hợp pháp, chính xác và trung thực trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh - Tổng Giám đốc: Là đại diện pháp nhân của Công ty, điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty theo mục tiêu, kế hoạch. - Phó Tổng Giám đốc: Là người trợ giúp Giám đốc trong các lĩnh vực hoạt ñộng sản xuất kinh doanh, thường xuyên theo dõi tiến độ sản xuất của các phân xưởng và các công tác có liên quan đến sản xuất. - Phòng Tổng hợp: Là bộ phận nghiệp vụ có chức năng tham mưu cho Giám Đốc về lĩnh vực nhân sự, bố trí sắp xếp cho phù hợp với năng lực của từng người. - Phòng sản xuất Kinh doanh: Có chức năng thiết kế mặt hàng, xây dựng kế hoạch tổng hợp tiếp thị và ký kết hợp ñồng kinh tế, đề xuất hướng kinh doanh, chủ động tìm kiếm khách hàng, giám sát chỉ đạo quá trình thực hiện hợp đồng. - Phòng Kế toán Thống kê : Là bộ phận tham mưu của Lãnh đạo Công ty thực hiện quản lý các lĩnh vực nghiệp vụ: Tài chính kế toán, tín dụng, kiểm toán, kiểm soát và phân tích hoạt động kinh tế của Công ty phù hợp với chế độ chính sách Nhà nước và quy chế của Công ty, tham mưu cho Công ty về phương án huy động và sử dụng vốn có hiệu quả. - Các phân xưởng trực thuộc : Với chức năng là tổ chức thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh theo đặc thù công nghệ, ngành nghề được cấp trên giao từng tháng, từng quý và năm. 2.1.3.3. Mối quan hệ giữa các bộ phận trong hệ thống quản lý doanh nghiệp Bộ máy quản lý của Công ty hiện nay được tổ chức theo mô hình vừa trực tuyến vừa có chức năng tham mưu, tuân thủ đúng nguyên tắc một thủ trưởng. Giám Đốc là người điều hành và chịu trách nhiệm toàn bộ về mọi hoạt động SXKD của Công ty, các phòng ban chức năng quản lý theo chuyên môn nghiệp vụ được phân công. 2.1.4. Đặc điểm cơ chế quản lý tài chính của Công ty Cơ chế quản lý tài chính được quy ñịnh trong điều lệ công ty mà Công ty cổ phần Dệt Hoà Khánh ban hành vừa tuân thủ các nguyên tắc quản lý tài chính của Nhà nước, vừa phù hợp với đặc thù của Công ty . Ban điều hành công ty giám sát chặt chẽ các khoản chi phí để giảm chi phí nhằm tăng lợi nhuận, các khoản chi phí phát sinh đều phải có chứng từ hợp pháp, hợp lệ và được hạch toán vào chí phí theo quy định của chế ñộ kế toán Việt Nam hiện hành. 2.1.5. Đặc điểm môi trường kinh doanh của công ty Thị trường tiêu thụ: Thị trường tiêu thụ chính của sản phẩm dệt của Công ty bao gồm cả nội địa và xuất khẩu. Sản phẩm chính của Công ty là vải các loại và màn tuyn các loại, được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường cả nước (miền Nam, miền Bắc, miền Trung) thông qua các đại lý bán buôn, bán lẻ. Thị phần bình quân : Miền Nam: 61,40%, Miền Bắc 31,09%, Miền Trung 7,51% . Đối thủ cạnh tranh: Đối thủ cạnh tranh mạnh nhất của Công ty hiện nay là các đơn vị trong nước như như Công ty Cổ phần 10/10, Công ty Tấn Quang, Công ty cổ phần sản xuất dịch vụ Dệt Phước Long, Doanh nghiệp tư nhân Dệt Phước Thịnh, Công ty Dệt Hoà Thọ ... và các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ trong nước. Chính sách vĩ mô: Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty chịu sự ảnh hưởng bởi các chính sách của Nhà Nước như gia nhập vào WTO và các chính sách về đầu tư làm cho sản phẩm của ngành dệt nói chung và của Công ty nói riêng chịu sự cạnh tranh của các sản phẩm của nước khác và thị trường nội địa không còn là thị trường của ngành nữa. 2.2. Thực trạng về công tác lập dự toán tại Công ty Cổ phần Dệt Hòa Khánh- Đà Nẵng 2.2.1. Dự toán tiêu thụ Tại doanh nghiệp, số liệu liên quan đến năm 2015 như sau: - Số lượng tiêu thụ: 85.000 sp + Qúy 1: 18.000 sp + Qúy 2: 22.000 sp + Qúy 3: 25.000 sp + Qúy 4: 20.000 sp - Đơn giá bán chưa VAT 10% là 120.000đ (DN nộp thuế theo phương pháp khấu trừ). - Chính sách bán hàng của doanh nghiệp: bán hàng thu tiền ngay là 80%, 20% còn lại thu ở kỳ kế tiếp. - Số tiền bán chịu ở quý IV/2014 sẽ thu ở quý I/2015 là 440.000.000đ BẢNG DỰ TOÁN TIÊU THỤ (ĐVT: 1000đ) Chỉ tiêu Qúy Cả năm I II III IV 1. Số lượng SP tiêu thụ 18.000 22.000 25.000 20.000 85.000 2. Đơn giá 120 120 120 150 150 3. Doanh thu 2.160.000 2.640.000 3.000.000 2.400.000 10.200.000 4. Tiền thuế VAT 216.000 264.000 300.000 240.000 1.020.000 5. Tổng thanh toán 2.376.000 2.904.000 3.300.000 2.640.000 11.220.000 6. Thanh toán tiền ngay 1.900.800 2.323.200 2.640.000 2.112.000 8.976.000 7. Thu nợ kỳ trước 440.000 475.200 580.000 660.000 2.155.200 8. Số tiền thu được 2.340.800 2.798.400 3.220.000 2.772.000 11.131.200 2.2.2. Dự toán sản xuất - Doanh nghiệp có chính sách tồn kho cuối kỳ bằng 25% số lượng sản phẩm dự kiến tiêu thụ ở kỳ tiếp theo. - Số lượng tiêu thụ dự kiến ở quý I/2016 là 24.000sp BẢNG DỰ TOÁN SẢN XUẤT (ĐVT: 1000đ) Chỉ tiêu Qúy Cả năm I II III IV 1. Số lượng SP tiêu thụ 18.000 22.000 25.000 20.000 85.000 2. SLSP tồn kho cuối kì 5.500 6.250 5.000 6.000 6.000 3.Tổng nhu cầu SP 23.500 28.250 30.000 26.000 91.000 4. SLSP tồn kho đầu kì 4.500 5.500 6.250 5.000 4.500 5. SLSP cần sản xuất 19.000 22.750 23.750 21.000 86.500 2.2.3. Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Định mức tiêu hao nguyên vật liệu: + Định mức vải (m): 1,2 + Định mức cúc (chiếc): 5 + Định mức chỉ (g): 0,2 - Tồn kho cuối kì bằng 10% nhu cầu nguyên vật liệu dùng cho sản xuất ở kì kế tiếp. - Đơn giá mua (chưa VAT 10%): + vải: 50.000đ/m + cúc: 800đ/chiếc + chỉ: 4.000đ/g - Chính sách bán hàng của nhà cung cấp: thu tiền 50%, 50% thu ở kì tiếp theo. - Số tiền mua chịu ở quý IV/2014 được trả ở quý I/2015 là 650.550 - Số lượng tiêu thụ sản phẩm dự kiến ở quý II/2016 là 20.000 BẢNG DỰ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU (ĐVT: 1000đ) Chỉ tiêu Qúy Cả năm I II III IV 1. SLSP cần sản xuất 19.000 22.750 23.750 21.000 86.500 2. Định mức tiêu hao NVL + Vải (m) 1,2 1,2 1,2 1,2 1,2 + Cúc (chiếc) 5 5 5 5 5 + Chỉ (g) 0,2 0,2 0,2 0,2 0,2 3. Nhu cầu NVL dùng cho SX + Vải (m) 22.800 27.300 28.500 25.200 103.800 + Cúc (chiếc) 95.000 113.750 118.750 105.000 432.500 + Chỉ (g) 3.800 4.550 4.750 4.200 17.300 4. Nhu cầu NVL tồn kho cuối kì + Vải (m) 2.730 2.850 2.520 2.760 2.760 + Cúc (chiếc) 11.375 11.875 10.500 11.500 11.500 + Chỉ (g) 455 475 420 460 460 5. Tổng nhu cầu NVL + Vải (m) 25.530 30.150 31.020 27.960 106.560 + Cúc (chiếc) 106.375 125.625 129.250 116.500 444.000 + Chỉ (g) 4.255 5.025 5.170 4.660 17.760 6. Tồn kho NVL đầu kì + Vải (m) 2.280 2.730 2.850 2.520 2.280 + Cúc (chiếc) 9.500 11.375 11.875 10.500 9.500 + Chỉ (g) 380 455 475 420 380 7. Nhu cầu NVL mua vào + Vải (m) 23.250 27.420 28.170 25.440 104.280 + Cúc (chiếc) 96.875 114.250 117.375 106.000 434.500 + Chỉ (g) 3.875 4.570 4.695 4.240 17.380 8. Đơn giá mua + Vải (m) 50 50 50 50 50 + Cúc (chiếc) 0,8 0,8 0,8 0,8 0,8 + Chỉ (g) 4 4 4 4 4 9. Giá mua NVL 1.255.500 1.480.680 1.521.180 1.373.760 5.631.120 + Vải (m) 1.162.500 1.371.000 1.408.500 1.272.000 5.214.000 + Cúc (chiếc) 77.500 91.400 93.900 84.800 347.600 + Chỉ (g) 15.500 18.280 18.780 16.960 69.520 10. Thuế VAT 125.550 148.068 152.118 137.376 563.112 11. Tổng thanh toán 1.381.050 1.628.748 1.673.298 1.511.136 6.194.232 12. Mua NVL trả tiền ngay 690.525 814.374 836.649 755.568 3.097.116 13. Trả nợ kì trước 650.550 690.525 814.374 836.649 2.992.098 14. Số tiền phải chi 1.341.075 1.504.899 1.651.023 1.592.217 6.089.214 15. Chi phí NVL trực tiếp 1.231.200 1.474.200 1.539.000 1.360.800 5.605.200 + Vải (m) 1.140.000 1.365.000 1.425.000 1.260.000 5.190.000 + Cúc (chiếc) 76.000 91.000 95.000 84.000 346.000 + Chỉ (g) 15.200 18.200 19.000 16.800 69.200 SLSP sản xuất quý I/2016 = Tổng nhu cầu SP quý I/2016 – SLSP tồn đầu quý I/2016 = SLSP tiêu thụ quý I/2016 + SLSP tồn cuối quý I/2016 – SLSP tồn cuối quý IV/2015 = 24.000 + 25%*SLSP tiêu thụ quý II/2016 – 6.000 = 24.000 + 25% * 20.000 – 6.000 =23.000 (sp) Nhu cầu NVL dùng cho sản xuất quý I/2016 = 23.000* Định mức Nhu cầu NVL tồn cuối quý IV/2015 = 10% * Nhu cầu NVL dùng cho sản xuất quý I/2016 Nhu cầu NVL tồn đầu quý I/2015 = Nhu cầu NVL tồn cuối quý IV/2014 = 10% * nhu cầu NVL dùng cho sản xuất quý I/2015 2.2.4. Dự toán nhân công trực tiếp - Định mức giờ lao động trực tip cho mỗi sản phẩm là 1,5 giờ. - Đơn giá lao động trực tiếp là 9000đ/sp BẢNG DỰ TOÁN CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP (ĐVT: 1000đ) Chỉ tiêu Qúy Cả năm I II III IV 1. Số lượng SP cần sản xuất 19.000 22.750 23.750 21.000 86.500 2. Định mức giờ công (h) 1,5 1,5 1,5 1,5 1,5 3. Nhu cầu về ngày công LĐTT 28.500 34.125 35.625 31.500 129.750 4. Đơn giá tiền lương 9 9 9 9 9 5. Chi phí LĐTT 256.500 307.125 320.625 283.500 1.167.750 2.2.5. Dự toán chi phí sản xuất chung - Biến phí SXC có quan hệ tỷ lệ thuận với số giờ công lao động trực tiếp nên doanh nghiệp chọn số giờ công LĐTT làm tiêu thức phân bổ với đơn giá phân bổ 3000đ/sp. - Đinh phí SXC mỗi quý là 268.150.000đ trong đó chi phí khấu hao là 100.500.000đ. - Chi phí bằng tiền phát sinh kì nào thanh toán kì đó và không quan tâm thuế VAT đầu vào. BẢNG DỰ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG (ĐVT: 1000đ) Chỉ tiêu Qúy Cả năm I II III IV 1. Số giờ công LĐTT 28.500 34.125 35.625 31.500 129.750 2. Đơn giá phân bổ BP SXC 3 3 3 3 3 3.Tổng BP SXC 85.500 102.375 106.875 94.500 389.250 4. Định phí SXC 268.150 268.150 268.150 268.150 1.072.600 5. Tổng chi phí SXC 353.650 370.525 375.025 362.650 1.461.850 6. Khấu hao TSCĐ 100.500 100.500 100.500 100.500 402.000 7. Chi phí SXC bằng tiền 253.150 270.025 274.525 262.150 1.059.850 2.2.6. Dự toán tồn kho cuối kì BẢNG DỰ TOÁN HÀNG TỒN KHO CUỐI KÌ (ĐVT: 1000đ) Chỉ tiêu Qúy Cả năm I II III IV 1. SLSP tồn kho cuối kì 5.500 6.250 5.000 6.000 6.000 2. Giá thành đơn vị 95,2 95,2 95,2 95,2 95,2 3. Giá trị SP tồn kho cuối kì 523.600 595.000 476.000 571.200 571.200 4. SL NVL tồn kho cuối kì + Vải (m) 2.730 2.850 2.520 2.760 2.760 + Cúc (chiếc) 11.375 11.875 10.500 11.500 11.500 + Chỉ (g) 455 475 420 460 460 5. Đơn giá mua NVL + Vải (m) 50 50 50 50 50 + Cúc (chiếc) 0,8 0,8 0,8 0,8 0,8 + Chỉ (g) 4 4 4 4 4 6. Giá trị NVL tồn kho cuối kì 147.420 153.900 136.080 149.040 149.040 + Vải (m) 136.500 142.500 126.000 138.000 138.000 + Cúc (chiếc) 9.100 9.500 8.400 9.200 9.200 + Chỉ (g) 1.820 1.900 1.680 1.840 1.840 Tính giá thành đơn vị: CPNVLTT = ĐỊNH MỨC * ĐƠN GIÁ = 1,2*50 + 5*0,8 + 0,2*4=64,8 CPNCTT = 1,5 * 9

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxtieu_luan_lap_du_toan_tong_the_tai_cong_ty_co_phan_det_hoa_k.docx
Tài liệu liên quan