Ơ nước ta hiện nay, thị trường chứng khoán đã bước đầu chuyển động nhưng nhìn chung, “hàng hoá” tham gia vẫn chủ yếu thuộc về phía Nhà nước, ít từ phía các doanh nghiệp nên một mặt phải đẩy nhanh tốc độ cổ phần hoá một số bộ phận của tổng công ty để tăng nguồn vốn cho tổng công ty, mặt khác phải xúc tiến mạnh mẽ việc tìm kiếm thị trường đầu tư để tiến hành bán cổ phiếu, trái phiếu của doanh nghiệp, kể cả bán trái phiếu quốc tế. Doanh nghiệp cổ phần giao cho công ty tài chính thuộc tổng công ty đảm nhiệm.
35 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3950 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Lí luận Tuần hoàn và chu chuyển tư bản của Mác -Ănghen và vận dụng nó vào các doanh nghiệp ở nước ta, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tùy theo những sự khác nhau của các lĩnh vực đầu tư, cá biệt của tư bản. Thời gian tư bản nằm trong lĩnh vực sản xuất được gọi là thời gian sản xuất và thời gian tư bản nằm trong lĩnh vực lưu thông gọi là thời gian lưu thông, đó chính là một vòng chu chuyển. Thời gian sản xuất bao gồm có thời kỳ trực tiếp sản xuất, thời kỳ gián đoạn trong sản xuất, còn thời gian lưu thông bao gồm có thời kỳ mua và bán hàng hoá. Số vòng chu chuyển là n thì :
N =
Xét hình thái T... T’ hay SX...SX’ có điểm chung : giá trị ứng trước đã hoạt động với tư cách giá trị tư bản đã tăng thêm, khi kết thúc tuần hoàn của nó, giá trị ứng trước quay về dưới hình thái mà nó mang khi mở đầu tuần hoàn. Điều này bộc lộ rõ trong hình thái T ... T’. Còn điểm xuất phát của sản xuất là sự có mặt của các yếu tố sản xuất, tức là của những hàng hoá có giá trị nhất định quay trở về cũng là sản xuất vì giá trị ứng trước lại mang đúng cái hình thái những yếu tố sản xuất mà nó mang khi được ứng ra lúc đầu.
Ba hình thái thứ I T...T’; thứ II SX...SX’; thứ III H...H’ có những điểm khác nhau. Trong hình thái ba giá trị tư bản ứng trước mà với tư cách là giá trị tư bản đã tăng thêm. Nếu xem xét chủ yếu ảnh hưởng của sự chu chuyển đối với sự hình thành giá trị thặng dư thì phải xem xét hình thái I, còn nếu nói đến ảnh hưởn của chu chuyển đối với việc tạo ra sản phẩm thì cần phải xét đến tuần hòan II. Hình thái T …T’ có tính chất chi phối đối với nhà tư bản cá biệt.
Thời gian trong lĩnh vực sản xuất bao gồm thời kỳ trực tiếp sản xuất và thời kỳ gián đoạn sản xuất. Nếu hai thời kỳ này xen kẽ thì cũng không thể thay đổi được sự gián đoạn. Tuỳ theo độ dài của bộ phận thời gian sản xuất không phải do thời gian lao động cấu thành, thời kỳ chu chuyển của tư bản cũng kéo dài ra. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, thời gian sản xuất rút ngắn nhiều nhưng quy mô đầu tư tư bản cố định cũng phát triển theo cùng tỷ lệ. Phần lớn các ngành công nghiệp chế biến, khai khoán, vận tải nếu những điều kiện khác của thị trường cũng không thay đổi thì sự quay về của tư bản lưu động hay sự đổi mới của tư bản lưu động diễn ra theo những khoản thời gian bằng nhau. Nếu với những ngành mà thời gian lao động chỉ là một bộ phận của thời gian sản xuất thì trong những trong những thời kỳ khác nhau trong năm, tư bản lưu động chi ra không đồng đều. Vây nếu quy mô của doanh nghiệp bằng nhau, nghĩa là nếu đại lượng tư bản lưu động ứng trước bằng nahu thì tư bản ấy phải được ứng ngay một lần vơi một khối lượng lớn hơn và cho một thời gian dài hơn so với những doanh nghiệp có thời kỳ lao động liên tục. Tư bản cố định thường xuyên đòi hỏi những chi phí như nhau kể cả khi làm việc hay không làm việc. Hơn nữa việc để tư liệ lao động chết, không sử dụng cũng kéo theo một sự mất giá nào đó. Chi phí này sẽ tính vào giá trị của sản phẩm.
Tất nhiên, cần phải có một lượng dữ trữ tư liệu sản xuất nhất định, hay là tư bản tiềm thế, chỉ gia nhập vào quá trình sản xuất từng ít một. Trong một doanh nghiệp sản xuất tư bản chủ nghĩa nhất định, quy mô dự trữ sản xuất phụ thuộc vào sự khó khăn nhiều hay ít mà người ta gặp phải trong khi đổi mới nó, phụ thuộc vào thị trường cung cấp những thứ đó, sự phát triển của giao thông vận tải...Những yếu tố này quyết định số tư bản tối thiểu cần phải tồn tại dưới dạng dự trữ, nên quyết định khoảng thời gian tư bản phải được ứng ra, ảnh hưởng đến chu chuyển của tư bản.
Chúng ta đã biết thời gian chu chuyển bằng tổng thời gian sản xuất và thời gian lưu thông, tchu chuyển = tsản xuất + tlưu thông. Vì vậy thời gian lưu thông có ảnh hưởng đến thời gian chu chuyển. Thời gian lưu thông bao gồm thời kỳ mua và thới kỳ bán,hay thời gian mà tư bản nằm trong trạng thái hàng hoá. Thời kỳ chu chuyển nói chung kéo dài hay rút ngắn phụ thuộc vào độ dài tương đối của thời hạn đó. Chi phí bảo quản, dự trữ...có thể tăng, giảm và là chi phí tư bản phụ thêm . Thời kỳ bán hàng dài hay ngắn tuỳ thuộc vào tình hình thị trường hay tuỳ thay đổi của tình trạng của một ngành sản xuất. Khoảng cách giữa thị trường bán hàng hoá và nơi sản xuất ra hàng hoá ảnh hưởng đến thời gian lưu thông. Nếu hàng hoá sản xuất ra theo đơn đặt hàng thì tư bản bị ràng buộc cho đến khi giao được hàng, nếu không theo đơn đặt hàng thì cả thời gian đi ra thị trường và thời gian hàng hoá nằm trên thị trường chờ bán. Sự cải tiến phương tiện giao thông vận tải có thể xoá đi một cách tuyệt đối thời gian di chuyển hàng hoá nhưng không xoá được sự khác nhau tương đối mà sự vận chuyển hàng hoá gây ra trong thời gian lưu thông của những tư bản hàng hoá khác nhau. Sự phát triển giao thông vận tải dẫn đến sự cần thiết phải làm việc cho những thị trường ngày càng xa hơn hay là thị trường thế giới. Thời gian dài ngắnkhác nhau của cuộc hành trình của hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ không những quyết định những sự khác nhau trong bộ phận thống nhất của thời gian lưu thông, tức là thời gian bán mà còn quyết định cả thời gian chuyển hoá tiền thành các yếu tố tư bản sản xuất là thời gian mua vì nó ảnh hưởng đến thời gian để có thể trở lại làm tư bản sản xuất. Thời gian lưu thông hàng hoá kéo dài thêm thì nguy cơ giá cả biến động trên thị trường tiêu thụ cũng tăng thêm vì khoản thời gian trong đó có thể xảy ra sự biến động về giá cả kéo dài thêm. trong thời kỳ mua, tư bản phải nằm ở trong trạng thái tư bản tiền tệ một thời gian và khi chuyển vào lưu thông thì lại không ngừngcó một lượng tư bản bổ sung từ lưu thông quay trở về. Như vậy luôn có một bộ phận nhất định nằm trong trạng thái tư bản tiền tệ, thuộc lĩnh vực sản xuất mà không thuộc lĩnh vực lưu thông của tư bản. ảnh hưởng tới thời gian mua và do đó ảnh hưởng tới thời gian lưu thông, ngoài ra còn do sự cách xa nhiều hay ít của các nguồn nguyên liệu chủ yếu cho những thời kỳ tương đối dài.
Thời gian chu chuyển bị ảnh hưởng của thời gian sản xuất. Tư bản cố định và tư bản lưu động là hai mặt của tư bản sản xuất, cùng ảnh hưởng đến thời gian chu chuyển. Tư bản cố định là bộ phận của tư bản sản xuất, nó tham gia vào toàn bộ quá trình sản xuất nhưng giá trị của nó được chuyển dịch nhiều lần vào giá trị của sản phẩm thông qua quỹ khấu hao. Như vậy do sự hoạt động, hao mòn của tư liệu lao động được gọi là tư bản cố định, một bộ phậngiá trị của tư liệu lao động chuyển hoá dần vào sản phẩm, phần giá trị còn lại không ngừng giảm cho đến khi nó không còn phục vụ được nữa và giá trị của nó sẽ phân phối cho một khối lượng sản phẩm nhất định.
Ví dụ một cỗ máy trị giá một tỷ đồng, thời gian sử dụng là 10 năm. Như vậy mỗi năm có sự chuyển dịch giá trị của nó vào giá trị của sản phẩm. Như vậy phần giá trị mà dưới hình thái tự nhiên của nó, tư bản cố định mất đi do hao mòn thì lưu thông với tư cách là một bộ phận giá trị của sản phẩm. Nhưng hao mòn không chỉ do bản thân việc sử dụng gây ra mà còn do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, do ảnh hưởng của sự hao mòn vô hình. Giả sử như cỗ máy kể trên, do sự tiến bộ của khoa họckỹ thuật, giá trị của máy chỉ còn phải mua với giá 800 triệu đồng, và cũng vì nguyên nhân đó, các tư liệu lao động được cải biến không ngừng. Chúng được thay thế không phải dưới hình thái đã được cải biến, do đó tính cạnh tranh cao hơn, nhiều ưu điểm, lợi thế hơn. Như vậy có thể cỗ máy đó sẽ bị thay thế trước 10 năm.
Còn một bộ phận tư bản sản xuất biểu hiện dưới hình thái tự nhiên như : nguyên vật liệu, tiền lương công nhân,... , giá trị của nó chuyển dịch hết vào giá trị của sản phẩm trong một chu kỳ thì được gọi là tư bản lưu động. Trong mỗi quá trình lao động, chúng bị tiêu dùng toàn bộ, cần thay thế toàn bộ những cái mới mỗi khi tiến hành một quá trình lao độngmới.
Việc phân chia tư bản sản xuất thành tư bản cố định và tư bản lưu động có ý nghĩa về mặt quản lý : muốn đẩy nhanh tốc độ chu chuyển của tư bản cố định thì cần phải tận dụng hết công suất máy móc, thiết bị nhà xưởng, chống hao mòn vô hình và hao mòn hữu hìn. Hao mòn vô hình gắn với mặt giá trị, hao mòn hữu hình gắn với giá trị sử dụng.
Xét ví dụ : Tư bản ứng trước 50625 USD, trong đó 40.000 USD sử dụng dưới hình thức tư bản cố định và 10 năm đổi mới một lần; 10625 USD sử dụng dưới hình thức tư bản lưu động, chu chuyển một năm 2,8 lần. 4
Như vậy tổng chu chuyển trong năm sẽ là :
+ 10.625 . 2,6 = 33.750 USD
Chu chuyển chung của tư bản ứng trước là con số của những chu chuyển tư bản của các thành phần thành phần khác nhau của tư bản. Như vậy chu chuyển chung của tư bản ứng trước sẽ là :
= 18 tháng
Nếu xét thời gian để thời gian tấta cả các tư bản ứng trước được khôi phục về mặt giá trị cũng như về mặt hiện vật thì đây là chu chuyển thực tế của tư bản. ở ví dụ trên, chu chuyển chung của nó là 18 tháng nhưng chu chuyển thực tế của tư bản là 10 năm, như vậy chu chuyển thực tế do tư bản đầu tư quy định. Nhưng như đã nói ở trên, do ảnh hưởng của hao mòn vô hình nên chu chuyển thực tế có thể ngắn hơn.
Như vậy qua nghiên cứu lý luận của Mác - Ăng ghen, chúng ta cần lưu ý những nhân tố ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến sự tồn tại của một doanh nghiệp là đảm bảo cho tuần hoàn của tư bản được liên tục và đẩy nhanh tốc độ chu chuyển của tư bản. Tốc độ chu chuyển ảnh hưởng đến tỷ suất giá trị thặng dư hàng năm. Do đó, cần chú ý những nhân tố làm tăng tốc độ chu chuyển tư bản, có như vậy thì tỷ suất giá giá trị thặng dư hàng năm lớn, do đó khối lượng giá trị thặng dư lớn. Doanh nghiệp có điều kiện dể phát triển sản xuất, tái sản xuất mở rộng. Muốn vậy các giai đoạn tuần hoàn của tư bản phải kế tục nhau, nếu bị gián đoạn ở giai đoạn nào thì sẽ không tuần hoàn được. Ngay trong từng giai đoạn tư bản đều tồn tại dưới ba hình thức như đã nói ở trên. Ngoài những yêu cầu trên, doanh nghiệp còn phải ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, bố trí dây chuyền sản xuất, tiết kiệm nguyên vật liệu, chú ý đến tiêu thụ hàng hoá.
Thực chất đây là vấn đề tuần hoàn và chu chuyển vốn. Vốn trong các doanh nghiệp không chỉ là tiền đề để tham gia sản xuất kinh doanh mà còn là giá trị của các tài sản hiện có của các doanh nghiệp được biểu hiện bằng tiền. Dưới góc độ vật chất mà xét thì có hai loại vốn : vốn thực như công cụ lao động, đối tượng lao động và vốn tài chính như tiền giấy, tiền kim loại, chứng khoán và các giấy tờ khác có giá trị như tiền. Nếu xét theo theo hình thái biểu hiện vốn chia ra hai loại : vốn hữu hình như công cụ lao động, đối tượng lao động, tiền, chứng khoán ... và vốn vô hình như lợi thế trong kinh doanh.Nếu căn cứ vào phương thức luân chuyển giá trị, người ta chia ra vốn cố định và vốn lưu động. Nếu phân loại theo thời hạn luân chuyển chia thành vốn ngắn hạn , trung hạn, dài hạn. việc phân loại vốn rất quan trọng trong công tác quản lý vốn để đặt hiệu quả cao.
Qua đó, đối với việc quản lý các doanh nghiệp, cần quan tâm đến :
1.Huy động vốn.
2.Đổi mới công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật.
3. Tạo môi trường kinh doanh tốt, đặc biệt là vấn đề thị trường.
4.Đổi mới phương thức quản lý, nâng cao trình độ của công nhân và bộ máy doanh nghiệp.
5. Nhà nước cần có cơ chế chính sách phù hợp với xu thế thời đại, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển.
B. Vận dụng
1. Thực trạng các doanh nghiệp nước ta.
Đại hội Đảng VI năm 1986 đã đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình phát tiển của đất nước ta. Nền kinh tế nước ta đã chuyển sang nền kinh tế thị trường, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Cơ chế thị trường là phương thức vận động của nền kinh tế thị trường theo các quy luật của sản xuất và lưu thông hàng hoá. Động lực chính của sự vận hành cơ chế này là sự lợi ĩch trực tiếp của từng cá nhân. Cùng với sự thay đổi cơ chế đó, các doanh nghiệp cũng có sự thay đổi trong phương thứ quản lý, cơ chế hoạt động và cả hình thức của nó
Từ năm 1986 cho đến nay, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương “Đổi mới cơ chế quản lý ”, “bảo đảm điều kiện cần thiết để các doanh nghiệp thực hiện quyền tự chủ về sản xuất kinh doanh, tự trang trải và phát triển có lãi để tích luỹ cho mình và cho đất nước”. Với phương châm như vậy và tại đại hội Đảng VII, VIII, vấn đề quản lý các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân đã có sự thay đổi rõ rệt. Phát triển và hội nhập là một trong những xu thế của thời đại. Đối với nước ta trong giai đoạn này, giai doạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước với sự tham gia vào thị trường khu vực và thế giới lại càng quan trọng hơn. đó không chỉ là thời cơ, điều kiện cần để cho sản phẩm hàng hoá của Việt Nam được có mặt nhiều hơn trên thị trường quốc tế mà còn là thử thách lớn về nhiều mặt đối với các doanh nghiệp và doanh nhânViệt Nam. Nhờ đổi mới tư duy lý luận, cơ chế chính sách mà cách nhìn nhận đã khác trước. Các doanh nghiệp nhà nước được khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động sản xuất kinh doanh ở trong và ngoài nước. Các tổ chức và cá nhân có khả năng về vốn và tư cách pháp nhân đều được phép thành lập doanh nghiệp và sản xuất kinh doanh theo pháp luật.Trên thế giới việc phân chia các loại hình doanh nghiệp thường dựa vào lĩnh vực ngành nghề sản xuất kinh doanh, hình thức sở hữu, quy mô vốn, mức độ lợi nhuận. Ở Việt Nam, việc phân loại cũng dựa trên những chỉ tiêu đó đã được thể hiện bằng pháp luật, bằng các bộ luật đã được quốc hội thông qua. Theo luật doanh nghịp, “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế riêng có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm much đích thực hiện các hoạt động kinh doanh ”. ở nước ta hiện nay có các loại hình doanh nghiệp chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài, công ty ...
Hơn 10 năm qua, các loại hình doanh nghiệp nước ta đã phát triển một cách nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng, đã góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, các doanh nghiệp đã có có sự đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước, tạo công ăn việc làm...
Về thương mại dịch vụ, bước tiến quan trọng nhất là chế độ phân phối theo định lượng bị bãi bỏ, chính sách một giá được áp dụng ..., từ đó thị trường trong nước trở nên sôi động, thương nghiệp tư doanh tăng 66,99%lên 75,6% trong 5 năm 1990 – 1994. Về công nghiệp , cơ cấu ngành và sản phẩm công nghiệp bước đầu chuyển theo hàng hoá gắn với thị trường trong và ngoài nước, tốc độ tăng trưởng công nghiệp bình quân 13,4% trong 5 năm 1991 – 1995. Kinh tế đối ngoại mở rộng, đặt quan hệ buôn bán với hơn 120 quốc gia, vùng lãnh thổ. Tăng trưởng kinh tế năm 1994 là 8,8 %, năm 1995 là 8,1%. Thu ngân sách quý I năm 2000 đạt 22% dự toán năm (chiém 18,25 GDP). Sản xuất công nghiệp quý I năm 2000 tăng 13,.4%với cùng kỳ năm ngoái. Trong 5 năm 1996 –2000, GDP tăng 6,7%, công nghiệp tăng 12,2%.
Mặc dù nước ta đã chuyển sang nền kinh tế thị trường nhưng doanh nghiệp nhà nước vẫn giữ vai trò rất quan trọng. Doanh nghiệp nhà nước là những cơ sở kinh doanh do nhà nước sở hữu hoàn toàn hay một phần. Doanh nghiệp nhà nước là nơi trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho xã hội, là nơi thực hiện và kiểm nghiểm khách quan các chính sách, chủ trương, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Nó được phân biệt với doanh nghiệp tư nhân ở quyền sở hữu của chính phủ và phân biệt với các cơ quan khác của chính phủ ở tính chất kinh doanh thương mại, tạo ra thu nhập qua chu chuyển hàng hoá và dịch vụ của chúng. Đặc điểm sở hữu của chính phủ hầu như bao giờ cũng baogồm cả quyền kiểm soát, chỉ đạo, can thiệp ở một mức độ nhất định nào đó vào hoạt động của doanh nghiệp. Nguồn vốn của các doanh nghiệp nhà nước là những chuyển khoản từ chính phủ và tiền vay. Từ năm 1991, chính phủ đã đẩy mạnh công cuộc đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước từ việc đổi mới cơ chế chính sách quản lý tổ chức lại tổng công ty, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Việc khuyến khích thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước không có ý nghĩa thu hẹp kinh tế quốc doanh bởi vì Nhà nước có thể mở rộng kinh tế quốc doanh bằng con đường góp vốn liên doanh với các thành phần kinh tế khác, góp cổ phần, mua cổ phiếu của các công ty làm ăn có lãi.
Tất cả các doanh nghiệp trong nước nói chung và các doanh nghiệp nhà nước nói riêng đều đứng trước cuộc cạnh tranh không cân sức với hàng ngoại nhập của các hãng sản xuất nước ngoàì. Nhiều xí nghiệp từng là đơn vị sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu có hiệu quả cao như nhà máy cơ khí chính xác, xí nghiệp phụ tùng xe đạp, nhà máy sản xuất hàng xuất khẩu, xí nghiệp bông Hà Nội ... đã và đang bó tay, sản xuất thu hẹp, giải thể hoặc chuyển sang buôn bán. Nhiều doanh nghiệp từng trụ vững trong cơ chế thị trường qua nhiều năm thử thách nghiệt ngã, nay đang gặp khó khăn dù đã áp dụng nhiều biện pháp như mở rộng tiếp thị để tìm kiếm thị trường, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm… nhưng vẫn thua lỗ. Theo số liệu thống kê năm 1998, doanh nghiệp Nhà nước là nơi chiếm tới 80% vốn cố định, 90% lao động kỹ thuật lành nghề lại hoạt động trong lĩnh vực có nhiều lợi thế, được ưu tiên phát triển nhưng hiệu quả thấp, nhà nước phải dùng tiền ngân sách đầu tư cho các doanh nghiệp có nguy cơ tạo bất ổn định nền kinh tế vĩ mô.
Thực tế cho thấy doanh nghiệp Nhà nước đã giao quyền tự chủ về sản xuất kinh doanh cho giám đốc doanh nghiệp, song vì điều kiện cần và đủ để thực hiện quyền trên bị hạn chế nhiều. Trong khi đó, doanh nghiệp tư nhân hay công ty trách nhiệm hữu hãn được quyền chủ động giải quyết mọi khâu từ vốn, lao động, kỹ thuật thị trường tiêu thụ đến phân phối lợi ích. Doanh nghiệp chịu nhiều cấp quản lý, kiểm tra làm ảnh hưởng tới thời gian, tiến độ tiến hành công việc, thậm chí cả kết quả kinh doanh. Hiện nay về mặt tổ chức, có doanh nghiệp độc lập không phụ thuộc vào sự quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh của cấp trênmả chỉ có cấp trên chủ quản. Có doanh nghiệp nằm trong tổ chức Tổng công ty ( năm 1990- 1991) chịu sự chỉ đạo điều hành sản xuất kinh doanh, đồng thời lại có nhiều cấp quản lý chuyên ngành(vốn, thuế, ngân hàng …) . Cấp chủ quản loại 1 có số lượng doanh nghiệp không lớn, hoạt động trong phạm vi hẹp, chuyển động theo xu thế chung, là tổ chức kinh doanh độc lập, thực hiện quyền tự chủ trong kinh doanh. Loại 2 nằm trong các tổ chức kinh doanh cấp trên như Tổng công ty, Liên hiệp xí nghiệp,…mô hình nay hiện nay đang còn nhiều yếu kém, phải từng bước hoàn thiện cả về mặt tổ chức cũng như chức năng, nhiệm vụ quyền hạn .
Xét ở tầm vĩ mô còn có một nhân tố quan trọng là luật pháp và cơ chế chính sách. Đã có nhiều bộ luật ra đời như luật đầu tư, luật Ngân hàng …để quản lý xã hội cũng như kinh tế, bước đầu hình thành cơ sở pháp lý để các doanh nghiệp thực hiện. Nhận thức pháp luật đã từng bước được phổ cập trong nhân dân, ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, trong lĩnh vực kinh tế, do điểm xuất phát khác nhau mà Nhà nước đã hình thành nhiều văn bản luật và dưới luật phân chia thành nhiều đối tượng áp dụng, làm cho việc vận dụng gặp nhiều khó khăn. ví dụ như đã là doanh nghiệph thì không phân biệt doanh nghiệp Nhà nước hay doanh nghiệp tư nhân, trong nước hay ngoài nước, đã hoạt động trên cùng lãnh thổ, mặt bằng, cùng lĩnh vực thì phải áp dụng như nhau, nếu không sẽ tạo sơ hở cho việc quản lý tài sản, vốn, lao động, tài nguyên…Có những văn bản do nghiên cứu chưa kỹ đã vội ban hành, khi thực hiện chỉ trong thời gian ngắn đã phải hoãn lại một số điều khoản trong văn bản(ví dụ nghị định 59) hoặc các cơ quan chức năng được phân công hướng dẫn thực hiện chưa đầy đủ nên việc thực hiện còn có nhiều sai lệch, lúng túng, chưa đồng bộ. Từ đó ta có thể thấy các văn bản luật, dưới luật ra đời chưa đồng bộ, chưa sát với thực tế cuộc sống và thực trạng nền kinh tế nước ta hiện nay. Cơ chế quản lý tài chính, chế độ hạch toán kế toán … mới chỉ hướng vào các doanh nghiệp Nhà nước, còn các doanh nghiệp ở các khu vực kinh tế khác thì còn chậm ban hành. Trong khi hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường là sự đan xen tác động lẫn nhau, chính điểm này loàm cho sự rò rỉ thất thoát tài sản, tiền vốn từ doanh nghiệp Nhà nước vượt ra ngoài sự kiểm soát của Nhà nước. Công tác thanh tra kiểm tra còn chồng chéo, kém hiệu quả. Nhữngyếu tố đó đã tạo ra môi trường kinh doanh chưa ổn định, chưa rõ ràng, chưa đồng bộ, gây khó khăn cho hoạt động của các doanh nghiệp.
Một nhu cầu cấp thiết đối với các doanh nghiệp là đổi mới công nghệ, nhất là đối với điều kiện nền kinh tế, điều kiện khoa học kỹ thuật ở nước ta hiện nay. Máy móc, công nghệ nhiều đơn vị kinh tế lạc hậu so với các nước phát triển từ 15 – 30 năm. Do đó mức tiêu hao nhiên vật liệu và giá thành gấp 2 – 3 lần các doanh nghiệp có công nghệ thiết bị máy móc hiện đại, đi kèm đó là chi phí để bảo dưỡng, sửa chữa, duy trì để các thiết bị kể trên hoạt động bình thường rất lớn, sản phẩm không đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng và các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm hiện nay. Nhưng doanh nghiệp do Nhà nước quốc hữu hoá sau năm 1954, 1975 từ đó đến nay chưa có điều kiện để đổi mới thiết bị. Nhiều máy móc được viện trợ, thậm chí cả nhập khẩu đều là những thiết bị cũ. Một phần do sự thiếu kinh nghiệm của các cơ quan quản lý, của các cán bộ có trách nhiệm, một phần do lợi ích cá nhân nên để không ít doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp Nhà nước chịu hậu quả. Theo lý luận của Mác cũng như trên thực tế về tuần hoàn và chu chuyển vốn, yếu tố quan trọng để đẩy nhanh và đảm bảo tuần hoàn và chu chuyển được liên tục là yếu tố công nghệ. Với tình trạng như vậy, các doanh nghiệp Nhà nước phải chịu lượng chi phí khấu hao tài sản cố định hữu hình cao hơn các doanh nghiệp ở các khu vực kinh tế khác, ngoài ra còn chịu khấu hao tài sản vô hình lớn, tạo thành vòng luẩn quẩn, dễ dẫn tới sự thua lỗ, phá sản. Nhiều doanh nghiệp ý thức được điều đó, đã sử dụng lượng vốn tín dụng tối đa để đổi mới công nghệ. Nhưng điều đó lại đi kèm với việc đầu vào giá thành sản phẩm sẽ chứa đựng yếu tố lãi suất tiền vay, khấu hao tài sản và chi phí khác, do đó sẽ đội giá thành lên cao, dẫn đến tình trạng thị trường không chấp nhận. Đổi mới công nghệ chưa kịp thu hồi vốn thì hàng ngoại nhập tràn vào, chất lượng cao hơn đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng nên nhiều doanh nghiệp trở thành nạn nhân của thị trường, sản phẩm không tiêu thụ được, không xuất khẩu được dẫn đến thua lỗ. Như vậy vòng chu chuyển quá trình tuần hoàn bị gián đoạn. Qua đó ta thấy tiền vốn cũng là một nhân tố quan trọng đảm bảo cho tuần hoàn không bị gián đoạn và đẩy nhanh được chu chuyển. Hiện nay đã có sự thay đổi trong cơ cấu vốn: số doanh nghiệp có vốn lớn hơn 12 tỷ đã tăng từ 10% lên 20% kể từ năm 1994 đến 1998. Vốn bình quân một doanh nghiệp từ 3,3 tỷ tăng đến 11 tỷ vào năm 96 và 18 tỷ năm 1998. Nếu các doanh nghiệp Nhà nước muốn có đủ khả năng cạnh tranh với các công ty nước ngoài thì trước hêt cần phải đảm bảo khả năng tài chính. Thực lực tài chính là một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất quyết định thế và lực của khu vực kinh tế và đơn vị kinh tế Nhà nước trong quá trình hội nhập với nền kinh tế khu vực và xu thế cạnh tranh toàn cầu hoá. Với quy mô vốn nhỏ so với các công ty trong khu vực( chưa kể đến các công ty đa quốc gia), rõ ràng các doanh nghiệp Nhà nước sẽ rất khó khăn trong cạnh tranh. Chẳng hạn quy mô nhỏ bé và phạm vi kinh doanh hạn chế làm cho các công ty không chịu nổi chi phí quảng cáo, khuyến mại, trong khi các công ty đối thủ nước ngoài không ngần ngại quảng cáo, khuyến mại trên các phương tiện thông tin đại chúng và bẳng các biện pháp khác, với chi phí hàng triệu USD cho mmõi chiến dịch. Chúng ta phải thừa nhận về “tính kinh tế nhà quy mô” đang gây khó khăn không nhỏ cho các công ty trong nước do không có ưu thế về quy mô. Quan sát số liệu của một số công ty trong khu vực thì có thể thấy rõ quy mô nhỏ bé về vốn của các doanh nghiệp nước ta. Tiêu chuẩn của các tổng công ty 90 là có số vốn pháp định trên 500 tỷ đồng, tức gần 50 triệu USD. Thực tế sau khi thành lập và thành lập lại 745 công ty có thểthấy quy mô các công ty của Việt Nam còn quá nhỏ bé.
Công ty
Nước
Ngành kinh doanh
Thứ tự
Số vốn (triệuUSD )
Tổng tài sản
Mitsubishi
Nhật Bản
Tổng hợp
1
189187,0
204560,2
Taiwan Powder
Đài Loan
Điện năng
121
9855,1
11346,9
Sony InTL
Singapo
Điện tử
144
8220,0
350,2
Astka International
Inđonêxia
Ô tô và thương mại
250
5189,3
6945,2
Như vậy các doanh nghiệp Việt Nam phải quan tâm đến vấn đề vốn, cơ chế chính sách của Nhà nước phải tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tạo vốn. Có nhiều biện pháp như vay vốn tín dụng, góp vốn liên doanh, sát nhập doanh nghiệp, cổ phần hoá. Từ năm 1991 chính phủ đã đẩy mạnh công cuộc đổi mới sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước, sát nhập các doanh nghiệp nhỏ, cổ phần hoá doanh nghiệp, đa dạng hình thức sỡ hữu. Sát nhập hợp nhất doanh nghiệp chiếm 16,7%, giải thể, phá sản chiếm 10%. Cổ phần hoá có thể giải quyết được hai vấn đề là vốn để đầu tư đổi mới công nghệ phát triển doanh nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh. Mặt khác người góp vốn sẽ tự làm chủ, nâng cao ý thưc làm chủ tài sản của mình, thay đổi phương thức quản lý hiệu quả tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Hết năm 1999 đã thực hiện cổ phần hoá được 370 doanh nghiệp và bộ phạn doanh nghiệp. Thực hiện cổ phần hoá không những bảo toàn mà còn thu hút được 935 tỷ đồng từ nhân dân, doanh thu bình quân tăng gấp 2 lần so với trước(tính đến n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tuần hoàn và chu chuyển tư bản.DOC