Tiểu luận Lịch sử bộ luật và đối tượng điều chỉnh của luật dân sự Việt Nam

 

MỤC LỤC

Trang

Lời mở đầu .1

I/ Lịch sử luật dân sự Việt Nam .2

II/ Đối tượng điều chỉnh của luật dân sự Việt Nam 4

1. Quan hệ tài sản .5

2. Quan hệ nhân thân .12

Kết luận . 19

Tài liệu tham khảo .20

 

 

 

 

doc23 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6419 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Lịch sử bộ luật và đối tượng điều chỉnh của luật dân sự Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
an hệ dân sự là những quan hệ xã hội phát sinh một cách khách quan. Chúng tồn tại và phát triển gắn liền với sự tồn tại và phát triển của xã hội loại người . Pháp luật dân sự là công cụ pháp lý của nhà nước thực hiện chức năng điều chỉnh các quan hệ dân sự, nó ra đời và tồn tại cùng với nhà nước và là một phạm trù lịch sử. Trong từng thời kỳ nó có thể chỉ là các quy định về dân sự giản đơn chưa thành một nghành luật độc lập nhưng đã có vị trí , vai trò tích cực trong việc điều chỉnh , bảo vệ quan hệ sở hữu, quan hệ tài sản tồn tại khách quan trong xã hội. 1) Quan hệ tài sản : Nhóm quan hệ tài sản là đối tượng điều chỉnh chủ yếu của luật dân sự .Quan hệ tài sản là quan hệ giữa người với người thông qua một tài sản dưới dạng tư liệu sản xuất hoặc tư liệu tiêu dùng hay giao dịch chuyển quyền chiếm hữu ,sử dụng tài sản đó trong quá trình sản xuất ,phân phối lưu thông .Quan hệ tài sản bao giờ cũng gắn liền với một tài sản và khái niệm quan hệ tài sản có liên quan chặt chẽ với khái niệm tài sản.Trong luật dân sự,tài sản không chỉ bao gồm các đồ vật nằm trong sở hữu ,trong sự quản lí hay sử dụng của một người nào đó mà còn bao gồm cả quyền yêu cầu mang nội dung tài sản,như quyền yêu cầu trả nợ chuyển giao đồ vật đã bán ... các quan hệ tài sản bao giờ cũng phát sinh và tồn tại trong mối liên hệ với tài sản nhất định hoặc với việc chuyển giao các quyền lợi về tài sản từ người này sang người kia. Tài sản và quyền sở hữu tài sản là một trong những tiền đề vật chất quan trọng cho sự phát triển của kinh tế xã hội .Các quan hệ tài sản và sở hữu được điều chỉnh bằng nhiều văn bản pháp luật thuộc các nghành luật khác nhau : Hiến pháp ,luật đất đai ,luật dân sự ...Trong luật dân sự, các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ tài sản và sở hữu giữ vị trí trung tâm .Tuy nhiên ,ngoài nghĩa là đối tượng ( hay khách thể của quyền sở hữu ).Tiền đề vật chất quan trọng làm phát sinh các quan hệ tài sản trng giao lưu dân sự ( hợp đồng, thừa kế,... ).Khái niệm tài sản được xác định rõ tại điều 172 BLDS : “ tài sản bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền về tài sản ”.Như vậy , khái niệm tài sản theo quy định của bộ luật dân sự khái quát và mở rộng phù hợp với nền kinh tế thị trường . Đối với mỗi loại tài sản , điều kiện để cho chúng trở thành đối tượng của quyền sở hữu và là cơ sở làm phát sinh quan hệ tài sản trong giao lưu dân sự cũng rất khác nhau. vật có thực là những vật nhìn thấy ,sờ thấy được (trong dân luật la mã gọi là tài sản hữu hình ), chúng có sẵn trong tự nhiên hoặc do con người sáng tạo ra, vật đó phải có ích và con người có thể chiếm giữ được làm của mình. Tiền , giấy tờ trị giá được bằng tiền ( séc, tín phiếu , kỳ phiếu,công trái ,... ) cũng là một loại tài sản có giá trị trao đổi, lưu thông kinh tế . Khi chủ sở hữu thực hiện các quyền năng pháp lý đối với loại tài sản này phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của nhà nước. Các quyền tài sản ( sản phẩm sáng tạo trí tuệ, quyền đòi nợ ... )cũng trị giá được bằng tiền và được phép chuyển dịch trong giao lưu dân sự . Như vậy, trong nền kinh tế thị trường ,khái niệm tài sản trong giao lưu dân sự, kinh tế được mở rộng hơn. Để xây dựng chế độ pháp lý đối với mỗi loại tài sản nhằm hướng dẫn hành vị xử sự của các chủ thể tham gia quan hệ tài sản , luật dân sự phân loại tài sản theo thông lệ quốc tế thành bất động sản và động sản. Ở các nước khác nhau , phạm vị tài sản đưa vào giao lưu dân sự được pháp luật quy định khác nhau phụ thuộc vào quan niệm của nhà nước đó về tài sản và quyền sở hữu . Các tài sản được đưa và giao lưu dân sự phải luôn luôn thuộc về chủ sở hữu nào đó ( cá nhân, tổ chức... ) Quan hệ tài sản là quan hệ giữa con người với con người về một tài sản nào đó ,chứ không phải là quan hệ giữa con người với đồ vật.Các quan hệ tài sản rất đa dạng ,phong phú và các chủ thể tham gia vào các quan hệ này cũng rất khác nhau ( có thể là cá nhân hay tổ chức ) nhằm thoả mãn nhu cầu sinh hoạt,tiêu dùng , sản xuất – kinh doanh ... Trong nhiều trường hợp chủ thể tham gia vào quan hệ tài sản còn chính là nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, với tư cách là đại diện chủ sở hữu đối với các tài sản thuộc sở hữu toàn dân (điều 206 bộ luật dân sự ). Các quan hệ tài sản là những quan hệ kinh tế cụ thể được phát sinh giữa người với người trong quá trình sản xuất ,phân phối ,lưu thông tư liệu sản xuất ,tư liệu tiêu dùng và cung ứng dịch vụ trong xã hội . Điều đó có nghĩa là , các quan hệ tài sản có liên quan trực tiếp với quan hệ sản xuất và phù hợp với phương thức sản xuất thuộc hạ tầng cơ sở của xã hội. Bên cạnh đó cũng có ý kiến cho rằng , các quan hệ tài sản nói chung không liên quan gì tới quan hệ sản xuất. Mối liên hệ qua lại giữa các quan hệ tài sản và quan hệ sản xuất đặc biệt quan trọng và rất phức tạp . Vấn đề này C.MÁC viết “...trong sản xuất xã hội của cuộc sống ,con người tham vào các quan hệ nhất định và cần thiết không phụ thuộc vào ý chí con người –các quan hệ sản xuất mà chúng phù hợp với từng giai đoạn phát triển của lực lượng sản xuất nhất định ...”. Suy ra các quan hệ sản xuất xã hội là những quan hệ mang tính khách quan không phụ thuộc vào ý chí con người . Tính độc lập của các quan hệ sản xuất đối với ý chí con người được đặc trưng ở 3 yếu tố . Thứ nhất, khi được sinh ra con người đã đứng trước một giai đoan phát triển của quan hệ sản xuất nhất định, phù hợp với mức độ phát triển của lực lượng sản xuất . Tất nhiên con người đó phải tham gianvào một hệ thống các mối quan hệ sản xuất đang tồn tại và không thể thay đổi hệ thống đó theo ý mình . Thứ hai, do đặc điểm xã hội của sản xuất và phân công lao động, để đảm bảo cuộc sống và lao động ,con người phải tham gia vào các quan hệ giữa họ với nhau ,phải trao đổi kết quả lao động của mình và chính điều đó đã thu hút con người vào hệ thống các mối quan hệ sản xuất – xã hội đang tồn tại . Thứ ba, sự tồn tại độc lập của các quan hệ sản xuất xã hội đối với ý chí con người còn được thể hiện chỗ, khi tham gia vào các quan hệ với người khác , trao đổi thành quả lao động, con người không ý thức đầy đủ được tất cả sự đa dạng và phức tạp của các quan hệ sản xuất xã hội mà họ tham gia. Tuy nhiên trong khuôn khổ của sự cần thiết đó con người đã thể hiện ý chí ,tức là hành động có suy nghĩ và có ý thức để đạt được những mục đích đặt ra và cuối cùng, quan hệ sản xuất là kết quả của hoạt động có ý thức của con người trong quá trình sản xuất ,phân phối, trao đổi và tiêu dùng các tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động. Khi tham gia vào các quan hệ với nhau bằng cách đó con người bị thu hút vào hệ thống các quan hệ sản xuất – xã hội đang tồn tại . Nhận xét về điểm này Lê nin viết : “khi trao đổi các sản phẩm lao động con người đã tham gia vào các quan hệ sản xuất ,thậm chí cả khi chưa ý thức được rằng ở đấy có quan hệ sản xuất xã hội”. Sự liên hệ biện chứng giữa quan hệ sản xuất và quan hệ tài sản thể hiện ở chỗ một mặt các quan hệ tài sản ( quan hệ kinh tế cụ thể ) chỉ là hình thức biểu hiện của quan hệ sản xuất , nhưng mặt khác ,các quan hệ sản xuất – xã hội suy cho cùng chính là sự liên kết chặt chẽ , phức tạp thành quả của nhiều loại hoạt động khác nhau của con người trong quá trình sản xuất ,phân phối trao đổi, tiêu dùng sản phẩm lao động . Hay nói cách khác, quan hệ tài sản là mặt chủ quan của quan hệ sản xuất . Pháp luật điều chỉnh hành vi xử sự của con người . Nó chỉ có khả năng tác động đối với các quan hệ có ý chí . Chỉ có các quan hệ kinh tế cụ thể ,tức là các quan hệ giữa những người cụ thể về việc chiếm hữu hoặc chuyển giao các phục lợi vật chất mới là quan hệ tài sản biểu lộ ý chí của các bên tham gia quan hệ .thông qua các quy phạm pháp luật ,nhà nước tác động lên các quan hệ tài sản , tức là các quan hệ có ý chí mang nội dụng kinh tế ,hướng cho các quan hệ đó phát sinh, phát triển phù hợp với ý chí nhà nước . Vì vậy, sự tác động này nếu phù hợp với những quy luật khách quan sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất phát triển và ngược lại. Có thể nói rằng , quan hệ tài sản là sự biểu hiện về ý thức của chủ thể , của nhà nước về quan hệ sản xuất trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Trong giai đoạn hiện nay với sự phát triển nền kinh tế nhiều thành phần với nhiều hình thức sở hữu và nhiều loại hình kinh doanh, việc xác định đúng các quan hệ tài sản phù hợp với lực lượng sản xuất sẽ thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế . Như đã phân tích ở trên các quan hệ tài sản rất đa dạng , phong phú và là đối tượng điều chỉnh của nhiều ngành luật : luật nhà nước ,luật hành chính ,luật tài chính , luật đất đai, luật dân sự... Mỗi ngành luật điều chỉnh các quan hệ này ở một phạm vi, mức độ và giới hạn nhất định , bằng phương pháp đặc thù của mình . Luật dâ sự chỉ điều chỉnh những quan hệ tài sản có những tính chất và đặc điểm sau đây : Về tính chất quan hệ tài sản do luật dân sự điều chỉnh là quan hệ xã hội giữa người này với người khác đối với một tài sản nhất định . Đó không phải là quan hệ giữa người với vật, hoặc giữa vật với vật quan hệ tài sản là quan hệ có ý chí ( thể hiện ý chí của các bên tham gia ). Chính nhờ có yếu tố ý chí mà các quan hệ này mới chịu sự tác động của pháp luật. Các quan hệ tài sản luôn gắn liền với tài sản ( nhờ có tài sản mới có thể cá thể hoá được các quan hệ xã hội tức là mới có thể phân biệt được quan hệ tài sản này với quan hệ tài sản khác ). Ví dụ : cùng là quan hệ mua bán nhưng quan hệ mua bán nhà ở khác với quan hệ mua bán xe máy , xe đạp ... Đối với mỗi loại tài sản nhà nước quy định một chế độ pháp lý khác nhau . khi tham gia vào các quan hệ cụ thể , các chủ thể phải căn cứ vào các quy định của pháp luật để xử sự cho phù hợp . Về đặc điểm, quan hệ tài sản do luật dân sự điều chỉnh là các quan hệ mang tính chất hàng hoá - tiền tệ. Đây mới là tiêu chuẩn để phân biệt các nhóm quan hệ tài sản do mỗi nghành luật điều chỉnh. Phần lớn các quan hệ tài sản bắt nguồn từ việc trao đổi hàng hoá ,dịch vụ,các sản phẩm trí tuệ ...theo cơ chế thị trường. Một số tài nguyên thiên nhiên (điều 17 Hiến Pháp 1992 ) tuy là khách thể đặc biệt của quyền sở hữu toàn dân ( mà nhà nước là đại diện ) nhưng lại không phải là khách thể của quyền dân sự do các quy phạm pháp luật dân sự điều chỉnh .Trong trường hợp nếu chúng là đối tượng của quyền dân sự thì chỉ là quyền được phát sinh từ các quy phạm pháp luật của nghành luật khác . Ví dụ : quyền sử dụng đất đai , rừng , khai thác các tài nguyên khoáng sản ... Theo quan điểm hiện nay đất đai cũng “ có giá ” và pháp luật quy định người sử dụng đất có 5 quyền : quyền chuyển nhượng, chuyển đổi , cho thuê quyền sử dụng đất , thế chấp quyền sử dụng đất và để lại thừa kế quyền sử dụng đất . Luật dân sự điều chỉnh loại quan hệ tài sản đặc biệt này theo phương pháp đặc thù . Chẳng hạn , khi ký kết hợp đồng chuyển nhượng , chuyển đổi quyền sử dụng đât,..., các bên tham gia phải tuân thủ các quy định của luật đất đai và các quy định cụ thể của luật dân sự. Quan hệ tài sản mang tính hàng hoá - tiền tệ trong nền kinh tế hoạt động theo cơ chế “ tự chủ kinh doanh, hợp tác và cạnh tranh ” với nhau càng cần phải có sự điều tiết bằng các quy phạm pháp luật . Quy luật thị trường trong nền sản xuất hàng hoá chi phối các quan hệ tài sản mà chúng được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ. Trong sự trao đổi thông qua hình thức hàng - tiền : sức lao động và các hoạt động dịch vụ khác cũng được coi là hàng hoá. Một đặc điểm khác của quan hệ tài sản là tính đền bù tương đương .Do phát sinh trên cơ sở sử dụng hình thức tiền – hàng trong lưu thông phân phối ,trao đổi nên các quan hệ tài sản do luật dân sự điều chỉnh phải tuân theo quy luật giá trị. điều đó có nghĩa là những người tham gia quan hệ tài sản có giá trị tương đương với giá trị hàng hoá mà mình đã nhận. Chỉ có một số rất ít các quan hệ tài sản do luật dân sự điều chỉnh không có tính đền bù như : quan hệ tặng, cho, cho mượn, cho vay không lấy lãi, để lại thừa kế ... các quan hệ tài sản không có đền bù này chủ yếu phát sinh trên cơ sở tình cảm. Những người tham gia quan hệ tài sản là chủ thể (theo phương diện pháp lí ) độc lập với nhau ,có tài sản riêng và hoàn toàn chủ động định đoạt tài sản đó, họ không bị phụ thuộc,ràng buộc với nhau bởi bất kì mối quan hệ hành chính , hay xã hội khác. Do độc lập và có tài sản riêng nên những người tham gia quan hệ tài sản ở vào vị trí bình đẳng với nhau ( bình đẳng ở đây không phải về quyền và nghĩa vụ ). Đó là sự bình đẳng mang yếu tố nội hàm của quan hệ đó trên tinh thần “ thuận mua, vừa bán ”, không có sự ép buộc nhau , kể cả quan hệ tặng , cho , thừa kế ... chủ thể của các quan hệ tài sản này rất đa dạng ( cá nhân, pháp nhân )... nhưng đều có mục đích là nhằm thoả mãn nhu cầu về vật chất , tinh thần .Các quan hệ tài sản do luật dân sự điều chỉnh được phân thành hai loại cơ bản sau đây : Các quan hệ tài sản gắn với việc chiếm giữ những đối tượng vật chất nhất định – chúng được gọi là các quan hệ sở hữu ( quan hệ vật quyền ). Đây là các quan hệ tài sản ở trạng thái “ tĩnh ” . Các quan hệ tài sản trong lĩnh vực trao đổi ( giao lưu dân sự ) những lợi ích vật chất , được gọi là các giao dịch dân sự ( quan hệ trái quyền ). Đây là hình thức pháp lý phổ biến được sử dụng trong lưu thông dân sự và trao đổi hàng hoá ( quan hệ tài sản ở trạng thái “động ” ) Tóm lại : các quan hệ tài do luật dân sự điều chỉnh là quan hệ giữa người này với người khác đối với một tài sản nhất định . Các quan hệ này hình thành một cách khách quan trong quá trình sản xuất , phân phối lưu thông tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng . Chúng được thực hiện thông qua các hoạt động ý chí của con người /. 2 ) Quan hệ nhân thân : Một nhóm các quan hệ xã hội khác thuộc đối tượng điều chỉnh của bộ luật dân sự là các quan hệ nhân thân. các quan hệ này không mang nội dung kinh tế , chúng phát sinh từ một giá trị tinh thần của một cá nhân hay một tổ chức và luôn luôn gắn liền với chủ thể đó, không thể tách rời để chuyển dịch cho một chủ thể khác và trong nhiều trường hợp không thể bị tước đoạt. Trong khoa học pháp lý gọi đó là các quyền nhân thân về dân sự. ở mỗi quốc gia ,do hoàn cảnh lịch sử , điều kiện kinh tế - xã hội, chế độ chính trị khác nhau ,các quyền nhân thân được ghi nhận trong pháp luật của mỗi nước không giống nhau. Tuy nhiên, ở mức độ này hay mức độ khác pháp luật các nước cũng ghi nhận quyền nhân thân về dân sự của cá nhân như một phần không thể thiếu của con người. Quyền con người là một vấn đề mang tính chất toàn cầu và được ghi nhận trong pháp luật quốc tế. Trong bản tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền được Đại hội đồng liên hợp quốc thông qua ngày 10- 12- 1948đã khẳng định “ Việc thừa nhận phẩm giá cố hữu ,các quyền bình đẳng và không thể tước bỏ của mọi thành viên trong gia đình nhân loại là cơ sở của tự do,công bằng và hoà bình trên thế giới ...”. Tiếp đó , năm 1966 Liên hợp quốc đã thông qua hai Công ước quốc tế rất quan trọng : Công ước về các quyền dân sự và chính trị và Công ước về các quyền kinh tế - xã hội và văn hoá . Đây là cơ sở pháp lý để các nước tham gia ký kết hoặc phê chuẩn các công ước này thể chế hoá các quyền của công dân trong pháp luật của nước mình. Là một nước thành viên của Liên hợp quốc thừa nhận các văn bản pháp lý quốc tế trên , Việt nam luôn nỗ lực thực hiện các nghĩa vụ của mình , nhất là trong lĩnh vực xây dựng và hoàn thiện pháp luật quốc gia và tham gia tích cực vào đời sống của pháp luật của cộng đồng quốc tế ... hiến pháp 1992 của nước ta ghi nhận : “ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam , các quyền con người về chính trị ,dân sự , kinh tế, văn hoá và xã hội được tôn trọng, thể hiện các quyền công dân và được quy định trong hiến pháp và pháp luật ”( điều 50 hiến pháp 1992 ).Xuất phát từ đặc trưng ,tính chất của đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh , mỗi nghành luật cụ thể hoá các quyền nhân thân được hiến pháp ghi nhận trong các quy phạm pháp luật của mình. Thí dụ :,các quyền tự do dân chủ của công dân trong lĩnh vực chính trị được các văn bản pháp luật về bầu cử , về báo chí , xuất bản , về tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước ... quy định cụ thể. Các quyền về kinh tế , văn hoá, xã hội của công dân , trước hết là các quyền kinh doanh, lao động, bảo hộ lao động, nghỉ ngơi,bảo hiểm xã hội , bảo vệ sức khoẻ, học tập được các văn bản pháp luật về lao động , giáo dục,bảo vệ sức khoẻ quy định ... Các quyền trong lĩnh vực dân sự của công dân được cụ thể hoá trong pháp luật dân sự mà cụ thể ở đây là được quy định trong Bộ luật dân sự . Lời nói đầu của bộ luật dân sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khẳng định : “ một trong những nhiệm vụ quan trọng của bộ luật dân sự là tạo cơ sở pháp lý phát huyu dân chủ , bảo đảm công bằng xã hội , bảo đảm quyền con người về dân sự ”. Các quyền con người về dân sự chủ yếu và cơ bản là quyền về nhân thân ( họ, tên, hình ảnh, danh dự, nhân phẩm, uy tín, kết hôn, ly hôn,...)và các quyền về tài sản ( quyền sở hữu, quyền tự do dao dịch dân sự, quyền thừa kế ...) Luật dân sự thực hiện chức năng chủ yếu của mình là điều chỉnh các quan hệ nhân thân và bảo vệ lợi ích nhân thân gắn liền với cá nhân hay tổ chức. Trong nhiều trường hợp việc thừa nhận một công dân, hay một tổ chức nào đó có một số quyền nhân thân điều kiện chủ yếu làm phát sinh các quan hệ tài sản. Thí dụ ,việc thừa nhận quyền tác giả của một người nào đó đối với tác phẩm văn học nghệ thuật hay khoa học kỹ thuật sẽ làm phát sinh quyền được nhận tiền nhuận bút, thù lao theo quy định của pháp luật. Ngoài ra các quan hệ nhân thân con có ý nghĩa độc lập , chẳng hạn , việc thừa nhận quyền tác giả của người này hay người khác tự nó đã mang một ý nghĩa xã hội quan trọng không phụ thuộc vào các hậu quả tài sản nào. Trong khoa học luật dân sự, người ta phân biệt các quan hệ nhân thân thành hai loại : các quan hệ nhân thân có liên quan đến tài sản và các quan hệ nhân thân không liên quan đến tài sản. Các quan hệ nhân thân do pháp luật dân sự điều chỉnh có đặc điểm là luôn gắn liền với một chủ thể nhất định và không thể chuyển dịch cho một chủ thể khác, không thể tính được thành tiền, thành tài sản. Các quan hệ nhân thân có liên quan đến tài sản bao gồm các quan hệ phát sinh trên cơ sở quyền tác giả đối với tác phẩm văn học nghệ thuật, khoa học kỹ thuật ( phát minh, sáng chế ...), các quan hệ phát sinh do vi phạm quyền bất khả xâm phạm các tác phẩm của tác giả do sử dụng trái phép tên hẵng sản xuất, nhãn hiệu hàng hoá kiểu dáng công nghiệp ...Trong lọai quan hệ này các quan hệ nhân thân là tiền đề làm phát sinh quan hệ tài sản. một số quan hệ tài sản khác được xác định trên cơ sở những quan hệ nhân thân như quyền của người sáng tác ra tác phẩm văn học , nghệ thuật, khoa học - kỹ thuật... được đứng tên tác giả của tác phẩm, công trình khoa học do mình sáng tạo ra. Đây là quyền nhân thân không htể tách rời với tác giả , nó luôn gắn liền với sản phẩm trí tuệ của tác giả ( tên tác giả gắn với tác phẩm mà tác giả đã sáng tạo bằng trí tuệ của mình ) kể cả sau khi tác giả chết. đồng thời khi sản phẩm của trí tuệ được người khác sử dụng, theo quy định của pháp luật, tác giả được hưởng quyền nhuận bút , hay lợi nhuận do xuất bản tác phẩm của tác giả, hay do áp dụng sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp trong sản xuất kinh doanh... Như vậy, trong nội dung của các quan hệ nhân thân này không chỉ bao gồm những quyền nhân thân không thể chuyển dịch ( như tên tác giả gắn liền với tác phẩm do tác giả sáng tạo ra ...) mà còn cả những quyền có thể chuyển dịch (đưa vào giao lưu dân sự ) mang tính chất tài sản cũng như mang tính chất nhân thân , như quyền được hưởng tiền nhuận bút, thù lao, quyền quyết định sử dụng các tác phẩm đã in ra cũng như các sáng tạo chưa công bố của tác giả, quyền bất khả xâm phạm về tác phẩm vv...Các quyền nhân thân liên quan đến tài sản này , được chuyển dịch cho những người thừa kế sau khi tác giả chết theo trình tự kế quyền. Luật dân sự điều chỉnh các quan hệ sáng tạo trí tuệ này là hoàn toàn phù hợp , bởi vì nội dung của chúng hoàn toàn mang tính chất dâ sự, và một trong các chủ thể tham gia vào loại quan hệ này tác giả ( hay người sử dụng hợp pháp ) là người chủ sở hữu độc lập, bình đẳng của một sản phẩm sáng tạo biệt lập nhất định. Việc điều chỉnh các quan hệ nhân thân có liên quan đến tài sản bằng pháp luật dân sự được đa số các nhà khoa học pháp lý đồng tình. Những người ủng hộ quan điểm này cho rằng, mặc dù các quan hệ nhân thân này tồn tại độc lập, nhưng chúng có quan hệ chặt chẽ với các quan hệ tài sản do luật dân sự điều chỉnh. Đó là các quan hệ liên quan đến tài sản, có hình thức hàng hoá tiền tệ, trao đổi trên cơ sở quy luật giá trị , các chủ thể tham gia quan hệ bình đẳng ( ví dụ, người khác muốn sử dụng sản phẩm trí tuệ của tác giả như phát minh, sáng chế, áp dụng vào sản xuất – kinh doanh, phải trên cơ sở thoả thuận với tác giả ...). Bởi vậy, việc đưa các quan hệ hình thành trong lĩnh vực hoạt động sáng tạo trí tuệ ( quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp ...)vào bộ luật dân sự để điều chỉnh là cần thiết. Ở một số nước khác việc điều chỉnh các quan hệ này được thực hiện bằng một văn bản pháp luật riêng . Thí dụ, ở công hoà nhân dân trung hoa , chúng được điều chỉnh bằng luật về quyền tác gải ban hành năm 1990 bao gồm 6 chương 56 điều. Ở cộng hào dân chủ đức trước đây , các quan hệ trong lĩnh vực phát minh, sáng chế được tách ra khỏi sự điều chỉnh của luật dân sự và kết hợp với một số chế định khác tạo thành một nghành luật mới – pháp luật bảo vệ đối với các thành tựu khoa học kỹ thuật. Ở các nước tư bản chủ nghĩa, từ lâu người ta đã nhận thức được rằng, ngoài các tài sản vật chất thông thường như đất đai , nhà cửa công cụ lao động, phương tiện sản xuất, đồ dùng sinh hoạt ... còn có một loại tài sản khác rất có giá trị do bộ óc con người sáng tạo ra cần phải được pháp luật bảo hộ. Đó là những thành quả của lao động sáng tạo nẩy sinh trong mọi mặt đời sống tinh thần của con người. Từ đó hình thành khái niệm sở hữu trí tuệ bao gồm hai lĩnh vực : sở hữu công nghiệp và quyền tác giả. Bản quyền chủ yếu là quyền tác giả trong khoa học , văn hóa nghệ thuật, trong khi đó sở hữu công nghiệp bao gồm các quyền liên quan đến sáng chế , nhãn hiệu hàng hoá , kiểu dáng công nghiệp, tên gọi xuất xứ hàng hoá, quyền chống cạnh tranh không lành mạnh. Để bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, các nước đều ban hành bộ luật về sáng chế, nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp...nhằm bảo vệ quyền lợi cho những người được cấp văn bằng bảo hộ. Luật sáng chế đầu tiên trên thế giới ban hành ngày 19-3-1474 ở Vơnidơ ( Italia ) trong đó quy định người nào tạo ra được thiết bị mới thì được độc quyền chế tạo thiết bị đó trong 10 năm. Nhà nước nghiêm cấm bất cứ ai bắt chước chế tạo nếu không được phép của nhà sáng chế. Năm 1623 nước Anh công bố luật sáng chế của mình, tiếp đó là các nước khác cũng lần lượt ban hành luật sáng chế của nươc mình: mỹ ( 1790 ), pháp ( 1791), bỉ ( 1854)...Những bộ luật này được sửa đổi bổ sung và hoàn thiện theo thời gian. Như vậy, ở các nước này, quyền sở hữu công nghiệp được điều chỉnh bằng một văn bản pháp luật riêng. Chúng tôi cho rằng, các quan hệ sở hữu trí tuệ có những đặc thù riêng, chúng được điều chỉnh và bảo vệ nhiều nghành luật khác nhau : Luật nhà nước. luật hành chính, luật kinh tế, luật dân sự , luật hình sự...Mỗi nghành luật điều chỉnh, bảo vệ các qua hệ đó phù hợp với chức năng, nhiệm vụ , đặc điểm của đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh của mình. Tuy nhiên , xét về bản chất của các quan hệ đó mang nhiều tính đặc thù của quan hệ dân sự do vậy chúng cần được điều chỉnh và bảo vệ bằng các quy phạm pháp luật dân sự. Loại quan hệ nhân thân thứ hai bao gồm các quan hệ liên quan đến việc bảo vệ danh dự, phẩm giá của công dân hoặc uy tín của các tổ chức , bảo đảm an toàn tính mạng, sức khoẻ, bí mật đời tư, kết hôn , ly hôn...Các lợi ích đó gọi chung là đời sống riêng tư của công dân ( quyền nhân thân ). Về các quan hệ này, một số tác giả cho rằng , đây là các quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của luật dân sự , bởi vì chúng phản ánh sự thuộc hữu của những lợi ích nhất định về những cá nhân cụ thể và chúng thể hiện ( cá thể hoá ) bản sắc của những người có lợi ích đó, sự bình đẳng và độc lập của họ .Tôi đồng ý với với quan điểm cho rằng các quan hệ nhân thân loại này là sự biểu hiện của trạng thái đạo đức và tinh thần trong đời sống riêng của con người .Chủ thể của những trạng thái ấy là những chủ thể độc lập và bình đẳng. Một số khác cho rằng, luật dân sự không điều chỉnh các quan hệ nhân thân không liên quan đến tài sản. Chỉ trong trường hợp bi xâm phạm chúng mới được bảo vệ bằng các phương tiện của luật dân sự. Lại ý kiến nữa cho rằng ,việc bảo vệ bằng pháp luật cũng là một hình thức điều chỉnh của pháp luật. Tôi cho rằng về mặt lý luận thì việc bảo vệ bằng pháp luật các quan hệ xã hội này hay các quan hệ xã hội khác cũng là một trong các hình thức điều chỉnh của pháp luật. Khi một quan hệ xã hội được một ngành luật nào đó điều chỉnh thì nó trở thành đối tượng điều chỉnh của nghành luật ấy. Một loại quan hệ xã hội có thể là đối tượng điều chỉnh của nhiều ngành luật khác nhau. Vấn đề quan trọng là ở chỗ , các quan hệ đó được điều chỉnh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCác nhân tố tác động đến quan hệ Nga – Eu sau chiến tranh lạnh.doc
Tài liệu liên quan