MỤC LỤC
Lời mở đầu 2
Phần A : Sơ qua lịch sử phát triển hệ thống ngân hàng trên thế giới 3
Phần B : Lịch sử phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam 6
Chương I : Nền tài chính tiền tệ nước ta trước khi thành lập ngân hàng quốc gia Việt Nam 6
I - Giai đoạn trước cách mạng tháng 8-1945 6
II - Thời kỳ sau cách mạng tháng 8-1945 7
Chương II : Ngân hàng quốc gia Việt Nam ra đời phục vụ cho sự nghiệp kháng chiến 10
I - Những ngày đầu thành lập 10
II - Ngân hàng quốc gia Việt Nam phục vụ kháng chiến 11
Chương III : Ngân hàng nhà nước thống nhất phục vụ sự nghiệp cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa (1975- 1986) 18
I - Những ngày đầu sau giải phóng 18
II - Giai đoạn khi đất nước thống nhất về mặt nhà nước 20
Chương IV : Hệ thống ngân hàng bước vào sự nghiệp đổi mới sau đại hộiVI
I - Đại hội VI và sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước 23
II - Hệ thống ngân hàng bước vào sự nghiệp đổi mới 23
III- Hệ thống ngân hàng tiếp tục đổi mới phát triển trong thập Kỷ 90 25
IV- Ngân hàng Việt Nam bước vào thế kỷ mới 27
Phần C : Kết luận 33
37 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2410 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Lịch sử phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c kháng chiến).
II . Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam phục vụ sự nghiệp kháng chiến
1. Kháng chiến chống Pháp.
Ngành Ngân Hàng tuy không trực tiếp tham gia kháng chiến nhưng bằng các hoạt động cực kỳ quan trọng đã tạo thế cân bằng cho nền kinh tế đồng nghĩa với việc tạo lập một hậu phương vững chắc phục vụ sự nghiệp cách mạng.
Trên mặt trận nông nghiệp, năm đầu ngân hàng cho vay chủ yếu nhằm giúp đỡ nông dân nghèo mua sẵm phương tiện sản xuất chính nhằm tăng gia sản xuất và giúp nông dân ở những vùng có khả năng trồng cây công nghiệp phục vụ ngành công nghiệp. Để nâng cao hiệu quả hơn nữa trong chủ trương cho nông dân nghèo vay vốn hội nghị cán bộ ngân hàng toàn quốc tháng 2 -1952 đã quyết định chuyển hướng tín dụng từ cho vay trực tiếp nông nghiệp sang tập trung đại bộ phận vốn cho mậu dịch quốc doanh và mở rộng cho vay vận tiêu nông, lâm thổ sản mở luồng lưu thông thúc đẩy sản xuất phát triển.
Thực hiện cơ chế mới của nhà nước đặc biệt về phân phối lưu thông, đến năm 1953 ngân sách nhà nước lần đầu tiên bội thu, tài chính tiền tệ đi vào độc lập tự chủ, thị trường giá cả được giữ vững góp phần tích cực làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ -buộc Pháp ký hiệp định Giơ-Ne-Vơ công nhận nền độc lập cho dân tộc ta.
Tuy mới thành lập 3 năm (1951 -1954 ) nhưng cùng với sự cố gắng vượt bậc của anh chị em cán bộ và sự quan tâm của Đảng Chính Phủ ngành ngân hàng Việt Nam đã góp phần to lớn làm nên thắng lợi chung.
Cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc, Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng Ngân hàng quốc gia Việt Nam có nhiệm vụ tiếp quản các vùng được giải phóng và khôi phục kinh tế sau chiến tranh (1954 -1957). Chỉ trong một thời gian ngắn Ngân hàng quốc gia Việt Nam đã tiến hành một loạt các công việc nhằm củng cố thị trường tiền tệ thống nhất ở Miền Bắc. Từ đây Ngân hàng quốc gia Việt Nam phục vụ cho giai đoạn mới, giai đoạn cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc.
2. Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam - một trong những công cụ đắc lực của Đảng và nhà nước trong công cuộc cải tạo và xây dựng CNXH ở miền bắc
2.1 Giai đoạn 1955-1957
Tiếp quản các vùng đất mới được giải phóng không chỉ đơn thuần tiếp quản về mặt hành chính mà tiếp quản về mặt kinh tế xã hội cũng cực kỳ quan trọng
Từ nay thị trường tiền tệ ở Miền Bắc đã thuần nhất, việc phát hành tiền ta để chiếm lĩnh thị trường có ý nghĩa rất quan trọng trên các mặt chính trị, kinh tế xã hội.
Tiếp quản, chiếm lĩnh thị trường còn là giải pháp hữu hiệu để chống âm mưu vỡ nợ của địch sau khi buộc phải rút khỏi miền bắc; đồng thời hỗ trợ cho mậu dịch quốc doanh tăng cường lực lượng hàng hoá, điều chỉnh thương nghiệp và bình ổn giá cả. Chẳng những thế, ta còn đủ tiền của địch để đổi tiền ta ở Miền Nam, đáp ứng nhu cầu chi tiêu chuyển quân tập kết từ Nam ra Bắc.
Trong 2 năm đầu 1955 -1957 thực hiện nghị quyết của bộ chính trị “hàn gán viết thương chiến tranh, phục hồi kinh tế quốc dân trước hết phục hồi phát triển nông nghiệp’’. NHQGVN đã kịp thời chuyển hướng từ cho vay vật tiêu lâm thổ sản sang trực tiếp cho vay nông nghiệp giúp đỡ nông dân ở những vùng đã cải cách ruộng đất. Đồng thời với cho vay nông nghiệp ngân hàng đã tập trung 90% vốn tín dụng cho ngành thương nghiệp đẩy mạnh giao lưu hàng hoá giữa nông thôn và thành thị củng cố lực lượng quốc doanh hợp tác xã mua bán, tạo điều kiện điều chỉnh công thương nghiệp tư bản tư doanh và bước đầu cải tạo chúng theo đường lối kinh tế XHCN.
2.2 .Giai đoạn 1958 - 1960.
Đây là giai đoạn cải tạo và phát triển kinh tế - văn hoá ở Miền Bắc. NHQGVN đã tập trung vốn phục vụ cho phong trào hợp tác hoá nông nghiệp ưu tiên cho vay vốn với lãi suất thấp đối với các tổ vần công, đổi công và hợp tác xã đồng thời nhanh chóng mở rộng hợp tác xã tín dụng ở nông thôn, đi trước một bước để phát triển hợp tác xã nông nghiệp.
Từ 1957 nền kinh tế quốc dân đã bắt đầu chuyển động theo hướng kế hoạch hoá đầu tiên là chế độ hạch toán trong kinh tế quốc doanh thực hiện kiểm kê, xác định vốn, ban hành các chế độ kế toán.
Trong quan hệ tín dụng, đối với kinh tế quốc doanh, đồng thời với việc cải tiến biện pháp cho vay thương nghiệp và thực thi chủ trương giảm bớt tỷ trọng dư nợ trong lưu thông, NHQGVN đã mở rộng cho vay vốn vào các xí nghiệp công nghiệp theo nguyên tắc cho vay XHCN.
Đặc biệt trong giai đoạn này NHQGVN đã thực hiện thắng lợi cuộc thu đổi tiền lần thứ hai: thu hồi tiền ngần hàng cũ, phát hành tiền ngân hàng mới, quyết định này được tiến hành bắt đầu từ ngày 28/2/21959. Quá trình thu đổi tiền đã thúc đẩy chức năng quản lý và điều hoà lưu thông tiền tệ của NHQGVN phục vụ cải tạo XHCN. Qua thu đổi đã thay đơn vị tiền mới (1 đồng tiền mới bằng 1000 đồng tiền cũ) giúp đơn giản hoá hạch toán và thuận tiện cho lưu thông đồng thời giúp nhà nước nắm tình hình phân bố tiền tệ theo những tiêu trí nhất định để có chính sách cải tạo quản lý thích hợp.
Vai trò trung tâm thanh toán của ngân hàng được xác định thể hiện tỷ lệ chuyển khoản trong tổng doanh số tiền tệ chu chuyển tiền tệ qua quỹ ngân hàng đạt trên 78% (năm 1959 đạt 83%). Tín dụng ngân hàng được tập trung phục vụ công cuộc hợp tác hoá nông nghiệp, cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh phát triển kinh tế quốc doanh.
Hoạt động quản lý và huy động vốn được tăng cường đã làm thay đổi cơ cấu nguồn vốn tín dụng ngân hàng: tỷ lệ nguồn vốn ngân hàng dùng cho vay dài hạn từ 58,6% trong 1957 giảm còn 15,4% năm 1960 và tỷ lệ vốn phát hành cho tín dụng từ 49,5% cuối năm 1957 giảm còn 38,8% cuối năm 1960. Đến cuối 1960 về cơ bản nhà nước đã nắm trọn quyền quản lý ngoại hối theo đó thanh toán quốc tế qua ngân hàng được mở rộng.
Một trong những dấu ấn đậm nét của giai đoạn này là công tác đào tạo cán bộ được đẩy mạnh nhằm tăng cường trình độ văn hoá, nghiệp vụ chuyên cho từng cán bộ ngân hàng để các chính sách tiền tệ, các chủ trương mới của Đảng được tiếp thu thực hiện nhanh gọn phục vụ đắc lực cho quá trình cải tạo CNXH.
Để phù hợp với quy định của hiến pháp được quốc hội thông qua năm 1959 tháng 1 năm 1960 NHQGVN được đổi tên thành ngân hàng nhà nước Việt Nam(NHNNVN). Đến tháng 10 năm 1961, hội đồng chính phủ đã ban hành nghị định số 171/CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức ngân hàng Việt Nam. Theo nghị định này NHNNVN lần đầu tiên được xác định là cơ quan của hội đồng chính phủ.
Như vậy trong vòng 6 năm (1955-1960) với việc sử dụng công cụ tiền tệ tín dụng và ngân hàng song song với các công cụ khác, Đảng và nhà nước đã làm biến đổi bộ mặt kinh tế xã hội ở miền bắc, xây dựng được một nền kinh tế độc lập tự chủ, cơ bản không còn chế độ người bóc lột người, có ngân sách bội thu, tiền tệ cơ bản được ổn định.
2-3. Giai đoạn 1961 -1965.
Đây là giai đoạn cả miền Bắc sôi nổi tiến hành công nghiệp hoá XHCN với kế hoạch 5 năm lần thứ I do đại hội Đảng lần III đã đề ra NHQGVN đã hết sức quan tâm đến công tác nguồn vốn, kết hợp chặt chẽ việc động viên và tập trung mọi nguồn tiền tệ nhàn rỗi trong nền kinh tế với việc phát hành có kế hoạch, kế hoạch hoá tiền mặt và tín dụng đáp ứng yêu cầu thực hiện kế hoạch hoá nhà nước.
Đối với kinh tế quốc doanh, tín dụng ngân hàng tham gia trên 70% vốn lưu động về hàng hoá của các xí nghiệp thương nghiệp và trên dưới 40% vốn lưu động sản xuất của các xí nghiệp công nghiệp. Bên cạnh cung cấp tín dụng cho nền kinh tế ngân hàng nhà nước tăng cường quản lý tiền mặt, từng bước đi sâu đi sâu phân tích tài chính xí nghiệp.
Đối với kinh tế hợp tác, ngân hàng nhà nước tích cực thực hiện chính sách giúp đỡ về tài chính cho nông dân.
Trên đà phát triển toàn diện các mặt hoạt động, nghiệp vụ về tiền tệ, tín dụng và thanh toán, bộ máy tổ chức của ngân hàng nhà nước cũng được chấn chỉnh kịp thời, lề lối làm việc được cải tiến thêm một bước mới.
Đầu quỹ II năm 1963 Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam đã chính thức thành lập với tư cách là một ngân hàng kinh tế đối ngoại duy nhất của nước ta nó nằm trong hệ thống Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam.
Trong giai đoạn này, công tác kế hoạch hoá, tín dụng và tiền mặt của Ngân Hàng Nhà Nước thể hiện như một cơ chế có hiệu lực trong việc phục vụ hoàn thành kế hoạch nhà nước và phản ánh tổng hợp những hiện tượng mất cân đối trong quá trình phát triển kinh tế.
Qua nội dung trên Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam đã thể hiện rõ chức năng của mình:
ã Trung tâm tiền mặt.
ã Trung tâm tín dụng.
ã Trung tâm thanh toán .
Ngân Hàng Nhà Nước đã thực hiện tốt ba chức năng để phục vụ để phục vụ tốt cho quá trình công nghiệp hoá XHCN ở Miền Bắc, nguồn tiền nhàn rỗi trong dân chúng đã được huy động và phục vụ cho quá trình kiến thiết xây dựng trên mặt trận công nghiệp, nông nghiệp và thương nghiệp.
Trong khi cả Miền Bắc đang hăng hái tiến hành công nghiệp hoá hiện XHCN thì Mĩ đã tiến hành chiến tranh phá hoại lần thứ I. Từ nền kinh tế trong thời bình đã phải nhanh chóng chuyển sang thời chiến Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam cũng chuyển mình để phù hợp với điều kiện mới của đất nước để có thể vừa tham gia kháng chiến vừa có thể thực hiện tốt chức năng của mình phục vụ đắc lực cho nền kinh tế. Sự nghiệp chống Mỹ cứu nước trở thành sự nghiệp cao cả hơn bao giờ hết.
3 . Ngân Hàng Nhà Nước trong sự nghiệp chông Mỹ.
Mỹ đã dùng các phương tiện chiến tranh hiện đại để phá hoại những thành quả mà Đảng Nhà Nước và nhân dân ta mới xây dựng được đồng thời ngăn chặn sự chi viện của Miền Bắc cho Miền Nam.
Trong điều kiện chiến tranh phá hoại hết sức ác liệt, đồng thời với việc hình thành lại các chi nhánh trung tâm ở các tỉnh để cơ động trong công tác chỉ đạo, Ngân Hàng Nhà Nước đã chuyển hướng mọi hoạt động nghiệp vụ, tập trung phục vụ bảo vệ và duy trì sản xuất, tích cực giúp đỡ các xí nghiệp và tổ chức kinh tế sơ tán, phân tán kịp thời để tiếp tục sản xuất. Đồng thời ngân hàng tích cực giúp đỡ các hợp tác xã nông nghiệp tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật trước hết trang bị cơ khí nhỏ để bảo đảm thâm canh, tăng năng suất, các xí nghiệp công nghiệp địa phương và hợp tác xã thủ công nghiệp trang bị thêm máy móc thiết bị mới để đảm bảo “hậu cần tại chỗ ”. Trong thời gian này mạng lưới hợp tác xã tín dụng đã được sử dụng triệt để đảm bảo nhận phần quan trọng về hoạt động nghiệp vụ tiền tệ, tín dụng ở nông thôn, nhất là công tác huy động tiền gửi tiết kiệm kể cả cho vay ngắn hạn đối với hợp tác xã nông nghiệp. Nhờ vào nỗ lực không ngừng của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam đã giúp các hợp tác nông nghiệp đã giữ vững được sản xuất bù đắp lại những tổn thất do thiên tai địch hoạ gây ra.
Mặc dù chiến tranh hêt sức ác liệt nhưng kinh tế Miền Bắc vẫn phát triển ở một số mặt đó chính là thắng lợi to lớn có ý nghĩa cực kỳ quan trọng góp phần làm nên chiến thắng chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ đồng thời tạo thuận lợi cho sự chi viện của Miền Bắc đối với Miền Nam đạt kết quả tối đa.
Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam tuy không là cầm súng chi viện cho Miền Nam nhưng đã tham gia kháng chiến một cách thầm lặng nhưng đem lại thành tích, đóng góp lớn lao trong việc ổn định kinh tế tăng cường sức mạnh vật chất cho Miền Bắc. Phải kể đến là hoạt động của ngân hàng Ngoại Thương khi tổ chức “Quỹ đặc biệt” để quản lý và phân phối một ngân quỹ hàng tỷ đôla Mỹ cho các khu vực ở chiến trường ở Miền Nam. Bên cạnh đó là việc ta chuẩn bị giấy bạc ngân hàng để phát hành kịp ngay sau ngày giải phóng Miền Nam.
Lực lượng cán bộ Ngân Hàng Nhà Nước không chỉ góp những chiến công thầm lặng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc mà trong năm 1968 đã có hơn 359 cán bộ đã vào Miền Nam vừa làm nhiệm vụ công tác vừa chiến đấu.
Tóm lại trong 20 năm dài chiến tranh gian khổ (1955 -1975) hệ thống tín dụng, ngân hàng XHCN ở nước ta được xây dựng và củng cố đã góp phần to lớn trong công cuộc xây dựng CNXH ở Miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước. Chiến tranh ác liệt đã làm việc quản lý kinh tế ở Miền Bắc gặp nhiều kho khăn lớn mà chúng ta chưa lường hết được. Yêu cầu đảm bảo chiến đấu và chiến thắng chi phối hoạt động mọi cấp do vậy nhiều nguyên tắc tín dụng bị vi phạm và cả nguyên tắc quản lý tiền tệ kỷ luật thanh táan cũng bị vi phạm nghiêm trọng. Tình hình đó đã dẫn đến tình trạng tiền mặt bội chi mỗi năm một nhiều, nợ nần dây dưa chồng chất,vai trò kiểm soát bằng đồng tiền của Ngân Hàng Nhà Nước ngày càng mờ nhạt, nền kinh tế quốc dân chịu tác động của hai loại quy luật: quy luật kinh tế XHCN và quy luật chiến tranh.Hai quy luật này đồng thời tác động làm nền kinh tế bộc lộ những điểm không lành mạnh nếu nguồn viện trợ to lớn từ Liên Xô và các nước XHCN khác bị cắt giảm thì nền kinh tế càng bộc lộ những yếu điểm hết sức gay gắt.
Chiến tranh - với sự điên cuồng ác liệt của nó đã tàn phá nền kinh tế nước ta gây đau thương tang tóc cho bao gia đình hậu quả của nó tạt nặng nề mà gánh nặng đó không phải ngày một ngày hai đã có thể trút bỏ được nó đòi hỏi cả dân tộc ta phải cố gắng thật nhiều sau ngày giải phóng.
CHƯƠNG III
NGÂN HàNG NHà NƯớC THốNG NHấT phục vụ sự nghiệp cả nước đi lên xây dựng cnxh và bảo vệ tổ quốc xhcn (1975 -1986)
I . Những ngày đầu sau giải phóng.
Sau đại thắng mùa xuân 1975 đất nước ta hoàn toàn độc lập, hai miền sum họp sau 30 năm chia cắt.
Niềm vui chiến thắng thật lớn lao nhưng những công việc đặt ra bộn bề và rất gian khổ phức tạp.
Chính quyền cách mạng đã phải tiếp quản một nền tiền tệ trong tình trạng lạm phát nghiêm trọng và một hệ thống ngân hàng rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Ngân Hàng Nhà Nước đã tiếp quản và nắm ngay bộ máy phát hành tiền, thanh lý hơn 20 ngân hàng tư nhân và ngoại quốc chi trả tiền gửi tiết kiệm để ổn định đời sống của nhân dân.
Để phù hợp với yêu cầu mới của cách mạng ngày 6/6/1975 hội đồng chính phủ lâm thời Miền Nam đã ra nghị định số 04/PCT-75 thành lập NHQGVN. Đây là công cụ của Đảng và Nhà Nước để thực hiện cải tạo và xây dựng nền kinh tế theo định hướng CNXH. NHQGVN ở Miền Nam với sự giúp đỡ của Ngân Hàng Nhà Nước đã nhanh chóng thiết lập một bộ máy xuống đến các thành phố, tỉnh huyện kịp thời phục vụ nhiệm vụ kinh tế. Ngay sau ngày thành lập hoạt động tín dụng của Ngân Hàng Quốc Gia đã được chú trọng nhằm phục vụ khôi phục kinh tế và ổn định đời sống nhân dân.
Tính đến tháng 7/1976 đã cho vay 1336 triệu đồng: trong đó cho vay ngắn hạn chiếm 96%; về cơ cấu dư nợ thì cho vay nông nghiệp chiếm 15,2%, công và thủ công nghiệp chiếm 78,3%; còn phân theo thành phần kinh tế thì quốc doanh và công tư hợp doanh chiếm 90,2% cá thể chiếm 7,9% và tư nhân chiếm 1,9%. Hệ thống ngân hàng của chế độ cũ được cải tổ thành các ngân hàng chuyên nghiệp mới. Đây thực chất là biện pháp “quốc hữu hoá” chuyển vào tay nhà nước cách mạng toàn bộ tài sản của chế độ cũ, NHQGVN đã cố gắng để vẫn duy trì với các ngân hàng nước ngoài, tổ chức tài chính quốc tế nhằm tranh thủ sự ủng hộ trên bình diện quốc tế và đề cao uy tín của chính quyền cách mạng. Tuy nhiên hoạt động đối ngoại của Ngân Hàng Quốc Gia sau ngày thành lập gặp nhiều khó khăn vì : tài sản ngoại hối của chính quyền cũ nằm phân tán trong các ngân hàng ở nước ngoài. Số lớn ngoại tệ Vàng Bạc nằm ở các ngân hàng của Mĩ. Trong khi đó các khoản kim ngạch xuất khẩu của chế độ cũ đến 30/4/1975 không được nước ngoài xác nhận, thanh toán. Hàng nhập khẩu và viện trợ thì lại nằm phân tán tại nhiều cảng ở nước ngoài. Do đó các giải pháp tăng cường quan hệ tài chính, tiền tệ với nước ngoài được chú trọng.
Trong giai đoạn này ta vẫn tạm thời giữ đồng tiền chính quyền Sài Gòn lưu hành duy nhất ở Miền Nam. Đến tháng 9/1975 ta bắt đầu tổ chức vận chuyển tiền NHVN đến các khu vực, bắt đầu tiến hành thu hồi đồng tiền của chế độ cũ theo tỷ lệ 1 đồng tiền ngân hàng ăn 500 đồng tiền cũ. Việc phát hành đồng tiền cách mạng thu hồi tiền Nguỵ là một bộ phận cách mạng dân tộc dân chủ triệt để ở Miền Nam; là cuộc đấu tranh quyết liệt với giai cấp tư sản trong chế độ cũ, chấm dứt chế độ tiền tệ của chủ nghĩa đế quốc ở Miền Nam. Cụ thể là: Tổng số tiền của chế độ cũ qua thu đổi đã thu về 486 tỷ đồng trong đó tiền của dân cư chiếm 77%, quỹ các cơ quan xí nghiệp nhà nước 10,7% và tồn quỹ nghiệp vụ ngân hàng 12,3%. Kết quả thu đổi cho thấy tỷ lệ tiền tệ trong dân cư khá chênh lệch nhau; trong đó thành phố chiếm 65%, nông thôn chiếm 35%. Tính theo đơn vị hành chính thì thành phố Sài Gòn chiếm 41%, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long chiếm 31%, các tỉnh Đông Nam Bộ và Khu Bốn cũ chiếm 15%, Khu V và hai tỉnh Trị- Thiên chỉ chiếm 13%.
Thông báo 18/TB-TW ngày 22/10/1975 của bộ chính trị đã đánh giá kết quả cuộc thu đổi “ thu đổi tiền Nguỵ và phát hành ở Miền Nam đồng tiền mới của cách mạng là một thắng lợi lớn về kinh tế, chính trị, xây dựng nền tiền tệ độc lập tự chủ của nước ta. Chính quyền cách mạng nắm được tình hình tiền tệ để điều khiển hoạt động kinh tế để loại trừ âm mưu của bọn tay sai đế quốc và tư sản ngoại bắc”.
Sau lần đổi tiền này ta vẫn giữ chế độ lưu hành tiền riêng giữa hai miền Nam - Bắc, và do còn chênh lệch giá ở thị trường hai miền nên đã quyết định tỷ giá chênh lệch giữa hai đồng tiền( 0,8Nam=1 Bắc), trao đổi hàng hoá giữa hai miền được tiến hành qua hối đoái giữa hai đồng tiền.
Như vậy những ngày sau giải phóng mặc dù đã tiến hành thu đổi tiền nhưng tiền tệ ở nước ta chia làm hai khu vực Bắc-Nam trao đổi với nhau qua tỷ giá cố định tuy nhiên về bản chất chúng đều là công cụ của Đảng và nhà nước phục vụ cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
II. Giai đoạn khi đất nước thống nhất về mặt nhà nước ( sau 1976 ).
Sau khi đất nước thống nhất về phương diện nhà nước (tháng7/1976) nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa- Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam Miền Nam được hợp nhất thành hệ thống ngân hàng nhà nước duy nhất cả nước.
Giai đoạn 1976-1980 cũng là giai đoạn Đảng ta vạch ra kế hoạch 5 năm lần thứ hai đây là thời kỳ sôi động-thời kỳ hậu chiến lại phải giải quyết vấn đề chiến tranh biên giới-kinh tế chính trị nước ta đối mặt với nhiều vấn đề gay gắt mới.
Trong thời gian này thị trường tiền tệ đã thống nhất trên cả hai Miền vấn đề đặt ra là hoạt động ngân hàng phải được mở rộng phạm vi để có thể phục vụ kịp thời nhu câù vốn của từng đơn vị từng địa phương. Hoạt động tín dụng ngân hàng phản ánh thức trạng nền kinh tế quốc dân và nó đã bộc lộ nhiều hạn chế. Nhìn chung tín dụng còn mang tính bao cấp, lại vẫn bị buông lõng nhất là tín dụng vốn lưu động hiệu quả thấp kể cả sử dụng vốn vay nước ngoài. Vốn theo cơ chế kế hoạch hóa được phân bố theo mệnh lệnh hành chính nên việc đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho các ngành các xí nghiệp trung ương chưa gắn và nằm trong thế chiến lược phát triển kinh tế địa phương để đảm bảo tính cân đối đồng bộ mọi mặt trên từng vùng, nhiều công trình bỏ dở rất mất hiệu quả lãng phí đồng vốn bỏ ra. Chính những vấn đề bất cập đó đã làm quan hệ tiền-hàng ngày càng căng thẳng không nắm được hàng, không làm chủ đồng tiền, tác dụng kiểm soát bằng đồng tiền của ngân hàng nhà nước bị suy giảm.
Mặc dù Ngân Hàng Nhà Nước theo nghị quyết 32-CP ngày 11/2/1977 đã mở rộng phạm vi tín dụng vào tài sản cố định, đầu tư tín dụng xây dựng cơ bản đối với kinh tế quốc doanh; cải tiến phương pháp tín dụng ngắn hạn,thống nhất thể chế cho vay trong toàn quốc... Nhưng hiệu quả đem lại rất thấp. Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn do khan hiếm hàng hoá.
Trước tình hình đó, Đảng và nhà Nước ta đã ra nhiều nghị quyết, quyết định chỉ thị quan trọng thúc đẩy sản xuất “bung ra”. Nghị quyết Bộ Chính Trị số 26 ngày 23/6/1980 còn chỉ rõ:”Thiết lập và tăng cường sự kiểm soát của nhà nước đối với lưu thông tiền tệ nhất là khu vực kinh tế tư nhân. Biết tập trung và sử dụng đồng tiền để tổ chức lao động khai thác đất đai tận dụng thiết bị vật tư để có thể phát triển sản xuất,bảo đảm tăng dần phần tiền tệ lưu thông qua hệ thống Ngân Hàng Nhà Nước...”.
Giai đoạn 1981-1985 tình hình kinh tế và lưu thông tiền tệ tiếp tục diễn biến phức tạp.Ngân sách nhà nước bội chi ngày một tăng (năm 1981 so với năm 1980 gấp 34,3 lần ; trong ba năm 1982-1984 tăng bình quân 4,2%/năm và năm 1985 so với năm 1984 tăng gấp 22,8 lần). Bội chi tiền mặt tăng nhanh chóng (năm 1985 gấp 20 lần cuối năm 1980). Lạm phát tăng cao và ngày càng trầm trọng đã gây tác động xấu tới sản xuất, lưu thông và đời sống của nhân dân ta - giá cả ngày một gia tăng, các xí nghiệp quốc doanh nhảy vào thị trường tự do làm vấn đề tiền mặt trở nên gay gắt, công tác quản lý tiền hầu như bị vô hiệu hoá.
Trước thực trạng đó, Đảng và Nhà Nước cần phải nhanh chóng đưa ra những biện pháp đồng bộ kịp thời có tầm chiến lược để vực dậy nền kinh tế, ngăn chặn đà tăng của lạm phát. Cuộc thu đổi tiền 9/1985 là một trong những chính sách kinh tế lớn của Đảng và Nhà Nước ta. Giải pháp này đã giảm 26% tiền mặt lưu hành tuy nhiên các mục tiêu đặt ra đã không thể thực hiện được. Cuộc thu đổi với chính sách thiếu đồng bộ đã không thể thực hiện được vai trò của mình một cách trọn vẹn, giá cả có khựng lại đôi chút nhưng rồi dân chúng tiếp tục “đẩy tiền, mua hàng” làm đồng tiền sụt giá nghiêm trọng.
Trong lĩnh vực đối ngoại, Ngân Hàng Ngoại Thương đã mở rộng phạm vi hoạt động - giao lưu với nhiều ngân hàng từ nhiều quốc gia khác nhau. Việt Nam đã gia nhập quỹ tiền tệ quốc tế IMF, ngân hàng thế giới WB, ngân hàng châu á - Thái Bình Dương ADB và được nhận một số giúp đỡ trong cán cân thanh toán và tín dụng phát triển. Tuy nhiên sự cấm vận của Mỹ đã làm cho việc khai thác nguồn tài trợ mới gặp nhiều trở ngại, vẫn đề trả nợ là vấn đề thời sự nóng bỏng hàng ngày.
Một sự kiện đáng nhớ trong giai đoạn này đó là việc hội đồng Bộ Trưởng ra quyết định chuyển Ngân Hàng Kiến Thiết thuộc Bộ Tài Chính chuyển sang hệ thống Ngân Hàng Nhà Nước theo tên gọi mới là Ngân Hàng Đầu Tư và Xây Dựng. Như vậy từ đây hệ thống Ngân Hàng Nhà Nước đã hoàn chỉnh bao gồm ba ngân hàng chuyên nghiệp:
Ngân Hàng Ngoại Thương.
Ngân Hàng Đầu Tư và Xây Dựng.
Quỹ tiết kiệm XHCN.
Kể từ đây Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam (NHNNVN) quán xuyến mọi khâu của quá trình tái sản xuất mở rộng XHCN, từ khâu xây dựng cơ bản, sản xuất tiếp diễn trong khâu phân phối lưu thông,tiêu dùng, khép kín như một tổng thể, có khả năng và phải chủ động nghiên cứu các mặt cân đối tổng hợp của nền kinh tế và dự đoán ngân sách nhà nước trong một kế hoạch kinh tế thống nhất.
Tóm lại từ sau giải phóng Miền Nam hệ thống NHNNVN vẫn duy trì cơ chế một cấp, dưới sự chỉ đạo của chính phủ NHNNVN đã thực hiện những chính sách tiền tệ - tín dụng để ổn định kinh tế khắc phục hậu quả chiến tranh để lại. Mặc dù những đóng góp của Ngân Hàng Nhà Nước (NHNN) được đánh giá là không nhỏ nhưng những khó khăn vẫn còn chồng chất, lạm phát vẫn tăng nhanh (một trong những nguyên nhân là do - Ngân Hàng phải phát hành tiền để bù đắp bội chi ) đời sống nhân dân lao đao mất ổn định nghiêm trọng.
Bên cạnh đó những đợt điều chỉnh “ giá - lương - tiền” của chính phủ lại những sai lầm lớn nên vấn đề giá cả - mất cân đối hàng tiền càng trở nên gay gắt hơn bao giờ hết chính điều đó cũng gây lúng túng cho NHNN trong việc đưa ra giải pháp thích hợp. Điều kiện đất nước, tình hình quốc tế diễn ra phức tạp đòi hỏi Đảng Nhà Nước ta phải tìm ra bước đi lớn đúng đẵn để có thể giữ vững thành quả cách mạng đã giành được - vẫn đề đổi mới đất nước đặt ra bức xúc hơn bao giờ hết.
chương IV
Hệ Thống ngân hàng bước vào sự nghiệp đổi mới sau đại hội vi
I . Đại hội VI - và sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước.
Những nhược điểm sai lầm của cơ chế quản lý kinh tế theo mô hình kế hoạch hoá tập trung đã thể hiện rõ ràng chính điều đó với những khó khăn do khách quan đem lại đã đẩy đất nước ta vào cuộc khủng hoảng toàn diện và hết sức trầm trọng Đảng ta đã nhìn rõ sai lầm trong cơ chế quản lý, điều hành kinh tế do đó đổi mới cơ chế quản lý kinh tế đã được đặt ra.
Tháng 12 - 1986 đại hội Đảng VI đã kêu gọi toàn Đảng toàn dân phải triệt để “ đổi mới tư duy, phong cách, tổ chức và cán bộ ” và khẳng định: “chỉ có đổi mới thì mới thấy đúng và thấy hết sự thật, thấy những nhân tố mới để phát hiện những sai lầm và sửa chữa ”. Bằng những kinh nghiệm trong hơn 10 năm xây dựng CNXH ở cả hai miền và kinh nghiệm từ quá trình xây dựng, phát triển kinh tế của các nước trên thế giới đại hội đã rút ra một quan điểm: sử dụng quan hệ hàng hoá-tiền tệ trong kế hoạch hoá kinh tế quốc dân là một giải pháp phù hợp.
Sau đại hội VI - kinh tế hàng hoá Việt Nam bung ra với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế khác nhau, đất nước ta đã có cơ hội để phát triển hoà nhập kinh tế khu vực và quốc tế.
II Hệ thống ngân hàng bước vào sự nghiệp đổi mới.
Nền kinh tế bước vào giai đoạn đổi mới, nhiều ngành nghề đã đổi mới hoà nhập cơ chế mới-cơ chế thị trường-cơ chế đem lại không ít cơ hội nhưng cũng có vô vàn thách thức, cạnh tranh quyết liệt.
Đổi mới ngân hàng là vấn đề không đơn giản, nhất là trong hoàn cảnh nền kinh tế ở trạng thái lạm phát phi mã. Đảng ta xác định phương hướng đổi mới hoạt động ngân hàng: “ bên cạnh nhiệm vụ quản lý lưu thông tiền tệ của NHNN cần xây dựng hệ thống ngân hàng chuyên nghiệp kinh doanh tín dụng và dịch vụ, ngân hàng hoạt động theo chế độ hoạch toán kinh tế ” với đường lối chung là vậy cùng các nghị quyết trung ương 2,3,4 và các nghị quyết, quyết định khác đã hướng dẫn cụ thể cho sự đổi mới ngân hàng, trong giai đoạn mới cán bộ cốt cán ngân hàng phải tự tìm tòi tự trang bị những kiến thức mới có tính cách mạng về tổ chức, hoạt động ngân hàng.
Năm 1987-n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34555.doc