- Đô-la Mỹ được công nhận là phương tiện dự trữ và thanh toán quốc tế. Với tiêu chuẩn giá cả là 0,888671 gram vàng. Với giá vàng là 35 USD = 1 Ounce vàng.
- Mỹ và các hội viên IMF phải đảm bảo đổi tiền nước họ ra vàng cho các Ngân Hàng trung ương nước ngoài nếu là tiền trong quan hệ ngoại thương.
- Tư nhân không được đổi Đô-la ra vàng. Nếu giá vàng lên quá 35,2 USD/Ounce vàng thì Mỹ sẽ đưa vàng ra bán với giá 35 USD để ổn định giá vàng và ngược lại.
Với những nội dung thỏa thuận nêu trên, cho thấy hệ thống Bretton Woods thực chất là chế độ bản vị hối đoái vàng dựa trên Đô-la Mỹ, được gọi là chế độ bản vị Đô-la Mỹ. các quốc gia theo hệ thống này sẽ có được nguồn dự trữ của họ dưới dạng tiền tệ của một nước duy nhất (Đô-la Mỹ), và chỉ có nước đó mới thực sự theo hệ thống bản vị vàng.
+ Ưu điểm: tạo được cho các nước thành viên những lợi thế như
- Có thể tiết kiệm được vàng.
- Tiết kiệm các chi phí có liên quan tới việc chuyển dịch vàng trong quá trình thanh toán quốc tế.
- Dự trữ ngoại tệ có thể đem lại những khoản thu nhập nhất định trong khi dự trữ vàng không được hưởng thu nhập.
+Nhược điểm: Chế độ bản vị Đô-la đã tạo cho Mỹ độc quyền phát hành giấy bạc. Dựa vào đặc quyền này, Mỹ đã lợi dụng phát hành Đô-la giấy để chi tiêu cho quyền lợi riêng của bản thân và để chạy đua vũ trang. Bằng tiền giấy, Mỹ đã đầu tư ra nước ngoài hàng trăm tỷ Đô-la, do đó nạn lạm phát Đô-la giấy ngày càng trầm trọng, dẫn tới bùng nổ những cơn sốt vàng làm cho dự trữ vàng của Mỹ bị giảm sút ở mức nghiêm trọng. Dẫn tới một loạt các hệ quả nghiêm trọng.
Đến tháng 3/1968: Mỹ phải tuyên bố chế độ hai giá vàng. Tháng 8/1971: Mỹ tuyên bố đình chỉ đổi Đô-la ra vàng cho mọi đối tượng và phá giá Đô-la 7,89%. Tháng 2/1972: phá giá Đô-la 10%. Tháng 3/1972: thả nổi Đô-la, thả nổi giá vàng. Đến đây, sau hơn 25 năm tồn tại và phát triển, chế độ bản vị Đô-la đã thực sự sụp đổ hoàn toàn.
18 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 4273 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Lịch sử tiền tệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i ta thường coi như nó không có giá trị nội tại. Do đó trong điều kiện lưu thông các dấu hiệu giá trị, đặc biệt là tiền giấy, vai trò quản lí của Nhà nước, của ngân hàng trung ương là rất quan trọng, giúp cho việc hạn chế tiền giả và ổn định tiền tệ.
2.2. Căn cứ vào tính vật chất của tiền tệ
Có thể chia hình thái tiền tệ thành 2 loại: Tiền mặt và bút tệ
Tiền mặt là tiền vật chất, được quy định một cách cụ thể về hình dáng, kich thước, trọng lượng, màu sắc, tên gọi. Thế mạnh lớn nhất của tiền tệ là khả nhả năng thanh khoản cao nhất và nhanh nhất, nghĩa là có một sức mua có thể sử dụng được tức thì, mặc dù nó hoàn toàn không sinh lãi, thậm chí giá trị thực của nó có thể bị bào mòn trong trường hợp có lạm phát cao (nếu là dấu hiệu giá trị).
Tiền ghi sổ (bút tệ) là tiền tệ phi vật chất tồn tạidưới hình thức những con số, ghi trên tài khoản tại ngân hàng. Việc sử dụng đồng tiền ghi sổ được thực hiện bằng các bút toán ghi Nợ và Có trên các tài khoản tiền gởi tại ngân hàng.
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngân hàng, thanh toán bằng tiền mặt giảm dần, quá trình thanh toán được tập trungđại bộ phận qua ngân hàng thông qua các bút toán chuyển khoản hoặc thanh toán bù trừ trên tài khoản kí thác. Sự ra đời của tiền ghi sổ cùng với các phương tiện thanh toán như séc, lệnh chuyển tiền, giấy nhờ thu, tạo điều kiện đa dạng các hình thức thanh toán và phương tiện thanh toán tiết kiệm chi phí giao dịch vì có nhiều khoản thanh toán có thể bù trừ cho nhau thông qua ngân hàng, tăng cường hiệu quả kinh tế do tăng nhanh tốc độ lưu thông hàng hoá, giảm chi phí lưu thông tiền mặt như chi phí in ấn, chi phí phát hành, kiểm đếm, bảo đảm an toàntrong việc sử dụng đồng tiền, tạo điều kiện cho ngân hàng trung ương trong việc quản lý và điều tiết tiền tệ. Vì vậy,việc sử dụng tiền ghi sổ(tiền qua ngân hàng) ngày càng phát triển, trở thành xu hướng tất yếu của nền kinh tế thời đại. Đặc biệt sự phát triển không ngừng với tốc độ nhanh của công nghệ điện tử và tin học cũng như sự ứng dụng của chúng trong công nghệ ngân hàng, hứa hẹn một hệ thống than toán hiệu quả trong đó việc sử dụng công cụ điện tư trở nên phổ biến.
Hiện nay,ở những nước có nền kinh tế thị trường phát triển, trình độ công nghệ ngân hàng hiện đại, đổng tiển ghi sổ chiếm từ 90%-95% trong tổng số lượng tiền cung ứng .
Như vậy, sự phát triển của tiền ghi sổ đã làm cho tiền tệ nói chung trở nên mềm dẻo và đa dạng hơn vì nó có thể tồn tại dưới dạng hơn vì nó có thể tồn tại dưới dạng phi vật chất. Tuy nhiên cũng lưu ý rằng việc sử dụng tiền ghi sổ cũng không phải là không có những hạn chế, như: cần phải có thời gian để chuyển séc, thời gian cần thiết để có thể sử dụng số dư trên tài khoản, chi phí dàng cho việc xử lý các chứng từ thanh toán Do đó, sự phát triển của hệ thống ngân hàng, sự phát triển của công nghệ thanh toán qua ngân hàng là rất cần thiết và quan trọng.
II. Chế độ tiền tệ thế giới:
1. Chế độ song bản vị:
1.1. Khái niệm: là chế độ tiền tệ trong đó cũng một lúc có hai thứ kim loại (vàng, bạc) đóng vai trò làm vật ngang giá chung và là cơ sở của toàn bộ chế độ lưu thông tiền tệ của một nước. Bắt đầu xuất hiện ở Châu Âu vào khoảng thể kỷ 16 và kết thúc vào khoảng cuối thế kỷ 19.
1.2. Đặc điểm, hình thức:
+ Chế độ song bản vị bao gồm hai hình thức:
- Chế độ bản vị song song: tiền đúc bằng vàng và tiền đúc bằng bạc được lưu thông tự do theo giá thị trường.
- Chế độ bản vị kép: tiền đúc bằng vàng và tiền đúc bằng bạc được lưu thông theo tỷ giá bắt buộc do Nhà nước quy định (tỷ giá pháp định).
+ Đặc điểm:
- Mọi người được tự do đúc tiền vàng và tiền bạc.
- Tiền vàng và tiền bạc được tự do lưu thông trong phạm vi quốc gia và giữa các quốc gia với nhau.
1.3. Ưu – nhược điểm của chế độ song bản vị:
+ Ưu điểm:
- Thúc đẩy thương mại quốc tế diễn ra nhanh chóng.
- Trong lưu thông hàng hoá, việc sử dụng chế độ song bản vị có nhiều tiến bộ hơn so với thời kỳ nền kinh tế đổi chác hiện vật.
+ Nhược điểm:
- Nhà nước khó kiểm soát lượng vàng, bạc của mỗi quốc gia.
- Hai thước đo giá trị, hai hệ thống giá cả còn gây trở ngại trong việc tính toán và lưu thông hàng hoá.
* *Quy luật Gresham: “tiền xấu trục xuất tiền tốt ra khỏi lưu thông”. Tức là, tiền nào có giá trị danh nghĩa thấp hơn giá trị thực của nó trên thị trường dần dần bị quét khỏi lưu thông, nhường chỗ cho thứ tiền có giá trị danh nghĩa lớn hơn giá trị thực tế của nó. Nếu trong lưu thông chỉ còn một kim loại giữ vai trò làm tiền tệ thì điều đó cũng có nghĩa là chế độ song bản vị kết thúc nhường chỗ cho một chế độ bản vị mới.
2. Chế độ đơn bản vị:
2.1. Khái niệm:
Chế độ đơn bản vị là chế độ tiền tệ, trong đó lấy một thứ kim loại quý nào đó đóng vai trò là vật ngang giá chung và là cơ sở của toàn bộ chế độ lưu thong tiền tệ nước đó.
Trong lịch sử đã có những chế độ đơn bản vị cơ bản sau đây:
2.2. Chế độ bản vị bạc:
Chế độ đơn bản vị bạc là chế độ lưu thông tiền tệ lấy bạc làm cơ sở để xác định giá trị đồng tiền.
Chế độ đơn bản vị bạc đã tồn tại rất lâu tại nhiều quốc gia trong nhiều thế kỷ dưới chế độ phong kiến và trong thời kỳ đầu của chủ nghĩa tư bản. Tuy nhiên, bạc dần dần bị mất giá, gây nhiều khó khăn trong quá trình lưu thông hàng hóa nên các nước lần lượt loại bạc ra khỏi công dụng làm tiền tệ.
2.3. Chế độ bản vị vàng cổ điển:
Là chế độ tiền tệ trong đó vàng là thứ kim loại được chọn làm bản vị.
2.3.1. Hoàn cảnh ra đời:
Nước Anh, nước tư bản công nghiệp đầu tiên trên thế giới đã bỏ qua chế độ song bản vị mà đi thẳng từ chế độ bản vị bạc sang chế độ bản vị vàng từ cuối thế kỉ XVIII. Từ năm 1870 Đức cũng chuyển từ song bản vị sang bản vị vàng.
Đến cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX để phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của thời đại công nghiệp hóa, hầu hết các nước tư bản châu Âu và Bắc Mỹ cũng đã chuyển sang chế độ bản vị vàng. Trong khi trên một phần lớn diện tích thế giới ở cả ba châu lục: Á, Phi, Mỹ Latinh, các nước chậm phát triển vẫn duy trì chế độ bản vị bạc.
Ở Việt Nam, mãi đến năm 1931, Ngân hàng Đông Dương mới chuyển sang chế độ bản vị vàng nhưng là chế độ bản vị vàng cắt xén.
2.3.2. Đặc điểm:
Chế độ bản vị vàng cổ điển có 3 đặc điểm cơ bản sau đây:
Mọi người được tự do đúc tiền vàng theo tiêu chuẩn giá cả do Nhà nước quy định.
Tiền giấy được tự do đổi lấy vàng theo giá trị ghi trên giấy, từ đó hình thành tỷ giá hối đoái giữa các quốc gia. Ví dụ, trước chiến tranh thế giới 1USD có thể đổi được gần 1/20 lượng vàng, 1GBPcó thể đổi được gần 1/4 lượng vàng, nên tỷ giá hối đoái giữa GBP và USD là gần 5 đôla.
Vàng được tự do luân chuyển giữa các nước, nghĩa là vàng vừa là tiền tệ quốc gia, vừa là tiền tệ quốc tế.
Với những đặc trưng trên, chế độ bản vị vàng cổ điển có tác dụng tích cực đối với sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa:
Thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của nền sản xuất TBCN
Góp phần thúc đẩy sự phát triển của hệ thống tín dụng TBCN
Tạo điều kiện phát triển ngoại thương
Tuy nhiên, chế độ bản vị vàng cũng có những hạn chế của nó như:
Chính phủ các nước không còn kiểm soát được chính sách tiền tệ của mình vì lượng cung ứng tiền tệ của nước đó được xác định bởi các luồng vàng được di chuyển giữa các nước.
Chính sách tiền tệ trên toàn thế giới bị chi phối rất lớn bởi việc sản xuất vàng và việc phát hiện các mỏ vàng. Khi lượng vàng đủ cho lưu thông thì nền kinh tế phát triển tốt, không có lạm phát. Nhưng nếu lượng vàng cung ứng không ăn nhịp với tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ làm giá cả hàng hóa sụt giảm, ngược lại, nếu lượng cung ứng tiền vàng quá lớn sẽ làm giá cả hàng hóa tăng lên.
2.3.3. Sự sụp đổ của chế độ bản vị vàng cổ điển:
Nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự sụp đổ của chế độ bản vị vàng cổ điển chính là những hạn chế trong chính bản thân nó. Từ đầu thế kỉ XX, để chuẩn bị chiến tranh và cả tái thiết sau chiến tranh, họ mua quá nhiều hàng hóa, vũ khí đến mức không còn đủ vàng để trả và phải phát hành tiền giấy nhiều hơn là giới hạn được bảo đảm bằng vàng, đặt cược vào kết cục chiến tranh và thu bồi thường chiến tranh như nước Đức đã làm trong Chiến tranh Pháp-Phổ 1870. Đầu tiên, chính phủ các nước lớn ra sức tích trữ vàng, đình chỉ đổi tiền ngân hàng lấy vàng, đình chỉ xuất khẩu vàng, thực hiện chế độ bảo hộ mậu dịch... Chẳng hạn như Ngân hàng Anh không đổi tiền ra vàng kể từ năm 1914. Cho đến cuối Thế chiến, nước Anh ban hành hàng loạt các quy định sử dụng “tiền luật định” như nộp thuế, trả trợ cấp xã hội, thu chi chính phủ Tuy nhiên, hiệu quả của các chính sách ấy không như mong muốn vì các chính phủ phải chi tiêu quá nhiều. Lượng tiền mặt in ra quá nhiều làm xuất hiện lạm phát với quy mô khủng khiếp, như siêu lạm phát ở Đức với tỷ lệ lạm phát 1000% và sau 2 năm giá cả hàng hóa tăng 30 tỷ lần. Bên cạnh đó, luồng vàng di chuyển giữa các nước không đồng đều, 2/3 lượng vàng trên thế giới tập trung vào 5 nước lớn là Anh, Mỹ, Pháp, Đức, Nga, còn dự vàng các nước khác sụt giảm nghiêm trọng làm mất khả năng chuyển tiền giấy ra vàng. Chế độ bản vị vàng cổ điển sụp đổ, sau hơn 40 năm đem lại sự thịnh vượng cho các nước.
2.4. Chế độ bản vị vàng mới:
Cùng với sự sụp đổ của chế độ bản vị vàng cổ điển, lưu thông tiền tệ giữa các nước gặp nhiều khó khăn. Để có một chế độ tiền tệ ổn định, hàng loạt các cố gắng của các nước trong thập niên 1920 để quay trở lại bản vị vàng mà đi đầu là Mỹ năm 1919. Ở Anh quốc, với sự tư vấn của các nhà kinh tế học bảo thủ, đồng bảng trở lại bản vị vàng năm 1925 dưới thời Bộ trưởng Tài chính Winston Churchill dù ông làm việc này một cách miễn cưỡng. Bất kể giá vàng cao hơn và lạm phát nghiêm trọng sau Thế chiến thứ nhất chấm dứt chế độ bản vị vàng, Churchill đã trở lại bản vị vàng mức trước chiến tranh. Trong năm năm từ 1920 đến 1925, giá vàng bị hạn xuống dần tới mức trước chiến tranh, đồng nghĩa với nó là giảm phát của nền kinh tế. Tiếp theo đó là Thụy Sĩ, Pháp và các quốc gia Bắc Âu khác cũng lần lượt khôi phục lại chế độ bản vị vàng.
Tuy nhiên, hầu hết các nước lúc bấy giờ không còn đủ vàng để chế độ bản vị vàng theo kiểu cổ điển mà phải thực hiện chế độ bản vị vàng mới, không trọn vẹn hay còn gọi là chế độ bản vị vàng bị cắt xén. Chế độ bản vị vàng mới bao gồm chế độ bản vị vàng thoi và chế độ bản vị hối đoái vàng.
Những nước có dự trữ vàng lớn có khả năng chuyển đổi trực tiếp tiền lấy vàng thì thực hiện chế độ bản vị vàng thoi như Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nga điển hình là Anh. Ngân hàng Anh không đúc những đồng GBP bằng vàng nặng 7,31gr nữa mà chỉ đúc những thoi vàng lớn nặng 400 ounce. Người Anh nào muốn giữ vàng phải đem 1.700 GBP đến Ngân hàng Anh để đổi.
Những nước có lượng dữ trữ vàng hạn chế thì thực hiện chế độ bản vị hối đoái vàng, tức là chuyển đổi gián tiếp lấy vàng thoi thông qua quan hệ hối đoái với đồng GBP. Các nước muốn có vàng thoi phải bán hàng cho Anh đổi lấy GBP bằng giấy hoặc GBP trong tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Anh, rồi từ đó sẽ chuyển đổi ra vàng thoi. Ngân hàng Anh trở thành trung tâm tài chính, tiền tệ, tín dụng và thanh toán quốc tế của toàn thế giới, London trở thành thị trường vàng và ngoại hối lớn nhất thế giới.
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 làm cho hàng ngàn ngân hàng bị phá sản và hàng loạt ngân hàng rơi vào thế khủng hoảng, dẫn tới tâm lý lo sợ của công chúng, làn sóng đổi tiền giấy lấy vàng dâng lên ào ạt khiến các ngân hàng không còn đủ vàng để đáp ứng nhu cầu chuyển đổi. Những nước giữ nhiều GBP (đứng đầu là Pháp) đã dùng GBP để săn vàng của Anh làm cho dự trữ vàng của Anh cạn dần. Đến ngày 21/09/1931, Ngân hàng Anh phải đình chỉ đổi tiền giấy lấy vàng, tuyên bố chấm dứt chế độ bản vị vàng thoi. Không săn được vàng của Anh, các nước chuyển sang săn vàng của Mỹ. Chỉ trong một thời gian ngắn, Mỹ mất luôn 20% dự trữ vàng, Mỹ phải tuyên bố chấm dứt chế độ bản vị vàng vào năm 1933. Và các quốc gia khác cũng lần lượt buộc phải từ bỏ nó trong thời gian Đại khủng hoảng như ở Thụy Điển năm 1929, ở Bỉ vào tháng 3/1935, ở Pháp, Hà Lan, Thụy Sĩ vào tháng 10/1936
Ngay từ khi ra đời, chế độ bản vị vàng mới đã bộc lộ tính chất không ổn định nên khi cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 bùng nổ đã thật sự phá sập hệ thống tiền tệ dựa trên bản vị vàng thoi và bản vị hối đoái vàng. Đến đây, chế độ bản vị vàng mới hoàn toàn sụp đổ dưới mọi hình thức.
2.5. So sánh chế độ bản vị vàng cổ điển và chế độ bản vị vàng mới:
Chế độ bản vị vàng cổ điển là chế độ trong đó tiền giấy khả hoán được chuyển đổi thành vàng theo một định nghĩa chính thức. Ví dụ, vào năm 1930, 1USD = 1,504 gr vàng, 1FRF = 0,065gr vàng. Lượng tiền giấy phát hành luôn được đảm bảo bằng lượng vàng dự trữ. Trong chế độ tiền tệ này, mọi người được tự do đúc tiền, đổi tiền giấy hoặc vàng thoi lấy tiền vàng. Tiền tệ có giá trị trao đổi đúng bằng giá trị nội tại của nó. Giá trị thật sự của tiền đúng bằng giá trị ghi trên đồng tiền.
Trong chế độ bản vị vàng thoi, Nhà Nước hạn chế quyền tự do đổi tiền lấy vàng bằng cách chỉ cho chuyển đổi từ một khối lượng tối thiểu khá lớn, dưới hình thức vàng thoi. Tức là, vào thời kì này không còn tiền dưới hình thức những đồng tiền vàng mà chỉ có hình thức vàng thoi, tiền vàng không còn là phương tiện thanh toán chủ yếu trên thị trường nữa.
Còn chế độ bản vị hối đoái vàng là chế độ định nghĩa đơn vị tiền tệ quốc gia theo đơn vị tiền tệ của nước khác. Đơn vị tiền tệ của nước được chọn để định nghĩa lại theo chế độ kim bản vị. Ví dụ, Ấn Độ đã định nghĩa đồng Roupie theo đồng bảng Anh, đồng bảng Anh lại được định nghĩa theo bản vị vàng.
3. Chế độ ngoại tệ bản vị:
3.1. Hoàn cảnh:
Sự sụp đổ của chế độ bản vị vàng cùng với việc các quốc gia lần lượt bãi bỏ chế độ tiền giấy khả hoán, chuyển sang chế độ tiền giấy bất khả hoán gây nhiều khó khăn trong thương mại quốc tế.
Để hổ trợ cho hoạt động thanh toán quốc tế, thúc đẩy quá trình phát triển nền kinh tế quốc tế đòi hỏi phải thiết lập chế độ tiền tệ, với một thước đo, tiêu chuẩn chung giữa các quốc gia.
3.2. Khái niệm: là chế độ tiền tệ trong đó một nước quy định đơn vị tiền tệ của mình theo một ngoại tệ nhất định (thường là ngoại tệ mạnh). Có nhiều loại chế độ ngoại tệ bản vị, tồn tại đan xen nhau.
Chế độ ngoại tệ bản vị bao gồm những hình thức chủ yếu sau:
3.2.1. Chế độ tiền tệ theo khu vực: giai đoạn này, các nước đều phá giá tiền tệ của họ để canh tranh xuất khẩu và giành giật thị trường tiêu thụ hàng hoá. Để có thể đứng vững trong cạnh tranh, các nước đã tự tập họp thành các khu vực tiền tệ. mỗi khu vực do một nuớc lớn cầm đầu đối địch với các nước khác.
Khu vực tiền tệ
Các quốc gia sử dụng
Khu vực bảng Anh
Anh và các nước thuộc địa, nửa thuộc địa, các nước có mối quan hệ mật thiết với Anh về thương mại, tài chính như: Ai Cập, I Rắc, Thái Lan, Bồ Đào Nha, Đan Mạch
Khu vực Đô-la Mỹ
Do Mỹ cầm đầu bao gồm: Mỹ, Canada và các nước ở Châu Mỹ LaTinh
Khu vực Frăng Pháp
Do Pháp cầm đầu bao gồm Pháp và các nước thuộc địa của Pháp ở Châu Âu và Châu Phi
Khu vực đồng Rouble
Liên Xô (cũ) và các nước theo Chủ Nghĩa Xã Hội
+ Đặc điểm:
- Phần lớn dự trữ ngoại hối của các nước thành viên được tập trung vào ngân hàng của các nước cầm đầu.
- Quan hệ tiền tệ giữa tiền tệ của các nước cầm đầu khu vực tiền tệ với tiền tệ của các nước thành viên được thực hiện theo một tỷ giá hối đoái nhất định.
- Phần lớn thanh toán quốc tế của các nước trong khu vực tiền tệ được thực hiện bằng tiền tệ của nước cầm đầu khu vực tiền tệ.
* Chế độ tiền tệ theo khu vực hình thành và phát triển từ năm 1933 và kết thúc vào năm 1939 do cuộc đại chiến tranh thế giới thứ II làm cho tình hình kinh tế chính trị và tài chính của các nước ngày càng xấu đi, phong trào giải phóng dân tộc dâng cao đã làm tan rã khối thuộc địa, do đó kéo theo sự sụp đổ của các khu vực tiền tệ.
3.2.2. Chế độ bản vị Đô-la Mỹ (1945-1973):
+ Hoàn cảnh ra đời: trong khi cả thế giới bị đổ nát, kiệt quệ và thiếu thốn do cuộc đại chiến II thì Mỹ lại là nước duy nhất không bị chiến tranh tàn phá, mà ngược lại đã trở nên giàu có vượt bậc. Tháng 7/1944, Mỹ triệu tập hội nghị tài chính tiền tệ quốc tế ở Bretton-woods với sự tham gia của 44 nước trên thế giới. Mục đích của hội nghị: triển khai hệ thống tiền tệ quốc tế mới, thúc đẩy thương mại quốc tế và sự phồn vinh sau chiến tranh. Hội nghị đã đi tới thoả thuận và ký kết một hiệp định mang tên hệ thống Bretton Woods với 3 nội dung chủ yếu:
- Các nước đồng ý và cam kết giữ tỷ giá trao đổi giữa đồng tiền nước mình với đồng tiền nước khác ổn định. Duy trì sự biến động của tỷ giá trong phạm vi biên độ biến động cho phép 1% so với tỷ giá chính thức.
- Thành lập quỹ tiền tệ quốc tế (IMF).
- Tỷ giá trao đổi cố định giữa các đồng tiền quốc gia được tính thông qua bản vị vàng thế giới được chuẩn hoá và cố định.
*Theo hiệp định Bretton Woods:
- Đô-la Mỹ được công nhận là phương tiện dự trữ và thanh toán quốc tế. Với tiêu chuẩn giá cả là 0,888671 gram vàng. Với giá vàng là 35 USD = 1 Ounce vàng.
- Mỹ và các hội viên IMF phải đảm bảo đổi tiền nước họ ra vàng cho các Ngân Hàng trung ương nước ngoài nếu là tiền trong quan hệ ngoại thương.
- Tư nhân không được đổi Đô-la ra vàng. Nếu giá vàng lên quá 35,2 USD/Ounce vàng thì Mỹ sẽ đưa vàng ra bán với giá 35 USD để ổn định giá vàng và ngược lại.
Với những nội dung thỏa thuận nêu trên, cho thấy hệ thống Bretton Woods thực chất là chế độ bản vị hối đoái vàng dựa trên Đô-la Mỹ, được gọi là chế độ bản vị Đô-la Mỹ. các quốc gia theo hệ thống này sẽ có được nguồn dự trữ của họ dưới dạng tiền tệ của một nước duy nhất (Đô-la Mỹ), và chỉ có nước đó mới thực sự theo hệ thống bản vị vàng.
+ Ưu điểm: tạo được cho các nước thành viên những lợi thế như
- Có thể tiết kiệm được vàng.
- Tiết kiệm các chi phí có liên quan tới việc chuyển dịch vàng trong quá trình thanh toán quốc tế.
- Dự trữ ngoại tệ có thể đem lại những khoản thu nhập nhất định trong khi dự trữ vàng không được hưởng thu nhập.
+Nhược điểm: Chế độ bản vị Đô-la đã tạo cho Mỹ độc quyền phát hành giấy bạc. Dựa vào đặc quyền này, Mỹ đã lợi dụng phát hành Đô-la giấy để chi tiêu cho quyền lợi riêng của bản thân và để chạy đua vũ trang. Bằng tiền giấy, Mỹ đã đầu tư ra nước ngoài hàng trăm tỷ Đô-la, do đó nạn lạm phát Đô-la giấy ngày càng trầm trọng, dẫn tới bùng nổ những cơn sốt vàng làm cho dự trữ vàng của Mỹ bị giảm sút ở mức nghiêm trọng. Dẫn tới một loạt các hệ quả nghiêm trọng.
Đến tháng 3/1968: Mỹ phải tuyên bố chế độ hai giá vàng. Tháng 8/1971: Mỹ tuyên bố đình chỉ đổi Đô-la ra vàng cho mọi đối tượng và phá giá Đô-la 7,89%. Tháng 2/1972: phá giá Đô-la 10%. Tháng 3/1972: thả nổi Đô-la, thả nổi giá vàng. Đến đây, sau hơn 25 năm tồn tại và phát triển, chế độ bản vị Đô-la đã thực sự sụp đổ hoàn toàn.
3.2.3. Chế độ tiền tệ tập thể:
a) SDR (Special Drawing Right):
Tháng 1/1970, IMF đã phát hành SDR (được gọi là “Quyền rút vốn đặc biệt” ) nhằm thiết lập chế độ tiền tệ quốc tế lấy đồng tiền tập thể thay cho vàng. Với SDR cho phép quốc gia sở hữu có được quyền ưu tiên trao đổi trong nội bộ IMF để lấy ngoại tệ mạnh.
Thực chất của SDR là đồng tiền ghi sổ, đại biểu của một “rổ tiền tệ” gồm các đồng tiền mạnh. SDR được phân bổ cho các nước thành viên của IMF dùng để trao đổi giao dịch với nhau hoặc với IMF. Các nước có thể sử dụng SDR cũng như vàng và các ngoại tệ trong quan hệ thanh toán quốc tế.
b) ECU (European Currency Unit), EURO
Năm 1957, Cộng Đồng Kinh Tế Châu Âu (European Economic Community- EEC) được thành lập theo hiệp ước Rome. Đến năm 1979, thiết lập Hệ Thống Tiền Tệ Châu Âu - EMS. Vào những năm 1986-1987, EEC bắt đầu phát hành trái phiếu, dưới hình thức một loại tiền của Châu Âu, được gọi là ECU
ECU là đồng tiền ghi sổ, được thiết lập theo tỷ trọng các đồng tiền thành viên của liên minh Châu Âu- EU. Cơ sở xác định tỷ trọng cho mỗi đồng tiền thành viên dựa trên GNP và thị phần về mậu dịch của mỗi nước trong nội bộ EU.
Tháng 12/1995, Hội đồng châu âu nhất trí tên của đơn vị tiền tệ chung của liên minh là EURO. Tháng 1/1999, Liên Minh Tiền Tệ Châu Âu bắt đầu đi vào hoạt động cùng với việc thực hiện chính sách tiền tệ thống nhất trong khu vực. Đồng EURO được chính thức lưu hànhtrong nội bộ EU dưới dạng tiền ghi sổ (bút tệ). 1/7/2002, phát hành tiền giấy EURO vào lưu thông dần dần thay thế các đồng tiền quốc gia. Các nước sử dụng đồng EURO hy vọng rằng đây sẽ là đồng tiền quốc tế mạnh, là đối thủ cạnh tranh của Đô-la Mỹ, và sẽ được sử dụng rộng rãi trong các giao dịch tài chính quốc tế.
III. Chế độ tiền tệ ở Việt Nam:
Thời kì Bắc thuộc:
Căn cứ vào những đồng tiền thu được khi tiến hành khảo cổ, từ thời Bắc thuộc tiền đồng Trung quốc đã được sử dụng ở Việt Nam như tiền Hán nguyên thông bảo của nhà Hán, đồng Khai nguyên thông bảo của nhà Đường. Bên cạnh đó, những đĩnh vàng, đĩnh bạc của Trung quốc cũng được lưu hành. Ngoài những đĩnh vàng, đĩnh bạc, tiền tệ Việt Nam chủ yếu là tiền đồng, tiền kẽm:
1.1. Thời Đinh, Lê: Đinh Tiên Hoàng cho đúc tiền đồng hiệu Thái bình thông bảo sau đó Lê Đại Hành cho đúc tiền đồng Thiên phúc trấn bảo.
1.2. Thời Lý: dưới triều vua Lý Thái Tông, tiền đồng có hiệu Minh đạo thông bảo, sang đến triều Lý Thần Tông, tiền đồng hiệu là Thuận thiên thông bảo.
1.3. Thời Trần, Hồ: các triều vua cũng cho đúc tiền đồng, đến đời Trần Minh Tông (1323) thì chuyển sang đúc tiền kẽm, tuy nhiên do tiền kẽm sử dụng không được thuận tiện nên nhanh chóng bị bãi bỏ. Dưới triều vua Trần Thuận Tông, Hồ Quý Ly chấp chính đã bắt đầu cho phát hành tiền giấy gọi là Thông bảo hội sao. Tiền giấy Thông bảo hội sao có các loại mệnh giá sau: 1 quan vẽ rồng, 30 đồng vẽ sóng nước, 10 đồng vẽ cây đào, 5 tiền vẽ chim phượng, 3 tiền vẽ kỳ lân, 2 tiền vẽ rùa, 1 tiền vẽ mây. Dân cư có tiền cũ phải nộp hết vào kho của Nhà nước và cứ 1 quan tiền đồng đổi thành 1 quan 2 tiền giấy, ai tàng trữ sẽ bị tử hình nhằm loại bỏ hẳn tiền đồng và bắt buộc sử dụng tiền giấy nhưng nó chỉ tồn tại 4 năm từ 1400 đến 1404, đến 1405 lại trở về sử dụng bằng chất liệu tiền đồng và tiền kẽm.
1.4. Thời Lê, Mạc: trải qua giai đoạn bị nhà Minh đô hộ, khi Lê Thái Tổ lật đổ ách thống trị của nhà Minh và lên ngôi vua, tiền đồng trong nước không còn, ông cho đúc tiền đồng Thuận thiên thông bảo và quy định 1 tiền bằng 50 đồng. Triều vua Lê Thái Tông đúc tiền đồng hiệu Thiệu bình và quy định 1 tiền bằng 60 đồng. Năm 1528, Mạc Đăng Dung cho đúc tiền kẽm và cả tiền sắt, đến năm 1658, tiền kẽm và tiền sắt bị cấm sử dụng. Dưới triều vua Lê Hiển Tông (niên hiệu Cảnh Hưng), do những cuộc nội chiến liên miên tốn kém chi phí nên nhà vua cho mở rất nhiều sở đúc tiền để đúc tiền kẽm. Năm 1726 (Cảnh Hưng thứ 37), tiền đồng niên hiệu Cảnh Hưng thuận bảo lại được đúc từ binh khí và đại bác bằng đồng không sử dụng nữa.
1.5. Thời Nguyễn: Sau khi lên ngôi, vua Gia Long cho mở các sở đúc tiền ở Bắc thành, Gia Định để đúc tiền đồng Gia Long thông bảo. Các triều vua sau của nhà Nguyễn tiếp tục đúc tiền đồng và có lúc đúc cả tiền kẽm. Để trao đổi mua bán những tài sản lớn, phải sử dụng khối lượng tiền đồng, tiền kẽm không tiện, năm Gia Long thứ 11 (1812) bắt đầu đúc bạc đĩnh 1 lạng (1 lạng bạc = 2 quan 8 tiền), đĩnh bạc 10 lạng ( trên có khắc niên hiệu, năm đúc, nơi đúc) và các đĩnh vàng, sử dụng song song với tiền đồng. Vàng được định giá gấp 17 lần bạc và mỗi lạng bạc giá 2 quan 3 tiền đồng.
2. Thời kì Pháp thuộc:
Từ 1858 đến 1875 khi chưa có Ngân hàng Đông Dương (NHĐD) thì trên đất Việt sử dụng đồng thời nhiều loại tiền khác nhau: Tiền Frăng của Pháp, tiền Mêxicô, tiền “Liên hiệp Pháp”, tiền Trung Quốc... Tiền tệ do chính quyền trong giai đoạn này lấy bạc làm bản vị nhưng những đồng tiền của các triều vua nhà Nguyễn vẫn được lưu hành chủ yếu ở các vùng nông thôn mặc dù bất hợp pháp. Tiền đúc lúc đầu có đồng bạc Mexico nặng 27 gam 073 (độ tinh khiết 902 phần nghìn), sau đó là đồng bạc Đông Dương được đúc ở Pháp nặng 27 gam (độ tinh khiết 900 phần nghìn).
Từ 1875 khi NHĐD thành lập thì dân ta sử dụng tiền Đông Dương mang bản vị bạc. Tiền giấy thời kỳ này được Ngân hàng Đông Dương phát hành và có thể đem đến ngân hàng đổi thành bạc,1 đồng bạc Đông Dương = 24,4935 gram bạc nguyên chất, năm 1895, con số này giảm xuống còn 24,3. Giấy bạc Đông Dương đã được lưu hành đầu tiên ở Việt Nam, từ Nam kỳ lục tỉnh. Sau khi chiếm xong Nam kỳ lục tỉnh, Tổng thống Pháp ra sắc lệnh ra ngày 5 tháng 7 năm 1881 bắt buộc phải dùng đơn vị tiền tệ là đồng bạc Đông Dương trong việc lập ngân sách, kể từ niên khóa 1882, mọi việc thu chi đều phải dùng đơn vị tiền tệ do Ngân hàng Đông Dương phát hành.
Ngày 25 tháng 8 năm 1883, Pháp buộc triều đình Huế của Việt Nam phải cho lưu hành khắp Trung kỳ và Bắc kỳ loại tiền do Ngân hàng Đông Dương phát hành. Trong phạm vi cả nước, 3 loại tiền cùng tồn tại và lưu hành: Tiền Việt Nam (tiền, quan tiền - tiền đồng, tiền kẽm), đồng bạc Mexico (tức đồng bạc hoa xòe), và giấy bạc Đông Dương. Năm 1885, tiền đồng trị giá 1 xu, tiền bằng bạc trị giá 10, 20, 50 xu, và 1 đồng được phát hành. Tiếp theo là các đồng trinh bằng đồng đục lỗ phát hành năm 1887. Năm 1892, Ngân hàng Đông Dương phát hành các tờ 1 đồng, năm sau là các tờ tiền 5, 20, và 100 đồng. Năm 1895, các đồng xu bằng bạc bị giảm khối lượng, do giảm tỉ lệ tiền so với bạc. Từ năm 1896, đồng 1 xu cũng có lỗ. Một sắc lệnh ngày 16 tháng 5 năm 1900 cho phép Ngân hàng Đông Dươ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 8001.doc