Bình luận quan điểm “Liên minh châu Âu là mô hình hợp tác khu vực thành công nhất thế giới hiện nay”.
Lăm mươi ba năm trước, ngày 25/3/1957, tại Rome khi sáu nước (Tây Đức, Pháp, Italy, Bỉ, Hà Lan, Luxembourg) ký hiệp ước thành lập Cộng đồng Kinh tế Châu Âu (EEC), có lẽ không ai ngờ rằng “Dự án Châu Âu” lại thành công đến vậy. Sau bài học lịch sử của Thế chiến thứ 2, Hiệp ước Rome là một nỗ lực nhằm liên kết những kẻ thù trong chiến tranh vào một chương trình hợp tác kinh tế để đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, cũng như tạo dựng môi trường, thể chế thuận lợi cho tăng trưởng và phục hồi nền kinh tế bị tàn phá nặng nề. Qua 53 năm, nhìn chung mô hình này đã chứng tỏ hiệu quả trong việc đạt được mục tiêu kép mà những kiến trúc sư của nó đặt ra.
4 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3038 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Liên minh châu Âu là một mô hình hợp tác chưa từng có tiền lệ và là mô hình hợp tác khu vực thành công nhất thế giới hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xu hướng liên kết thành các tổ chức khu vực và toàn cầu của các quốc gia trên thế giới hiện nay diễn ra mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Trong đó, Liên minh Châu Âu là một mô hình liên kết khu vực thành công tiêu biểu nhất. Trong khi thế giới hiện nay xảy ra nhiều vấn đề mà không một quốc gia nào có thể đơn phương giải quyết được thì sự hợp tác giữa các quốc gia Châu Âu dường như là lựa chọn đúng đắn và sẽ giúp cho các quốc gia này trở thành một siêu cường trên thế giới. Vì vậy, đã có những quan điểm cho rằng “Liên minh châu Âu là một mô hình hợp tác chưa từng có tiền lệ và là mô hình hợp tác khu vực thành công nhất thế giới hiện nay”. Trong bài viết này, em xin bình luận quan điểm trên.
Giới thiệu về Liên minh Châu Âu
Liên minh Châu Âu (European Union - EU) là một tổ chức liên chính phủ của các nước Châu Âu, hiện nay gồm 27 quốc gia thành viên. Liên minh được chính thức thành lập năm 1992 theo Hiệp ước về Liên minh Châu Âu (Hiệp ước Maastritch)
Liên minh Châu Âu là một thể chế đa phương, hội đủ các yếu tố để trở thành nhà nước liên bang rộng lớn. Nó là tập hợp của các quốc gia mạnh về kinh tế, khoa học, tài chính, quân sự, chính trị có ảnh hưởng lớn đến quan hệ quốc tế. Hiện nay EU đang là một trung tâm chính trị, thương mại, kinh tế, tài chính lớn trên thế giới.
Liên minh Châu Âu có mục tiêu cơ bản và lâu dài là thống nhất cả châu lục về kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh dựa trên các nguyên tắc và quy định chung cho cả khối. EU đã không ngừng phát triển đóng vai trò quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực của thế giới nói chung và các nước thành viên nói riêng.
Bình luận quan điểm “Liên minh châu Âu là một mô hình hợp tác chưa từng có tiền lệ”
Bình luận quan điểm “Liên minh châu Âu là mô hình hợp tác khu vực thành công nhất thế giới hiện nay”.
Lăm mươi ba năm trước, ngày 25/3/1957, tại Rome khi sáu nước (Tây Đức, Pháp, Italy, Bỉ, Hà Lan, Luxembourg) ký hiệp ước thành lập Cộng đồng Kinh tế Châu Âu (EEC), có lẽ không ai ngờ rằng “Dự án Châu Âu” lại thành công đến vậy. Sau bài học lịch sử của Thế chiến thứ 2, Hiệp ước Rome là một nỗ lực nhằm liên kết những kẻ thù trong chiến tranh vào một chương trình hợp tác kinh tế để đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, cũng như tạo dựng môi trường, thể chế thuận lợi cho tăng trưởng và phục hồi nền kinh tế bị tàn phá nặng nề. Qua 53 năm, nhìn chung mô hình này đã chứng tỏ hiệu quả trong việc đạt được mục tiêu kép mà những kiến trúc sư của nó đặt ra.
Nếu như Châu Âu đã trải qua hai cuộc chiến tranh thế giới tàn khốc và một thời kỳ suy thoái trong vòng 53 năm trước khi Hiệp ước Rome ra đời, thì 53 năm gần đây lại là thời kỳ ổn định và hưng thịnh chưa từng có trong lịch sử cận đại của khu vực.
Liên minh Châu Âu (EU) là một phức hợp chính trị đặc biệt bao gồm nhiều thiết chế được hình thành theo các phương pháp khác nhau và hoạt động theo những nguyên tắc chuyên biệt nhưng lại gắn kết với nhau một cách chặt chẽ. Các thể chế của EU không tự nhiên ra đời, mà là sản phẩm của một quá trình vận động và phát triển liên tục hơn năm mươi năm nhằm duy trì hòa bình, ổn định và thúc đẩy phát triển, thịnh vượng trên mảnh đất châu Âu vốn đầy mâu thuẫn và xung đột. Tuy không phải là một quốc gia, nhà nước truyền thống, EU dần phát triển trở thành chủ thể quan trọng trong nền chính trị quốc tế, với vai trò và tầm ảnh hưởng ngày một gia tăng. Sở dĩ EU là một mô hình hội nhập thành công nhất trong lịch sử bởi trong suốt quá trình tồn tại và phát triển, hệ thống các thiết chế luôn được phát triển và bổ sung hướng đến mục tiêu xây dựng một châu Âu “thống nhất trong đa dạng”.
Sức thu hút và sự thành công của EU cũng chính vì nó xây dựng được một không gian kinh tế ổn định và hợp tác, tạo điều kiện cho các nước thành viên (đặc biệt là các nước nghèo) phát triển mà ví dụ điển hình là Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Ireland. Sự liên kết giữa các quốc gia đã tạo ra một thị trường chung rộng lớn, xóa bỏ mọi rào cản cho lưu thông hàng hóa và vốn. Từ năm 2002, EU có đồng tiền chung chính thức lưu hành – đồng Euro – thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động thương mại và đầu tư. Việc di chuyển qua biên giới các nước thành viên cũng hoàn toàn tự do, góp phần không nhỏ cải thiện môi trường kinh doanh và thị trường lao động.
Sau 53 năm hình thành và phát triển, Liên minh châu Âu (EU) được đánh giá là mô hình liên kết khu vực thành công nhất trên thế giới, năm 2008 chiếm 30% GDP, 41% thương mại và 43% đầu tư toàn cầu, EU thật sự trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học và công nghệ hàng đầu thế giới. Là nơi tập trung 3 trong số 5 thị trường tài chính lớn nhất thế giới, EU cũng là nhà tài trợ lớn nhất thế giới, cung cấp tới 70% tài trợ nhân đạo toàn cầu. Về đối ngoại, EU cũng có rất nhiều cố gắng để phát huy vai trò và tiếng nói độc lập, xây dựng và có trách nhiệm của mình đối với phần còn lại của Châu Âu và thế giới, đặc biệt là trong việc giải quyết các điểm nóng như ở Trung Đông, châu Phi. Uỷ ban châu Âu (EC) vừa công bố một kế hoạch đầy tham vọng nhằm hiện đại hóa thị trường chung của EU, tiến tới nhất thể hóa về kinh tế, tiền tệ và chủ trương xây dựng EU thành khu vực mạnh nhất thế giới, có chính sách chung về đối ngoại và quốc phòng.
Sự thành công của EU như một mô hình nhất thể hoá khu vực đang được quan tâm nghiên cứu và học hỏi bởi các liên minh khu vực khác, nhất là ASEAN.
Quan hệ giữa EU và Việt Nam
Trong giai đoạn hiện nay, Liên minh Châu Âu ngày càng khẳng định vai trò là một trung tâm thương mại hàng đầu thế giới, quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và EU trong những năm vừa qua có bước phát triển đáng khích lệ và mở ra triển vọng hợp tác trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là từ sau khi hai bên chính thức kí hiệp định khung hợp tác kinh tế thương mại. Kim ngạch buôn bán hai bên đạt 3,5 tỷ USD năm 1996, tăng 30% so với năm 1995. EU xuất khẩu sang Việt Nam chủ yếu là hàng công nghệ, máy móc, phụ tùng, tân dược, hóa chất, hàng điện tử… Việt Nam xuất khẩu sang EU chủ yếu là hàng dệt may, giày dép, thủy sản và một số loại hàng khác. Về cán cân thương mại với thị trường này, hiện Việt Nam có chủ trương tăng kim ngạch buôn bán với Châu Âu nói chung và EU nói riêng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Liên minh châu Âu là một mô hình hợp tác chưa từng có tiền lệ và là mô hình hợp tác khu vực thành công nhất thế giới hiện nay.doc