Tiểu luận Loại hình sản xuất và phương pháp tổ chức sản xuất phù hợp trong doanh nghiệp

MỤC LỤC

A. LỜI MỞ ĐẦU 1

B. NỘI DUNG 2

I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT. 2

1. Loại hình sản xuất là gì ? 2

2. Một số loại hình sản xuất trong doanh nghiệp.

2.1 Loại hình sản xuất thủ công :

2.2 Loại hình sản xuất dựa trên máy móc: 2

II/ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP. 3

1. Phương pháp tổ chức sản xuất dây chuyền. 3

2. Phương pháp tổ chức sản xuất theo nhóm. 5

3. Phương pháp tổ chức sản xuất hàng loạt. 6

C. KẾT LUẬN 8

 

doc10 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6082 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Loại hình sản xuất và phương pháp tổ chức sản xuất phù hợp trong doanh nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a.lời mở đầu. Trong giai đoạn nền kinh tế phát triển như hiện nay, Việt Nam đang từng bước hình thành và phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây sẽ là một bước ngoặt quan trọng cho sự phát triển của nước nhà. Còn là một điều kiện rất thuận lợi cho các doanh nghiệp tự do kinh doanh và sản xuất, đồng thời có cơ hội tiếp xúc và học tập những công nghệ, kỹ thuật tiên tiến cùng mô hình tổ chức sản xuất và phương pháp sản xuất mới, hiện đại trên thế giới. Để có được những thành công và phát triển lâu dài thì khâu sản xuất hiện đang là một vấn đề nóng bỏng đang được nhiều cấp lãnh đạo quan tâm nhất. Bởi vì khâu sản xuất nó mang tính quyết đinh đến sự phát triển và cạnh tranh cũng như sự tồn tại của doanh nghiệp. Nói cách khác sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao thì doanh nghiệp sẽ đứng vững và phát triển trên thị trường, còn hiệu quả thấp thì doanh nghiệp sẽ bị thất bại và có nguy cơ dẫn đến phá sản. Vậy cần phải có những biện pháp sản xuất như thế nào để phù hợp với một doanh nghiệp: " Loại hình sản xuất và phương pháp tổ chức sản xuất phù hợp trong doanh nghiệp " Một phương pháp sản xuất khoa học, hợp lý sẽ tạo ra nền móng vững chắc cho hoạt động của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp hoàn thành mục tiêu một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất. Thực tế đã chứng minh rằng: với cùng điều kiện doanh nghiệp nào có bộ máy sản xuất tốt hơn, hoạt động hiệu quả hơn thì kết quả thu được sẽ cao hơn. Điều đó lại khẳng định lại một lần nữa về tầm quan trọng của khâu sản xuất trong một doanh nghiệp. Do trình độ và thời gian có hạn cho nên bài viết này khó tránh khỏi những thiếu sót. Vậy kính mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô giáo, để bài viết sau của em đạt được kết quả cao hơn. b. nội dung I/ cơ sở lý luận chung về tổ chức sản xuất. 1. loại hình sản xuất là gì ? Loại hình sản xuất là những công đoạn làm việc, những phương pháp làm việc khác nhau của một doanh nghiệp. Loại hình sản xuất là quá trình làm việc được áp dụng trực tiếp vào các doanh nghiệp, làm sao cho quá trình này phù hợp và thích ứng khâu sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp đó. 2. Một số loại hình sản xuất trong doanh nghiệp. Trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay thì khâu sản xuất hiên đang còn gặp nhiêu khó khăn, chính vì thế cẩn phải có đội ngũ cán bộ thực sự có tài để gánh vác trọng trách của doanh nghiệp mình, họ cần phải biết tìm ra cho mình những loại hình sản xuất nào để cho phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp mình. Trên thực tế thì có rất nhiều loại hình sản xuất: 2.1 Loại hình sản xuất thủ công : Đây là một loại hình sản xuất rất phổ biến ở nước ta. Đó là loại hình sản xuất đỏi hỏi người lao động cần phải khéo léo và có con mắt thẩm mỹ đến sản phẩm của mình. Loại hình này thường được các nghệ nhân tạo ra với giá trị thẩm mỹ cao và đầu tư nhiều thời gian vào sản phẩm. Nhưng đây lại là một trong những mặt hàng mang tính truyền thống. Bởi vì người sản xuất ra sản phẩm đó rất ít, họ phải trải qua một quá trình học tập và nghiên cứu sáng tạo để sản phẩm được hoàn thiện. Bù lại sản phẩm mang tính xuất khẩu cao.Loại hình sản xuất thủ công của các doanh nghiệp hiện đang dần có được sự giúp đỡ của các máy móc và công nghệ hện đại. 2.2 Loại hình sản xuất dựa trên máy móc: Trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá như hiện nay, loại hình sản xuất dựa trên máy móc là một hình thức sản xuất phù hợp vì tốc độ sản xuất của loại hình này mang lại một hiểu quả đột phá trong nhân loại. Trong các doanh nghiệp thì nguồn nhân công là không thể thiếu, nhưng các thiết bị máy móc cũng rất quan trọng. Nếu một doanh nghiệp có sự đầu tư đúng đắn và biết cách xây dựng hệ thống máy móc một cách quy củ thì hiệu quả sản xuất sẽ rất cao. Máy móc sẽ ngày dần thay thế con người để tạo ra những sản phẩm mà có lẽ con người không thể làm được. Để doanh nghiệp bền vững và phát triển thì cần phải nâng cấp và không ngừng cải tiến hệ thống máy móc. Việc sản xuất sẽ gây ảnh hưởng và làm hao mòn đến máy móc. Bởi vậy cần phải chú trong và có những phương pháp cụ thể vào việc điều hành hệ thống sản xuất, để làm sao tiết kiệm được tối đa thời gian máy chạy. II/ Một số phương pháp tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp. 1. Phương pháp tổ chức sản xuất dây chuyền. Sản xuất hàng hoá theo dây chuyền là sản xuất liên tục với một tốc độ định trước .Phương pháp dây chuyền đòi hỏi sản phẩm chuyển động không ngừng từ công đoạn này sang công đoạn khác, không dừng lại để kiểm tra tại một điểm nào đó trong quá trình sản xuất . Mục tiêu hàng đầu của quản lý nguồn nhân lực là giúp công ty lựa chọn số người phù hợp vào đúng vị trí và đúng thời điểm nhằm hoàn thành các mục tiêu của công ty. -Cần phải tuyển dụng công nhân có sức khoẻ có trình độ tay nghề cao đủ để có thể đứng máy - Tăng cường tinh thần tập thể. Tạo điều kiện để công nhân có thể trao đổi ý kiến với nhau, trao đổi ý kiến với giám đốc làm cho công nhân không cảm thấy cô độc và thấy rằng họ có trách nhiệm với công ty - Khuyến khích sự sáng tạo của cá nhân công nhân viên -Mở lớp đào tạo ngắn hạn nhằm tiếp nhận kỹ thuật , công nghệ mới -Công nhân cần phải có thời gian nghỉ ngơi thích đáng trong ca làm việc - Cải thiện điều kiện làm việc của công nhân như chế độ ăn uống , nghỉ ngơi không gian làm việc và điều kiện sinh hoạt -Đề bạt tăng lương, nâng bậc thợ đối với những cán bộ và công nhân giỏi Trong quá trình sản xuất cần phải chú ý và thực hiện đầy đủ các nguyên tắc đã đề ra, quản lý chặt chẽ tới khâu sản xuất bảo đảm tuyệt đối an toàn lao động. -Bố trí ca kíp hợp lý, phân công thời gian làm việc khác nhau giữa các mùa, giữa ban ngày và ban đêm trong một ngày - Trong mỗi ca nên có một trưởng ca và 1 đến 2 thợ chính. Những người này thường có trình độ tay nghề cao và có trách nhiệm bao quát toàn bộ hoạt động của dây chuyền -Thường xuyên tổ chức những buổi họp trong toàn công ty nhằm đánh giá khen thưởng và rút kinh nghiệm. -Sau mỗi lần máy tạm dừng hoạt động công nhân phải có trách nhiệm dọn dẹp nhà xưởng , kho tàng, bảo dưỡng máy móc -Công nhân phải làm công tác giao ban sau mỗi lần đổi ca và báo cáo tình trạng máy móc cho ca sau -Ngoài các điều luật về lao động do Nhà nước ban hành, cần phải có một số điều luật khác áp dụng cho toàn thể công nhân viên trong công ty -Đặc biệt quan tâm đến vấn đề an ninh và phòng chống hoả hoạn, cần sử dụng nhân viên bảo vệ gác ở tất cả các cổng nhà máy để đảm bảo chỉ những người có phận sự mới được vào -Cũng cần những người bảo vệ đi tuần tra trong nhà máy vào những gìơ không sản xuất nhằm chống trộm cắp và phòng cháy nổ . Một số công ty có nhiều nguy cơ bị cháy đã sử dụng những người phòng cháy chuyên trách và duy trì những thiết bị cứu hoả riêng của mình -Trú trọng môi trường xung quanh công ty -Ưng dụng KHKT vào việc sản xuất kinh doanh -Rà soát kỹ lưỡng thiết kế và những yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm để đảm bảo chắc chắn yêu cầu kinh tế của công việc chế tạo sản phẩm -Xác định những phương pháp chế tạo nhằm đảm bảo chi phí sản xuất ở mức tói thiểu -Lựa chọn hay triển khai và mua sắm tất cả những máy móc , dụng cụ và những thiết bị cần thiết cho việc chế tạo sản phẩm với chất lượng và tốc độ sản xuất cần thiết -Bố trí khu vực sản xuất và các mặt bằng phụ trợ , và lắp đặt các trang thiết bị sản xuất -Thiết lập hệ thống kiểm tra vật tư máy móc và nhân lực nhằm đảm bảo chắc chắn việc sử dụng các trang thiết bị sản xuất có hiệu quả để sản xuất ra sản phẩm một cách kinh tế -Tìm hiểu thông tin về khách hàng mục tiêu( Không một doanh nghiệp nào thành công nếu không có khách hàng) - Biết nắm bắt nhu cầu và tìm cách thoả mãn nhu cầu tối đa -Coi trọng việc sáng tạo cái mới cũng giống như việc tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ trên thị trường 2. Phương pháp tổ chức sản xuất theo nhóm. Sản xuất theo nhóm là một phương pháp làm việc đoàn kết được phân công theo từng tổ và từng bộ phận khác nhau. Phương pháp này đòi hỏi mỗi một nhóm có một chuyên môn khác nhau, một công việc khác nhau. Mỗi một nhóm thực hiện từng khâu công việc và có quan trong như nhau trong việc hoàn thành sản phẩm. Đây là một phương pháp sản xuất sẽ mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp, chính vì vậy cần phải phát huy và xây dựng phương pháp sản xuất này. Trong một doanh nghiệp muốn phát triển bền vững thì người lãnh đạo cần phải sáng suốt tuyển chọn nguồn lao động có trình độ và sức khoẻ thích nghi với công việc của doanh nghiệp. Chính vì vậy cần phải lựa chọn và xây dựng đội ngũ làm việc một cách có hiệu quả nhất. -Đối với công nhân cần phải phân chia tổ hoặc nhóm và bàn giao công việc một cách cụ thể. Thường xuyên kiểm tra sức khoẻ, giám sát và hướng dẫn công việc một cách khoa học -Thường xuyên mở các lớp đào tạo chuyên sâu tới cán bộ công nhân viên chức, các cán bộ và các tổ trưởng cần phải gương mẫu trong khi làm việc. -Tổ chức các cuộc họp trong doanh nghiệp và khen thưởng cũng như kỷ luật tới từng tổ. Mỗi tổ cần phải có những phương pháp thích nghi với công việc của mình. Không ngừng sáng tạo trong sản xuất và đề ra những kế hoạch cho tháng sau. -Cần phải nghiêm túc và đảm bảo an toàn tuyệt đối trong khâu sản xuất. Thực hiện các quy tắc của doânh nghiệp đề ra. Hoạt động sản xuất của các nhóm có hiệu qủa sẽ giúp cho doanh nghiệp phát triển một cách thống nhất, bền vững. Để doanh nghiệp phát triển thì mỗi nhóm và mỗi tổ cần phải chú trọng hơn nữa trong khâu sản xuất. Cần phải phấn đấu và đề ra những biện pháp khoa học áp dụng vào sản xuất, đoàn kết hoàn thành nhiệm vụ được giao. 3. Phương pháp tổ chức sản xuất hàng loạt. Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp có trình độ chuyên môn hoá cao, tập trung hầu hết ở các nước phát triển. Phạm vi áp dụng của hình thức này là đối với các sản phẩm có tính năng đồng nhất, dễ thống nhất trong quy trình sản xuất, có điều kiện trong việc thay thế, đổi mới công nghệ hay áp dụng ở môi trường sản xuất mới. Với đặc điểm như vậy, sản xuất hành loạt đòi hỏi doanh nghiệp phải có tiềm lực tài chính đủ mạnh để thực hiện tốt từ khâu nghiên cứu và triển khai (R&D) đối với các sản phẩm mới, cũng như trang bị các máy móc thiết bị đồng bộ đảm bảo dây chuyền vận hành trơn tru, chi phí cho việc đào tạo hay chuyển giao công nghệ và các khoản mục vốn cho việc đầu tư mới hay đầu tư ra nước ngoài với cùng dây chuyền công nghệ. Ngoài ra, kinh nghiệm quản lí của bộ máy quản trị, trình độ của nguồn nhân lực và môi trường đầu tư cũng góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất hàng loạt. Ưu điểm của hình thức này là sản xuất theo quy mô lớn, do đó có khả năng giảm chi phí sản xuất theo quy mô; dễ có ưu thế về nguồn nguyên vật liệu, nguồn cung cấp các yếu tố đầu vào cũng như với các nguồn tiêu thụ, đại lí phân phối đầu ra. Nhờ đó, doanh nghiệp có điều kiện chiếm lĩnh thị trường, dẫn đầu trên một đoạn thị trường mục tiêu với sản phẩm chủ đạo. Doanh thu và lợi nhuận tất yếu sẽ tăng lên, dẫn đến việc gia tăng quỹ đầu tư nội bộ của doanh nghiệp, sẽ giúp doanh nghiệp có động cơ tái đầu tư mở rộng sản xuất, đầu tư theo chiều sâu hay nghiên cứu đầu tư cho sản phẩm mới, tạo đà cho chu kì kinh doanh tiếp theo. Cũng với việc áp dụng hình thức sản xuất hàng loạt, trình độ chuyên môn hoá và phân công lao động trong doanh nghiệp cũng được cải thiện rõ rệt, tạo điều kiện tăng năng suất lao động, giảm chi phí thuê nhân công; từ đó giảm giá thành sản xuất và giá bán sản phẩm. Bên cạnh những thế mạnh do hình thức sản xuất hàng loạt mang lại, doanh nghiệp cũng gặp không ít khó khăn như vốn đầu tư ban đầu lớn, công nghệ trang bị phải tiên tiến và hiện đại, đòi hỏi tính đồng bộ cao, trình độ lao động và quản l‎í cũng phải đáp ứng tính chất của công nghệ, thiết bị và sản phẩm. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất mà các doanh nghiệp vấp phải là tính năng động của dây chuyền giảm sút, khó đổi mới công nghệ, do đó dẫn đến hao mòn vô hình lớn, sản phẩm không thay đổi kịp với sự biến động cung cầu hay thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng. c. kết luận Để doanh nghiệp phát triển bền vững thì ban lãnh đạo của doanh nghiệp cần phải chú trọng hơn nữa tới phương pháp tổ chức sản xuất của doanh nghiệp mình. Cần phải tổ chức những lớp học và bồi dưỡng cán bộ để nâng cao trình độ quản lý sản xuất. Hiện nay, các DNVN đang phải hoạt động trong những môi trường cạnh tranh biến đổi không ngừng. Cùng với công nghệ và những điều kiện môi trường thay đổi, các doanh nghiệp cần phải thay đổi cách thức để làm cho cơ cấu tổ chức sản xuất bên trong hợp lý hơn, sát hợp hơn và những chiến lược mới của mình. Hy vọng trong thời gian tới công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp sẽ ngày một phát triển và áp dụng triệt để những thành tựu khoa học vào sản xuất. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, yêu cầu cấp bách đối với các doanh nghiệp là phải năng động, sáng tạo lựa chọn công nghệ sản xuất phù hợp với tiềm lực của chính doanh nghiệp (môi trường bên trong) và các yếu tố biến động của môi trường bên ngoài. Tiêu chuẩn lựa chọn công nghệ và phương pháp sản xuất không nhất thiết phải tuyệt đối tuân theo xu hướng hiện tại mà rất cần phải căn cứ trên khả năng doanh nghiệp, môi trường kinh doanh và thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới. Hiện nay, các DNVN đang phải hoạt động trong những môi trường cạnh tranh biến đổi không ngừng. Cùng với công nghệ và những điều kiện môi trường thay đổi theo hướng vừa đe doạ những thị trường hiện có nhưng lại vừa đưa đến những thời cơ mới, các doanh nghiệp cần phải thay đổi cách thức để làm cho cơ cấu tổ chức bên trong hợp lý hơn, sát hợp hơn và những chiến lược mới của mình. Chúng ta mong chờ được thấy những quá trình năng động giống như thế trong các DNVN và hy vọng rằng với những thay đổi đó các DNVN sẽ hoạt động có hiệu quả hơn và khẳng định được vị trí của mình không chỉ ở trong nước mà cả trên thị trường quốc tế. Mục lục a. lời mở đầu 1 b. nội dung 2 I/ cơ sở lý luận chung về tổ chức sản xuất. 2 1. loại hình sản xuất là gì ? 2 2. Một số loại hình sản xuất trong doanh nghiệp. 2.1 Loại hình sản xuất thủ công : 2.2 Loại hình sản xuất dựa trên máy móc: 2 2 2 II/ Một số phương pháp tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp. 3 1. Phương pháp tổ chức sản xuất dây chuyền. 3 2. Phương pháp tổ chức sản xuất theo nhóm. 5 3. Phương pháp tổ chức sản xuất hàng loạt. 6 c. kết luận 8 Mục lục 9 Tài liệu tham khảo 1.Tổ chức quản l‎‎y ( ĐH Quản lý & kinh doanh HN) 2. Quản trị học căn bản 3. Quản trị doanh nghiệp (Nguyễn hải San) 4. Một số sách báo Trường ĐH Quản L‎y & KD HN )

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLoại hình sản xuất và phương pháp tổ chức sản xuất phù hợp trong doanh nghiệp.doc
Tài liệu liên quan