Ngay trong quá trình chuẩn bị kỹ thuật cho sản xuất, hiệu quả kinh tế của sản xuất dây chuyền đã được bảo đảm nhờ thiết kế sản xuất theo kết cấu hợp lý, bả đảm yêu cầu thống nhất hoá và tiêu chuẩn hoá, tiết kiệm nguyên vật liệu và thời gian lao động.
Trong quá trình hoạt động, hiệu quả kinh tế còn được thể hiện trong những mặt sau :
- Tăng sản lượng của đơn vị máy móc và đưa đơn vị diện tích sản xuất do sử dụng thiết bị máy móc và dụng cụ chuyên dùng, giữa thời gian gián đoạn trong sản xuất.
7 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4195 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Loại hình sản xuất và phương pháp tổ chức sản xuất phù hợp với doanh nghiệp để thấy rõ được tầm quan trọng của nó trong doanh nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp là sự phối kết hợp chặt chẽ giữa sức lao động và tư liệu sản xuất cho phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ sản xuất, quy mô sản xuất và công nghệ sản xuất đã xác định nhằm tạo ra của cải vật chất cho xã hội với hiệu quả cao trên cơ sở quán triệt ba vấn đề kinh tế cơ bản của kinh tế thị trường : sản xuất cái gì, sản xuất bằng cách nào và sản xuất cho ai.
Về mặt lý luận và thực tiễn đều cho thấy, tổ chức sản xuất hợp lý đem lại ý nghĩa to lớn về nhiều mặt :
- Cho phép hoặc góp phần quan trọng vào việc sử dụng có hiệu quả nguyên, nhiên, vật liệu, thiết bị máy mócvà sức lao động trong doanh nghiệp.
- Góp phần to lớn vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp, thực hiện được mục tiêu kinh tế tổng hợp của doanh nghiệp, tức làm ăn có lãi.
- Có tác dụng tốt đối với việc bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp ( không gây môi trường, không gây độc hại).
Từ ý nghĩa to lớn đố mà ta thấy tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp là một trong những nội dung cơ bản của công tác quản trị doanh nghiệp. Vì vậy, muốn có phương án tổ chức sản xuất hợp lý và có hiệu quả cao, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải nghiên cứu, phân tích sự tác động của các loại hình sản xuất và phương pháp tổ chức sản xuất .
Do đó em chọn đề tài : loại hình sản xuất và phương pháp tổ chức sản xuất phù hợp với doanh nghiệp để thấy rõ được tầm quan trọng của nó trong doanh nghiệp .
Kết cấu của bài tiểu luận này như sau :
Nội dung
Phương pháp tổ chức sản xuất theo dây chuyền
Phương pháp tổ chức sản xuất theo nhóm
Kết luận
Nội dung
Bất cứ một doanh nghiệp nào kể cả doanh nghiệp sản xuất hay doanh nghiệp không trực tiếp sản xuất mục tiêu bao quát nhất của doanh nghiệp là phát triển những tổ, đội làm việc cùng nhau để đảm bảo sản xuất vói chi ơhí thấp và tối đa hoá lợi nhuận. Nhưng doanh nghiệp muốn đạt được tối đa hoá lợi nhuận thì cần phải chọn cho mình loại hình sản xuất và phương pháp tổ chức sản xuất sao cho phù hợp với doanh nghiệp.
1. Khái niệm và vai trò của loại hình sản xuất
- Loại hình sản xuất là đặc tính tổ chức – kỹ thuật tổng hợp nhất của sản xuất, được quy định bởi trình độ chuyên môn hoá của nơi làm việc, số chủng loại và tính ổn định của đối tượng chế biến trên nơi làm việc.
- Loại hình sản xuất là căn cứ quan trọng để tiến hành tổ chức và kế hoạch của doanh nghiệp . Nó có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất , kinh doanh và doanh nghiệp .
Trong thực tiễn, người ta chia loại hình sản xuất thành : loại hình sản xuất khối lượng lớn, loại hình sản xuất hàng loạt và loại hình sản xuất đơn chiếc. Khi xác định loại hình sản xuất thì doanh nghiệp phải chọn phương pháp sản xuất phù hợp với doanh nghiệp của mình. Sau đó, căn cứ vào loại hình chiếm ưu thế để xác định loại hình sản xuất chung cho doanh nghiệp .
2. Phương pháp tổ chức sản xuất theo dây chuyền .
- Loại hình sản xuất khối lượng lớn : nơi làm việc chỉ chế biến một loịa chi tiết hoặc chỉ tiến hành một bước công việc nhất định. Như vậy, nơi làm việc được chuyên môn hoá rất cao. Với loại hình này người ta có thể sử dụng các thiết bị, máy móc, dụng cụ chuyên dùng, bố trí các nơi làm việc theo hình thức đối tượng, chuyên môn hoá công nhân, do đó, năng suất và hiệu quả cao.
- Loại hình sản xuất hàng loạt : Noi làm việc được phân công chế biến một số loại chi tiết khác nhau, các chi tiết được thay nhau chế biến lần lượt định kỳ. Nếu số lượng của mỗi loại chi tiết lớn thì gọi là sản xuất hàng loạt lớn . Ngược lại, nếu số lượng của mỗi loại chi tiết tương đối ít thì gọi là sản xuất hàng loạt nhỏ. Loại hình sản xuất ở giữa hai loại vừa nêu gọi là sản xuất hàng lạot vừa.
Đối với hai loại hình sản xuất trên thi phương pháp sản xuất phù hợp nhất là sản xuất theo dây chuyền.
Sản xuất dây chuyền được coi là một phương pháp tổ chức sản xuất tiên tiến. Nó ra đời vào những năm đầu thế kỷ 20. Người khởi xướng và áp dụng mạnh mẽ phương pháp này trong công nghiệp nước Mỹ là Henry Ford. Vì vậy, đôi khi người ta còn gọi sản xuất dây chuyền là học thuyết Ford.
Sản xuất liên tục là sản xuất hàng trên cơ sở dây chuyền với một tốc độ định trước. Phương pháp dây chuyền đòi hỏi sản phẩm chuyển động không ngừng từ công đoạn này sang công đoạn khác, không dừng lại để kiểm tra tại một điểm nào trong quá trình sản xuất. Sản xuất liên tục được áp dụng trong các nhà máy chế biến thực phẩm lớn và trong công nghiệp hoá chất.
Công đoạn lắp ráp trong sản xuất thường là công đoạn liên tục. Ví dụ, kỹ thuật bằng chuyền lắp ráp được sử dụng ở các nhà máy ché tạo ô tô, radio, tủ lạnh và các sản phẩm tương tư.
Sản xuất liên tục cũng có thể sử dụng trong sản xuất hộp số. Trong trường hợp này một dây chuyền các máy công cụ hay công đoạn được bố trí cân xứng. Ví dụ người điều khiển máy thứ nhất sẽ lấy phôi đúc ở kho ra và thực hiện công đoạn thứ nhất. Sau đó chi tiết đã được gia công một phần thường được đưa lên băng tải để chuyển tiếp cho người tiếp theo để thực hiện công đoạn sau. Cứ như vậy, hết công đoạn này đến công đoạn khác phôi đúc được gia công cho đến khi thành một chi tiết máy hoàn chỉnh.
Các dây chuyền cân bằng. Để đảm bảo tính chất kinh tế, một công đoạn trong một dây chuyền liên tục phải cần dùng một lúc khoảng thời gian như nhau, nếu cần thì có thể có hai hay nhiều máy cùng làm việc đồng thời cho những công đoạn chậm. Thiết kế của mỗi dây chuyền gia công liên tục đảm bảo thời gian cần thiết tại mỗi vị trí làm việc bằng nhau thì ta có một dây chuyền cân bằng. Việc cân bằng một dây chuyền lắp ráp có sử dụng lao động chân tay không khó như việc cân bằng một day chuyền máy công cụ, bởi vì một khi thời gian thực hiện một công đoạn của máy đã được thiết lập thì nó sẽ trở nên cố định. Mặt khác, lao động chân tay có thể được phân bố lại để đạt được một dòng sản xuất ổn định, có hiệu quả bằng cách thay đổi nội dung công việc của mỗi người thợ dây chuyền.
Những tiến bộ mới đây trong việc cân bằng dây chuyền đã đạt được là nhờ có máy vi tính. Ví dụ, trong ,ột công ty đã xây dựng được một chương trình cho phép máy vi tính xác định 1.000 cách tính tổ hợp nhân sự hoàn hảo rồi chọn ra 10 cách tốt nhất. Sau đó kỹ sư công nghiệp (TCSX) sẽ lựa chọn lần cuối trong số 10 cách đó.
HIệu quả kinh tế của sản xuất dây chuyền
Ngay trong quá trình chuẩn bị kỹ thuật cho sản xuất, hiệu quả kinh tế của sản xuất dây chuyền đã được bảo đảm nhờ thiết kế sản xuất theo kết cấu hợp lý, bả đảm yêu cầu thống nhất hoá và tiêu chuẩn hoá, tiết kiệm nguyên vật liệu và thời gian lao động.
Trong quá trình hoạt động, hiệu quả kinh tế còn được thể hiện trong những mặt sau :
- Tăng sản lượng của đơn vị máy móc và đưa đơn vị diện tích sản xuất do sử dụng thiết bị máy móc và dụng cụ chuyên dùng, giữa thời gian gián đoạn trong sản xuất.
- Rút ngắn chu kỳ sản xuất, giảm bớt lượng sản phẩm dở dang, do đó, làm tăng tốc độ hoàn chuyển vốn lưu động.
- Nâng cao năng suất lao động nhờ chuyên môn hoá công nhân, xoá bỏ tôừi gian ngừng sản xuất để diều chỉnh thiết bị máy móc.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm do quá trình công nghệ được chuẩn bị chu đáo, không có hoặc có ít sản phẩm dở dang nên tránh được những hiện tượng biến chất hư hỏng.
- Hạ giá thành sản phẩm là kết quả tất yếu của việc tổ chức sản xuất hợp lý, tích kiệm nguyên nhien vật liệu, giảm tiền lương trong đơn vị sản phẩm, giảm bớt chi phí quản lý, laọi trừ phế liệu, phế phẩm …
Bên cạnh những ưu điểm trên, sản xuất dây chuyền cũng bộc lộ một nhược điểm nhân công lao động quá sâu, mỗi công nhân chỉ thực hiện một vài động tác đơn giản, trạng thái lao động quá đơn điệu, buồn tẻ.
Mặt khác, trong sản xuất theo dây chuyền đem lại hiệu ủa kinh tế cao song không phải trường hợp nào cũng có thể tổ chức sản xuất dây chuyền được, vì thế nó đòi hỏi phải tạo cho được những điều kiện sau :
- Nhiệm vụ sản xuất phải tương đối ổn định, sản lượng phải lớn.
- Sản phẩm có kết cấu hợp lý và ổn định, bảo đảm tính công nghệ cao .
- Sản phẩm phải có tính lắp lẫn, các chi tiết phải đảm bảo độ dung sai qui định.
3. Phương pháp tổ chức sản xuất theo nhóm .
Loại hình sản xuất theo đơn chiếc: nơi làm việc chế biến nhiều laọi chi tiết khác nhau hoặc nhiều bước công việc khác nhau. Mỗi loại chi tiết chỉ được sản xuất với số lượng rất ít, thậm chí chỉ có một cái. Như vậy, nơi làm việc có tính chất vạn năng, thời gian gián đoạn trong sản xuất rất lứon.
Với loại hình này, người ta thường sử dụng thiết bị máy móc vạn năng, công nhân thạo một nghề và biết nhiều nghề. Phương pháo tổ chức sản xuất phù hợp với loại hình sản xuất này là sản xuất theo nhóm
Đặc điểm của phương pháp này được thể hiện ở chỗ không thiết kế quy trình công nghệ, bố trí máy móc dụng cụ để sản xuất từng loại chi tiết cá biệt ,à làm chung cho cả nhóm, dựa vào các chi tiết tổng hợp đã lựa chọn. Các chi tiết trong cùng nhóm được gia công trong cùng một ần điều chỉnh máy.
Nội dung bao gồm công việc sau :
- Tát cả những chi tiết của các loại sản phẩm cần chế tạo trong doanh nghiệp sau khi đã tiêu chuẩn hoá được phân loại theo từng nhóm, căn cứ vào kết cấu, phương pháp công nghệ giống nhau, yêu cầu về máy móc và đồ gá lắp cùng loại.
- Lựa chọn chi tiết tổng hợp của nhóm. Chi tiết tổng hợp là chi tiét phức tạp hơn cả và tổng hợp được tất cả những yếu tố của các chi tiết khác trong cùng một nhóm. Nếu trong thực tế không chọn được một chi tiết như vậy, thì phải thiết kế ra một chi tiết có đủ điều kiện đó.
- Lập qui trình công nghệ cho nhóm hay nói đúng hơn là cho chi tiết tổng hợp đã lựa chọn.
- Tiến hành xây dựng định mức thời gian các bước công việc của chi tiết tổng hợp, từ đó dùng phương pháp so sánh để qui định hệ số cho các loại chi tiết khác nhau tỏng cùng nhóm.
- Thiết kế, chuẩn bị dụng cụ, đồ gá lắp cho cả nhóm và bố trí thiết bị, máy móc để sản xuất.
Hiệu quả kinh tế của phương pháp này
- Giản bớt thời gian chuẩn bị kỹ thuật.
- Giảm nhẹ công tác xây dựng định mức kinh tế – kỹ thuật, công tác kế hoạch và điều độ sản xuất.
- Tạo điều kiện nâng cao loại hình sản xuất, cải tiến tổ chức lao động, nâng cao trình độ nghề nghiệp và nâng cao năng suất lao động.
- Giảm bớt chi phí về trang thiết bị kỹ thuật, nâng cao hệ số sử dụng đồ gá và nhờ đó giảm được chi phí hao mòn máy móc dụng cụ cho đơn vị sản phẩm và làm cho giá thành sản phẩm ngày càng hạ.
Các nhà máy chê tạo của Liên Xô (cũ) trong quá trình chuyển sang sản xuất loại ô tô Mát-xcơ-vich mới, nhờ áp dụng phương pháp sản xuất theo nhóm đã giảm được hơn 60% chi phí và tích kiệm gần 200 ngàn Rúp.
Kết luận
Cái đích cuối cùng của mọi doanh nghiệp đó là lợi nhuận, mà muốn tối đa hoá lợi nhuận được thì trước tiên doanh nghiệp đó phải có một tổ chức sản xuất tốt. Để có một tổ chức sản xuất tốt thì phải có loại hình sản xuất và phương pháp tổ chức sản xuất phù hợp với doanh nghiệp cuả mình. Điều đó nói lên rằng loại hình sản xuất và phương pháp tổ chức sản xuất có vai trò quan trọng trong việc giúp cho doanh nghiệp định hướng được mục tiêu và chiến lược kinh doanh của mình.
Và mục cuối cùng của bài tiểu luận này em muốn chứng minh rằng bất cứ doanh nghiệp sản xuất hay không trự c tiếp sản xuất muốn tồn tại và phát triển cần phải chọn cho mình loại hình sản xuất và phương pháp tổ chức sản xuất sao cho phù hợp với doanh nghiệp đó.
Em xin được chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Quản lý doanh nghiệp , những người đã biên soạn lên cuốn giáo trình – Tổ chức quản lý - , một tài liệu rất bổ ích đã giúp em trong suốt quá trình học tập và viết tiểu luận
Em cũng xin chân thành cảm ơn thầy Đoàn Hữu Xuân đã nhiệt tình giảng dạy và hướng dẫn em hoàn thành bài tiểu luận này !
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21111.doc