Khách quan mà nói thì những nét tiêu cực trong lối sống của sinh viên Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều điều nữa cần được xem xét, song trong phạm vi một bài tiểu luận tôi chỉ muốn đề cập đến những điểm cơ bản dễ nhận thấy nhất như đã nói ở trên. Vấn đề quan trọng ở đây không phải là chỉ nêu ra rồi bỏ đấy. Chúng ta cần phải làm điều gì đó giúp sinh viên nhận thức được những sai lầm trong lối sống của mình để từ đó xây dựng cho mình một lối sống tích cực, lành mạnh.
Nhà trường, cụ thể là các trường đại học, cao đẳng có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục nhận thức cho sinh viên. Đây chính là nơi có nhiệm vụ đào tạo những thế hệ công dân mới, người chủ tương lai của đất nước. Không chỉ cung cấp kiến thức về các vấn đề khoa học, xã hội, những tri thức mới nhất, cập nhật nhất của nhân loại mà nhà trường còn có nhiệm vụ giáo dục giá trị sống cho thanh niên, sinh viên.
12 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 35001 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Lối sống của sinh viên việt Nam ngày nay: Thực trạng và kiến nghị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lối sống của sinh viên việt Nam ngày nay. Thực trạng và kiến nghị.
Việc xây dựng phong cách sống, lối sống văn hóa lành mạnh hiện đang là vấn đề được quan tâm trong trong công cuộc xây dựng cuộc sống mới xã hội chủ nghĩa của nước ta hiện nay. Sinh viên là lớp thanh niên trí thức đại diện và quyết định tương lai đất nước, chính vì thế việc bàn về lối sống của sinh viên là một điều quan trọng và hết sức cần thiết.
Nói đến sinh viên Việt Nam tức là nói đến một thế hệ trẻ đầy sức sống và sức sáng tạo. Họ nắm trong tay tri thức của thời đại, chìa khóa mở ra cánh cửa cho tiến bộ xã hội nói chung và sự phát triển đất nước nói riêng. Về mặt số lượng, sinh viên là một lực lượng không nhỏ. Hiện cả nước có khoảng gần 120 trường đại học, cao đẳng; trung bình mỗi trường có khoảng 6000 sinh viên theo học. Thử nhân lên bạn sẽ được một con số khổng lồ: 720 000 người, gần bằng dân số trung bình của một tỉnh. Về mặt chất lượng, sinh viên là lớp người trẻ được đào tạo toàn diện và đấy đủ nhất, bao gồm các chuyên ngành học trên khắp các lĩnh vực tự nhiên, xã hội, khoa học…
chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố: chuyên ngành theo học, sự phân bố các trường, khu vực sinh sống và học tập…, lối sống của sinh viên Việt Nam nhìn chung cực kỳ đa dạng và phong phú. Tuy nhiên ta có thể phân chia lối sống của sinh viên theo hai hướng: tích cực và tiêu cực. Lối sống tích cực là lối sống văn hóa, lành mạnh, phù hợp với sự phát triển xã hội, có tác dụng thúc đẩy sự hoàn thiện cá nhân nói riêng và thúc đẩy tiến bộ xã hội nói chung. Lối sống tiêu cực, ngược lại, là lối sống không lành mạnh, có tác động xấu đến sự phát triển con nguời nói riêng và kìm hãm sự đi lên của đất nước nói chung.
Trước hết, hãy bàn vế lối sống của sinh viên Việt Nam với những biểu hiện tích cực của nó.
Điểm nổi bật đầu tiên khi ta nghĩ về sinh viên, đó là những con người năng động và sáng tạo. Chính sinh viên là những người tiên phong trong mọi công cuộc cải cách, đổi mới về kinh tế, giáo dục…Trong đầu họ luôn đầy ắp các ý tưởng độc đáo và thú vị; và họ tận dụng mọi cơ hội để biến các ý tưởng ấy thành hiện thực. Không chỉ chờ đợi cơ hội đến, họ còn tự mình tạo ra cơ hội.Đã có nhiều sinh viên nhận được bằng phát minh , sáng chế; và không ít trong số những phát minh ấy được áp dụng, được biến thành những sản phẩm hữu ích trong thực tiễn. Với thế mạnh là được đào tạo vừa toàn diện vừa chuyên sâu, sinh viên có mặt trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội của đất nước. Trong học tập, sinh viên không ngừng tự đổi mới phương phấp học sao cho lượng kiến thức họ thu được là tối đa. Không chờ đợi, thụ động dựa vào thầy cô, họ tự mình đọc sách, nghiên cứu, lấy thông tin, tài liệu từ mọi nguồn. Phần lớn sinh viên đều có khả năng thích nghi cao với mọi môi trường sinh sống và học tập. Họ không chỉ học tập trong một phạm vi hẹp ở trường, lớp; giới trẻ ngày nay luôn phát huy tinh thần học tập ở mọi nơi, mọi lúc. Không chỉ lĩnh hội tri thức của nhân loại, sinh viên Việt Nam còn tiếp thu những cái hay, cái đẹp trong mọi lĩnh vực khác như văn hóa, nghệ thuật… Sự năng động của sinh viên còn được thể hiện ở việc tích cực tham gia các hoạt động xã hội như y tế, từ thiện…Ngoài giờ học, những sinh viên-tuyên truyền viên hiến máu nhân đạo lại ngược xuôi đi lại mang kiến thức về hiến máu đến mọi người, mọi nhà… Bằng sự năng động, sinh viên luôn tự cập nhật thông tin, kiến thức, làm mới mình phù hợp với sự thay đỏi và phát triển của xã hội. Rõ ràng, năng động và sáng tạo là những ưu điểm nổi bật của sinh viên Việt Nam thời đại mới.
Thứ hai, chính vì năng động và sáng tạo nên sinh viên Việt Nam luôn thể hiện mình là những con người táo bạo và tự tin. Sinh viên dám nghĩ , dám làm, dám chịu thử thách. Các ý tưởng độc đáo không chỉ nằm trong suy nghĩ mà luôn được thử nghiệm trong thực tế. Có thể thành công hoặc thất bại, song họ không hề chùn bước. Với họ, mỗi lần thất bại lại làm họ tự tin hơn với nhiều kinh nghiệm hơn. Đứng trước cha anh, họ luôn tự tin vào chính mình. Họ tin rằng với những tri thức mình có trong tay, với những gì họ đã, đang và sẽ làm, các bậc cha anh sẽ tự hào về họ.Tự tin nhưng không kiêu- đó chính là sinh viên Việt Nam. Phần lớn sinh viên đều rất khiêm tốn, họ không bao giờ nghĩ rằng như thế là mình đã hơn các bậc tiền bối. Trong suy nghĩ của họ, họ còn thiếu nhiều lắm, nhất là kinh nghiệm và sự từng trải. Chính vì thế, khi quyết định một điều gì, sinh viên không bao giờ quên tham khảo ý kiến của những người xung quanh, đặc biệt là bậc cha chú của mình. Và khi đã nhận được sự ủng hộ của lớp người đi trước, họ thêm tự tin thực hiện ý định của mình. Táo bạo song sinh viên không hề liều lĩnh. Trước khi thực hiện một việc gì, họ luôn tính toán, xem xét vấn đề một cách thận trọng. Nói rằng táo bạo, nghĩa là trước đó chưa có ai dám làm, dám thử nghiệm, họ là người đầu tiên thực hiện, chứ không phải họ đâm đầu thực hiện một việc mà họ không biết tỉ lệ thành công của mình. Khi cảm thấy mình đã có đủ mọi điều kiện cần thiết, họ mới bắt tay vào thực hiện. Một điều quan trọng đáng nói ở đây, đó là nếu gặp rủi ro thất bại thì họ sẵn sàng chấp nhận như một chuyện đương nhiên tất yếu sẽ xảy ra, tức là có thất bại thì thất bại ấy cũng nằm trong kế hoạch. Họ dám nhìn thẳng vào thất bại và vượt qua nó. Tóm lại, táo bạo và tự tin cũng là điểm rất đáng quý trong lối sống của sinh viên Việt Nam.
Thứ ba, phong cách độc lập trong cuộc sống cũng như trong học tập cũng góp phần xây dựng một hình tượng đẹp về sinh viên Việt Nam. Không giống như sinh viên các thế hệ trước chỉ biết sống phụ thuộc vào gia đình, sinh viên ngày nay đã biết thân tự lập thân. Không chỉ riêng việc học tập, mà mọi vấn đề khác trong cuộc sống đều được sinh viên giải quyết trong sự chủ động. Nếu như trong quá khứ, sinh viên còn chờ đợi tiền chu cấp của gia đình mỗi đầu tháng thì ngày nay mọi chuyện dường như đã khác đi rất nhiều. Ngoài giờ học, họ tìm việc làm kiếm thêm tiền mua sách vở hay phục vụ cho những chi tiêu thường ngày khác. Nhiều người không chỉ lo được cho bản thân mà còn có thể giúp đỡ những người bạn khác thiệt thòi hơn mình, hay giúp đỡ gia đình ngay cả khi họ vẫn còn ngồi trong gảng đường đại học. Những con người ấy thật đáng khâm phục, xứng đáng trở thành những gương mặt tiêu biểu đại diện cho sinh viên Việt Nam thời đại mới.
Ngoài ra, sinh viên Việt Nam còn được thừa hưởng một truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đó là truyền thống hiếu học. Sinh viên Việt Nam mọi thời đại luôn ham học, ham hiểu biết. Họ khao khát tìm tòi, khám phá chân trời tri thức. Họ say mê với những điều mới lạ.
Thủa xưa học trò nghèo không có tiền mời thầy dạy, đứng ngoài lớp học nghe trộm lời thầy giảng bên trong. Không có tiền mua sách vở, dầu đèn, họ lấy que làm bút, lấy lấ làm vở, lấy đom đóm làm đèn. Tất cả đều vì lòng ham học, ham kiến thức. Ngày nay tuy điều kiện học đã tốt hơn cha ông nhưng sinh viên Việt Nam vẫn phải vượt qua nhiều khó khăn khác để đến với chân trời tri thức. Có những người dù bị tật nguyền vẫn đi học như bao bạn bè cùng trang lứa khác, họ không những tần mà không phế mà còn trở thành những sinh viên giỏi, làm được nhiều điều cho gia đình, đất nước. Có những người dù gia đình gặp nhiều khó khăn, bất hạnh, khiến họ phải bôn ba kiếm sống không được học hành đến nơi đến chốn vẫn mang trong mình khát vọng được chiếm lĩnh tri thức nhân loại; và khi có cơ hội họ lại đi học trở lại, với niềm hạnh phúc lớn lao.
Ham học, ham hiểu biết chính là động lực cho việc lĩnh hội tri thức của sinh viên. Không thỏa mãn với những gì được dạy trong truờng, họ tự mình học thêm bên ngoài, qua sách báo, qua bạn bè khắp nơi.
Thêm vào đó, siêng năng cần cù, chịu thương chịu khó của sinh viên Việt Nam cũng là một đức tính cần được nói đến. Nhiều sinh viên sinh ra ở những miền đất còn nghèo khó của đất nước nhưng họ biết khắc phục những khó khăn ấy để học tốt. Không phải không có những sinh viên với những bữa cơm chỉ hai nghìn đồng mà ngày ngày vẫn đến giảng đường đều đặn, vẫn có mặt tại thư viện trường mỗi buổi chiều, tối tối vẫn đạp xe đi dạy thêm hay làm thêm. Biết mình không được như bạn bè, có những trang thiết bị hiện đại riêng phục vụ học tập, những sinh viên nghèo tận dụng mọi nguồn trợ giúp từ nhà trường, mượn tài liệu của bạn bè, tận dụng sự giúp đỡ của các tổ chức khuyến học. Sống và học tập trong bao khó khăn, nhiều sinh viên vẫn giữ vững và liên tục là sinh viên xuất sắc trong nhiều năm học đại học, cao đẳng. Họ thực sự xứng đáng nhận được sự khâm phục, ngưỡng mộ từ tất cả mọi người. Rồi, phải kể đến những sinh viên Việt Nam đi du học ở nước ngoài. Bạn bè quốc tế luôn nói về đức tính siêng năng cần cù của sinh viên Việt Nam với sự khen ngợi và khâm phục chân thành. Đức tính ấy cũng bắt nguồn từ truyền thống tốt đẹp của dân tộc, ngày càng được giữ vững và phát huy bởi thannh niên Việt Nam.
Một biểu hiện tích cực nữa trong lối sống của sinh viên Việt Nam là phong cách tự khẳng định mình. Không chỉ sinh viên mà giới trể ngày nay nói chung đều thích tự khẳng định mình. Đó là một thế mạnh không phải mọi tầng lớp đều có được. Phải thực sự có tri thức và đủ tự tin thì mới dám tự khẳng định mình. Sánh ngang vai cùng các tầng giới khác, sinh viên Việt Nam luôn tạo ra được thế đứng cho mình. Dù trong bất cứ lĩnh vực nào sinh viên cũng tự tin vào tiếng nói của mình. Họ đã chứng minh cho chúng ta thấy được sức mạnh của họ, vai trò to lớn của họ trong công cuộc xây dựng đất nước và phát triển xã hội. Chúng ta không thể coi thường hay hạ thấp vai trò quan trọng của sinh viên.
Lối sống hiện đại, mới mẻ của sinh viên Việt Nam ngày nay cũng là một điều tốt. Với sự phát triển của nền kinh tế thị trường cộng với sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, cơ chế thoáng, mở trong lối sống giúp cho sinh viên Việt Nam dễ dàng hơn trong việc tiếp thu kiến thức cũng như tinh hoa văn hóa nhân loại. Cuộc sống hướng ngoại tạo thuận lợi cho việc theo kịp với sự phát triển của nước ngoài nói riêng và tiến bộ của toàn xã hội nói chung. Chúng ta không còn lo sợ sẽ bị tụt hậu hay chậm tiến so với các nước khác. Đặc biệt là trong xu thế hội nhập kinh tế, toàn cầu hóa hiện nay thì lối sống hiện đại là một điều không thể thiếu trong việc xây dựng cơ sở vật chất cho sự phát triển sự phát triển của đất nước.
Như vậy, ta có thể nói lối sống của sinh viên Việt Nam hiện nay có rất nhiều biểu hiện tích cực. Nhìn chung, những biểu hiện ấy khá rõ rệt trong đa số sinh viên, và đáng được ngợi khen.
Tuy nhiên, bên cạnh những biểu hiện tích cực đã kể trên, những biểu hiện tiêu cực trong lối sống của sinh viên Việt Nam hiện nay cũng không phải là ít.
Nét tiêu cực lớn nhất, đáng báo động nhất trong giới sinh viên hiện nay chính là về vấn đề tư tưởng. Có thể nói chưa bao giờ sinh viên Việt Nam lại sống thiếu lý tưởng như hiện nay. Nếu như ngày trước lý tưởng xã hội chủ nghĩa luôn sục sôi trong mỗi thanh niên Việt Nam, thì ngày nay để tìm được một sinh viên như thế quả là không dễ. Thậm chí có những người không hiểu lý tưởng ấy là gì ! Họ sống và học tập chỉ vì chỉ để đạt được mục đích cá nhân nào đó. Hoặc thậm chí có người chẳng có mục đích gì. Sống thiếu niềm tin, mục đích là một điểm yếu cúa giới trẻ ngày nay.
Thế giới quan của một số sinh viên nhiều khi còn lệch lạc, không đúng với thế giới quan mà con người mới xã hội chủ nghĩa cần phải có. Đó là thế giới quan Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Dưới sự tác động ồ ạt của nền kinh tế thị trường, dường như giới trẻ ngày nay luôn nhìn sự vật hiện tượng với cái nhìn của con người tư bản chủ nghĩa. Nhiều người trong số họ không tin vào chế độ xã hội chủ nghĩa, chỉ nhìn thầy những điểm không tốt của chế độ ta. Đó là cái nhìn thiển cận, lệch lạc chỉ nhìn từ một phía chưa thấy được bản chất sự việc. Đành rằng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của nước ta có nhiều thiếu sót, đôi lúc còn sai lầm nghiêm trọng, nhưng đó là do ta chưa thực hiện đúng các nấc thang trong quá trình xây dựng, bên cạnh đó còn bị các thế lực thù địch phá hoại; chế độ xã hội chủ nghĩa tự thân nó là tốt đẹp và ta phải có niềm tin vào nó. Tuy nhiên nhiều sinh viên không ý thức được điều này, đánh mất niềm tin vào bản chất của chủ nghĩa xã hội. Điều đó hết sức quan trọng, bởi những người chủ tương lai của đất nước mà lại không in vào những gì cha ông ta đang xây dựng, đang hướng đất nước đi theo, thì làm sao có thể chèo lái con thuyền đất nước một cách vững vàng được?
Nét tiêu cực trong lối sống của sinh viên còn thể hiện trong việc nhìn nhận một cách sai lầm về giá trị cuộc sống. Đó là hiện tượng sùng bái giá trị vật chất. Nhiều thanh niên lấy đồng tiền làm thước đo giá trị trong cuộc sống. Đó là thang giá trị của xã hội tư bản chủ nghĩa. Trong xã hội ấy, kẻ có tiền là kẻ mạnh. Chính vì thế, không ít sinh viên con nhà giàu đã sử dụng đồng tiền gây ra nhiều chuyện sai trái: mua điểm, chèn ép bạn bè…Lối sống hưởng thụ dẫn đến nhiều vấn đế tiêu cực khác trong sinh viên. Tệ nạn xã hội, thái độ không đúng đắn đối với lao động xảy ra nhiều trong sinh viên.
Chủ nghĩa cá nhân có xu hướng tăng trong giới trẻ ngày nay. Nhiều người chỉ quan tâm tới những lợi ích cá nhân truớc mắt mà quên mất lợi ích tập thể, thậm chí chà đạp lên lợi ích của ngưới khác. Vì đồng tiền, vì lợi ích cá nhân, một số thanh niên còn bất chấp tất cả: luật pháp, gia đình, bạn bè…Một số khác sống không động chạm đến ai, nhưng cũng không quan tâm đến ai. Chỉ cần biết đến mình, còn người khác thì mặc kệ kiểu “đèn nhà ai nấy rạng”. Điều đó cũng khó mà chấp nhận được trong một đất nước theo chế độ xã hội chủ nghĩa.
Lối sống thực dụng trong sinh viên bắt nguồn từ cuộc sống gắn với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Sùng bái đồng tiền, làm tất cả để đạt được mục đích của mình bất chấp thủ đoạn; coi những vấn đề tiêu cực nảy sinh trong cuộc sống là tất yếu không những không thể thiếu mà còn rất quan trọng và hữu ích trong việc đạt mục đích cá nhân. Cái nhìn thực tế không ảo tưởng viển vông, không mơ mộng hóa sự việc là điều tốt, song tới mức thực dụng thì lại là chuyện khác.
Thái độ bi quan, chán đời xuất hiện ở một số sinh viên cũng cần phải phê phán. Trong khi phần lớn thanh niên đều cố gắng sống và học tập vì tương lai, ít nhất vì lợi ích của bản thân, thì lại có những người chỉ vì những chuyện nhỏ nhặt không đâu mà không tha thiết gì cuộc sống. Đôi khi chỉ vì bị thất tình hay không đạt được một điều mong muốn mà họ khép chặt cánh cửa tâm hồn không thèm quan tâm tới chuyện xung quanh, mặc kệ ra sao thì ra. Có người thậm chí còn tự tử vì lí do nay nọ. Những chuyện như thế nghe thật nực cười nhưng không thể không nhắc tới. Theo các con số thống kê thì các vụ tự tử trong sinh viên xảy ra ngày càng nhiều, nguyên nhân của các vụ tự tử đó thường là do chuyện tình cảm đổ vỡ (!). Tại sao cuộc sống có bao điều phải làm, và bao điều tốt đẹp để tận hưởng mà họ lại hành động một cách mê muội mù quáng như vậy?
Khách quan mà nói thì những nét tiêu cực trong lối sống của sinh viên Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều điều nữa cần được xem xét, song trong phạm vi một bài tiểu luận tôi chỉ muốn đề cập đến những điểm cơ bản dễ nhận thấy nhất như đã nói ở trên. Vấn đề quan trọng ở đây không phải là chỉ nêu ra rồi bỏ đấy. Chúng ta cần phải làm điều gì đó giúp sinh viên nhận thức được những sai lầm trong lối sống của mình để từ đó xây dựng cho mình một lối sống tích cực, lành mạnh.
Nhà trường, cụ thể là các trường đại học, cao đẳng có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục nhận thức cho sinh viên. Đây chính là nơi có nhiệm vụ đào tạo những thế hệ công dân mới, người chủ tương lai của đất nước. Không chỉ cung cấp kiến thức về các vấn đề khoa học, xã hội, những tri thức mới nhất, cập nhật nhất của nhân loại mà nhà trường còn có nhiệm vụ giáo dục giá trị sống cho thanh niên, sinh viên.
Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội phải là tiêu chuẩn trước tiên của những định hướng giá trị trong thanh niên, sinh viên Việt Nam hiện nay. Đây là nhiệm vụ chính trị cơ bản của nhà trường, của hệ thống giáo dục nước ta. Vì vậy, trong các nội dung, chương trình giáo dục, trong các hoạt động ngoại khóa… phải làm cho quan điểm trên thấm nhuần vào mọi lĩnh vực hoạt động của sinh viên. Nhà trường cần giáo dục cho sinh viên thấy rằng để có được cuộc sống hòa bình, độc lập như ngày nay biết bao thế hệ cha ông đã phải ngã xuống đổi bằng xương máu. Từ đó, giúp sinh viên nhận thức được nhiệm vụ của mình là phải giữ gìn, bảo vệ vững chắc nền độc lập tự do của Tổ quốc; quyết tâm thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng, vì một nước Việt Nam dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Đây chính là định hướng giá trị sống chân chính, lý tưởng sống cao đẹp cần có trong thanh niên, sinh viên. Việc giáo dục cho sinh viên có một cái nhìn đúng đắn đối với lao động cũng là một nhiệm vụ quan trọng của nhà trường. Hiện nay, bên cạnh những sinh viên biết yêu lao động, có thái độ đúng đắn với người lao động thì vẫn còn một sồ sinh viên có biểu hiện ngược lại. Một số lười lao động, coi lao động là gánh nặng; nhìn người lao động, đặc biệt là lao động thủ công tay chân với con mắt coi thường khinh miệt. Nhà trưòng cần kêt hợp giáo dục kiến thức với giáo dục lao động thực tiễn, nhẵm xây dựng trong sinh viên tình yêu lao động. Dù làm gì, ở đâu, con người có hiểu biết, có tự trọng đều phải biết lấy hiệu quả hành động của mình làm thước đo giá trị. Yêu lao động, lao động hết mình, tiết kiệm, có hiệu quả cao… phải là định hướng giá tị sống thường trực của người sinh viên Việt Nam hiện nay. ý thức, trách nhiệm cao trong công việc, tính năng động, sáng tạo, hiệu quả cao là chuẩn giá trị chung cho mọi thời đại và lại càng đòi hỏi hơn với xã hội nước ta.
Việc giáo dục trong nhà trưòng còn cần tập trung vào tất cả các khía cạnh khác của đạo đức. Cần xây dựng trong sinh viên trước hết là lòng nhân ái yêu thương con người nói chung, yêu đồng bào, đồng chí. Xã hội xã hội chủ nghĩa mà Đảng và nhân dân ta đang xây dựng là dựa trên chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất là chủ yếu, mối quan hệ giữa người với người trong xã hội này là mối quan hệ tập thể tương thân tương ái, vì thế lòng nhân ái yêu thương con người là một điều vô cùng quan trọng không thể thiếu. Những tiêu chuẩn đạo đức mà sinh viên Việt Nam cần phải được giáo dục là tiêu chuẩn đạo đức xã hội chủ nghĩa: cần kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Nhưng nhân tố ấy là cơ sở không thể thiếu được để xây dựng lối sống theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tác động của những nhân tố ấy đối với con người luôn luôn diễn ra trong một môi trường xã hội cụ thể, phụ thuộc vào trạng thái của môi trường ấy, nhưng đồng thời lại là một tác động tích cực đối với những quan hệ xã hội- kinh tế. Đồng thời cũng cần phải nói đến việc giáo dục một lý tưởng thẩm mỹ tốt đẹp cho sinh viên.
Xây phải đi đôi với chống. Trong giáo dục nhà trường cần nghiêm khắc, kiên quyết hơn nữa trong việc xử lý và giáo dục những thành phần bất hảo trong sinh viên. Thực tế cho thấy việc lơi là trong giáo dục ý thức luôn dẫn đến những hậu quả khôn lường. Tuy nhiên, để công tác giáo dục đạo đức được hiệu quả, không gì tốt hơn là việc người giáo viên phải là một tấm gương sáng cho sinh viên noi theo. Hãy thử nghĩ xem, khó có thể có những sinh viên ưu tú trong một nhà trường mà nơi đó xuất hiện và tồn tại những điều tiêu cực ngay trong nội bộ giáo viên. Hiện tượng thoái hóa bản chất đạo đức xã hội chủ nghĩa trong đội ngũ những người thầy trong những năm gần đây dường như đã trở thành vấn đề nóng hổi. Hiện tượng mua điểm, bán điểm không lẽ chỉ xảy ra giữa các sinh viên với nhau mà không hề có sự tiếp tay những người thầy như thế? Rõ ràng, để việc giáo dục sinh viên được hiệu quả, song song với việc nghiêm khắc đối với học sinh, sinh viên, nhà trường cũng cần phải nghiêm khắc đối với tình trạng tiêu cực xảy ra trong chính đội ngũ giáo viên của trường.
Bên cạnh việc xử lý, kiểm điểm, phạt nhà trường cần tăng cường hơn nữa công tác biểu dương khen thưởng những sinh viên, giáo viên không chỉ giỏi chuyên môn ngiệp vụ mà còn có tinh thần đạo đức tốt như: có trách nhiệm cao trong công tác, học tập, có hành động, hành vi cử chỉ cao đẹp. Việc làm này có tác dụng động viên khuyến khích sinh viên, giáo viên xây dựng cho mình lối sống lành mạnh, đúng mực; đồng thời phát huy những điểm tích cực của mình. Sống trong một tập thể mà xung quanh mình có bao nhiêu gương sáng như thế hẳn sẽ khó có sinh viên nào lại không tiến bộ, tích cực trong suy nghĩ cũng như hành động.
Vai trò của nhà trường với hệ thống giáo dục của nó thực sự quan trọng và giữ vị trí chủ đạo. Để phát huy được vai trò ấy, nhà trường cần xây dựng mối quan hệ mật thiết với các nhân tố khác như xã hội, gia đình.
Nhà trường- gia đình- xã hội là những nhân tố quan trọng không thể tách rời trong công tác giáo dục tri thức, đạo đức, tư tưởng cho sinh viên.
Tuy nhiên, nói tới nhân tồ nào đi chăng nữa, bản thân sinh viên vẫn đóng vai trò quyết định trong việc xây dựng cho mình một lối sống văn hóa lành mạnh, tích cực. Sinh viên, tự thân họ phải nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, từ đó có những hướng đi đúng đắn cho mình.
Trước hết, thanh niên, sinh viên phải ý thức được vai trò và nhiệm vụ của mình trong công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước. Thanh niên, sinh viên học sinh chúng ta chính là những người chủ tương lai của đất nước, người sẽ chèo lái con thuyền đất nước. Vì vậy chúng ta phải có một lý tưởng Mác xít vững chắc, phải thầm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh để làm kim chỉ nam cho mọi hành động của mình. Phải xây dựng cho mình một quan điểm giai cấp rõ ràng, đứng trên lập trường của giai cấp công nhân để nhìn nhận và giải quyết vấn đề. Có lý tưởng và tư tưởng đúng đắn như vậy, thanh niên, sinh viên mới có nền tảng để trở thành người chủ của đất nước.
Để trở thành những con người mới xã hội chủ nghĩa như mục tiêu của Đảng và nhà nước ta hiện nay, sinh viên Việt Nam phải không ngừng học hỏi nâng cao tri thức cho mình; phải nắm vững khoa học kỹ thuật công nghệ, có trình độ lý thuyết và thực hành để đáp ứng với yêu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Con người mới Việt Nam bao giờ cũng quý trọng sự sáng tạo, làm giàu trí tuệ, tâm hồn, mãi mãi nuôi trong lòng những hoài bão lớn để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Thấm nhuần lời dạy của Lênin: “Dù thế nào chúng ta cũng phải tự đặt cho mình nhiệm vụ…thứ nhất là: học, thứ hai là: học, thứ ba cũng là: học và sau đó kiểm tra để kiến thức của chúng ta không chỉ là một từ ngữ vô dụng hoặc một câu nói hợp “mốt”… để kiến thức thấm sâu vào máu thịt thực sự và hoàn toàn biến thành yếu tố cấu thành của đời sống.” Thực tế chúng ta thấy con người mới Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh đã quyết tâm học tập không những chỉ để hiểu biết khi bước chân vào đời mà còn muốn chiếm lĩnh đỉnh cao của trí tuệ khoa học để trả nợ cho đời, cống hiến cho đời bằng việc tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội. Đó chính là ý thức tồn vong và phát triển của nước Việt Nam mới.
Mặt khác, sinh viên chúng ta cần đấu tranh không khoan nhượng chống mọi biểu hiện tiêu cực ở mọi nơi mọi lúc, không làm ngơ trước những hoạt động trái pháp luật, vô đạo đức, phản văn hóa, đồng thời phải bảo vệ lẽ phải, bảo vệ giá trị của cái đẹp, bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống, tôn trọng phong tục tập quán mới. Sinh viên cần kết hợp việc nâng cao trình độ giác ngộ, rèn luyện thế giới quan và rèn luyện theo tiêu chuẩn đạo đức trong xã hội.
Một điều quan trọng nữa không thể bỏ qua là việc nâng cao tinh thần cảnh giác đối với âm mưu diễn biến hòa bình, bạo loạn lật đổ của các thế lực phản cách mạng. Việc hội nhập kinh tế, xu hướng toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ khắp nơi kéo theo không chỉ những ưu điểm mà còn có cả những mặt trái tiêu cực của nó. Các giá trị văn hóa nhiều khi bị đảo lộn. Người chịu ảnh hưởng nhiều nhất của những tác động trên không ai khác chính là giới trẻ. Kẻ thù của chúng ta có thể lợi dụng cơ hội này để tiến hành chống phá ta dưới mọi hình thức, mà đối tượng chủ yếu và dễ bị đánh gục nhất lại chính là thanh niên, sinh viên. Bằng sức mạnh của đồng tiền, những cám dỗ của thú sống hưởng lạc… chúng dễ dàng lôi kéo giới trẻ vào những cạm bẫy nguy hiểm. Không có bản lĩnh, thanh niên, sinh viên sẽ bị khuất phục, chịu đầu hàng và đánh mất mình. Chính vì vậy, hơn bao giờ hết, sinh viên Việt Nam phải giương cao tinh thần cảnh giác đề phòng mọi âm mưu của kẻ thù.
Tóm lại, trên đây là những ý kiến cá nhân của tôi về vấn đề lối sống trong sinh viên Việt Nam thời nay, đứng dưới góc nhìn của một sinh viên và một số kiến nghị kèm theo. Trong phạm vi của một bài tiểu luận tôi hi vọng đã đưa ra được một số gợi ý hữu ích cho việc xây dựng một lối sống tích cực, lành mạnh trong sinh viên nói riêng và trong thanh niên Việt Nam nói riêng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 111146.doc