Tiểu luận Luật ngân sách nhà nước

 

Chương I Tổng quan về bộ chi ngân sách nhà nước và thực trạng bội chi ngân sách nhà nước ở Việt Nam

1. Tổng quan về bội chi ngân sách nhà nước

1.1 Bội chi ngân sách nhà nước là gì? 1

1.2 Nguyễn nhân dẫn đến bội chi ngân sách nhà nước 1

1.3 Tác động của bội chi ngân sách nhà nước đến nền kinh tế 2

1.4 Sự khác biệt giữa bội chi NSNN và tạm thời thiếu hụt NSNN 3

2. Thực trạng bội chi ngân sách nhà nước ở Việt Nam

2.1 Giai đoạn 1986 – 1990 ----------------------------------------------------------- 3

2.2 Giai đoạn 1991 – 1995 ----------------------------------------------------------- 4

2.3 Giai đoạn 1996 – 2000 ----------------------------------------------------------- 4

2.3 Giai đoạn 2001 – 2010 ----------------------------------------------------------- 5

3. Kết luận ------------------------------------------------------------------------------------ 8

 

Chương II Xử lí bội chi ngân sách nhà nước dưới góc độ của luật ngân sách nhà nước 2002

1. Tăng thu giảm chi ---------------------------------------------------------------------- 12

1.1 Tăng thu ----------------------------------------------------------------------------- 12

1.2 Giảm chi ----------------------------------------------------------------------------- 13

2. Vay nợ --------------------------------------------------------------------------------------- 15

2.1 Vay nợ trong nước ----------------------------------------------------------------- 16

2.2 Vay nợ nước ngoài ---------------------------------------------------------------- 18

3. Vay ngân hàng (in tiền) ----------------------------------------------------------------- 19

Chương III Kết luận ------------------------------------------------------------------------ 20

Chương IV Tài liệu tham khảo và phục lục kèm theo

1. Tài liệu tham khảo ----------------------------------------------------------------------- 21

2. Phụ lục kèm theo ------------------------------------------------------------------------- 22

2.1 Báo cáo tổng kết thực tiễn quản lý nợ công --------------------------------------- 22

2.2 Thủ tục kiểm soát chi ngân sách nhà nước thường xuyên bằng dự toán qua Kho bạc Nhà nước -------------------------------------------------------------------------------- 37

 

 

 

 

 

 

 

doc43 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3711 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Luật ngân sách nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tư vào những dự án mang tính chủ đạo , hiệu quả nhằm tạo ra những đột phá cho sự phát triển kinh tế _xã hội ,đặc biệt những dự án chưa hoặc không hiệu quả thì phải cắt giảm ,thậm chí không đầu tư .Mặt khác bên cạnh việc triệt để tiết kiệm các khoản thu đầu tư công ,những khoản chi thường xuyên của nhưng cơ quan nhà nước cũng phải cắt giảm nếu những khoản chi này không hiệu quả và chưa thực sự cần thiết Một trong những giải pháp quan trọng được quốc hội thông qua là cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước theo hướng ưu tiên cho an sinh xã hội; tăng chi có trọng điểm cho phát triển nông nghiệp, nông thôn và những vùng khó khăn, nhất là 61 huyện có tỉ lệ nghèo cao. Quốc hội quyết định: cần rà soát kĩ nguồn vốn nhà nước bố trí cho các dự án, công trình thuộc trách nhiệm đầu tư của ngân sách nhà nước sao cho các tập đoàn, tổng công ty nhà nước thực hiện. Không bố trí vốn ngân sách nhà nước cho các dự án công trình không thuộc lĩnh vực ngân sách nhà nước đầu tư. Chính phủ Việt Nam vì được đặt trong bối cảnh chống lạm phát nên chính sách tài khóa của chính phủ trong thời gian vừa qua chỉ hướng đến mục đích giảm chi tiêu công (gồm đầu tư công và chi thường xuyên ) và qua đó giảm tổng cầu .Cụ thể chính phủ chỉ định : - Cắt giảm nguồn đầu tư từ ngân sách và tín dụng nhà nước -Rà soát và cắt bỏ các hạng mục đầu tư kém hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước -Cắt giảm chi thường xuyên của bộ máy nhà nước các cấp Tổng đầu tư nhà nước (từ ngân sách ,tín dụng nhà nước thông qua doanh nghiệp nhà nước) luôn chiếm trên 50% tổng đầu tư của toàn xã hội .Vì vậy không nghi ngờ gì ,nếu nhà nước có thể cắt giảm một số hạng mục đầu tư kém hiệu quả và có thứ tự ưu tiên thấp thì sức ép gia tăng lạm phát chắc chắn sẽ nhẹ đi .Cũng tương tự vậy ,lạm phát cũng sẽ được kiềm chế bớt nếu các cơ quan nhà nước có thể cắt giảm chi tiêu thường xuyên (chiếm 56% tổng chi ngân sách năm 2007) Mặc dù việc cắt giảm chi tiêu là hoàn toàn đúng đắn , song hiệu lực của những biện pháp cụ thể đến đâu còn chưa chắc chắn vì ít nhất có 4 lý do : -Thứ nhất việc cắt giảm ,thậm chí giãn tiến độ đầu tư công không hề dễ dàng , nhất là khi những dự án này đã được các cơ quan lập các cấp quyết định ,dã dược đưa vào quy định của các bộ ,ngành địa phương ,đã được triển khai , và nhất là khi chúng gắn với lợi ích thiết thân của những cơ quan liên quan đến dự án -Thứ 2 :nhà nước hầu như không thể kiểm soát các khoản đầu tư của các DNNN một mặt là do chính sách phân cấp trong quản lý đầu tư ,và mặt khác là do một số tập đoàn lớn đã tự thành lập ngân hàng riêng - Thứ 3 : Với tốc độ lạm phát nhanh như hiện nay thì chỉ cần giữ được tổng ức đầu tư công theo đúng dự toán cũng được coi là một thành tích đáng kể -Thứ 4 : kinh nghiệm quốc tế cho thấy rằng việc giảm chi thường xuyên rất khó khăn nên đây là hạng mục cuối cùng nằm trong danh sách cắt giảm . Hơn thế với thực tế ở việt nam thì phạm vi chi thường xuyên có thể cắt giảm không nhiều . Đầu tiên là phải trừ đi quỹ lương ( chiếm khoảng 2/3 tổng chi thường xuyên ),sau đó trừ đi các khoản phụ cấp có tính chất lương ,chi chính sách chế độ ,tiền đóng niêm liễn cho các tổ chức quốc te, các khoản chi thường xuyên đã được thực hiện … Theo ước lượng của bộ kế hoạch và đầu tư thì nếu làm thật quyết liệt thì sẽ giảm được khoảng 3000 tỷ đồng chi hội họp và mua sắm xe ,tức giảm được khoảng 0,8 tổng chi ngân sách nhà nước . 2. Vay nợ Căn cứ vào khoản 2 Điều 8 Luật NSNN năm 2002 : “Bội chi ngân sách nhà nước được bù đắp bằng nguồn vay trong nước và ngoài nước. Vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước phải bảo đảm nguyên tắc không sử dụng cho tiêu dùng, chỉ được sử dụng cho mục đích phát triển và bảo đảm bố trí ngân sách để chủ động trả hết nợ khi đến hạn”Như vậy theo Luật NSNN năm 2002 thì các cơ quan có thẩm quyền đã áp dụng các biện pháp vay nợ để bù đắp bội chi NSNN nhằm đảm bảo cân đối NSNN . Cụ thể như sau : 2.1 Vay nợ trong nước Sự thiếu hụt ngân sách do nhu cầu vốn tài trợ cho sự phát triển nền kinh tế quá lớn đòi hỏi phải đi vay để bù đắp . Điều này được thể hiện qua việc chúng ta chỉ vay để đầu tư phat triển kết cáu ha tầng và các công trình trọng điểm quốc gia phục vụ lợi ích phát triển đất nước . Nhưng trên thực tế số tiền vay ,đặc biệt của nước ngoài chưa được quản lý chặt chẽ .Tình trạng đâu tư dân trải ở các địa phương vẫn chưa đươc khắc phục triệt để tiến độthi công nhưng dự án trọng điểm quốc gia còn chậm và thiếu hiệu quả .Chính vì vậy các khoản đầu tư phát triển lấy từ nguồn vốn nay cả trong và ngoài nước cần đảm bảo các quy định của ngân sách nhà nước và mức bội chi cho phép hằng năm do quốc hội quyêt định Tập trung các khoản vay do trung ương đảm nhận các nhu cầu đầu tư của địa phương cần được xem xét và thực hiện bổ xung từ ngân sách cấp trên thực hiện như vậy ,tránh được đầu tư tràn lan kém hiệu quả va để tồn ngân sách quá lớn quản lý chặt chẽ số bội chi ngân sách nhà nước .Hiên tại chúng ta đang đưng rước mâu thuẫn giưa nhu cầu vốn cho vay đầu tư với nguồn nhân lực hạn hẹp . Nếu thực hiên thắt chặt ,hạn chế vay để đầu tư sẽ kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế đang có nhu cầu vay vốn rất cao .Nhưng nếu chung ta không kiểm soát chặt chẽ các khoản vay của ngân sách nhà nước ,nhất là vay vốn của ngân sách địa phương thi nguy cơ ảnh hưởng tới nên an ninh tài chính quốc gia ,sự bền vững của ngan sách nhà nước .Thực hiên đầu tư tập trung cũng có lợi là bảo đảm phát triển hài hòa cân đối giưa các vùng miền trong toàn quốc . khi các địa phương vay vốn để đầu tư sẽ kien quyết không bố trí nguồn chi thường xuyên cho việc vận hành các công trình khi hoàn thành và đi vào hoạt động cũng như chi phí duy tu ,bả dưỡng các công trình ,làm giảm hiệu quả đầu tư . Có như vậy các địa phương phải tự cân đói nguồn kinh phí này chứ không thể yêu cầu cấp trên bổ sung ngân sách nhà nước Vay trong nước được chính phủ thực hiện dưới hình thức phát hành công trái ,trái phiếu .Công trái ,trái phiếu là những chứng chỉ ghi nhận nợ của nhà nước ,là một loại chứng khoán hay trái khoán do nhà nước phát hành để vay các dân cư ,các tổ chức kinh tế xã hội và ngân hàng .Ở việt nam chính phủ thường ủy nhiệm cho kho bạc nhà nước phát hành trái phiếu dưới các hình thức tín phiếu kho bạc và trái phiếu kho bạc, trái phiếu công trình NĂM 2009 SỐ TIỀN VAY TRONG NƯỚC (tỷ đồng) 48.009 2007 43000 2006 36000 2005 32420 2004 27450 2003 22895 2002 18382 Ưu điểm :Đây là biện pháp cho phép chính phủ có thể giảm bội chi ngân sách mà không cần phải tăng cơ sở tiền tệ hoặc giảm dư trữ quốc tê . Vì vậy ,biện pháp này được coi là một cách hiệu quả để kiềm chế lạm phát Nhược điểm : viêc khắc phục bội chi ngân sách bằng nợ tuy không gây ra lạm phát trước mắt nhưng nó lại có thể làm tăng áp lực lạm phát trong tương lai nếu như tỷ lệ nợ trong GDP liên tục tăng . Thứ nữa ,viêc vay từ dâ trực tiếp sẽ làm giảm khả năng khu vực tư nhân trong việc tiếp cận tín dụng và gây sức ép làm tăng lãi suất trong nước Đặc biệt ,ở những nước trải qua giai đoạn lạm phát cao (như nước ta hiên nay) , giá trị thực của trái phiếu chính phủ giảm nhanh chóng ,làm cho chúng trở nên ít hấp dẫn .Chính phủ có thể sử dụng quyền lực của mình để buộc các chủ thể khác trong nền kinh tế phải giữ trái phiếu. Tuy nhiên ,nếu việc làm này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nghieem trọng đến uy tín của chính phủ và khiến cho việc huy động vốn thông qua kênh này sẽ trở nên khó khăn hơn vào các năm sau . Một số điểm đã đạt được ,đối với vay nợ trong nước : hằng năm ngân hàng phải huy động một khoản tiền nhàn rỗi trong nước tương đối lớn để bù đắp bội chi ngân sách .Để việc huy đông vốn không ảnh hưởng lớn đến thị trường tiền tệ ,đến lãi suất ,Bộ tài chính thực hiện chính sách trước hết thực hiện vay vốn nhàn rỗi từ các quỹ tài chính nhà nước như : quỹ bảo hiểm xã hội ,quỹ tích lũy trả nợ ..phần còn thiếu sẽ thực hiện phát hành trái phiếu và tín phiếu chính phủ .Đối với tín phiếu (loại thời hạn 1 năm) ,thực hiện phối hợp với ngân hàng nhà nước đấu thầu (đấu thầu về lãi suất ) qua ngân hàng nhà nước ,đây là biện pháp vừa để đảm bảo nguồn bù đắp bội chi cho ngân sách nhà nước ,đồng thời cũng tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng có nguồn vốn nhàn rỗi ,chưa cho vay được thực hiện mua trái phiếu này (kết quả cho thấy trong năm qua nhiều tổ chức tín dụng đã mua tín phiếu kho bạc ) 2.2 Vay nợ nước ngoài Chính phủ có thể giảm bội chi ngân sách bằng các nguồn vốn nước ngoài thông qua việc nhận viện trợ nước ngoài hoặc vay nợ nước ngoài từ các chính phủ nước nước ngoài ,các định chế tài chính thế giới như ngân hàng thế giới(WB), Qũy Tiền tệ Quốc tế (IMF) ,Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB),các tổ chức liên chính phủ ,toor chức quốc tế … Viên trợ nước ngoài là nguồn vốn phát triển của các chính phủ ,các tổ chức nhằm thực hiện các chương trình hợp tác phát triển kinh tế xã hội và hiện nay chủ yếu là nguồn vốn phát triển chính thức ODA Vay nợ nước ngoài có thể thực hiện dướicác hình thức :phát hành trái phiếu bằng ngoại tệ mạnh ra nước ngoài ,vay bằng hình thức tín dụng … NĂM 2009 SỐ TiỀN VAY NƯỚC NGOÀI (tỷ đồng) 19.668 2007 13500 2006 12500 2005 8326 2004 7253 2003 7041 2002 7125 Ưu điểm : nó là một biện pháp giảm bội chi ngân sách hữu hiệu ,có thể bù đắp được các khoản bội chi mà lại không gây sức ép lạm pháp cho nền kinh tế .Đây cũng là một nguồn vốn quan trọng bổ sung cho nguồn vốn thiếu hụt trong nước ,góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế -xã hội Nhược điểm : Nó sẽ khiến chi gánh nặng nợ nần ,nghĩa vụ trả nợ tăng lên ,giảm khả năng chi tiêu cho chính phủ .Đông thời ,nó cũng dễ khiến cho nền kinh tế trở nên bị phụ thuộc vào nước ngoài .Thậm chí ,nhiều khoản vay ,khoản viện trợ còn đòi hỏi kèm theo đó là nhiều các điều khoản về chính trị ,quân sự ,kinh tế khiến cho các nước đi vay bị phụ thuộc nhiều . Một số điểm đã đạt được ,đối với vay nợ nước ngoài ,thực hiện chính sách chỉ vay ưu đãi nước ngoài ,không vay thương mại nước ngoài cho đàu tư phát triển .Đối với những khoản vay thương mại nước ngoài và nợ quá hạn trước đây đã được xử lý qua câu lạc bộ Pari và câu lạc bộ luân đôn . thực hiện xử lý nợ với Nga ,Angiêri … Nhờ thực hiện tốt quá trình cơ cấu lại nợ ,cũng như chính sách vay mới mà dư nợ Chính phủ hiện nay ở mức 35% GDP vào năm 2005 ,mức an toàn ,đảm bảo an ninh tài chính quốc gia . 3.Vay ngân hàng (in tiền) Ngoài phương pháp trên , để bù đắp bội chi NSNN , Chính phủ có thể vay ngân hàng trung ương, để đáp ứng nhu cầu này ,ngân hàng trung ương sẽ tăng việc in tiền Ưu điểm :của biện pháp này là nhu cầu tiền để bù đắp ngân sách nhà nước được dáp ứng một cá nhanh chóng ,không phải trả lãi ,không phải gánh thêm các gánh nặng nợ nần. Nhược điểm :của biện pháp này là lại lớn hơn rất nhiều lần .Việc in thêm và phát hành thêm tiền sẽ khiến cho cung tiền vượt cầu tiền . nó đẩy cho việc lạm phat trở nên không thể kiểm soát nổi. Viêt nam từ năm1988 trở về trước bội chi ngân sách được nhà nước bù đắp chủ yếu bằng cách phát hành thêm tiền vào lưu thông dẫn đến tốc độ lạm phát rất cao ,năm 1986 là 774,7% ,năm 1987 là 223,1% ,1988 là 393,8% ;nhưmg từ năm1991 mặc dù bôi chi ngân sách còn ở mức lớn ,đô bù đắp bằng các biện pháp tích cực khác nên lạm phát đã giảm nhanh và đã được kiểm soát ở mức một con số cho đến nay .Chính vì những hậu quả đó ,biện pháp này rất ít khi được sử dụng Biện pháp này hiện nay pháp luật Việt nam không cho phép thực hiện nên Luật NSNN năm 2002 không quy định cụ thể điều này. Sở dĩ như vậy vì phương pháp này có quá nhiều nhược điểm làm ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế Viêt Nam .Và từ năm 1992 ,nước ta đã chấm dứt hoàn toàn việc in tiền để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước III/ Kết luận. Có nhiều cách để chính phủ bù đắp bội chi ngân sách nhà nước ,nhưng phải sử dụng cách nào ,nguồn nào thì còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện kinh tế ,chính sách kinh tế tài chính trong từng thời kỳ của mỗi quốc gia , bởi mỗi giải pháp bù bắp đều có những ưu nhược điểm làm ảnh hưởng đến cân đối kinh tế vĩ mô .Vì vậy,chính phủ Việt Nam cần phải tính toán kỹ lưỡng để đưa ra các giải pháp bù đưa phù hợp với thực trạng hiện nay ,khi nền kinh tế của Việt Nam đang hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước ,nền tài chính quốc gia cũng được đổi mới .       Để giải quyết tổng thể vấn đề bội chi NSNN ở Việt Nam theo chúng tôi cần thiết phải có những quy định chặt chẽ hơn, theo đó có thể áp dụng các giải pháp sau:       1- Tập trung các khoản vay do Trung ương đảm nhận. Các nhu cầu đầu tư của địa phương cần được xem xét và thực hiện bổ sung từ ngân sách cấp trên. Thực hiện như vậy tránh được đầu tư tràn lan, kém hiệu quả và để tồn ngân sách quá lớn và quản lý chặt chẽ số  bội chi NSNN. Hiện tại, chúng ta đang đứng trước mâu thuẫn giữa nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển với nguồn lực hạn hẹp. Nếu thực hiện thắt chặt, hạn chế vay để đầu tư sẽ kìm hãm sự  phát triển của nền kinh tế đang có nhu cầu vốn rất cao. Nhưng nếu chúng ta không kiểm soát chặt chẽ  các khoản vay nợ của NSNN, nhất là vay của ngân sách địa phương, thì nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh tài chính quốc gia, sự bền vững của NSNN. Thực hiện đầu tư tập trung cũng có lợi là  bảo đảm phát triển hài hoà, cân đối giữa các vùng, miền trong toàn quốc. Kinh nghiệm của Trung Quốc: nghiêm cấm ngân sách các địa phương vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào, các khoản chi đầu tư  của địa phương được xem xét tính toán và bổ  sung từ ngân sách trung ương.       2 – Giải quyết tốt mối quan hệ giữa chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên, nhất là  ngân sách các địa phương. Do vậy, khi các địa phương vay vốn để đầu tư, sẽ kiên quyết không bố trí nguồn chi thường xuyên cho việc vận hành các công trình khi hoàn thành và đi vào hoạt  động cũng như chi phí duy tu, bảo dưỡng các công trình, làm giảm hiệu quả đầu tư. Có như  vậy, các địa phương phải tự cân đối nguồn kinh phí này chứ không thể yêu cầu cấp trên bổ sung ngân sách.       3 – Nếu chấp nhận bội chi ngân sách địa phương thì  cần quản lý và giám sát chặt chẽ việc vay vốn. Các khoản vốn vay chỉ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và phát triển các cơ sở  kinh tế. Các khoản vay của ngân sách địa phương cần  được tổng hợp và báo cáo Quốc hội để tổng hợp số bội chi NSNN hằng năm. Vấn đề vay vốn của các địa phương không được kiểm soát chặt chẽ chẳng những tạo ra nguy cơ vay vốn tràn lan, đầu tư kém hiệu quả mà còn ảnh hưởng đến tính bền vững của NSNN trong tương lai. Bội chi NSNN hằng năm không được kiểm soát chặt chẽ trước khi trình Quốc hội, mức bội chi thực tế khác với mức bội chi báo cáo cáo Quốc hội. Điều đó tạo nên gánh nặng nợ cho NSNN, bởi NSNN là một thể thống nhất và đa số các địa phương trông chờ chủ yếu vào ngân sách trung ương, do vậy suy cho cùng, các khoản nợ của ngân sách địa phương sẽ là gánh nợ của NSNN trong khi việc đầu tư lại dàn trải, kém hiệu quả./. IV Tài liệu tham khảo và phụ lục kèm theo.\ 1. Tài liệu tham khảo: Số liệu dựa trên Báo Sài Gòn online , VNexpress , Lao động …… Luật ngân sách Nhà nước năm 2002 và các văn bản hướng dẫn. Báo , tạp chí online. Giáo trình Luật ngân sách nhà nước – Nhà xuất bản công an nhân dân. Quản lý ngân sách nhà nước – PGS.TS Nguyễn Ngọc Hung – Trường ĐH Kinh Tế tp Hồ Chí Minh Tập bài giảng Luật NS nhà nước – Ths Phan Phương Nam Các thủ tục liên quan đến kho bạc nhà nước tại webside: Đề tài " Các nguyên tác tổ chức chi ngân sách nhà nước ;liên hệ việc triển khai các nguyên tắc này ở Việt Nam trong giai đoạn gần đây " ( Tiểu luận "Những giải pháp khắc phục bội chi ngân sách nhà nước Việt Nam hiện nay" ( Xử lý bội chi ngân sách nhằm kiềm chế lạm phát - TS. TRẦN VĂN GIAO -  Học viện Chính trị – Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh – Tạp chí Cộng Sản 18(162) năm 2008. Các tài liệu khác có liên quan. 2. Phụ lục kèm theo: 2.1 Báo cáo tổng kết thực tiễn quản lý nợ công I. Vay nợ và các nhóm chủ thể hiện có hoạt động vay nợ Vay nợ giúp chủ thể đi vay có thể đầu tư ở mức cao hơn thu nhập hiện tại và nếu được sử dụng hiệu quả sẽ giúp tăng thu nhập tương lai tạo nguồn trả nợ. Các chủ thể vay nợ ở Việt Nam hiện nay gồm mọi thành phần kinh tế, như Nhà nước/Chính phủ (vay trong nước và nước ngoài), chính quyền địa phương (vay trong nước của chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương), các DNNN (vay trong nước và nước ngoài), các doanh nghiệp khác (vay trong nước và nước ngoài), các đơn vị sự nghiệp được phép vay (trong nước) theo quy định của pháp luật. Theo thông lệ quốc tế (định nghĩa của Ngân hàng Thế giới) thì nợ khu vực công bao gồm nợ của hệ thống các cơ quan Nhà nước ở trung ương và địa phương (Ngân hàng Thế giới - Hệ thống báo cáo nợ công thế giới). II. Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động vay trả nợ. 1. Thống kê các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý nợ công được tóm tắt tại Bảng 1 dưới đây: Bảng 1. Hệ thống hoá khung pháp lý điều chỉnh hoạt động vay trả nợ STT Tên văn bản quy phạm pháp luật Năm ban hành Lĩnh vực liên quan I CÁC VĂN BẢN QPPL CHUNG 1 Hiến pháp 1992 2 Luật Ngân sách Nhà nước 2002 Nguyên tắc thống nhất quản lý nợ Chính phủ, nợ quốc gia, vay nợ của chính quyền địa phương 3 Luật Chứng khoán 2005 Phát hành công cụ nợ ra công chúng của các chủ thể đi vay 4 Luật Ngân hàng Nhà nước 1997 Quản lý hoạt động vay nợ của NHNN, giám sát hoạt động cho vay nền kinh tế của tổ chức tín dụng 5 Luật Tổ chức tín dụng Các nguyên tắc tổ chức tín dụng tự thẩm định, cho vay, đảm bảo an toàn vốn 6 Luật Doanh nghiệp 2005 Nguyên tắc tự chủ kinh doanh của DN, kể cả trong quyết định vay 7 Luật Doanh nghiệp Nhà nước 2003 Nguyên tắc tự chủ kinh doanh của DNNN, nguyên tắc chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các nghĩa vụ, kể cả nghĩa vụ nợ 8 Nghị định 60/2003/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước 6/6/2003 II VBQPPL LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ NỢ CÔNG CHIA THEO LĨNH VỰC (1) VĂN BẢN QPPL VỀ TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ 9 Pháp lệnh số 12/1999/PL-UBTVQH về Phát hành trái phiếu xây dựng tổ quốc 27/4/1999 Quy định về mục đích huy động và quản lý sử dụng nguồn vốn từ công trái 10 Nghị định 141/2003/NĐ-CP về Phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương. 20/11/2003 Quy định chủ thể phát hành, điều kiện phát hành, nguyên tắc phát hành, quản lý sử dụng vốn, phân công trách nhiệm QLNN đối với việc phát hành trái phiếu 11 Quyết định 66/2004-QĐ – BTC ban hành Quy chế hướng dẫn về trình tự, thủ tục phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu Chính quyền địa phương. 11/8/2004 Hướng dẫn trình tự, thủ tục phát hành các loại trái phiếu này 12 Thông tư 19/2004 – BTC Hướng dẫn việc đấu thầu tín phiếu kho bạc và trái phiếu ngoại tệ qua Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 18/3/2004 Nguyên tắc, quy trình thủ tục đấu thầu qua Ngân hàng Nhà nước 13 Thông tư 21/2004/TT-BTC Hướng dẫn việc đấu thầu trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu Chính quyền địa phương qua thị trường giao dịch chứng khoán tập trung. 24/3/2004 Nguyên tắc, quy trình, thủ tục đấu thầu qua thị trường chứng khoán 14 Thông tư 29/2004/TT-BTC Hướng dẫn việc bảo lãnh phát hành và đại lý phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu Chính quyền địa phương. 6/42004 Như tên gọi 15 Thông tư 32/2004/TT-BTC Hướng dẫn việc phát hành trái phiếu Chính phủ qua hệ thống Kho bạc Nhà nước. 12/4/2004 Quy trình, thủ tục phát hành trái phiếu Chính phủ bán lẻ 16 Quyết định 46/2006/QĐ – BTC ban hành Quy chế Phát hành trái phiếu Chính phủ  theo lô lớn. 6/9/2006 Cách thức tổ chức phát hành trái phiếu lô lớn Nghị quyết 414/2003/NQ-UBTVQH11 về việc phát hành trái phiếu Chính phủ để xây dựng một số công trình giao thông, thuỷ lợi quan trọng của đất nước. 29/8/2003 Như tên gọi 17 Quyết định 182/2003/QĐ-TTg về việc phát hành và sử dụng trái phiếu Chính phủ đầ tư một số công trình giao thông thuỷ lợi quan trọng 5/9/2003 Quy định tổng mức huy động và danh mục các công trình sử dụng nguồn vốn 18 Quyết định 171/2006/QĐ-TTg về việc phát hành và sử dụng trái phiếu Chính phủ đầ tư một số công trình giao thông thuỷ lợi quan trọng 24/7/2006 Sửa đổi Quyết định 182 nói trên, bổ sung thêm khối lượng phát hành và phân bổ nguồn vốn cho các công trình 19 Thông tư 88/2003/TT-BTC 16/9/2003 Hướng dẫn các Quyết định trên 20 Thông tư 103/2006/TT-BTC 2/11/2006 21 Nghị quyết 09/2002/NQ-QH11 về việc phát hành công trái giáo dục 28/11/2002 22 Nghị định 28/2003/NĐ–CP về việc phát hành công trái giáo dục 2003 31/3/2003 23 Nghị định 42/2005/NĐ–CP về việc phát hành công trái giáo dục 2005 29/3/2005 24 Thông tư 30/2003/TT–BTC Hướng dẫn phát hành công trái giáo dục 15/4/2003 (2) VĂN BẢN QPPL VỀ VAY NỢ NƯỚC NGOÀI 25 Nghị định 134/2005/NĐ-CP ban hành quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài 2005 Quy định toàn diện về quản lý nhà nước đối với vay, trả nợ nước ngoài 26 Nghị định 17/2001/NĐ-CP ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA. 2001 Quy định về huy động, phân bổ, sử dụng, giám sát sử dụng nguồn ODA 27 Nghị định 131/2006/ND-CP Ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA. 2006 Sửa đổi Nghị định 17/2001/NĐ-CP 28 Quyết định 02/2000/QĐ-BTC ban hành Quy chế cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ 2000 Quy định nguyên tắc, đối tượng, điều kiện và cơ quan cho vay lại 29 Quyết 181/2007/QĐ-TTg Ban hành quy chế cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ 2007 Sửa đổi Quyết định 02 trên 30 Quyết định 272/2006/QĐ-TTg ban hành Quy chế cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ đối với các khoản vay nước ngoài. 28/11/2006 Quy định nguyên tắc, đối tượng, điều kiện cấp và quản lý bảo lãnh chính phủ (3) VĂN BẢN QPPL VỀ THỊ TRƯỜNG VỐN VÀ VAY CỦA DOANH NGHIỆP 31 Quyết định 128/2007/QĐ-TTg phê duyệt đề án thị trường vốn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2010 2/8/2007 32 Nghị định 14/2007/NĐ-CP 19/1/2007 33 Nghị định 52/2006/NĐ-CP về phát hành trái phiếu doanh nghiệp 19/5/2006 Bao gồm quy định nguyên tắc, trình tự, thủ tục phát hành trái phiếu riêng lẻ của DNNN (4) CÁC VĂN BẢN QPPL VỀ QUẢN LÝ - XỬ LÝ NỢ DNNN 34 Nghị định 199/2004/NĐ-CP 3/12/2004 Đ 9, Đ 10 35 Nghị định 692002/NĐ- CP 12/7/2002 Chương III 36 Thông tư 33/2005/TT – BTC 29/4/2005 Chương II, Phần A, điểm 3, 4 37 Thông tư 85/2002/TT – BTC 26/9/2002 38 Quyết định 149/2001/QĐ – TTg Xử lý nợ tồn động các ngân hàng thương mại (liên quan đến trả nợ của DNNN là các khoản nợ không có đảm bảo) 5/10/2001 39 Thông tư 74/2002/TT-BTC ngày 9/9/2002 40 Nghị định 151/2006/NĐ-CP 20/12/2006 41 Thông tư 105/2007/TT-BTC 30/8/2007 Đối với vay nợ nước ngoài, văn bản pháp lý cao nhất hiện nay là Nghị định 134/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 1/11/2005 ban hành Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài, và Nghị định 131/2006/NĐ-CP ngày 9/11/2006 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức. Căn cứ vào các Nghị định này, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các quy chế hướng dẫn cụ thể về quy trình, thủ tục đối với từng nghiệp vụ quản lý nợ nước ngoài như cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ, cho vay lại từ nguồn vay, viện trợ nước ngoài của Chính phủ, xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá, giám sát tình trạng và báo cáo thông tin nợ. Nhìn chung, các văn bản qui phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động vay nợ nước ngoài là tương đối đầy đủ và đồng bộ, đã thể hiện những quan điểm đổi mới trong quản lý nợ của Chính phủ, phù hợp Luật Ngân Sách Nhà Nước 2002, đồng thời cập nhật những khái niệm, những phương pháp luận quản lý nợ hiện đại, phù hợp thông lệ quốc tế. Đối với vay nợ trong nước của Chính phủ và một số chủ thể khu vực công, văn bản cao nhất điều chỉnh vay nợ trong nước của Chính phủ là Pháp lệnh số 12/1999/PL-UBTVQH10 ngày 27/4/1999 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về phát hành công trái xây dựng Tổ quốc; Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 141/2003/NĐ-CP năm 2003 về phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương. Các văn bản này điều chỉnh một số phân đoạn trong quy trình quản lý nợ, tập trung chủ yếu cho quy trình phát hành và sử dụng vốn huy động, như quy định rõ về các chủ thể phát hành đối với từng loại công cụ nợ; mục đích, phương thức, điều kiện phát hành, nguyên tắc xác lập lãi suất; cách thức thanh toán và sử dụng nguồn vốn huy động; phân công trách nhiệm quản lý đối với quá trình phát hành và bảo lãnh phát hành. 2. Một số nhận xét về khung pháp lý quản lý nợ công 2.1. Những kết quả đạt được - Công tác quản lý nợ hiện tại chủ yếu căn cứ vào Luật Ngân sách Nhà nước, Pháp lệnh về phát hành công trái xây dựng Tổ quốc, Nghị định 134/2005/NĐ-CP, Nghị định 131/2006/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn các Nghị định này; Chương trình quản lý nợ trung hạn, Kế hoạch vay, trả nợ hàng năm; Nghị định 141/2003/NĐ-CP và văn bản hướng dẫn về quy trình phát hành và sử dụng vốn trong nước; dự toán ngân sách nhà nước… Qua các văn bản này đã tạo lập cơ sở pháp lý xác định quyền hạn và trách nhiệm của cá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTiêu luận môn ngân sách nhà nước.doc
  • doclời nói đầu.doc
  • docxmuc luc.docx
  • docTrang bia.doc
  • doctrang bìa2.doc
Tài liệu liên quan