Tiểu luận Lực lượng thanh niên xung phong với vai trò hậu phương trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta kết thúc vẻ vang bằng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Trong chiến công chung của dân tộc, không thể không kể đến những đóng góp to lớn của lực lượng Thanh niên xung phong (TNXP) trên mỗi nẻo đường đất nước đầy bom đạn, thử thách và hy sinh.

Bị thất bại nặng nề trên chiến trường miền Nam, ngày 5- 8-1964 đế quốc Mỹ đã tiến hành leo thang đánh phá miền Bắc hòng phá hoại các cơ sở kinh tế, quốc phòng, chặn đứng sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam. Trong không khí sục sôi cả nước chống Mỹ, ngày 9-8-1964, hàng vạn thanh niên Thủ đô Hà Nội và sau đó là thanh niên các tỉnh, thành phố Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An. đã dấy lên phong trào “Ba sẵn sàng”: sẵn sàng chiến đấu; sẵn sàng nhập ngũ; sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu Tổ quốc cần đến. Từ thực tiễn của phong trào “Ba sẵn sàng”, Trung ương Đoàn Thanh niên lao động Việt Nam (nay là Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) đã nhanh chóng đề xuất với Đảng, Nhà nước tổ chức ra lực lượng TNXP chống Mỹ, cứu nước (CMCN), góp phần đáp ứng những yêu cầu bức thiết của cuộc kháng chiến.

 

doc12 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5181 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Lực lượng thanh niên xung phong với vai trò hậu phương trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợc Đảng nhìn nhận một cách đúng đắn và đặt lên hàng đầu. Đảng đã xây dựng, củng cố hậu phương trong mọi tình huống của cuộc chiến, làm cho hậu phương có sức sống và phát triển trong hoàn cảnh gay go, khó khăn nhất, trong khi chính nó cũng phải trực tiếp chiến đấu quyết liệt với kẻ thù. Dân tộc ta thắng những kẻ thù mạnh hơn gấp nhiều lần bởi vì chúng ta có nhân dân anh hùng, có sự lao động sáng tạo, tài năng và trí tuệ của Đảng, có hậu phương lớn tập trung sức người, sức của, động viên tinh thần tuyến tuyến lớn đánh thắng kẻ thù. Do vậy, việc nghiên cứu chủ trương xây dựng hậu phương của Đảng, để qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm, phục vụ cho công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước hiện nay dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong bối cảnh quốc tế và trong nước có nhiều thuận lợi cũng như khó khăn mới, sẽ góp phần đắc lực vào nhiệm vụ bảo vệ và xây dựng tổ quốc Việt Nam XHCN.  Hậu phương hiểu theo nghĩa nghĩa hẹp: “là nơi đối xứng với tiền tuyến, có sự phân biệt rạch ròi bằng yếu tố không gian, là lãnh thổ ngoài vùng chiến sự, phía sau chiến tuyến, có dân cư và tiềm lực mọi mặt, nhất là về nhân lực, vật lực. Là nơi xây dựng và huy động sức người, sức của, đáp ứng nhu cầu của lực lượng vũ trang ngoài tiền tuyến”.  Theo nghĩa rộng, đây là chỗ dựa để tiến hành chiến tranh, nơi cung cấp sức người, sức của cho chiến tranh, không phân biệt rạch ròi với tuyền tuyến về mặt không gian. Như vậy, có thể thấy ngay rằng trong các cuộc chiến tranh, hậu phương là một trong những điều kiện cơ bản quyết định thắng bại, được thua của hai bên tham chiến. Chiến tranh phải dựa vào hậu phương hùng mạnh. Quân đội nào tách khỏi hậu phương thì không thể giành thắng lợi trong chiến tranh, không thể tồn tại được. Trong lịch sử quân sự, các nhà quân sự lỗi lạc và những người thầy vĩ đại của cách mạng vô sản – Mác, Ăng ghen, Lê-nin đều nhấn mạnh đến vai trò của hậu phương vững chắc, có tổ chức. Ăng ghen đã viết: “Toàn bộ việc tổ chức và phương thức chiến đấu của quân đội và do đó thắng lợi, thất bại đều tỏ ra là phụ thuộc vào những điều kiện vật chất, nghĩa là điều kiện kinh tế, vào chất liệu của con người và của vũ khí, nghĩa là vào chất lượng và số lượng của cư dân và của cả kĩ thuật”. Còn Lê-nin thì cho rằng: “ Trong chiến tranh, ai có nhiều lực lượng hậu bị hơn, ai có nhiều nguồn lực, ai kiên trì đi sâu vào quần chúng nhân dân hơn, thì người đó thu được thắng lợi”. Và: “ Muốn tiến hành chiến tranh một cách thực sự, phải có một hậu phương có tổ chức vững chắc, một đội quân giỏi nhất, những người trung thành nhất với sự nghiệp cách mạng cũng đều lập tức bị kẻ thù tiêu diệt, nếu họ không được vũ trang, tiếp tế lương thực và huấn luyện đầy đủ”.  Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng cho rằng: “khi có chiến tranh, phải huy động và tổ chức tất cả các lực lượng trong nước để chống giặc”. Ngoài ra, đề cập đến những yếu tố cụ thể quyết định sức mạnh của hậu phương, Mác và Ăngghen, Lê-nin, đều đã đánh giá cao nhân tố chính trị-tinh thần, đồng thời cũng nhấn mạnh đến yếu tố trang bị vũ khí. Xtalin khi bàn đến sự thử thách khắc nghiệt của chiến tranh đã nói: “lịch sử chiến tranh dạy rằng, chỉ có những nước nào mạnh hơn đối phương của mình về mặt phát triển và tổ chức kinh tế, về kinh nghiệm, tài nghệ và tinh thần chiến đấu của quân đội, về tinh thần kiên cường và đoàn kết của nhân dân trong suốt cả quá trình chiến tranh thì mới chịu đựng được sự thử thách đó”. Một tiêu chuẩn quan trọng nữa quyết định sự vững mạnh của hậu phương, đó là yếu tố kinh tế. Theo đồng chí Lê Duẩn, “một hậu phương vững mạnh là một hậu phương có tiềm lực kinh tế và quốc phòng hùng hậu, có nguồn dự trữ dồi dào để cung cấp lương thực, súng đạn, sức người, sức của đầy đủ cho tiền tuyến”. Đồng chí Trường Chinh cũng coi một trong những nhân tố thường xuyên của thắng lợi trong một cuộc chiến tranh nhân dân ở thời đại của chúng ta là “hậu phương chiến tranh nhân dân được củng cố, nguồn cung cấp nhân tài, vật lực cho chiến tranh dồi dào, chỗ dựa của các lực lượng vũ trang vững mạnh”. Nhìn chung, vai trò của hậu phương đều được các nhà chiến lược, các nhà quân sự đánh giá cao và yêu cầu những người lãnh đạo quốc gia, những người cầm quân phải quan tâm thường xuyên trong thời chiến cũng như thời bình. Bởi lẽ, chiến tranh là sự thử thách toàn diện đối với mỗi bên tham chiến, trong đó hết thảy lực lượng đều bị thử thách, bị tiêu hao, nên đòi hỏi phải được bổ sung, phát triển, nhằm đè bẹp đối phương để chiến thắng. Cơ sở vật chất của đất nước mạnh hay yếu, dồi dào hay thiếu thốn là một điều kiện quan trọng, quyết định và có tác động rất lớn đến thắng hay bại của chiến tranh. Tuy nhiên, sức mạnh của hậu phương không chỉ dựa trên những chỉ số kinh tế, trên mức sống, trình độ hiểu biết khoa học kĩ thuật của con người, cũng như vũ khí và trang bị kĩ thuật của quân đội, mà còn dựa trên nhiều yếu tố khác nhau nữa. Bởi vì, mặc dù hậu phương có một vai trò quan trọng trong việc quyết định thắng lợi hay thất bại của chiến tranh, song so sánh lực lượng hậu phương của hai bên, giải quyết vấn đề hậu phương, xây dựng và phát huy sức mạnh của hậu phương như thế nào, lại không phải là một vấn đề đơn thuần của số học. Hậu phương có thể chuyển hoá từ yếu sang mạnh, hoặc ngược lại. Cách huy động lực lượng của hậu phương là một vấn đề quan trọng. Nó phụ thuộc vào những yếu tố như: tính chất của chiến tranh, trình độ giác ngộ của con người, năng lực xử lý các vấn đề liên quan đến chiến tranh... Muốn để hậu phương động viên được sức người, sức của cho kháng chiến, đồng thời là nguồn cổ vũ mạnh mẽ về chính trị, tinh thần cho các lực lượng chiến đấu trên chiến trường, phải trải qua một quá trình xây dựng, từng bước phát triển và củng cố hậu phương từ yếu thành mạnh. Trong quá trình đó, hậu phương phải thường xuyên tái tạo ra tiềm lực mới cả về vật chất lẫn tinh thần, để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của cuộc kháng chiến. Hậu phương của chiến tranh có những cấp độ và hình thức khác nhau. Có hậu phương chiến lược, có hậu phương tại chỗ, có những căn cứ du kích, lại còn có khái niệm hậu phương lòng dân. Dân bao bọc che trở, tạo điều kiện cho cách mạng xây dựng căn cứ của mình. Nhưng xét trên phương diện tổng quát nhất, thì lực lượng cách mạng muốn chiến thắng kẻ thù nhất định phải có hậu phương chiến lược, vì “không có một đội quân nào trên thế giới không có hậu phương vững chắc lại có thể chiến thắng được”. Điều đó đã trở thành qui luật. Quan điểm trên của chủ nghĩa Mác-Lênin về vai trò của hậu phương trong chiến tranh đã khẳng định tầm quan trọng chiến lược của hậu phương. Thực tiễn đẫ chứng minh điều đó một cách hùng hồn. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, Hồng quân Liên Xô chiến thắng Phát-xít Đức- Nhật trong một điều kiện vô cùng khó khăn vì họ có hậu phương chiến lược bao gồm các nước cộng hoà trong Liên bang rộng lớn, được củng cố và xây dựng để đủ sức đáp ứng mọi yêu cầu của chiến trường. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã hết sức coi trọng việc xây dựng hậu phương, xem đó là nhân tố hết sức quan trọng, quyết định thắng lợi của cách mạng. Trong những ngày đầu trứng nước vận động thành lập Đảng, Nguyễn Ái Quốc đã chú trọng xây dựng cơ sở trong dân- xây dựng cơ sở cách mạng trong cộng đồng những người Việt Nam ở Pháp, Thái Lan, đặc biệt là ở Trung Quốc. Những cơ sở bước đầu này thực sự là hậu phương của cách mạng, là chỗ dựa, sức mạnh giúp Đảng vượt qua khủng bố của kẻ thù, đứng vững, phát triển và hoàn thành xuất sắc sứ mạng lịch sử của mình. Đầu năm 1941, khi về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng, Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã bắt tay xây dựng Cao Bằng thành căn cứ địa của cách mạng Việt Nam. Người nói: “Căn cứ địa Cao Bằng sẽ mở ra triển vọng lớn cho cách mạng nước ta. Cao Bằng có phong trào tốt từ trước, lại kề sát biên giới, lấy đó làm cơ sở liên lạc quốc tế rất thuận lợi. Nhưng từ Cao Bằng còn phải phát triển về Thái Nguyên và thông xuống nữa mới có thể tiếp xúc với toàn quốc được. Có nối được phong trào với Thái Nguyên, với toàn quốc thì khi phát động đấu tranh vũ trang, lúc thuận lợi có thế tiến công, lúc khó khăn có thể giữ”. Thực hiện theo tư tưởng đó của Hồ Chí Minh, căn cứ địa cách mạng được mở rộng và phát triển thành khu giải phóng rộng lớn gồm 6 tỉnh thuộc Việt Bắc. Đây là nơi Đảng và Quốc dân Đại hội quyết định những vấn đề chiến lược của cách mạng, mà bước đi quan trọng, quyết định nhất là phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám một phần lớn là nhờ có căn cứ địa vững chắc, bao gồm: căn cứ Việt Bắc, các căn cứ ở các khu, các tỉnh, các cơ sở ở các địa phương trong toàn quốc. Khi kháng chiến chống Pháp bùng nổ, Việt Bắc lại trở thành căn cứ địa. Ngoài ra, ta còn có một hậu phương rộng lớn, bao gồm các khu du kích, các vùng tự do ở khu III, khu IV, khu V, Nam Bộ...tạo thành thế liên hoàn, vừa bao vây kẻ thù, vừa cung cấp sức người, sức của cho tuyền tuyến, động viên ý chí niềm tin cho những người lính trên chiến trường. Trong kháng chiến chống Mỹ, chúng ta đã có thể kế thừa những kinh nghiệm xây dựng hậu phương trong Cách mạng Tháng Tám và kháng chiến chống Pháp. Hơn bao giờ hết, trong cuộc kháng chiến lần này, Đảng đã đặc biệt chú ý đến vai trò quan trọng của hậu phương, bởi vì với một cuộc chiến không cân sức, phải đối đầu với một kẻ thù nguy hiểm, có tiềm lực kinh tế, quân sự, quốc phòng mạnh hơn ta gấp nhiều lần, thì việc tổ chức, huy động sức mạnh của toàn dân tộc và “phải có một hậu phương vững chắc” như Lênin đã từng nói, là hoàn toàn cần thiết. Hậu phương đó là miền Bắc XHCN. Tuy nhiên, xây dựng hậu phương trong kháng chiến chống Mỹ có sự phát triển về chất so với xây dựng hậu phương trong kháng chiến chống Pháp. Bởi vì, lúc đó chúng ta đã có một nửa nước hoà bình đi lên CNXH, có khả năng dốc toàn bộ sức mạnh của mình cho chiến tranh. Đồng thời, ta cũng có hậu phương tại chỗ ở miền Nam là những căn cứ du kích hoặc vùng tự do trong kháng chiến chống Pháp. Hơn nữa, bên cạnh ta lại có các nước XHCN anh em và lực lượng hoà bình tiến bộ trên thế giới ủng hộ, chia sẻ. Tuân thủ những quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về tầm quan trọng của hậu phương trong chiến tranh cách mạng, vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, kế thừa và phát huy kinh nghiệm xây dựng hậu phương trong kháng chiến chống Pháp, Đảng đã tập trung xây dựng miền Bắc thành hậu phương lớn cho tuyền tuyến lớn miền Nam, “Tiến hành cách mạng XHCN ở miền Bắc tức là xây dựng cuộc sống mới, tự do, hạnh phúc cho nhân dân miền Bắc, đồng thời là củng cố miền Bắc thành cơ sở vững chắc về mọi mặt cho việc hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện thống nhất nước nhà”. Những tư tưởng của Hồ Chí Minh và Đảng ta về xây dựng hậu phương đã thực sự có ý nghĩa trong quá trình xây dựng miền Bắc theo hướng xây dựng hậu phương chiến lược trong cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam. Xây dựng CNXH ở miền Bắc cũng chính là xây dựng hậu phương cho chiến tranh giải phóng. Mọi hoạt động của miền Bắc cũng chính là hoạt động của hậu phương cho tuyền tuyến lớn đánh Mỹ. Thắng lợi của chúng ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cũng nhờ một phần lớn vào sự nhận thức đúng đắn của Đảng về vấn đề hậu phương và xây dựng hậu phương miền Bắc. Thắng lợi oanh liệt của nhân dân ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đã khẳng định vị trí to lớn của hậu phương chiến tranh nhân dân. Đó là hậu phương được tổ chức chặt chẽ theo đường lối đúng đắn, sáng tạo và bằng những biện pháp có hiệu quả. Vì thế, trước thử thách ác liệt của chiến tranh, hậu phương kháng chiến của ta đã phát huy mạnh mẽ vai trò, tác dụng to lớn, toàn diện, góp phần quyết định vào thắng lợi chung của toàn dân tộc.  Vào những thời điểm mang tính bước ngoặt trong cuộc chiến tranh, sự vững mạnh, ổn định của hậu phương chiến lược là một trong những nhân tố vô cùng quan trọng để Đảng ta hạ quyết tâm chiến lược kịp thời, chính xác. Tại hậu phương, lực lượng dự bị được xây dựng và tăng cường, sẵn sàng cơ động ra chiến trường, thực hiện các đòn đánh lớn, có tác dụng làm xoay chuyển cục diện chiến tranh có lợi cho ta và bất lợi cho đối phương. Tại các giai đoạn quyết định của các cuộc chiến tranh, hậu phương đã dốc toàn bộ sức mạnh tiềm tàng cho những cuộc quyết chiến chiến lược, kết thúc vẻ vang sự nghiệp kháng chiến của toàn dân tộc. Việc giải quyết thành công vấn đề hậu phương đã giải thích tại sao dân tộc ta đã đánh thắng những đế quốc to lớn, có tiềm lực kinh tế, quân sự, khoa học- công nghệ mạnh hơn ta rất nhiều. Đặc biệt, việc xây dựng miền Bắc trong những năm ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ là một minh chứng hùng hồn cho đường lối đúng đắn của Đảng trong việc xác định hậu phương chiến lược. Những năm cả đất nước có chiến tranh cũng là những năm miền Bắc làm tròn nhiệm vụ của hậu phương lớn đối với tiền tuyến miền Nam chống Mỹ, cứu nước. Khát vọng độc lập, tự do của cả một dân tộc không mệt mỏi, không nao núng trước những hi sinh mát mát trong suốt hơn 30 năm trời đã đưa cả dân tộc đi đến thắng lợi vẻ vang vào mùa xuân năm 75. Đây cũng là biểu hiện cao nhất của tinh thần độc lập dân tộc, thống nhất tổ quốc dưới ngọn cờ vẻ vang của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong thắng lợi vẻ vang, những thành công trong quá trình xây dựng hậu phương miền Bắc là một trong những nhân tố góp phần quyết định. Đồng thời, nó khẳng định chủ trương của Đảng trong việc đặt vấn đề xây dựng hậu phương là một trong những nhiệm vụ quan trọng là hoàn toàn đúng đắn. Mặc dù trong quá trình xây dựng CHXN ở miền Bắc chúng ta còn có những hạn chế nhất định, do điều kiện chiến tranh chi phối. CNXH mà chúng ta xây dựng là CNXH thời chiến. Nhưng điều căn bản là hậu phương miền Bắc đã giữ được sự ổn định vững chắc về tất cả mọi mặt và phát triển trong điều kiện chiến tranh khốc liệt. Vượt lên trên những khó khăn thử thách, miền Bắc đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ là hậu phương của cuộc chiến tranh. Nhân dân miền Nam được tiếp thêm sức mạnh, nhận được sự chi viện tối đa về người và của từ miền Bắc. “Không thể nào có thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước nếu không miền Bắc XHCN, suốt 16 năm qua luôn cùng một lúc phải làm hai nhiệm vụ chiến lược. Đặc biệt từ năm 1965, miền Bắc đã dốc vào chiến tranh cứu nước và giữ nước toàn bộ sức mạnh của chế độ XHCN và đã làm tròn một cách xuất sắc nghĩa vụ căn cứ cách mạng của các nước ”. Như vậy, để trả lời cho câu hỏi “phải dựa vào đâu và lấy sức đâu đánh giặc?”, Đảng đã phát huy cao độ tính chất chính nghĩa của chiến tranh nhân dân Việt Nam, phát huy truyền thống yêu nước chống ngoại xâm của dân tộc, phát động những cuộc chiến tranh nhân dân rộng lớn, dựa vào lực lượng đoàn kết toàn dân để xây dựng hậu phương. Ở đâu có nhân dân Việt Nam yêu nước, ở đó có sẵn nhân tố của hậu phương. Phương thức xây dựng hậu phương chiến tranh của Đảng làm cho tuyền tuyến cũng là hậu phương, hậu phương cũng là tiền tuyến, làm cho hậu phương của chiến tranh nhân dân Việt Nam không còn đối xứng với tiền tuyến theo cách hiểu cổ điển thông thường, không thể xác định rạch ròi, rõ rệt chỉ bằng yếu tố không gian. Đó cũng chính là sự đóng góp to lớn vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin về chiến tranh cách mạng . II. LỰC LƯỢNG THANH NIÊN XUNG PHONG VỚI VAI TRÒ HẬU PHƯƠNG TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta kết thúc vẻ vang bằng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Trong chiến công chung của dân tộc, không thể không kể đến những đóng góp to lớn của lực lượng Thanh niên xung phong (TNXP) trên mỗi nẻo đường đất nước đầy bom đạn, thử thách và hy sinh.  Bị thất bại nặng nề trên chiến trường miền Nam, ngày 5- 8-1964 đế quốc Mỹ đã tiến hành leo thang đánh phá miền Bắc hòng phá hoại các cơ sở kinh tế, quốc phòng, chặn đứng sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam. Trong không khí sục sôi cả nước chống Mỹ, ngày 9-8-1964, hàng vạn thanh niên Thủ đô Hà Nội và sau đó là thanh niên các tỉnh, thành phố Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An... đã dấy lên phong trào “Ba sẵn sàng”: sẵn sàng chiến đấu; sẵn sàng nhập ngũ; sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu Tổ quốc cần đến. Từ thực tiễn của phong trào “Ba sẵn sàng”, Trung ương Đoàn Thanh niên lao động Việt Nam (nay là Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) đã nhanh chóng đề xuất với Đảng, Nhà nước tổ chức ra lực lượng TNXP chống Mỹ, cứu nước (CMCN), góp phần đáp ứng những yêu cầu bức thiết của cuộc kháng chiến.  Được Đảng, Bác Hồ và Chính phủ chấp thuận, tháng 3-1965, Ban Bí thư Trung ương Đoàn đã phát động phong trào tình nguyện gia nhập Đội TNXP CMCN (tập trung). Ngày 2-1965, Đội TNXP CMCN đầu tiên được thành lập tại tỉnh Thanh Hoá. Và chỉ sau 3 tháng kể từ khi thành lập, đến tháng 7-1965 đã có 54.122 đoàn viên thanh niên của 18 tỉnh, thành phố trên toàn miền Bắc gia nhập Đội TNXP CMCN, trong đó có 24.126 nữ; được biên chế thành 32 Đội, trong đó Đoàn 559 quản lý 7 Đội, làm nhiệm vụ vận chuyển, mở đường phía Tây Quảng Bình và trên nước bạn Lào; Tổng cục đường sắt quản lý 7 Đội, hoạt động dọc tuyến Ninh Bình- Nghệ An các Đội còn lại làm nhiệm vụ bảo đảm công trình giao thông do các Cục công trình thuộc ngành Giao thông quản lý. Trong khi đó, ở hậu tuyến, các địa phương: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình... đều thành lập các đội TNXP cơ sở, nhằm tập hợp thanh niên tham gia chiến đấu tại chỗ, đẩy mạnh sản xuất, huấn luyện quân sự, giữ gìn trật tự an ninh, thực hiện nếp sống thời chiến.  Gia nhập lực lượng TNXP CMCN đã trở thành tình cảm thiêng liêng, nỗi khát khao của nhiều đoàn viên, thanh niên. Ngay đợt đầu, cả nước đã có 1.360 thanh niên theo đạo Thiên chúa gia nhập TNXP. Nhiều gia đình có 2-3 chị em một độ tuổi thanh niên đã giành nhau đi TNXP. Không ít đôi trai gái yêu nhau đã hoãn cưới hoặc sau khi cưới cùng đi TNXP. Lực lượng TNXP CMCN ngay từ khi mới thành lập đã thực sự là nơi tập hợp, đoàn kết mọi tầng lớp thanh niên sẵn sàng chiến đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì thống nhất nước nhà.  Ở miền Nam hưởng ứng phong trào “Năm xung phong” do Trung ương Đoàn thanh niên nhân dân cách mạng phát động, ngày 20-4-1965, đơn vị TNXP Giải phóng miền Nam (GPMN) đầu tiên được thành lập tại Tân Biên, tỉnh Tây Ninh - căn cứ Trung ương Cục miền Nam. Tới cuối năm 1965, hầu hết các tỉnh ở miền Nam đều thành lập các đơn vị TNXP GPMN tập trung, trực tiếp sát cánh cùng các đơn vị Quân giải phóng tổ chức các chiến dịch, các trận đánh lớn nhỏ tiêu hao sinh lực địch, mở rộng vùng giải phóng. Ngoài ra, các địa phương còn thành lập các đơn vị TNXP cơ sở làm nhiệm vụ bảo đảm chiến đấu tại chỗ, vận chuyển vũ khí, tải thương, phá hoại giao thông, cản đường tiến quân của địch, phục vụ đồng bào sản xuất, bảo vệ mùa màng và sẵn sàng bổ sung lực lượng cho du kích, bộ đội và TNXP giải phóng của Miền. Chỉ tính trong hai năm 1966-1967, trên toàn miền Nam dã có gần 60 ngàn TNXP cơ sở và địa phương. Tại Khu V, thành lập Tổng đội TNXP Quyết thắng, với sự tham gia của hàng vạn đội viên của các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Kon Tum, Gia Lai, Phú Yên, Khánh Hoà,... và các tiểu đoàn TNXP hoạt động dưới sự chỉ đạo của Đoàn 559.  Như vậy, chỉ một thời gian ngắn, lực lượng TNXP CMCN và lực lượng TNXP GPMN được thành lập trên cả nước từ Bắc đến Nam, thật sự trở thành một binh chủng đặc biệt, ngày càng phát huy mạnh mẽ vai trò xung kích cách mạng, sẵn sàng đảm nhận nhiệm vụ nặng nề, ở hầu hết những địa bàn nóng bỏng lửa đạn, phục vụ quên mình, chiến đấu hy sinh vì thông tuyến đường ra trận, thắng trận đánh quan trọng của Quân giải phóng, xứng đáng với sự tin cậy của Đảng, quân đội và nhân dân.  Trong những năm chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ra miền Bắc, giao thông vận tải là một mặt trận nóng bỏng, kẻ địch đã tập trung đánh phá các tuyến đường huyết mạch, các bến phà, cầu cống tới trên 80 nghìn trận, chiếm gần 70% số trận chúng đánh phá miền Bắc. Vì vậy, cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại trên mặt trận giao thông nhằm duy trì sản xuất cũng như bảo đảm chi viện kịp thời cho miền Nam được xem như “một thiên anh hùng ca”, trong đó, lực lượng TNXP CMCN đã góp phần công sức đáng kể, làm nên những chiến công ngời sáng, nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng.  Gian khổ và âm thầm, lặng lẽ nhất là lực lượng TNXP phục vụ quốc phòng ở miền Tây Quảng Bình và dọc dãy Trường Sơn trong những năm đầu đánh Mỹ. Thời tiết khắc nghiệt, bệnh tật hoành hành, nhiều cánh rừng, đỉnh núi, khe suối chưa từng in dấu người qua, TNXP cùng bộ đội công binh phải mở đường mà đi, chuyến hàng vào chiến trường miền Nam ruột thịt và cáng thương binh ra Bắc để cứu chữa, tiêu biểu là Đội 23 TNXP Hà Tĩnh và Nghệ An thuộc Binh trạm I, Đoàn 559.  Có một Đội TNXP mang phiên hiệu đặc biệt là K53 (còn gọi là đơn vị Nguyễn Văn Trỗi), là đơn vị TNXP duy nhất do Trung ương Đoàn thành lập và cử thẳng vào miền Nam công tác theo yêu cầu của mặt trận Trị-Thiên-Huế. Họ gồm con em của các tỉnh Ninh Bình, Nam Hà, Hà Tây,... làm nhiệm vụ vận chuyển súng đạn, lương thực từ Vĩnh Linh vượt sông Bến Hải tiếp tế cho chiến trường, sau dó bổ sung vào quân đội, trở thành cán bộ, sĩ quan và chiến sĩ của địa phương, chiến đấu dũng cảm; trong đó có Tiểu đội trưởng Trần Sơn đã chỉ huy tiểu đội tiêu diệt gọn 17 thám báo Mỹ, trở thành Dũng sĩ diệt Mỹ cấp I. Đặc biệt là 85 chiến sĩ C11 (Ninh Bình) của TNXP K53 trận đầu đã diệt gọn một đại đội Mỹ trên cứ điểm Bồng Bồng, được thưởng Huân chương Chiến công hạng Hai, nhưng 13 đội viên ưu tú đã anh dũng hy sinh...  Lịch sử sẽ còn ghi mãi chiến công và sự hy sinh anh dũng của lực lượng TNXP CMCN trên những tuyến dường dã đi vào huyền thoại như Đường 20 – “Đường Quyết thắng” ở phía Tây Quảng Bình. Tại đây, các Đội 23 Hà Anh, Đội 25 Nam Hà, Đội 3 Nghệ An, Đội 4 Ninh Bình đã phối hợp cùng một trung đoàn công binh và hai trung đoàn bộ binh trên đường vào Nam chiến đấu, dừng lại để làm con đường quan trọng này, với khẩu hiệu nổi tiếng “Chọc thủng Trường Sơn, mở đường thắng lợi”. Địch phát hiện ta mở đường qua đỉnh Trường Sơn, chúng tập trung đánh phá ác liệt, nhiều TNXP hy sinh dũng cảm. Sau 77 ngày đêm không nghỉ, ngày 27-4-1966 tuyến đường được mở thông. Trên tuyến Đường 12A, tiểu đội trưởng Nguyễn Thị Kim Huế thuộc Đội 25 Quảng Binh, cùng 16 chị em TNXP 19-20 tuổi đã 60 ngày đêm bám trụ, phá bom, vá đường, làm cọc tiêu sống dẫn đường cho xe qua. Kim Huế đã trở thành người được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang đầu tiên của lực lương TNXP CMCN. Tại Đường 15 Nghệ An, 12 cô gái của tiểu đội thép TNXP Nghệ An đã hy sinh dũng cảm trong khi làm nhiệm vụ sáng 31-10-1968. Và cũng trên chính con đường này, không ai có thể quên một “Ngã ba bom” Đồng Lộc, nơi 10 cô gái trẻ cùng Tiểu đội trưởng Võ Thị Tần đã anh dũng hy sinh ngày 24-7-1968. Cùng lập công trên ngã ba Đồng Lộc còn có La Thị Tám, một cô gái đếm bom dũng cảm, Anh hùng của ngành Giao thông vận tải. Đó là những địa danh đã đi vào lịch sử như: đồi 37, đèo Đá Đẽo, đèo Mụ Giạ, khe Giao, cua Chữ A, Truông Bồn, hang Tám Cô Hàm Rồng-Nam Ngạn, núi Nhồi, ga Lưu Xá, ga Gội, Gia Lâm, Yên Viên, Khuyến Lương và biết bao tên đất, tên người, tên tập thể khác mà hôm nay không thể kể hết được, gắn liền với những chiến công, sự hy sinh vô bờ bến của lực lượng TNXP CMCN.  Trong 10 năm, lực lượng TNXP CMCN đã có gần 15 vạn người tham gia, trong đó có 2.000 TNXP hy sinh, gần 5.000 người bị thương, hàng vạn người bị sức ép bom Mỹ và ốm đau, bệnh tật. Với những hy sinh cống hiến to lớn ấy, TNXP CMCN đã được Nhà nước tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất, 372 Huân chương các loại cho các cá nhân và đơn vị, trong đó có 4 cá nhân được phong tặng Anh hùng là Nguyễn Thị Kim Huế, Nguyễn Trí Ân, Đinh thị Thu Hiệp và Nguyễn Thị Vân Liệu.  Trên chiến trường miền Nam, lực lượng TNXP GPMN đã phối thuộc với các đơn vị Quân giải phóng mở những trận đánh ban đầu thắng lợi như Bàu Bàng, Dầu Tiếng, Bông Trang-Nhà Đỏ, Đồng Xoài...Vào những năm 1967-1968, khi cuộc chiến đấu đi vào giai đoạn gay go, ác liệt, Tổng đội TNXP GPMN thành lập 3 Liên đội trực tiếp phục vụ các Sư đoàn Quân giải phóng mới được thành lập. Nhiều gương chiến đấu hy sinh dũng cảm của TNXP GPMN đã xuất hiện như Võ Thị Rậm ra vào trận địa như con thoi cõng thương binh về tuyến sau, dù bị thương chị vẫn ôm chặt thương binh trên tay đến lúc hy sinh. Hồ Văn Minh, một mình chiến đấu đánh lạc hướng và tiêu diệt 15 tên địch để đồng đội chuyển thương binh thoát đường phục kích của giặc. Hoàng Anh (Nguyễn Thị Bé) đụng địch giữa bãi trống, chị chiến đấu dũng cảm diệt 4 tên Mỹ, rồi đè mình lên trái lựu đạn mở chốt sẵn, không để chúng bắt, chị đã hy sinh anh dũng. Đoàn Thị Liên, tuy bị thương nhưng vẫn lấy thân mình che hầm chắn bom đạn bảo vệ thương binh vì không muốn để thương binh bị thương lần nữa và chị đã anh dũng hy sinh. Tiểu đoàn 2 TNXP Quảng Đà do Nguyễn Thị Thao làm tiểu đoàn trưởng, trong 4 năm liền đã vận chuyển trên 9000 tấn hàng, bình quân mỗi người vận chuyển trên 6 tấn/năm, trên chặng đường đi bộ 600 km, đạt danh hiệu “Kiện tướng hành lang, gương mẫu đảm đang, chân đồng vai sắt”.  Mười năm phục vụ chiến đấu và chiến đấu dũng cảm, lực lượng TNXP GPMN đã xây dựng lên truyền thống “Phục vụ quên mình- Anh dũng xung phong- lập công vẻ vang”, th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLực lượng thanh niên xung phong với vai trò hậu phương trong cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước.doc
Tài liệu liên quan