MỤC LỤC
trang
A. ĐẶT VẤN ĐỀ: 2
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 3
I. LÝ LUẬN CHUNG 3
1. Quan điểm lý luận trước Mác về giai cấp 3
2. Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin vê giai cấp và đấu tranh giai cấp 4
2.1. Những hình thức cộng đồng người . 4
2.1.1. Thị tộc : 4
2.1.2. Bộ lạc : 4
2.1.3. Bộ tộc : 4
2.1.4. Dân tộc: 5
2.2. Giai cấp và đấu tranh giai cấp : 5
2.2.1. Khái niệm giai cấp: 5
2.2.2. Đặc trưng của giai cấp: 6
2.2.3. Nguồn gốc hình thành giai cấp : 7
2.2.4. Kết cấu xã hội – giai cấp : 7
2.2.5. Khái niệm đấu tranh giai cấp : 8
2.2.6. Vai trò của đấu tranh giai cấp: 8
2.3. Mối quan hệ giữa giai cấp và dân tộc, nhân loại 9
2.3.1. Quan hệ giai cấp và dân tộc: 9
2.3.4. Quan hệ giai cấp và nhân loại : 11
II. THỰC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ GIAI CẤP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY: 11
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giai cấp, đấu tranh giai cấp và dân tộc: 12
1.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giai cấp: 12
1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc: 12
1.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc 14
2. Vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp ở Việt Nam hiện nay: 15
2.1. Cơ cấu xã hội-giai cấp ở nước ta : 15
2.2. Tình hình của cuộc đấu tranh giai cấp ở nước ta: 15
2.3. Nội dung của cuộc đấu tranh giai cấp trong thời kì hiện nay : 16
2.4. Đấu tranh giai cấp trên mọi lĩnh vực của đời sống: 17
2.4.1.Đấu tranh trên lĩnh vực kinh tế: 17
2.4.2. Đấu tranh trên lĩnh vực văn hoá-xã hội: 18
C.KẾT THÚC VẤN ĐỀ 20
TÀI LIÊU THAM KHẢO .21
21 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 25497 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về giai cấp và đấu tranh giai cấp và thực tiễn vấn đề ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kết quả của một cách tiếp cận xã hội, không phải là sản phẩm của tư tưởng. Lịch sử đó chứng minh rằng, giai cấp và đấu tranh giai cấp từng tồn tại nhiều thiên niên kỷ cho đến nay, nó có những đặc trưng cơ bản chung nhất. Đó là những tập đoàn người to lớn khác nhau về địa vị trong hệ thống sản xuất xã hội. Cụ thể :
+ Khác nhau về quan hệ đối với tư liệu sản xuất.
+ Khác nhau về vai trò trong tổ chức lao động xã hội , trong tổ chức quản lý
sản xuất.
+ Khác nhau về cách thức và quy mô thu nhập của cải xã hội.
Trong đó, sự khác nhau của họ về sở hữu đối với tư liệu sản xuất đóng vai trò quyết định địa vị của giai cấp trong hệ thống sản xuất xã hội.
2.2.2. Đặc trưng của giai cấp:
Giai cấp có 4 đặc trưng cơ bản:
+ Là những tập đoàn người to lớn khác nhau về nắm giữ TLSX. Đây là đặc trưng quan trọng nhất.
+ Khác nhau về cách thức quản lí và phân công lao động.
+ Khác nhau về thu nhập của cải xã hội.
+ Khác nhau về địa vị xã hội. Điều này dẫn đến việc tập đoàn này có thể chiếm đoạt lao động tập đoàn khác.
2.2.3. Nguồn gốc hình thành giai cấp :
C.Mác là người đầu tiên đưa ra quan niệm cho rằng “ Sự tồn tại của các giai cấp chỉ gắn với những giai đoạn phát triển lịch sử nhất định của sản xuất.” . C.Mác và Ăngghen: Toàn tập, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nôi, 1995, t.28, tr.662
Cơ sở tồn tại của giai cấp phải tìm trong sản xuất kinh tế chứ không phải tìm trong hình thái chính trị hay tư tưởng con người. C.Mác và Ăngghen chứng minh rằng nguyên nhân căn bản, sâu sa của sự phân chia xã hội thành giai cấp, sự thay thế hệ thống giai cấp này bằng hệ thống khác, nói chung sự tồn tại của giai cấp là lực lượng sản xuất phát triển trong những giai đoạn phát triển nhất định.
Giai cấp xuất hiện khi lao động xã hội đã có thể tạo ra sản phẩm thặng dư tương đối, khiến cho sức lao động đã có một giá trị mà người ta có thể lợi dụng như đối tượng khai thác để chiếm đoạt sản phẩm thặng dư do lao động tạo ra. Khả năng này chưa xuất hiện thì không thể hình thành chế độ người bóc lột người. Đầu tiên, trong xã hội nguyên thuỷ, cuộc sống phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên để sống sót họ phải nương tựa vào nhau theo bầy đàn. Trong điều kiện đó giai cấp chưa xuất hiện. Qua quá trình phát triển, các công cụ lao động nhờ đó tăng lên đáng kể, phân công lao động xã hội to đó được hình thành, xuất hiện của cải dư thừa, những người có quyền trong bộ lạc thị tộc lạm dụng quyền của mình để chiếm thành của riêng, chế độ tư hữu ra đời đánh dấu sự ra đời của giai cấp nô lệ ra đời: do đó thừa của cải, tù binh bắt được sử dụng làm người phục vụ cho những người giàu và có địa vị trong xã hội, họ được gọi là nô lệ, chế độ có giai cấp chính thức được hình thành từ đó. Như vậy, sự xuất hiện tư hữu là nguyên nhân quyết định trực tiếp đến sự ra đời của giai cấp, cái mới ra đời phủ định cái cũ lạc hậu, trong lịch sử đã có chế độ phong kiến thay thế chế độ nô lệ, chế độ tư bản chủ nghĩa thay thế chế độ phong kiến. Chủ nghĩa tư bản phát triển cao lại tạo tiền đề cho sự thủ tiêu chế độ tư hữu – cơ sở kinh tế của sự đối kháng giai cấp trở thành xu thế khách quan trong sự phát triển xã hội. Đó là lô-gic khách quan của tiến trình phát triển lịch sử.
2.2.4. Kết cấu xã hội – giai cấp :
Mỗi kiểu xã hội có kết cấu giai cấp xã hội riêng nhưng đều bao gồm hai giai cấp cơ bản đối lập nhau. Đólà chủ nô và nô lệ trong chế độ nô lệ, địa chủ và nông dân trong chế độ phong kiến, tư sản và vô sản trong chế độTBCN. Hai giai cấp cơ bản của mỗi chế độ kinh tế - xã hội là sản phẩm đích thực của chế độ kinh tế - xã hội đó, đồng thời là những giai cấp quyết đínhự tồn tại, sự phát triển của hệ thống sản xuất trong xã hội đó. Giai cấp thống trị là giai cấp tiêu biểu cho bản chất của chế độ kinh tế - xã hội đang tồn tại.
Ngoài hai giai cấp cơ bản trên còn có giai cấp không cơ bản ( ví dụ là tập đoàn giai cấp tàn dư của phương thức sản xuất cũ hay tập đoàn giai cấp mầm mống của phương thức sản xuất tương lai ), tầng lớp trung gian ( bao gồm tầng lớp bình dân trong xã hội nô lệ; tầng lớp tiểu tư sản thành thị và nông thôn trong xã hội tư bản)
và tầng lớp tri thức _ nó chỉ được gọi là một tầng lớp chứ không được gọi là giai cấp vì không gắn với một phương thức sản xuất nào.
2.2.5. Khái niệm đấu tranh giai cấp :
Trong xã hội có giai cấp tất yếu nảy sinh đấu tranh giai cấp. V.I. Lênin đã định nghĩa đấu tranh giai cấp là “cuộc đấu tranh của quần chúng bị tước hết quyền, bị áp bức và lao động chống lại bọn đặc quyền, đặc lợi, bọn áp bức và bọn ăn bám; cuộc đấu tranh của những người công nhân làm thuê hay những người vô sản chống lại những người hữu sản hay giai cấp tư sản” . V.I.Lênin:toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1979, t.7, tr.237-238
Thực chất của cuộc đấu tranh giai cấp là cuộc đấu tranh giải quyết mâu thuẫn về mặt lợi ích giữa quần chúng bị áp bức, vô sản đi làm thuê chống lại giai cấp thống trị ,chống lại bọn đăc quyền, đặc lợi, những kẻ đi áp bức bóc lột.
Đấu tranh giai cấp là quy luật chung của mọi XH có giai cấp, là động lực cơ bản của sự phát triển XH có các giai cấp đối kháng.
Đấu tranh giai cấp có nguyên nhân khách quan từ sự phát triển mang tính xã hội hóa ngày càng sâu rộng của LLSX với quan hệ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và sự đối lập về địa vị và lợi ích giữa các giai cấp.
Đấu tranh giai cấp xảy ra khi có mâu thuẫn giữa LLSX mới với QHSX lỗi thời, từ đó thúc đẩy sự phát triển của LLSX.
2.2.6. Vai trò của đấu tranh giai cấp:
Đấu tranh giai cấp là một trong những động lực phát triển của xã hội có giai cấp.
Đỉnh cao của cuộc đấu tranh giai cấp tất yếu sẽ dẫn đến CMXH, xóa bỏ quan hệ sản xuất cũ, CSKT cũ, kiến trúc thượng tầng cũ,đưa xã hội phát triển lên một hình thái kinh tế-xã hội mới cao hơn đó là xã hội không còn giai cấp. Dựa vào tiến trình phát triển lịch sử, C.Mác và Ph. Ăngghen đã chứng minh rằng đỉnh cao của đấu tranh giai cấp là cách mạnh xã hội. Cách mạng xã hội là đòn bẩy thay đổi các hình thái kinh tế - xã hội.
Đấu tranh giai cấp góp phần xoá bỏ các thế lực phản động, lạc hậu , đồng thời góp phần cải tạo cả bản th ân giai cấp cách mạng. Giai cấp nào đại biểu cho phương thức sản xuất mới, giai cấp đó sẽ lãnh đạo cách mạng.
Đấu tranh giai cấp giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản là cuộc đấu tranh sau cùng trong lịch sử xã hội có giai cấp. Nó là cuộc đấu tranh khác về chất so với các cuộc đấu tranh trước đó trong lịch sử. Bởi vì mục tiêu của nó là thay đổi về căn bản sở hữu tư nhân bằng sở hữu xã hội.
Trước khi giành chính quyền: nội dung của đấu tranh giai cấp giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản: đấu tranh kinh tế, đấu tranh tư tưởng, đấu tranh chính trị. Sau khi giành chính quyền: thiết lập nền chuyên chính của giai cấp vô sản , mục tiêu và hình thức đấu tranh giai cấp cũng thay đổi. V.I.Lênin viết: “ Trong điều kiện chuyên chính vô sản, những hình thức đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản không thể giống như trước được”.
Trong cuộc đấu tranh này, giai cấp vô sản phải biết cách sử dụng tổng hợp mọi nguồn lực, vận dụng linh hoạt các hình thức đấu tranh. Mục tiêu của cuộc đấu tranh này giữ vững thành quả cách mạng ,xây dựng và củng cố chính quyền của nhân dân,tổ chức quản lý sản xuất, quản lý xã hội , bảo đảm tạo ra một năng suất lao động xã hộ cao hơn, trên cơ sở đó thủ tiêu chế độ người bóc lột người, xây dựng một xã hội mới công bằng ,dân chủ và văn minh. Vì vậy, C.Mác cũng chỉ rõ: “ bản thân nền chuyên chính này chỉ là bước quá độ tiến tới thủ tiêu mọi giai cấp và tiến tới xã hội không có giai cấp” .C.Mác và Ph.Ăngghen: toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,1996, t.28, tr.662
2.3. Mối quan hệ giữa giai cấp và dân tộc, nhân loại:
2.3.1. Quan hệ giai cấp và dân tộc:
Giai cấp và dân tộc có mối quan hệ khăng khít hữu cơ với nhau, không thể tách rời nhau nhưng có vai trò lịch sử khác nhau và không thể thay thế nhau. Trong một dân tộc bao giờ cũng có nhiều giai cấp và tầng lớp xã hội khác nhau cùng chung sống. Lợi ích dân tộc là lợi ích chung của tất cả các giai cấp, các tầng lớp xã hội sống trong cộng đồng ấy. Trong mỗi giai đoạn phát triển cụ thể của lịch sử, giai cấp nào có lợi ích gắn liền với PTSX thống trị sẽ trở thành lực lượng tiêu biểu và lãnh đạo dân tộc.
Giai cấp và dân tộc sinh ra và mất đi không đồng thời, giai cấp có trước dân tộc nhưng khi giai cấp mất đi thì dân tộc vẫn tồn tại.
Ví dụ: Trong xã hội cộng sản nguyên thủy giai cấp chưa xuất hiện. Trong những chế độ có sự chiếm hữu tư nhân về TLSX giai cấp hình thành, do đó hình thành dân tộc. Thông qua cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân với giai cấp tư sản, một xã hội mới được hình thành là xã hội cộng sản. Lúc đó giai cấp mất đi nhưng dân tộc vẫn còn tồn tại.
2.3.1.1. Giai cấp tác động đến dân tộc:
Sẽ không thể hiểu được bản chất của vấn đề dân tộc, mối quan hệ phức tạp giữa giai cấp và dân tộc nếu không nhận rõ vai trò của nhân tố kinh tế – xã hội, của nhân tố giai cấp. Quan hệ giai cấp với tư cách là sản phẩm trực tiếp của PTSX trong xã hội có giai cấp, là nhân tố có vai trò quyết định sự hình thành và xu hướng phát triển của dân tộc, quy định tính chất của mối quan hệ dân tộc.
Áp bức giai cấp là nguyên nhân căn bản, sâu xa của áp bức dân tộc. Hiện tượng dân tộc này thống trị, áp bức các dân tộc khác thực chất là giai cấp thống trị của dân tộc này áp bức dân tộc khác mà bộ phận bị áp bức nặng nề nhất là nhân dân lao động. Do vậy nhân tố giai cấp là nhân tố cơ bản trong giải phóng dân tộc. Giai cấp nào lãnh đạo phong trào; những giai cấp, liên minh giai cấp nào là lực lượng nòng cốt của phong trào là những vấn đề trọng yếu của cách mạng giải phóng dân tộc. Ví dụ: Ở Việt Nam vào thế kỷ 19 – 20, Giai cấp tư sản Pháp, Mỹ áp bức dân tộc Việt Nam, cụ thể giai cấp vô sản Việt Nam là người bị áp bức, bóc lột nặng nề nhất. Nhưng cũng do vậy, chính giai cấp vô sản Việt Nam là lực lượng nòng cốt để giải phóng dân tộc Việt Nam.
Trong khi nhấn mạnh vai trò của nhân tố giai cấp triét học Mác-Lênin không xem nhẹ nhân tố dân tộc. Vấn đề dân tộc là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu của cách mạng vô sản song nó chỉ được nhận thức và giải quyết đúng đắn trên lập trường của giai cấp cách mạng nhất là giai cấp công nhân. Giai cấp công nhân không được quên rằng cuộc đấu tranh giai phóng của họ có tính chất dân tộc. Dân tộc là địa bàn trực tiếp của cuộc đấu tranh giai cấp của gia cấp công nhân. Vì vậy, “ giai cấp vô sản mỗi nước trước hết phải giành lấy chính quyền, phải tự vươn lên thành giai cấp dân tộc, phải tự mình trở thành dân tộc” . C.Mác và Ph.Ăngghen: toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.4, tr.623-624
2.3.1.2. Dân tộc tác động đến giai cấp:
Nếu như áp bức giai cấp là nguyên nhân sâu sa của áp bức dân tộc thì áp bức dân tộc tác động mạnh mẽ trở lại áp bức giai cấp. Nó nuôi dưỡng áp bức giai cấp và làm sâu sắc thêm áp bức giai cấp. Do vậy, trong phong trào giải phóng giai cấp không được xem nhẹ vấn đề dân tộc. C.Mác nhấn mạnh rằng: một dân tộc đi áp bức dân tộc khác, dân tộc ấy không thể có tự do được. Khi mâu thuẫn dân tộc lên cao thì ngay trong bản thân dân tộc, mâu thuẫn giữa các giai cấp cũng lên cao.
Mối quan hệ giữa đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc không chỉ diễn ra theo một chiều mà còn có chiều ngược lại: đấu tranh dân tộc tác động vào đấu tranh giai cấp. Một dân tộc chưa có độc lập thống nhất thì giai cấp đại biểu cho PTSX mới muốn trở thành giai cấp thống trị phải tiên phong trong cách mạng giải phóng dân tộc. Nhiệm vụ trước hết là phải thực hiện nhiệm vụ khôi phục, thống nhất dân tộc.
Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân về bản chất mang tính quốc tế, đoàn kết quốc tế là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi cuối cùng của sự nghiệp giải phóng ngưới lao động. Các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc có vai trò hết sức to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của giai cấp công công nhân trong thời đại đế quốc chủ nghĩa.
Trong các xã hội tồn tại chế độ chiếm hữu tư nhân về TLSX, quan hệ lợi ích giai cấp và lợi ích dân tộc thường không thống nhất với nhau. Trong các xã hội này, vấn đề quan hệ giai cấp và dân tộc được giải quyết trên lập trường giai cấp nhất định.
2.3.4. Quan hệ giai cấp và nhân loại :
Nhân loại một mặt phân chia thành các giai cấp, tầng lớp có vai trò xã hội và lợi ích khác nhau; mặt khác phân chia thành các cộng đồng xã hội, các tộc người có trình độ khác nhau. Tuy nhiên nhân lọai vẫn là một thể thống nhất . Cơ sở của sự thống nhất ấy là bản chất người của từng cá thề và của cả cộng đồng, bản chất đó quy định lợi ích chung và quy luật phát triển chung của cả cộng đồng.
Do vậy tất cả các cá nhân, các dân tộc , các giai cấp không tồn tại và phát triển tách rời sự tồn tại và phát triển của cả cộng đồng nhân loại. Tất cả đều có lợi ích chung là bảo vệ và phát triển cuộc sống của cả loài người. Ngay nay những lợi ích chung như: Chống chiến tranh hạt nhân, bảo vệ môi trường, dân số, chống các loại dịch bệnh, chống đói nghèo … trở thành mục tiêu chung của toàn nhân lọai.
Tuy nhiên, các giai cấp trong xã hội có giai cấp, do địa vị, lợi ích khác nhau, đã nhận thức và xử lý mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, cái giai cấp và cái toàn nhân lọai rất khác nhau. Lợi ích của giai cấp tiến bộ phù hợp với lợi ích của nhân loại. Còn lợi ích của giai cấp phản động thì mâu thuẫn với lợi ích của dân tộc, nhân loại
Mục tiêu của cách mạng do giai cấp công nhân lãnh đạo là xây dựng một xã hội công bằng, văn minh, nhân dân làm chủ, bảo đảm lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ và phục vụ cho con người… Những lợi ích ấy thống nhất với lợi ích của toàn nhân loại.
Trong khi khẳng định trong xã hội có giai cấp, tư tưởng xã hội có tính giai cấp, chủ nghĩa Mác – Lênin không phủ nhận những giá trị tòan nhân lọai mang tính vĩnh cửu.
II. THỰC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ GIAI CẤP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY:
Ở Việt Nam, trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH, xã hội vẫn tồn tại lâu dài các giai cấp và các mâu thuẫn giai cấp. Tuyệt đại đa số trong cộng đồng dân tộc Việt Nam bao gồm giai cấp công nhân , nông dân, tầng lớp trí thức , các tầng lớp lao động khác, tầng lớp tư sản dân tộc… thống nhất về lợi ích và mục tiêu dân giàu nước mạnh, tiến lên XHCN… Tuy nhiên môt bộ phân nhỏ trong xã hội vì quyền lợi ích kỷ, vì hận thù giai cấp vẫn còn tiếp tục chống phá sự nghiệp cách mạng cuả nhân dân…nên ở Việt Nam vấn đề giai cấp vẫn tồn tại phức tạp.
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giai cấp, đấu tranh giai cấp và dân tộc:
1.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề giai cấp:
Trong quan niệm của Hồ Chí Minh, ''Giai cấp vô sản'' ''Đạo quân vô sản'' ''Giai cấp cần lao'', '' Giai cấp công nhân'' là những từ có cùng ý nghĩa, và vai trò lãnh đạo cách mạng Việt Nam phải thuộc về giai cấp công nhân và Đảng của nó. Hồ Chí Minh rất nhiều lần đề cập tới những nguyên nhân thắng lợi của cách mạng Việt Nam nói chung, Cách mạng Tháng Tám nói riêng. Tư tưởng nhất quán của Người là: Cách mạng Tháng tám đã thành công vì có ba điều kiện không thể thiếu được đối với bất cứ cuộc cách mạng phản đế nào ở một nước thuộc địa: đó là sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, sự thành lập mặt trận phản đế rộng rãi, khởi nghĩa vũ trang'''. Vai trò lãnh đạo cách mạng của giai cấp công nhân, được Hồ Chí Minh nói tới không chỉ trong cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân mà suốt cả quá trình cách mạng Việt Nam.
Hồ Chí Minh nhấn mạnh: ''Chỉ có giai cấp công nhân là dũng cảm nhất, luôn luôn gan góc đương đầu với bọn đế quốc thực dân. Với lý luận cách mạng tiền phong và kinh nghiệm của phong trào vô sản quốc tế, giai cấp công nhân ta đã tỏ ra là người lãnh đạo xứng đáng nhất và tin cậy nhất của nhân dân Việt Nam''. Khẳng định vai trò lãnh đạo cách mạng nước ta thuộc về giai cấp công nhân Việt Nam, ngay từ khi giai cấp này còn nhỏ bé, chưa tập trung cao là một đóng góp quan trọng của Hồ Chí Minh.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh giai cấp công nhân lãnh dạo cách mạng và sự lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng Việt Nam không mâu thuẫn mà có mối liên hệ khăng khít với nhau. Hồ Chí Minh nhiều lần chỉ rõ giai cấp công nhân, giai cấp cần lao lãnh đạo cách mạng thông qua đảng của mình, đảng cộng sản là tổ chức cao nhất của giai cấp công nhân, giai cấp cần lao. Lợi ích của giai cấp công nhân luôn luôn thống nhất với lợi ích của cả dân tộc.
1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc:
Hồ Chí Minh luôn luôn đứng vững trên quan điểm giai cấp để nhận thức và giai quyết vấn đề dân tộc. Mối quan hệ dân tộc - giai cấp đã được Hồ Chí linh kết hợp một cách hết sức nhuần nhuyễn cả trong việc xác định đường lối cứu nước, giải phóng dân tộc, xây dựng chế độ mới cũng như trong việc trả lời câu hỏi Đảng của ai. Sự kết hợp đó là một trong những sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin của Hồ Chí Minh, trở thành nhân tố hàng đầu tạo nên sức mạnh và thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Vấn đề dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh – là vấn đề dân tộc thuộc địa.
“Vấn đề dân tộc thuộc địa thực chất là vấn đề đấu tranh giải phóng của các dân tộc thuộc địa nhằm thủ tiêu sự thống trị của nước ngoài, giành độc lập dân tộc, xoá bỏ áp bức, bóc lột thực dân, thực hiện quyền dân tộc tự quyết, thành lập nhà nước dân tộc độc lập”.
Độc lập, tự do, hoà bình và thống nhất đất nước là khát vọng cháy bỏng của người dân mất nước. Chính vì vậy mà “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, một trong những tư tưởng lớn của Hồ Chí Minh trong cách mạng Việt Nam đã trở thành chân lý của dân tộc Việt Nam và của cả nhân loại có lương tri.
Độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân – tư tưởng đó của Hồ Chí Minh đã trở thành mục tiêu hàng đầu của cách mạng Việt Nam.
Ngay tại nước Pháp, giữa năm 1922, sau khi làm việc với Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Pháp Anbe Xarô, Hồ Chí Minh đã nói thẳng với ông ta mong muốn của mình và của nhân dân Việt Nam rằng: “Cái mà tôi cần nhất trên đời là: Đồng bào tôi được tự do, Tổ quốc tôi được độc lập…”
Năm 1966, khi đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân và hải quân, Hồ Chí Minh kêu gọi: “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập tự do”.
Hồ Chí Minh coi mục tiêu đấu tranh vì độc lập của Tổ quốc, tự do của đồng bào là lẽ sống của mình.
Giải quyết vấn đề dân tộc trong cách mạng Việt Nam nếu chỉ dừng lại ở cuộc đấu tranh để giành độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân thì sự nghiệp cách mạng đó mới chỉ đi được một chặng đường ngắn mà thôi.
Hồ Chí Minh đã thấu hiểu cảnh sống nô lệ, lầm than, đói rét và tủi nhục của nhân dân các dân tộc Việt Nam trong thời thực dân, phong kiến. Bởi vậy, một trong những nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa quyết định của sự nghiệp giải phóng xã hội, giải phóng con người, theo Hồ Chí Minh là phải xoá bỏ nghèo nàn và lạc hậu, vươn tới xây dựng cuộc sống ấm no, tự do và hạnh phúc thật sự cho tất cả mọi người.
Đối với Việt Nam, Hồ Chí Minh khẳng định trước sau như một, là chỉ có chủ nghĩa xã hội mới có đủ cơ sở và điều kiện để thực hiện công cuộc giải phóng con người một cách triệt để và thiết thực.
Cũng chính vì vậy mà con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và độc lập phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội trở thành nội dung cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh, và là mục tiêu chiến lược trong sự nghiệp cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam suốt hai phần ba thế kỷ và mãi mãi về sau.
Kết hợp nhuần nhuyễn giữa dân tộc với giai cấp, độc lập dân tộc và CNXH, chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế. Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. Hồ Chí Minh xác định con đường cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn: làm “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Do đó, “giành được độc lập rồi phải tiến lên CNXH…”. “yêu Tổ quốc, yêu nhân dân phải gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội”.Độc lập cho dân tộc mình và cho tất cả các dân tộc khác. “Phải đấu tranh cho tự do, độc lập của các dân tộc khác như là đấu tranh cho dân tộc ta vậy”.
1.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc:
Một là, cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường của cách mạng vô sản. Từ đầu những năm 20 thế kỷ XX, Nguyễn Ái Quốc đã chỉ rõ: Chủ nghĩa đế quốc là một con đỉa hai vòi, một vòi bám vào chính quốc, một vòi bám vào thuộc địa. Muốn đánh bại chủ nghĩa đế quốc, phải đồng thời cắt cả hai cái vòi của nó đi, tức là phải kết hợp cách mạng vô sản ở chính quốc với cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa; phải xem cách mạng ở thuộc địa như là "một trong những cái cánh của cách mạng vô sản"; mặt khác, cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản.
Hai là, cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo.
Nguyễn Ái Quốc đã sớm khẳng định: muốn giải phóng dân tộc thành công "trước hết phải có đảng cách mệnh", "Đảng có vững cách mệnh mới thành công", "Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt" - đó là chủ nghĩa Lênin.
Ba là, cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp đoàn kết của toàn dân trên cơ sở liên minh công-nông. Hồ Chí Minh cho rằng, cách mạng giải phóng dân tộc "là việc chung cả dân chúng chứ không phải việc một, hai người", vì vậy phải đoàn kết toàn dân, "sĩ, nông, công, thương đều nhất trí chống lại cường quyền". Nhưng trong sự tập hợp đó, phải nhớ "công-nông là người chủ cách mệnh"... "công-nông là gốc cách mệnh".
Bốn là, cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc. Đây là một luận điểm mới và sáng tạo của Hồ Chí Minh. Trong phong trào cộng sản quốc tế lúc bấy giờ đã từng tồn tại quan điểm xem thắng lợi của cách mạng thuộc địa phụ thuộc trực tiếp vào thắng lợi của cách mạng vô sản chính quốc. Do nhận thức được thuộc địa là một khâu yếu trong hệ thống của chủ nghĩa đế quốc, do đánh giá đúng đắn sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc, ngay từ năm 1924, Người đã sớm cho rằng cách mạng thuộc địa không những không phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở chính quốc mà có thể giành thắng lợi trước. Đây là một cống hiến rất quan trọng vào kho tàng lý luận Mác - Lênin, đã được thắng lợi của cách mạng Việt Nam chứng minh là hoàn toàn đúng đắn.
Năm là, cách mạng giải phóng dân tộc phải được thực hiện bằng con đường bạo lực, kết hợp lực lượng chính trị của quần chúng với lực lượng vũ trang của nhân dân. Ngay từ năm 1924, trong Báo cáo về Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ, Nguyễn Ái Quốc đã nói đến khả năng khởi nghĩa vũ trang ở Đông Dương. Theo Người, "Để có cơ thắng lợi, một cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Đông Dương... phải có tính chất một cuộc khởi nghĩa quần chúng...".
Đến tháng 5-1941, Hội nghị Trung ương 8 do Người chủ trì đã đưa ra nhận định: "Cuộc cách mạng Đông Dương phải kết liễu bằng một cuộc khởi nghĩa vũ trang".
Tóm lại, Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo và phát triển học thuyết của Lênin về cách mạng thuộc địa thành một hệ thống luận điểm mới mẻ, sáng tạo, bao gồm cả đường lối chiến lược, sách lược và phương pháp tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa.
2. Vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp ở Việt Nam hiện nay:
2.1. Cơ cấu xã hội-giai cấp ở nước ta :
Đặc điểm cơ bản trong thời kì quá độ ở nước ta là sự tồn tại của nền kinh tế nhiều thành phần è một cơ cấu giai cấp đa dạng, phức tạp bao gồm các giai cấp, tầng lớp vừa liên minh, vừa đấu tranh với nhau, trong đó giai cấp công nhân giữ vai trò lãnh đạo. Sự hình thành cơ chế thị trường đã dẫn đến những thay đổi trong cơ cấu xã hội – giai cấp cùng với sự vận động phức tạp của các giai tầng xã hội.
Cơ cấu giai cấp ở Việt Nam hiện nay bao gồm: giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, đọi ngũ trí thức, người sản xuất nhỏ, tầng lớp doanh nhân . Liên minh công-nông-trí thức là cơ sở của toàn xã hội, làm cơ sở chính trị -xã hội vững chắc cho chế độ mới. Giai cấp công nhân giữ vai trò lãnh đạo, quyết định xu hướng phát triển của xã hội. nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động trở thành người làm chủ xã hội.
Cơ cấu xã hội-giai cấp nước ta biến đổi theo xu hướng tiến bộ , được phản ánh ở sự thay đổi tích cực của các giai cấp tầng lớp xã hội. Trong suốt thời kì quá độ, liên minh công-nông-trí thức là lực lượng chính trị -xã hội cơ bản, là nền tảng của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Do tính chất chưa ổn định về mặt xã hội, mới chỉ là định hướng xã hội chủ nghĩa nên trong giai đoạn đàu của thời kì quá độ, các giai cấp, tầng lớp phát triển đa dạng. Sự ổn định của kinh tế thị trưỡng xã hội chủ nghĩa đã tạo điều kiện hình thành cơ cấu xã hội định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong suốt thời kì quá độ , liên minh công-nông-trí thức là lực lượng chính trị -xã hội cơ bản, là nền tảng của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Văn kiện Đại hội Đảng lần X đã nêu: “Đại đoàn kết dân tộc trên nền tảng liên minh g
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin vê giai cấp và đấu tranh giai cấp.DOC