Hàng hoá là sản phẩm của lao động, nó có thể thoả mãn được nhu cầu nào
đó của con người, sản xuất ra không phải để tự tiêu dùng mà để trao đổi, mua bán.
Hàng hoá có hai thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị.
Giá trị sử dụng là công dụng của sản phẩm có thể thoả mãn nhu cầu con người thể hiện ở việc sử dụng và tiêu dùng. Một sản phẩm đã là hàng hoá thì nhất thiết phải có giá trị sử dụng, nhưng không phải bất kỳ sản phẩm gì có giá trị sử dụng cũng nhất thiết là hàng hoá. Chẳng hạn: không khí, nước suối cũng có giá trị sử dụng nhưng không phải là hàng hoá. Nói chung, giá trị sử dụng là cái mang giá trị trao đổi.
Có thể nói trao đổi hàng hoá phải căn cứ vào giá trị, có nghĩa là: hai hàng hoá trao đổi với nhau phải ngang nhau về mặt giá trị.
10 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7452 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về nền kinh tế hàng hoá và liên hệ thực tế ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ
Với bất kỳ quốc gia nào, nền kinh tế hàng hoá cũng đóng vai trò chủ đạo chi phối đáng kể vào hoạt động của nền kinh tế quốc dân.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của nền kinh tế hàng hoá cũng như những đặc điểm cơ bản của nó, Đảng và Nhà nước ta đã và đang có nhiều chủ trương,đường lối để phát triển nền kinh tế hàng hoá.
Chính từ thực tế đó, người viết mạnh dạn đưa ra nhận định của mình với đề tài : “Lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về nền kinh tế hàng hoá và liên hệ thực tế ở Việt Nam “.
Bài viết được chia ra làm hai phần: Phần I: Lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về nền kinh tế hàng hoá; phần2: Liên hệ thực tế ở Việt Nam.
Xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo Phan Văn Tiệm. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của người đọc.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I/ Lý luận của Chủ nghĩa Mac-Lênin về Kinh tế hàng hoáá:
1. Tính tất yếu của nền kinh tế hàng hoá:
Kinh tế hàng hoá là một kiểu tổ chức kinh tế xã hội trong đó sản phẩm đều do những sản xuất ra, mỗi người chuyên làm ra một sản phẩm nhất định,thành thử muốn thoả mãn các nhu cầu của xã hội thì cần phải có mua bán sản phẩm (vì Vậy sản phẩm trở thành hàng hoá trên thị trường.
( Lênin toàn tập, tập1, trang 106)
Như vậy, cơ sở kinh tế hàng hoá của sự ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hoá là phân công lao động xã hội và chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất.
Phân công lao động xã hội là điều kiện cần của sản xuất hàng hoá. Có thể nói phân công lao động xã hội đã tạo ra những ngành nghề khác nhau. Một khi đã có phân công lao động xã hội thì mỗi người chỉ chuyên sản xuất ra một loại hàng hoá( hoặc mấy loại sản phẩm nào đó). Song nhu cầu tiêu dùng của họ lại khác nhau.
Ví dụ: Người nông dân thì sản xuất ra lúa gạo, người thợ dệt sản xuất ra vải vóc. Nhưng người nông dân cũng phải cần đến vải vóc và người thợ dệt cũng phải cần đến gạo. Để thoả mãn nhu cầu của mình họ phải nương tựa vào nhau,trao đổi sản phẩm cho nhau. Như vậy, phân công lao động xã hội làm nảy sinh những quan hệ kinh tế giữa những người sản xuất với nhau.
Nhưng mặt khác, chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất lại chia họ ra với nhau, mỗi người sản xuất là một người chủ độc lập,có quyền quyết định việc sử dụng tư liệu sản xuất và những sản phẩm do họ sản xuất ra.Trong điều kiện đó, người sản xuất này muốn sử dụng sản phẩm của người sản xuất khác thì phải trao đổi sản phẩm cho nhau.Sản phẩm lao động trở thành hàng hoá.Khi sản phẩm lao động trở thành hàng hoá thì người sản xuất trở thành người sản xuất hàng hoá.Vậy điều kiện đủ của kinh tế hàng hoá chính là các hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất.
2. Kinh tế hàng hoá ưu việt hơn kinh tế tự nhiên,kinh tế hàng hoá giản đơn, kinh tế hàng hoá tư bản chủ nghĩa.
Kinh tế tự nhiên hay sản xuất tự cung tự cấp là kiểu tổ chức kinh tế đầu tiên mà loài người sử dụng.Thời công xã nguyên thuỷ, với những công cụ lao động cực kỳ thô sơ thì từng cá nhân riêng lẻ không thể sống được, không thể sản xuất được. Vì vậy họ sống tập thể, sản xuất tập thể. Với hình thức lao động tập thể đòi hỏi chế độ công hữu về tư liệu sản xuất,sản phẩm làm ra được phân phối bình quân. Mục đích của sản xuất là tạo ra giá trị sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của chính bản thân người sản xuất. Vì vậy,có thể nói quá trình sản xuất của nền kinh tế tự nhiên chỉ gồm hai khâu: Sản xuất - tiêu dùng, nó có tính bảo thủ, trì trệ, giới hạn ở nhu cầu hạn hẹp.
Cuối thời công xã nguyên thuỷ, lực lượng sản xuất phát triển cao hơn. Con người đã biết luyện sắt và chế tạo công cụ lao động bằng sắt. Đây chính là điểm xuất phát chuyển sang chế độ xã hội mới cao hơn. Công cụ cải tiến đã thúc đẩy nghề nông và chăn nuôi phát triển. Tình hình đó đã dẫn đến cuộc đại phân công lao động xã hội lần đầu tiên: chăn nuôi tách khỏi trồng trọt. Cuộc đại phân công lao động này đã làm nảy sinh ra sự cần thiết và khả năng trao đổi sản phẩm giữa các bộ tộc chăn nuôi và bộ tộc trồng trọt.
Nhờ các phát minh ra công cụ bằng kim thuộc, các nghề nông cũng phát triển mạnh, sự phân công lao động xã hội lần hai xảy ra: thủ công tách khỏi nghề nông. Chính cuộc phân công lao động xã hội này đã làm cho kinh tế hàng hoá tức nền kinh tế nhằm mục đích trao đổi ra đời. Đây chính là nền kinh tế hàng hoá giản đơn. Như vậy nền kinh tế hàng hoá giản đơn ra đời vào cuối thời công xã nguyên thuỷ, trong thời kỳ chiếm hữu nô lệ và phong kiến nó đóng vai trò phụ thuộc,bổ sung.
Tính ưu việt của sản xuất hàng hoá giản đơn so với nền sản xuất hàng hoá tự nhiên là sản phẩm làm ra bằng chính tư liệu lao động của người sản xuất, sản phẩm sản xuất ra là sở hữu của người sản xuất.Tuy nhiên, nền sản xuất hàng hoá giản đơn vẫn còn tồn tại rất nhiều hạn chế, sản xuất bị phân tán, quy mô nhỏ.
Khi lực lượng sản xuất phát triển với một tâm cao hơn nữa, kích thích kinh tế hàng hoá phát triển hơn nữa và thúc đẩy kinh tế hàng hoá giản đơn chuyển sang nền kinh tế hàng hoá tư bản chủ nghĩa. Quá trình chuyển biến này diễn ra trong thời kỳ quá độ từ xã hội phong kiến sang xã hội tư bản chủ nghĩa. Đây là loại sản xuất hàng hoá dựa trên bóc lột lao động làm thuê. Chủ tư bản nắm trong tay toàn bộ tư liệu sản xuất, sản phẩm làm ra là của chủ tư bản. Mục đích của nền kinh tế hàng hoá tư bản chủ nghĩa là tạo ra giá trị thặng dư càng nhiều càng tốt. Để chạy theo lợi nhuận, các nhà tư bản liên tục đầu tư khoa học kỹ thuật, tính chuyên môn hoá ngày càng cao, sản xuất theo dây chuyền công nghệ, thúc đẩy nền kinh tế ngày càng phát triển. Nhưng nguồn gốc của giá trị thặng dư là bóc lột sức lao động của công nhân làm thuê. Người lao động tuy được tự do về thân thể song không có tư liệu sản xuất nên phải bán sức lao động của mình cho các nhà tư bản. Chủ nghĩa tư bản đã thực hiện được một bước tiến bộ trong lịch sử, lợi dụng tính chất đặc biệt của hàng hoá sức lao động để phục vụ túi tiền của các nhà tư bản, vì vậy đã làm nảy sinh mâu thuẫn giữa tư bản và lao động làm thuê.
Trong điều kiện lịch sử mới, nền kinh tế hàng hoá được phát triển với mức độ cao hơn. Hàng hoá không chỉ tập trung vào tay một số nhà tư bản lớn. Với nhiều thành phần kinh tế mới, nền kinh tế hàng hoá ngày nay đã thu hút được rất nhiều lao động tự chủ hơn,năng động hơn, trình độ khoa học kỹ thuật phát triển hơn tạo ra được nhiều mặt hàng phong phú, đa dạng. Sự đa dạng và phong phú về chủng loại hàng hoá một mặt phản ánh trình độ cao của năng suất lao động xã hội, mặt khác cũng nói lên mức độ phát triển của quan hệ trao đổi, trình độ phân công lao động xã hội và sự phát triển của thị trường.
Như vậy, cùng với sự lớn mạnh của lượng sản xuất (biểu hiện ở sự phân công lao động xã hội và chuyên môn hoá sản xuất ngày càng phát triển và sâu sắc) xã hội loài người theo Lênin bước vào một cách tổ chức kinh tế xã hội mới, tức sản xuất hàng hoá. Nền kinh tế này ngày càng phát triển cao(nền kinh tế thị trường), cho đến nay đang là nền kinh tế thống trị và mang tính chất toàn cầu.
3.Quy luật vận động của kinh tế hàng hoá là quy luật giá trị và quy luật cạnh tranh.
Hàng hoá là sản phẩm của lao động, nó có thể thoả mãn được nhu cầu nào
đó của con người, sản xuất ra không phải để tự tiêu dùng mà để trao đổi, mua bán.
Hàng hoá có hai thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị.
Giá trị sử dụng là công dụng của sản phẩm có thể thoả mãn nhu cầu con người thể hiện ở việc sử dụng và tiêu dùng. Một sản phẩm đã là hàng hoá thì nhất thiết phải có giá trị sử dụng, nhưng không phải bất kỳ sản phẩm gì có giá trị sử dụng cũng nhất thiết là hàng hoá. Chẳng hạn: không khí, nước suối cũng có giá trị sử dụng nhưng không phải là hàng hoá. Nói chung, giá trị sử dụng là cái mang giá trị trao đổi.
Có thể nói trao đổi hàng hoá phải căn cứ vào giá trị, có nghĩa là: hai hàng hoá trao đổi với nhau phải ngang nhau về mặt giá trị.
Ví dụ: một cái rìu trao đổi lấy 20kg thóc. Tại sao một cái rìu lại đổi lấy 20kg thóc? Tại sao hai hàng hoá có giá trị sử dụng khác nhau lại có thể trao đổi được với nhau? Hai giá trị sử dụng khác nhau có thể trao đổi được với nhau khi giữa chúng có một cơ sở chung.Thời gian hao phí lao động chính là cơ sở chung để so sánh cái rìu với thóc.Khi chủ rìu và chủ thóc đồng ý trao đổi cho nhau tức là họ cho rằng thời gian lao động của họ để sản xuất ra cái rìu bằng giá trị của 20kg thóc.
Vậy giá trị của hàng hoá là thời gian lao động cần thiết để sản xuất ra hàng hoá đó. Sản phẩm nào không chứa đựng lao động của con người thì không có giá trị. Khi giá trị thay đổi thì giá trị trao đổi cung thay đổi, giá trị trao đổi chính là hình thức biểu hiện của giá trị.
Như vậy, trao đổi hàng hoá phải căn cứ vào giá trị. Đây chính là nội dung của quy luật giá trị. Quy luật giá trị là quy luật của sản xuất hàng hoá. Ở đâu có sản xuất hàng hoá thì ở đấy có quy luật giá trị tác động. Quy luật giá trị chi phối việc sản xuất và trao đổi trong nền kinh tế hàng hoá. Nội dung của quy luật này được biểu hiện trong sản xuất và lưu thông. Trong sản xuất, đối với thời gian hao phí cá biệt thì đại bộ phận là tương đương với thời gian lao động cần thiết, một số ít nhỏ hơn thì lại có một số lớn hơn; đối với toàn xã hội thì tổng thời gian hao phí cá biệt bằng tổng thời gian lao động xã hội cần thiết. Trong lưu thông, đối với một loại hàng hoá giá cả có thể lên xuống nhưng phải xoay quanh trục giá trị (nguyên nhân la do tác động của qua hệ cung cầu); đối với tổng hàng hoá trên phạm vi xã hội thì giá trị của nó được biểu hiện là: tổng giá cả hàng hoá bằng tổng giá trị hàng hoá.
Từ nội dung của quy luật giá trị, ta có thể thấy rõ được tác dụng của nó trong nền kinh tế hàng hoá. Thứ nhất, quy luật giá trị có tác dụng điều tiết tự phát sản xuất (phân phối tư liệu sản xuất và sức lao động) và lưu thông (nguồn hàng) qua sự biến động của giá cả thị trường. Thứ hai, quy luật giá trị kích thích sự phát triển tự phát khoa học công nghệ, lực lượng sản xuất,hiệu quả và năng suất lao động xã hội vì ai cũng muốn được lời nhiều nên phải cải tiến kỹ thuật, đổi mới quản lý,…làm cho giá trị cá biệt thấp hơn giá trị xã hội. Ngoài ra quy luật giá trị còn phân hoá người sản xuất thành kẻ giàu người nghèo, làm cho quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa phát sinh và phát triển.
Cạnh tranh là động lực, là nguyên tắc cơ bản tất yếu của kinh tế hàng hoá. Nó tồn tại trên cơ sở những đơn vị sản xuất hàng hoá độc lập và khác nhau về lợi ích kinh tế. Theo yêu cầu của quy luật giá trị, tất cả các đơn vị sản xuất hàng hoá đều phải sản xuất và kinh doanh trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết. Trong điều kiện đó, các đơn vị kinh doanh phải ganh đua, đấu tranh nhằm giành lấy những điều kiện thuận lợi và thu nhiều lợi ích cho mình. Đối tượng cạnh tranh của các chủ thể kinh tế là giành nguồn nguyên liệu,thị trường, lực lượng khoa học kỹ thuật, chất lượng, giá cả bằng các thủ đoạn kinh tế và phi kinh tế.
Cạnh tranh trong lĩnh vực sản xuất bao gồm: cạnh tranh nội bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành với nhau. Cạnh tranh trong lĩnh vực lưu thông bao gồm: cạnh tranh giữa những người tham gia trao đổi hàng hoá và dịch vụ trên thị trường. Hình thức và những biện pháp cạnh tranh có thể rất phong phú nhưng động lực và mục đích cuối cùng của cạnh tranh chính là lợi nhuận.
3.Lợi nhuận là động lực mạnh nhất của kinh tế hàng hoá.
Trong nền kinh tế hàng hoá lợi nhuận luôn được các nhà đầu kinh tế, các tổ chức kinh tế coi là động lực, mục tiêu của mình. Làm thế nào để chi phí ít nhất mà lợi nhuận thu về lớn nhất. Điều này đòi hỏi tính chuyên môn cao, sự sắp xếp lại cách tổ chức quản lý. Tổ chức lại các bộ phận quản lý và thiết lập mối quan hệ giữa chúng để quá trình hoạt động nhịp nhàng thông suốt tránh sự trì trệ không cần thiết trong một số khâu nào đó làm ảnh hưởng tới cả hệ thống quản lý. Hạn chế bớt một số bộ phận cồng kềnh còn giúp cho các nhà kinh tế giảm bớt được chi phí, đồng nghĩa với việc tăng lợi nhuận. Ngoài ra còn cải tiến kỹ thuật, nâng cao tay nghề cho đội ngũ cán bộ nhân viên. Tóm lại lợi nhuận là động lực cơ bản của sự vận động của nền kinh tế hàng hoá.
II/Liên hệ thực tế ở Việt Nam
Theo quan điểm của C.Mác-kinh tế hàng hoá không phải là một phương thức sản xuất độc lập mà là một hình thức tổ chức kinh tế tồn tại trong các phương thức xã hội. Với phạm vi và mức độ khác nhau,tuy cùng là nền kinh tế hàng hoá nhưng bản chất của xã hội quy định đặc điểm của kinh tế hàng hoá của xã hội đó. Nhà nước ta là nhà nước xã hội chủ nghĩa nên vai trò quản lý của nhà nước định hướng nền kinh tế hàng hoá theo chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Đất nước ta vốn là thuộc địa nửa phong kiến với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất xã hội rất thấp. Đất nước lại trải qua hàng chục năm chiến tranh để lại hậu quả nặng nề. Những tàn dư thực dân, phong kiến còn nhiều, lại chịu ảnh hưởng nặng nề của cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp. Chính vì vậy, nhà nước ta khẳng định chỉ có thể phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần mới phát triển được lực lượng sản xuất;mới thúc đẩy sự nghiệp Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá; mới đẩy lùi được kinh tế tự nhiên; khắc phục được hậu quả của kinh tế kế hoạch hoá tập trung; mới làm cho kinh tế nước ta hoà nhập vào kinh tế khu vực và thế giới.
Đại hội VI của Đảng năm1986 đã đặt nền móng vững chắc cho quan điểm phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Cho đến nay đất nước ta đã đạt một số thành tựu trong công cuộc đổi mới đất nước như: quy mô công nghiệp tăng gấp 4,8 lần, quy mô xuất khẩu tăng gấp gần 6,9 lần, xuất khẩu gạo đứng thứ ba trên thế giới, tránh được dòng xoáy của cuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ khu vực thời kỳ 1997-1998, tăng trưởng GDP năm 2002 là 7,04% đứng thứ hai trong khu vực Châu á-Thái Bình Dương.
Bên cạnh đó, nền kinh tế hàng hoá nước ta còn bộc lộ rất nhiều yếu kém như: trình độ khoa học kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, hệ thống pháp luật còn nhiều bất cập…
Đảng và Nhà nước ta đã và đang có những chính sách, giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế trên.
Xu hướng chung của phát triển kinh tế thế giới là sự phát triển kinh tế của mỗi nước không thể tách rời sự phát triển và hoà nhập quốc tế. Với quan điểm hợp tác hai bên cùng có lợi, tôn trọng độc lập chủ quyền của nhau,Việt Nam đã và đang tạo dựng được những mối quan hệ tốt đẹp với nhiều nước trên thế giới; tham gia vào những tổ chức kinh tế xã hội như: ASIAN, AFTA, tiến tới gia nhập WTO.
Năm 2003-năm bản lề của kế hoạch 5 năm 2000-2005 chúng ta đặt ra rất nhiều mục tiêu và thách thức, trọng tâm vẫn là chuyển dịch cơ cấu kinh tế với tầm cao hơn trong lộ trình thực hiện cam kết hội nhập nhằm phát triển một nền kinh tế toàn diện
KẾT LUẬN
Chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản đều sử dụng cỗ xe kinh tế hàng hoá để phát triển lực lượng sản xuất. Nhưng dưới tư bản chủ nghĩa không tránh khỏi quy luật cá lớn nuốt cá bé, bất bình đẳng, bất công. Chúng ta phát triển nền kinh tế hàng hoá nhằm tăng trưởng kinh tế, khuyến khích làm giàu, xoá đói giảm nghèo,gia tăng về mức sống nhưng giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Tất nhiên đây là công việc cực kỳ khó khăn, phải tạo dựng lâu dài và có rất nhiều thách thức.
Vấn đề đặt ra là phải chủ động nắm thời cơ, kiên quyết đẩy lùi và khắc phục những nguy cơ nhằm vượt lên để phát triển nhanh, vững chắc và đúng hướng. Có như vậy, đất nước ta mới ngày càng phồn vinh, giàu đẹp hơn.
DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Kinh tế học phổ thông – GS.Trần Phương – Trường Đại học quản lý và kinh doanh Hà Nội.
2.Thời báo kinh tế Việt Nam 2002-2003
3.Kinh tế chính trị học chủ nghĩa Mác-Lênin (tập1,tập2)
4.C.Mác:Tư bản
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34617.doc