1, Tiền đề của tái sản xuất mở rộng:
-phải có tích lũy, tức là phải có tư bản hóa giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm.
-phải có sản phẩm tồn tại dưới dạng tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng để chuyển hóa tư bản tiền tệ phụ thêm thành những yếu tố sản xuất phụ thêm cho quá trình tái sản xuất.
9 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4550 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Lý luận tái sản xuất tư bản xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lý luận tái sản xuất tư bản xã hội
Lưu thông tư bản xã hội là tổng thể sự vận động của những tư bản cá biệt trong mối quan hệ chằng chịt, tác động qua lại là điều kiện và chế ức lẫn nhau.
I, Những quan điểm trước C.Mác về tái sản xuất tư bản xã hội
1Quesney:
+Biểu kinh tế :
Kênê là người đầu tiên đã cố gắng gắn liền quá trình sản xuất với quá trình lưu thông qua việc phân tích tổng sản phẩm trong một năm
biểu kinh tế kênê chia xã hội thành 3 giai cấp: giai cấp sản xuất(những nhà tư bản và công nhân trong lĩnh vực nông nghiệp), giai cấp sở hữu ( giai cấp địa chủ nắm toàn bộ đất đai), giai cấp phi sản xuất(những nhà tư bản và công nhân trong lĩnh vực công nghiệp)
2tỷ tiền mặt
Giai cấp chủ đất
5tỷ sản phẩm
Giai cấp sản xuât
2tỷ sản phẩm CN
Giai cấp phi sản xuât
+với 5 tỷ nông sản, 2 tỷ hàng công nghiệp, và 2 tỷ tiền mặt, bằng 5 hành vi mua bán đã thực hiện hết số sản phẩm nói trên
ông đã chia tổng sản phẩm xã hội (tức là toàn bộ sản phẩm mà xã hội sản xuất ra trong một thời gian) thành ba bộ phận:
tiền ứng trước tương đương với tư bản cố định.
Tiền ứng trước hàng năm tương đương với tư bản lưu động
Sản phẩm thuần túy.
Kênê đã nêu ra quy luật lưu thông tiền tệ, theo ông tiền bỏ vào lưu thông phải quy về điểm xuất phát, nếu không sẽ không có tái sản xuất.
để nghiên cứu tái sản xuất tư bản xã hội ông đã lấy tuần hoàn của tư bản hàng hóa làm điểm xuất phát.
đồng thời ông cũng đưa ra những giả thiết như: giá cả không đổi, không có ngoại thương, không có lưu thông trong nội bộ giai cấp.
+Hạn chế của kene
-ông đã không nghiên cứu tư bản cá biệt mà đi ngay vào nghiên cứu tư bản xã hội.
_ ông chỉ coi nông nghiệp là ngành sản xuất tức là ngành tạo ra giá trị thăng dư (lý luận về sản phẩm thuần túy: sản phẩm thuần túy là sự chênh lệch giữa tổng sản phẩm xã hội và các chi phí sản xuất, nó được quy về giá trị thặng dư trong nông nghiệp , nó là tặngvật của tự nhiên và tồn tại vĩnh viễn, hinh thái duy nhất của sản phẩm thuần túy là địa tô) còn công nghiệp là ngành chế biến nên không tạo ra giá trị thặng dư.ông cho rằng công nghiệp chỉ là ngành làm biến đổi hình thức giá trị của sản phẩm mà không làm tăng thêm khối lượng của chúng
2Ađam Smít:
+Ưu điểm:
về tái sản xuất tư bản xã hội ông cũng có những cống hiên trong việc khắc phục những nhận đinh sai làm của Kênê:
-sản xuất không đóng khung trong lĩnh vực nông nghiệp mà còn bao gồm nhiều lĩnh vực khác
-ông đưa ra lý luận về 2 khu vực nền kinh tế thông qua việc phân chia hai loại công nhân , một loại công nhân sản xuất ra tư liệu sản xuất , một loại công nhân sản xuất ra tư liệu tiêu dùng
+Hạn chế:
ông đã loại trừ c trong giá trị của tổng sản phẩm xã hội. ông đã lẫn lộn giữa tiêu dùng cá nhân với tiêu dùng sản xuất, lẫn lộn giữa tổng sản phẩm xã hội với thu nhập quốc dân.
-đã phủ nhận mâu thuẫn giữa sản xuất và tiêu dùng , từ đó dẫn đến phủ nhận khủng hoảng kinh tế trong chủ nghĩa tư bản.
II, Tiền đề và những giả định nghiên cứu của Mác:
1, Tiền đề:
theo Mác
tổng sản phẩm xã hội là toàn bộ sản phẩm mà xã hội sản xuất ra trong một năm.
Về mặt giá trị nó bao gồm c+v+m, trong đó c là toàn bộ các tư liệu sản xuất mà xã hội tiêu dùng, v+m là giá trị xã hội mới được tạo ra, là thu nhập quốc dân của xã hội
GDP: (tổng sản phẩm quốc nội)là tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra ở một nước trong thời gian một năm.trong GDP không tính đến các chi phí trung gian, chỉ tính đến các sản phẩm đầu cuối tức là tính theo các nguồn thu nhập.
-về hiện vật Cmác phân chia tổng sản phẩm xã hội thành hai loại: tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng do đó nền sản xuất xã hội được chia thành hai khu vực:khu vực sản xuất ra tư liệu sản xuất (KVI) và khu vực sản xuất ra tư liệu tiêu dùng(KVII)
2, những giả đinh khoa hoc:
hàng hóa được mua bán đúng theo giá trị của nó, tức là không đề cập tới tác động cung cầu và cạnh tranh.
Tỷ suất giá trị thặng dư không thay đổi và bằng 100%
Cấu tạo hữu cơ c/v không thay đổi
Giá trị của tư bản bất biến(c) được chuyển hết vào sản phẩm trong một năm.
Trong xã hội chỉ có hai giai cấp cơ bản là tư sản và vô sản.
Không xét tới ngoại thương.
III) Tái sản xuất giản đơn:
1)nguyên nhân phải nghiên cứu tái sản xuất giản đơn:
ngay từ đầu tái sản xuất mở rộng đã là một đặc trưng của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên phải nghiên cứu tái sản xuất giản đơn vì nó là một bộ phận của tái sản xuất mở rộng là một nhân tố của tái sản xuất mở rộng. Mặt khác, qua nghiên cứu tái sản xuất giản đơn để tìm ra vai trò, chức năng và quy luật vận động của các yếu tố:c, v, m
2, Điều kiện thực hiện tổng sản phẩm xã hội trong tái sản xuất giản đơn:
-sơ đồ :
khu vực I :K=5000; c/v=4/1; m=100%
Khu vựcII :K=2500 ; c/v=4/1; m=100%
Sau một năm
Khu vực I: 4000c+1000v+1000m=6000(TLSX)
Khu vực II: 2000c+500v+500m=3000(TLTD)
Tổng giá trị sản phẩm xã hội=9000
để quá trình tái sản xuất giản đơn diễn ra :
-trong khu vực I:
+bộ phân 4000c dùng để bù đắp lại giá trị tư liệu sản xuất đã hao phí và được thực hiện trong nội bộ khu vực I
+bộ phận (1000v+1000m) bao gồm tiền lương của công nhân và giá trị của sản phẩm thặng dư dùng để mua tư liệu tiêu dùng, nhưng chúng lại tồn tại dưới dạng là tư liệu sản xuất nên phải được đem trao đổi với khu vực I để lấy tư liệu tiêu dùng.
trong khu vực II:
+bộ phận 2000c dùng để bù đắp tư liệu sản xuất đã hao phí, nhưng chúng lại tồn tại dưới dạng hiện vật là tư liệu tiêu dùng, nên phải đem trao đổi với khu vực I để lấy tư liệu sản xuất.
+ bộ phận (500v+500c) là tiền lương của công nhân và giá trị của sản phẩm thặng dư tồn tại dưới hình thái tư liệu tiêu dùng nên được thực hiện trong nội bộ khu vực II
+ sơ đồ biểu diễn:
KV I: 4000c + 1000v + 1000m = 6000
KV II : 2000c + 1000v + 1000m = 3000
Kết luận:
+ I(v+m)= IIc
tổng giá trị mới sáng tạo ra của khu vực I phải bằng giá trị các tư liệu sản xuất của khu vực OII bị hao phí.
đây là điều kiện thực hiện cơ bản nhất của tổng sản phẩm xã hội trong tái sản xuất giản đơn tư bản chủ nghĩa, vì điều kiện này biểu hiện sự trao đổi chính giữa hai khu vực.
+I(c+v+m)=Ic+IIc
tổng giá trị sản phẩm của khu vực I phải bằng tổng giá trị tư liệu sản xuất của hai khu vực hao phí.
điều kiện này nói lên mối quan hệ tỷ lệ giữa việc sản xuất và tiêu dùng tư liệu sản xuất của hai khu vực và nói lên vai trò của khu vực I.
+ II(c+v+m)=I(v+m)+II(v+m)
tổng giá trị sản phẩm của khu vực II phải bằng tổng giá trị mới được sáng tạo ra ở cả hai khu vực.
điều kiện này nói lên quan hệ tỷ lệ giữa việc sản xuất và tiêu dùng tư liệu tiêu dùng trong cả hai khu vực của nền kinh tế quốc dân và nói lên vai trò của khu vực II
IV. tích lũy và tái sản xuất mở rộng
1, Tiền đề của tái sản xuất mở rộng:
-phải có tích lũy, tức là phải có tư bản hóa giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm.
-phải có sản phẩm tồn tại dưới dạng tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng để chuyển hóa tư bản tiền tệ phụ thêm thành những yếu tố sản xuất phụ thêm cho quá trình tái sản xuất.
2, điều kiện thực hiện tổng sản phẩm xã hội trong tái sản xuất mở rộng.
Sơ đồ nghiên cứu:
KvI=5000, c/v=4/1 m’=100%
KVII=2250, c/v=2/1 m’=100%
Sau một năm sản xuất ta có:
KV I =4000c+1000v+1000m=6000(tlsx)
KVII:1500c+750v+750m=3000(TLTD)
Tổng giá trị sản phẩm xã hội=9000(TLSX+TLTD)
Muốn tái sản xuất mở rộng phải tích lũy một phần giá trị thặng dư và biến chúng thành tư bản bất biến và tư bản khả biến phụ thêm. đồng thời phải tiến hành trao đổi giữa hai khu vực và trong nội bộ từng khu vực.
Giả định KVI tích lũy 50% giá trị thặng dư(1000:2=500) theo cấu tạo hữu cơ thì phần tích lũy này được phân như sau:c=400 và v=100. Lúc này KVI có 1600TLSX(1000v+100v+500m)phải trao đổi với KVII để lấy TLTD.
Như vậy so với quy mô năm trước, năm nay KVII có thêm 100TLSX để mở rộng sản xuất. Do đó KVII cũng phải tích lũy, cụ thể: tích lũy 100c để trao đổi với KVI và tương ứng với 100c thì phải tích lũy50v. Như vậy KVII phải tích lũy 150 trong tổng số 750m, còn 600m để tiêu dùng.
Sơ đồ:năm thứ I
KV I : 4000c+400c+1000v+100v+500m
KVII: 1500c+100c+750v+50v+600m
Năm thứ II:
KV I =4400c+1100v+1100m=6600(tlsx)
KVII:1600c+800v+8000m=3200(TLTD)
Tổng giá trị sản phẩm xã hội=9800(TLSX+TLTD)
điều kiện thực hiện tổng sản phẩm xã hội:
+I(v+m)>IIc
giá trị mới của khu vực I sản xuất ra phải lớn hơn giá trị tư liệu sản xuất của khu vực II đã tiêu dùng.
+I(c+v+m)>Ic+IIc
toàn bộ giá trị sản phẩm của khu vực I phải lớn hơn tổng giá trị của tư liệu sản xuất của cả hai khu vực đã tiêu dùng.
điều kiện này nhấn mạnh vai trò của KVII. ở đây sản xuất của KVII phải nhiều hơn yêu cầu bù đắp TLSX của cả hai khu vực.
+I(v+m)+II(v+m)>II(c+v+m)
toàn bộ giá trị mới của cả hai khu vực phải lớn hơn giá trị sản phẩm của khu vực II. điều kiện này biểu hiện thu nhập của hai khu vực phải lớn hơn hàng tiêu dùng, do đó mới có một bộ phận để tích lũy.
3.quy luật ưu tiên phát triển tư liệu sản xuất của Lênin
trong quá trình nghiên cứu lý luận của Mác về tái sản xuất tư bản xã hội Lenin đã phát hiện ra rằng nếu thay đổi cấu tạo hữu cơ của tư bản(phản ánh sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật) vào công thức tái sản xuất mở rộng thì sẽ thấy rõ là khối lượng tư liệu sản xuất luôn tăng nhanh hơn khối lượng tư liệu tiêu dùng.
Cùng với việc chia KVI thành hai khu vực nhỏcủa nền sản xuất :
Khu vực sản xuất ra TLSX để sản xuất TLSX,
khu vực sản xuất TLSX để sản xuất ra TLTD
lenin đã rút ra kết luận:
Sản xuất tư liệu sản xuất để chế tạo tư liệu sản xuất tăng nhanh nhất; sau đến sản xuất tư liệu sản xuất để chế tạo tư liệu tiêu dùng; và châm nhất là sự phát triển của sản xuất tư liệu tiêu dùng.
đây là quy luật kinh tế của tái sản xuất xã hội trong điều kiện tiến bộ khoa học phát triển. Quy luật này quy định một cách chặt chẽ chỉ có ưu tiên phát triển sản xuất tư liệu sản xuất mới có thể tái sản xuất mở rộng trên quy mô lớn và tốc độ cao được.
Tuy nhiên ngày nay trên phạm vi quốc tế thì một quốc gia vẫn có thể mở rộng và phát triển sản xuất với tốc độ cao mà không cần dựa vào phát triển KVI vì do sự phân công trong sản xuất trên phạm vi tái sản xuất toàn cầu nếu quốc gia này không phát triển sản xuất tư liệu sản xuất thì đã có quốc gia khác làm điều đó.
Quy luật về sự tiến bộ khoa học kỹ thuật còn thể hiện ở sự tăng tốc về số lượng lao động và thu nhập quốc dân trong ngành phi sản xuất vật chất nhanh hơn trong ngành sản xuất vật chất. Tỷ trọng của lao động trí tuệ tăng nhanh hơn và ngày càng chiếm ưu thế so với lao động cơ bắp trong tổng số lao động xã hội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 50101.doc