Tiểu luận Lý luận và thực tiễn về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại Việt Nam

Ngay sau ngày nhận được hồ sơ vụ án , kháng cáo , kháng nghị và tài liệu , chứng cứ kèm theo , toà án cấp phúc thẩm phải vào sổ thụ lí và thành lập hội đồng xét xử phúc thẩm .

Trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày thụ lí vụ án , tuỳ từng trường hợp , toà án cấp phúc thẩm ra một trong các quyết định sau :

Tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án

Đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án

Đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm .

đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì chánh án toà án cấp phúc thẩm có thể quyết định kéo dài thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không được quá 1 tháng .

 

doc18 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7469 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Lý luận và thực tiễn về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận . ü  Tranh chấp giữa các công ty với các thành viên của công ty , giữa các thành viên của công ty với nhay lien quan đến việc thành lập , hoạt động , giải thể, sáp nhập , hợp nhất , chia tách , chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty . ü  Các tranh chấp hkác về kinh doanh , thương mại mà pháp luật có quy định chẳng hạn tranh chấp hợp đồng uỷ thác , giám định , đấu thầu , đấu giá …       4.2. Thẩm quyền theo cấp toà án : ü  Toà án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về kinh doanh , thương mại phát sinh từ hoạt động mua bán hang hoá , phân phối , địa diện , cho thuê , vận chuyển hang hoá , hành khách bằng đường sắt , đường bộ , đường thuỷ nội địa trừ trường hợp có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoậc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài , cho toà án nước ngoài . ü  Toà án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết giải quyết tất cả các tranh chấp kinh doanh còn lại trừ những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án nhân dân cấp huyện . Ngoài ra , toà án cấp tỉnh còn có thể lấy các vụ án thuộc thẩm quyền của toà án cấp huyện lên để giải quyết trong trường hợp cần thiết .        4.3. Thẩm quyền theo lãnh thổ :         Vấn đề xác định thẩm quyền của toà án theo lãnh thổ chỉ được đặt ra khi các bên tranh chấp có trụ sở hoặc nơi đăng kí ở khác địa phương . Về nguyên tắc các bên không được lựa chọn toà án giải quyết mà pháp luật tố tụng sẽ quy định loại thẩm quyền này .Tuy nhiên , trong một số trường hợp nhất định , pháp luật cho phép các bên được thoả thuận với nhau hoặc nếu không có sự thoả thuận trước đó thì bên nguyên đơn có quyền đơn phương lựa chọn toà án . Điều này nhằm bảo đảm tính khả thi của quyền khởi kiện và giúp quá trình giải quyết tranh chấp được thuận lợi , tiết kiệm thời gian , công sức và tiền bạc cho các bên tham gia . Việc xác định thẩm quyền phải dựa trên các nguyên tắc sau : ü  Xác định thẩm quyền của toà án theo luật định             Khi phát sinh tranh chấp , nguyên đơn phải khởi kiện tại toà án có thẩm quyền là : v Toà án là nơi cư trú , làm việc , nếu bị đơn là cá nhân hoặc là nơi bị đơn có trụ sở , nếu bị đơn là cơ quan , tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về kinh doanh , thương mại . v Toà án là nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về bất động sản . ü  Xác định thẩm quyền của toà án theo sự lựa chọn của nguyên đơn Nguyên đơn chỉ có quyền lựa chọn toà án giải quyết tranh chấp kinh doanh , thương mại khi xảy ra một trong các trường hợp sau : v Nếu không biết nơi cư trú , làm việc , trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu toà án nơi bị đơn cư trú , làm việc , có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết . v Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì nguyên đơn có thể yêu cầu toà án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết . v Nếu bị đơn không có nơi cư trú , làm việc trụ sở ở Việt Nam thì nguyên đơn có thể yêu cầu toà án nơi mình cư trú , làm việc giải quyết . v Nếu tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu toà án nơi mình cư trú , làm việc , có trụ sở hoặc nơi xảy ra việc gây thiệt hại giải quyết . v Nếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu toá án nơi hợp đồng được thực hiện gải quyết . v Nếu các bị đơn cư trú , làm việc ở nhiều nơi khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu toà án nơi một trong các bị đơn . ü  Xác định thẩm quyền của toà án theo sự thoả thuận của các bên tranh chấp 5.      Các nguyên tắc cơ bản trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại toà án 5.1. Nguyên tắc tôn trọng quyền tự định đoạt của đượng sự Nguyên tắc này nhằm đảm bảo quyền tự do kinh doanh , tự do hợp đồng của chủ thể kinh doanh , nhà nước không can thiệp vào những hoạt động kinh doanh đúng pháp luật . Cơ chế thị trường vốn dĩ đã dung nạp nhiều phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại khác nhau như : thương lượng , hoà giải , giả quyuết thong qua trọng tài hoặc theo phương thức tố tụng tại toà án . Các bên tranh chấp có quyền tự do lựa chọn một phương thức giải quyết có lợi cho mình nhất . Toà án chỉ giải quyết khi đương sự có yêu cầu hoặc trường hợp thoả thuận trọng tài vô hiệu . Khi tranh chấp xảy ra đượng sự có quyền tự quyết định việc khởi kiện , chủ động đề xuất các yêu cầu , phạm vi mức độ quyền và lợi ích cần được bảo vệ . Ngay cả khi đã đưa vụ án tranh chấp ra giải quyết , các bên vẫn có quyền thay đổi nội dung yêu cầu , tự hoà giải hoặc rút đơn kiện . Các đương sự có quyền cho luật sư hoặc người khác thay mình tham gia tố tụng mà không cần trực tiếp tham gia tố tụng . 5.2. Nguyên tắc hoà giải Do đặc điểm của tranh chấp kinh doanh , thương mại lqà phản ánh những vấn đề về lợi ích kinh tế của chủ thể kinh doanh nên hoà giải là biện pháp được ưu tiên áp dụng trước khi các bên tranh chấp phải nhờ tới cơ quan có thẩm quyền tài phán . Nguyên tắc này được xây dựng trước tiên là do yêu cầu của chính doanh nghiệp . Chỉ khi không thể hoà gải được , các chủ thể mới cần sự can thiệp của nhà nước . Tuy vậy , ngay khi đã có yêu cầu của toà án giải quyết , các đương sự vẫn có thể tiến hành hoà giải với sự hướng dẫn và công nhận của toà án . Khi hoà giải , toà án phải tôn trọng sự tự nguyện thoả thuận của các đương sự , không được dung vũ lực hoặc đe doạ bằng vũ lực , bắt buộc các đượng sự phải thoả thuận không phù hợp với ý chí của mình . Toà án không được hoà giải những vụ án phát sinh từ giao dịch trái pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội . Nếu ở hoàn cảnh không thể tiến hành được hoà giải toà án có quyền xét xử mà không cần thực hiện hoà giải giữa các bên khi : ü  Bị đơn đã được triệu tập hợp lệ 2 lần mà vẫn cố tình vắng mặt . ü  Đương sự không thể tham gia hoà giải được vì các lí do chính đáng .       5.3. Nguyên tắc đương sự có nghĩa vụ chứng minh Khi giải quyết vụ án kinh tế toà án chủ yếu căn cứ vào các chứng cứ mà đương sự đưa ra . Bên nào yêu cầu toà án bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình thì bên đó có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là căn cứ có hợp pháp . Đương sự phản đối yêu cầu của người khác dối với mình thì phải chứng minh sự phản đối đó là có căn cứ và đưa ra để chứng minh . Các bên có quyền và nghĩa vụ trình bày những gì mà họ cho là cần thiết . Toà án không bắt buộc phải thu thập them chứng cứ mà chỉ tiến hành xác minh , thu thập thêm chứng cứ khi thấy cần thiết để đảm bảo giải quyết vụ án được chính xác .      5.4. Nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự Khi tham gia tố tụng kinh tế , các đương sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong việc thực hiện các hành vi tố tụng . Trước toà án không có sự phân biệt đối xử giữa các bên tranh chấp theo hình thức tổ chức , hình thức sở hữu hay thành phần kinh tế . Các chủ thể có quyền ngang nhau trong việc đưa ra yêu cầu và phản đối yêu cầu của bên kia đều có nghĩa vụ thu thập, cung cấp chứng cứ nhằm bảo vệ quyền lợi của mình .       5.5. Nguyên tắc đảm bảo quyền bảo vệ của đương sự Đương sự có quyền tự bảo vệ hoặc nhờ luật sư hay người khác có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình . Trong quá trình gải quyết , đương sự có quyền đưa ra chứng cứ , có quyền đối chất và khi bị kiện thì có quyền yêu cầu phản tố . Toà án có trách nhiệm bảo đảm cho đương sự thực hiện quyền bảo đảm của mình . Trong quá trình giải quyết vụ án , đương sự , người đại diện hợp pháp của đương sự có quyền yêu cầu tào áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời để giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự , bảo vệ chứng cứ … Người yêu cầu phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu đó nếu yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng gây thiệt hại cho người bị áp dụng hợăc cho người thứ ba thì phải bồi thường . Đương sự có quyền khiếu nại , tố cao những việc làm trái pháp luật của người tiến hành tố tụng dân sự hoặc của bất cứ cá nhân , cơ quan tổ chức nào trong hoạt động tố tụng dân sự . 6.      Thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh , thương mại tại toà án 6.1. Thủ tục xét xử sơ thẩm 6.1.1. Khởi kiện và thụ lí vụ án ü  Khởi kiện : Khởi kiện vụ án kinh tế là yêu cầu toà án giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh , thương mại . ü  Thụ lý vụ án : Thụ lý vụ án kinh tế là một thủ tục pháp lí khẳng định sự chấp nhận của toá án đối với việc giải quyết vụ án . Sau khi nghiên cứu đơn khởi kiện và các tài liệu có lien quan toà án sẽ tiến hành thụ lí vụ án nếu thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của mình . Để tiến hành thụ lí vụ án , Toà án sẽ dự định số tiền tạm ứng án phí và thông báo cho người khởi kiện yêu cầu nộp tiền tạm ứng án phí . Sau khi thụ lí vụ án Toà án phân công một thẩm phán giải quyết vụ án , đồng thời thong báo bằng văn bản cho bị đơn , cá nhân , đơn vị có liên quan và cho viện kiểm sát cùng cấp biết . Khi nộp cho toà án văn bản ghi ý kiến của mình , bị đơn có quyền phản tố trong một số trường hợp : yêu cầu phản tố để bù trừ nghĩa vụ với yêu cầu của nguyên đơn , yêu cầu phản tố được chấp nhận dẫn đến loại trừ việc chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn , giữa yêu cầu phản tố và yêu cầu của nguyên đơn có sự liên quan với nhau .      6.1.2. Hoà giải và chuẩn bị xét xử             Là khoảng thời gian chuẩn bị xét xử được tính từ ngày toà thụ lí vụ án đến ngày toà ra quyết định đưa vụ án ra xét xử . Đây là khoảng thời gian cần thiết để toà án tiến hành lập hồ sơ , xác minh thu thập chứng cứ , hoà giải giữa các bên tranh chấp và xem xét để đưa vụ án ra xét xử . Trong thời hạn chuẩn bị xét xử , tuỳ từng trường hợp toá án có quyết định sau : ü  Công nhận sự thoả thuận của các đương sự . ü  Tạm đình chỉ giải quyết vụ án ü  Đình chỉ gải quyết vụ án . ü  Đưa vụ án ra xét xử .       6.1.3. Phiên toà sơ thẩm ü  Thành phần tham dự phiên toà sơ thẩm : Hội đồng xét xử gồm có 1 thẩm phán , 2 hội thẩm nhân dân , trường hợp đặc biệt thì có 2 thẩm phán , 3 hội thẩm nhân dân . ü  Sự có mặc của đương sự tại phiên toà : Đương sự phải có mặt tại phiên toà khi toà án xét xử vụ án . Tuy nhiên , trên thực tế vì một số nguyên nhân khách quan nên họ không thể có mặt tại phiên toà . Trường hợp vắng mặt lần thứ nhất có lí do chính đáng thì toà án phải hoãn phiên toà để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho họ . Khi ấy đương sự phải có đơn đề nghị toà xét xử vắng mặt , hoặc đã có người đại diện hợp pháp tại phiên toà . Tuy nhiên , có trường hợp đương sự cố tình tránh mặt để trốn tránh nghĩa vụ , nên sự vắng mặt lần 2 phải được xem xét cụ thể . v Néu nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ 2 mà vẫn vắng mặt thì bị coi là từ bỏ vụ kiện , toà án quyết định đình chỉ giải quyết vụ án . Trong trường hợp này , nguyên đơn có quyền khởi kiện lại nếu còn thời hiệu khởi kiện . v Nếu bị đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ 2 mà vẫn vắng mặt thì toà án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ . v Người có quyền lợi , nghĩa vụ liên quan đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ 2 mà vẫn vắng mặt thì toà án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ . ü  Sự có mặt của kiểm sát viên Kiểm sát viên chỉ có bắt buộc phải tham gia phiênn toà kinh tế đối với những vụ án do toà án thu thập chứng cứ , mà đương sự có khiếu nại . ü  Trình tự của phiên toà sơ thẩm v Thủ tục bắt đầu phiên toà : v Xét hỏi tại phiên toà . v Tranh luận tại phiên toà . v Nghị án và tuyên án .      6.2. Thủ tục xét xử phúc thẩm      6.2.1. Kháng cáo , kháng nghị ü  Người có quyền kháng cáo , kháng nghị Đương sự, người đại diện của đương sự , cơ quan , tổ chức khởi kiện có quyền làm đơn kháng cáo bản án của toà án sơ thẩm để toà án cấp trên trực tiếp giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm . Nếu đơn kháng cáo hợp lệ thì người kháng cáo phải ứng trước án phí phúc thẩm theo thông báo của toà án . ü  Thời hạn kháng cáo , kháng nghị Thời hạn kháng cáo đối với bản án của toà án cấp sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án . Thời hạn kháng nghị của đối với bản án của toà án cấp sơ thẩm của viện kiểm sát cùng cấp là 15 ngày , của viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 30 ngày , kể từ ngày tuyên án . ü  Hậu quả của việc kháng cáo , hkáng nghị Những phần của bản án sơ thẩm bị kháng cáo ,bị kháng nghị thì chưa được thi hành .      6.2.2. Chuẩn bị xét xử phúc thẩm Ngay sau ngày nhận được hồ sơ vụ án , kháng cáo , kháng nghị và tài liệu , chứng cứ kèm theo , toà án cấp phúc thẩm phải vào sổ thụ lí và thành lập hội đồng xét xử phúc thẩm . Trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày thụ lí vụ án , tuỳ từng trường hợp , toà án cấp phúc thẩm ra một trong các quyết định sau : ü  Tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án ü  Đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án ü  Đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm . đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì chánh án toà án cấp phúc thẩm có thể quyết định kéo dài thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không được quá 1 tháng .       6.2.3. Phiên toà phúc thẩm ü  Thành phần tham dự phiên toà phúc thẩm Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm có 3 thẩm phán . Người kháng cáo , đương sự, cá nhân , cơ quan , tổ chức có liên quan . Kiểm sát viên viện kiểm sát cùng cấp phải tham gia phiên toà phúc thẩm trong trường hợp viện kiểm sát kháng nghị hoặc đã tham gia phiên toà sơ thẩm . ü  Trình tự của phiên toà phúc thẩm v Chuẩn bị khai mạc phiên toà phúc thẩm và thủ tục bắt đầu phiên toà . v Hỏi tại phiên toà v Tranh luận tại phiên toà v Nghị án và tuyên án . ü  Thẩm quyền của toà án cấp phúc thẩm v Giữ ngưyên bản án sơ thẩm v Sửa bản án sơ thẩm v Huỷ bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho toà án cấp sơ thẩm giải quyết v Huỷ bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án .         6.3. Thủ tục xét lại bản án đã có hiệu lực         6.3.1. Thủ tục giám đốc thẩm ü  Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm v Căn cứ kháng nghị Kết luận trong bản án , quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án . Có vi phạm nghiêm trọng trong thủ tục tố tụng . Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật . v Người có thẩm quyền kháng nghị Chánh án toà án nhân dân tối cao , Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đóc thẩm bản án , quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án các cấp trừ quyết định giám đốc thẩm của hội đồng thẩm phán toà án nhân dân tối cao . Chánh án toà án nhân dân cấp tỉnh , viện trưởng viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án , quyết định đã có hiệu lực của án nhân dân cấp huyện . Đương sự hoặc cá nhân , tổ chức khác khi phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật trong bản án , quyết định của toá án đã có hiệu lực pháp luật chỉ có quyền thông báo bằng văn bản cho những người có thẩm quyền kháng nghị nêu trên . v Thời hạn kháng nghị Được kháng nghị trong thời hạn 3 năm kể từ ngày bản án quyết định của toà án có hiệu lực pháp luật . ü  Thẩm quyền giám đốc thẩm Tuỳ thuộc vào bản án , quyết định đã có hiệu lực của cấp toà án nào mà việc giải quyết sẽ do một trong ba cơ quan sau giải quyết : v Uỷ ban thẩm phán toà án nhân dân cấp tỉnh giám đốc thẩm những bản án , quyết định của toà án nhân dân cấp huyện có hiệu lực bị kháng nghị . v Toà kinh tế toà án nhân dân tối cao giám đốc thẩm khi bản án của toà án nhân dân cấp tỉnh đã có hiệu lực bị kháng nghị . v Hội đồng thẩm phán toà án nhân dân tối cao giám đốc thẩm những bản án , quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà phúc thẩm , Toà kinh tế của toà án nhân dân tối cao kháng nghị . ü  Phiên toà giám đốc thẩm Trong thời hạn 4 tháng kể từ ngày nhận được hkáng nghị kèm theo hồ sơ vụ án , toà án có thẩm quyền giám đốc thẩm phải mở phiên toà để giám đốc thẩm vụ án . Trình tự phiên toà : Sau khi chủ toạ khai mạc phiên toà , một thành viên của hội đồng giám đốc trình bày tóm tắt nội dung bản án , quá trình xét xử  quyết định của bản án . Đại diện viện kiểm sát phát biểu ý kiến của viện kiểm sát về quyết định kháng nghị . Các thành viên của hội đồng giám đốc thẩm thảo luận và phát biểu ý kiến của mình . Đại diện viện kiểm sát phát biểu ý kiến của viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án . Hội đồng giám đốc thẩm biểu quyết về việc giải quyết vụ án . ü  Thẩm quyền của hội thẩm nhân dân Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án . Giữ nguyên bản án , quyết định đúng pháp luật của toà án cấp dưới đã bị sửa hoặc huỷ bỏ . Huỷ bản án , quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại hoặc xét xử phúc thẩm lại . Huỷ bản án , quyết định của toà án đã xét xử vụ án và đình chỉ giải quyết vụ án .      6.3.2. Thủ tục tái thẩm ü  Kháng nghị theo thủ tục tái thẩm v Căn cứ kháng nghị mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà đương sự không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ án . Có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định  lời dịch của người phiên dịch không đúng sự thật . Thẩm phán , hội thẩm nhân dân , kiểm sát viên cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án  hoặc cố ý kết luận trái pháp luật . Bản án , quyết định của toà án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước mà toà án căn cứ vào đó để giải quyết vụ án đã bị huỷ bỏ . v Thẩm quyền hkáng nghị Chánh án toà án nhân dân tối cao , Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đóc thẩm bản án , quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án các cấp trừ quyết định giám đốc thẩm của hội đồng thẩm phán toà án nhân dân tối cao . Chánh án toà án nhân dân cấp tỉnh , viện trưởng viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án , quyết định đã có hiệu lực của án nhân dân cấp huyện . v Thời hạn kháng nghị Thời hạn kháng nghị là 1 năm kể từ ngày người có thầm quyền kháng nghị biết được căn cứ kháng nghị . ü  Phiên toà tái thẩm Tương tự thủ tục giám đốc thẩm . Nhưng hội đồng tái thẩm có quyền : Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án , quyết định có hiệu lực của pháp luật . Huỷ bản án , quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại Huỷ bản án , quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án . Chương II : Thực tiễn về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại Việt Nam 1. Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa Ngân hàng Sài Gòn thương tín( chi nhánh Gò Vấp ) với công ty TNHH cơ khí Trường Giang . Ngày 23/2/2001 , chi nhánh Gò Vấp của ngân hàng Sài Gòn thương tín ( bên A ) kí hợp đồng tín dụng số 212100 với công ty TNHH cơ khí Trường Giang ( bên B ). Hợp đồng do giám đốc chi nhánh Gò Vấp và giám đốc công ty cơ khí Trường Giang kí . Nội dung : bên A cho bên B vay 200 triệu đồng , lãi suất 0.8%/tháng , thời hạn vay là 24 tháng . Để đảm bảo hợp đồng , các bên kí hợp đồng cầm cố , theo đó bên B đem chiếc xe sở hữu của mình , trị giá khoảng 330 triệu cầm cố cho A . Hợp đồng có cam kết : Trường hợp đến hạn trả nợ mà bên B không trả được nợ , bên B đồng ý để bên A toàn quyền tổ chức đấu giá tài sản để thu hồi nợ ( vốn và lãi ). Hợp đồng cầm cố được công chứng nhà nước chứng nhận . Đáo hạn bên B không trả được nợ nên bên A khởi kiện tại toà .         Với tư cách là người đại diện quyền lợi cho bên A , anh (chị ) hãy nêu những yêu cầu của bên A và lí giải căn cứ của những yêu cầu đó . Bên A sẽ yêu cầu được đứng ra bán đấu giá chiếc xe đó để thu lại số tiền đã cho bên B vay ( bao gồm tiền gốc và tiền lãi ) . Căn cứ : theo điều khoản của hợp đồng vay , thì bên B có nghĩa vụ trả số tiền vay + lãi đúng hạn nhưng bên B đã không thực hiện nghĩa vụ đó đúng hạn . Mặt khác , theo điều khoản của hợp đồng cầm cố , bên A có toàn quyền đứng ra bán đấu giá chiếc xe đó . Thêm vào đó , hợp đồng cầm cố đã được chứng nhận bởi công chứng nhà nước , do vậy được nhà nước bảo hộ quyền và nghĩa vụ của mỗi bên . Theo sự bảo hộ đó thì bên B có nghĩa vụ giao chiếc xe để bên A đấu giá thu hồi nợ .             Trong phiên toà , đại diện bên B đề nghị toà tuyên bố hợp đồng cầm cố không có hiệu lực pháp luật do người kí hợp đồng này phía bên B là ông Phan chỉ là thành viên của công ty thôi . Ông Phan không có giấy uỷ quyền của giám đốc . Theo anh ( chị ) hợp đồng cầm cố trên có hiệu lực không . Ông Phan không phải là đại diện của bên B , và cũng không được uỷ quyền kí kết hợp đồng cầm cố . Do vậy , ông Phan không có thẩm quyền đại diện bên B kí kết hợp đồng . Vậy hợp đồng cầm cố do ông Phan kí với bên A là vô hiệu ( không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của bên B ). Nhưng ông Phan có nghĩa vụ bồi thường cho bên A khi hợp đồng vô hiệu . ( theo điều 592, bộ luật dân sự 2005 ).         Gỉa sử bên A xuất trình cho toà án biên bản cuộc họp hội đồng thành viên của công ty B , theo đó giám đốc công ty có biết việc ông Phan kí hợp đồng cầm cố đó , vậy hợp đồng có hiệu lực pháp luật không , dựa vào căn cứ pháp lí nào .             Nếu giám đốc bên B đã biết ông Phan kí kết hợp đồng cầm cố mà giám đốc bên B không phản đối thì giám đốc bên B đã chấp nhận các quyền và nghĩa vụ phát sinh trong hợp đồng đó . Ở đây , bên A xuất trình chứng cứ trên để chứng tỏ bên B có lỗi khi giao kết hợp đống cầm cố . Tuy nhiên cần phải xác định bên A có chứng cứ đó trước hay sau hợp đồng cầm cố .            + Nếu sau khi kí bên A mới biết chứng cứ trên thì bên B có trách nhiệm thực hiện các điều khoản trong hợp đồng đối với bên A ( theo điều 145 , khoản 1 , bộ luật dân sự 2005 ) .            + Nếu trước khi kí kết bên A đã biết chứng cứ trên thì bên A không có quyền đòi bồi thường ( theo điều 145 , khoản 2 , bộ luật dân sự 2005 ) .             Hợp đồng có hiệu lực pháp lí vì vấn đề đã được hội đồng thành viên của công ty bên B biết và đã được lập thành biên bản                                                                    Toà án xừ lí theo hướng có lợi cho bên A , nhưng bên B không tự nguyện thi hành . Hãy nêu các biện pháp xử lí theo quy định của pháp luật .                 Nếu bên B không tự nguyện thi hành bản án thì bên A có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án cưỡng chế tài sản của bên B , cụ thể là trích tài khoản của bên B ở ngân hàng , cưỡng chế tài sản của B để bán đấu giá …       2. Vấn đề tranh chấp kinh doanh thương mại liên quan tới thẩm quyền giải       quyết của cấp toà án          Công ty TNHH Thái  Bình có trụ sở tại khu công nghiệp Biên Hòa 2, có hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển với 1 công ty tàu biển Hàn Quốc, thông  qua chi nhánh tại TP.Hồ Chí Minh. Hợp đồng chỉ mới thực hiện được một phần (đã vận chuyển được 10 tấn/100 tấn hàng hóa theo hợp đồng). Hiện nay phía đối tác không thực hiện nữa. Qua nhiều lần thương lượng và hòa giải đều không thành, công ty muốn khởi kiện nhưng không biết cơ quan nào thụ lý giải quyết, họ có nhờ cơ quan quản lý nhà nước giải quyết nhưng được trả lời là không thuộc thẩm quyền. Công ty rất lúng túng, không biết khởi kiện ở đâu; mặt khác thời hiệu khởi kiện cũng sắp hết.        Giải quyết tranh chấp về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, thuộc thẩm quyền của tòa án mà cụ thể là tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành  phố thuộc Trung ương.        Tòa án có thẩm quyền sơ thẩm vụ việc đã nêu trên đây  là tòa án cấp tỉnh (thành phố thuộc Trung ương) nơi bị đơn có trụ sở.        Nếu phía bị đơn có thỏa thuận với nguyên đơn bằng văn bản, về việc đồng ý cho nguyên đơn chọn tòa án nơi nguyên đơn có trụ sở giải quyết tranh chấp, thì công ty TNHH Thái Bình được quyền khởi kiện tại TAND tỉnh Đồng Nai. Ngoài ra, pháp luật cũng cho phép nguyên đơn được chọn tòa án để giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại trong trường hợp sau đây:        + Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết;       + Nếu tranh chấp phát sinh từ chi nhánh của tổ chức thì nguyên đơn có thể yêu cầu tòa án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết;       + Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam thì nguyên đơn có thể yêu cầu tòa án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết;        + Nếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu tòa án nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết;        + Nếu các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu tòa án nơi có một trong các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết.        3.Tranh chấp hợp đồng dịch vụ : bác sĩ Pháp kiện bệnh viện Việt - Pháp 3.1. Nguyên nhân vụ kiện :                                                                                              Đầu năm 2003, dịch viêm đường hô hấp cấp (SARS) đã bùng phát tại Việt Nam mà khởi đầu từ Bệnh viện Việt - Pháp Hà Nội. Các bác sĩ người Pháp của bệnh viện đều được triệu tập về nước. Riêng bác sĩ Leon đã ở lại bệnh viện để chăm sóc một số bác sĩ đồng nghiệp và các bệnh nhân bị nhiễm SARS đang điều trị tại bệnh viện. Sau đó, chính bản thân bác sĩ Leon cũng bị nhiễm SARS nhưng may mắn là một trong 2 bác sĩ người Pháp trong số 5 bác sĩ người Pháp bị nhiễm SARS đã được điều trị khỏi bệnh. Ngày 4/3/2003, khi đang ở giai đoạn cuối của đợt cách ly kiểm dịch trong quá trình điều trị bệnh SARS thì giữa bác sĩ Leon và một bảo vệ của bệ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docThực tiễn về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại Việt Nam.doc
Tài liệu liên quan