Tiểu luận Lý luận và thực trạng áp dụng pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành trong việc thụ lý và trả lại đơn khởi kiệ

MỤC LỤC

A. LỜI MỞ ĐẦU 2

B. NỘI DUNG 3

1. Nhận thức chung 3

1.1 Thụ lý vụ án dân sự 3

1.1.1 Khái niệm thụ lý vụ án dân sự 3

1.1.2 Đặc điểm thụ lý vụ án dân sự 3

1.1.3 Bản chất của thụ lý vụ án dân sự 3

1.1.4 Ý nghĩa của thụ lý vụ án dân sự 4

1.2 Trả lại đơn khởi kiện vụ án dân sự 4

2. Các quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành về thụ lý và trả lại đơn khởi kiện 5

2.1 Quy định về thụ lý vụ án dân sự 5

2.2 Quy định về trả lại đơn khởi kiện vụ án dân sự 6

3. Thực trạng áp dụng pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành trong việc thụ lý và trả lại đơn khởi kiện 8

4. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự 9

4.1 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thụ lý vụ án dân sự 9

4.2 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về trả lại đơn khởi kiện vụ án dân sự 10

C. KẾT LUẬN 11

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 12

 

 

 

 

 

 

 

doc12 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3680 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Lý luận và thực trạng áp dụng pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành trong việc thụ lý và trả lại đơn khởi kiệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC A. LỜI MỞ ĐẦU 2 B. NỘI DUNG 3 1. Nhận thức chung 3 1.1 Thụ lý vụ án dân sự 3 1.1.1 Khái niệm thụ lý vụ án dân sự 3 1.1.2 Đặc điểm thụ lý vụ án dân sự 3 1.1.3 Bản chất của thụ lý vụ án dân sự 3 1.1.4 Ý nghĩa của thụ lý vụ án dân sự 4 1.2 Trả lại đơn khởi kiện vụ án dân sự 4 2. Các quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành về thụ lý và trả lại đơn khởi kiện 5 2.1 Quy định về thụ lý vụ án dân sự 5 2.2 Quy định về trả lại đơn khởi kiện vụ án dân sự 6 3. Thực trạng áp dụng pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành trong việc thụ lý và trả lại đơn khởi kiện 8 4. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự 9 4.1 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thụ lý vụ án dân sự 9 4.2 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về trả lại đơn khởi kiện vụ án dân sự 10 C. KẾT LUẬN 11 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 12 A. LỜI MỞ ĐẦU Để đảm bảo cho Tòa án xét xử đúng VADS cũng như bảo đảm cho đương sự bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của họ trước tòa án, pháp luật đã quy định rất chi tiết các thủ tục giải quyết VADS tại tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm. Trong đó, thủ tục giải quyết VADS tại tòa án cấp sơ thẩm được trải qua 5 bước như sau: khởi kiện, thụ lý và trả lại đơn khởi kiện, hòa giải, chuẩn bị xét xử, phiên tòa sơ thẩm. Trong phạm vi bài này, chúng ta cùng đi sâu tìm hiểu các quy định về thụ lý VADS và việc trả lại đơn khởi kiện của Tòa án, cũng như nhận định về những vướng mắc còn tồn đọng trong thời gian qua để tìm ra các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự. Do trình độ còn hạn chế, lượng tài liệu tham khảo được tiếp cận không nhiều, lại phải tiếp cận với một vấn đề mang tính thực tiễn và lý luận khá phức tạp, nên bài làm của em không thể tránh khỏi những thiếu xót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô để em có thể hoàn thiện được kiến thức của mình. Em xin chân thành cảm ơn! B. NỘI DUNG 1. NHẬN THỨC CHUNG Để hiểu rõ những quy định của pháp luật về thụ lý và trả lại đơn khởi kiện ta cần hiểu thế nào là thụ lý VADS? thế nào là trả lại đơn khởi kiện? cũng như bản chất, ý nghĩa của hoạt động này. 1.1 Thụ lý vụ án dân sự 1.1.1 Khái niệm thụ lý vụ án dân sự Xét về mặt thuật ngữ, theo Từ điển tiếng Việt “Thụ lý là tiếp nhận giải quyết vụ kiện”. Còn dưới góc độ pháp lý, theo Từ điển Luật học “Thụ lý vụ án là bắt đầu tiếp nhận một vụ việc để xem xét và giải quyết”. Theo Điều 167, 168 BTTDS, thụ lý vụ án là việc tòa án dân sự nhận đơn yêu cầu của đương sự đề nghị xem xét, giải quyết một vụ việc để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, tổ chức, cơ quan và xem xét”. Nhìn chung, các khái niệm trên đều khẳng định được bản chất của việc thụ lý VADS là việc Tòa án đã xác định trách nhiệm giải quyết VADS. Như vây, thụ lý VADS là việc Tòa án có thẩm quyền chấp nhận giải quyết đơn khởi kiện của đương sự và vào sổ thụ lý VADS để giải quyết. Hoạt động thụ lý bao gồm hai hoạt động cơ bản là nhận đơn khởi kiện xem xét và vào sổ thụ lý. Nhưng trong đó lại có rất nhiều công việc cụ thể khác nhau như: tiếp nhận đơn khởi kiện, kiểm tra nội dung đơn khởi kiện đã đầy đủ theo quy định pháp luật hay chưa, kiểm tra các điều kiện thụ lý khác như điều kiện về chủ thể, điều kiện về thời hiện khởi kiện, thông báo về việc nộp tiền tạm ứng án phí và vào sổ thụ lý. 1.1.2 Đặc điểm thụ lý vụ án dân sự Từ khái niệm trên ta có thể rút ra đặc điểm của việc thụ lý VADS như sau: Thụ lý VADS là một hoạt động của Tòa án có thẩm quyền thực hiện Thụ lý VADS chỉ được thực hiện khi có yêu cầu khởi kiện của chủ thể có quyền khởi kiện. Thụ lý VADS không phải là một hoạt động tố tụng độc lập mà nó là cả một quy trình gồm nhiều bước khác nhau để đi đến kết quả là Tòa án vào sổ thụ lý VADS. 1.1.2 Bản chất của thụ lý vụ án dân sự Thụ lý VADS thực chất là việc Tòa án nhận đơn khởi kiện để xem xét giải quyết nội dung đơn khởi kiện đó. Việc Tòa án chấp nhận tiến hành thụ lý vụ án đồng nghĩa với việc Tòa án đã xác nhận trách nhiệm giải quyết vụ án thuộc về mình mà không phải thuộc về một cơ quan nhà nước nào khác. Từ đây, các mối quan hệ pháp luật tố tụng sẽ được phát sinh, trong mối quan hệ này, Tòa án là chủ thể thực hiện quyền lực nhà nước thông qua việc thụ lý giải quyết tranh chấp và quyết định thụ lý của Tòa án có tính bắt buộc đối với các bên. Thụ lý VADS là một trong những thẩm quyền của TAND nhằm thực hiện chức năng xét xử các vụ án, trong đó có các vụ án dân sự, hôn nhân – gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động. Tòa án là nơi biểu hiện tập trung đầy đủ nhất các quyền tư pháp, nơi thể hiện sức mạnh cuẩ hệ thống cơ quan tư pháp. Qua hoạt động giải quyết các vụ án của Tòa án trong các lĩnh vực giải quyết `tranh chấp dân sự, hôn nhân – gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, Tòa án sẽ xác lập trật tự về quyền và lợi ích mà các ngành luật nội dung đã quy đinh, từ đó góp phần quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của xã hội, của công dân, giữ gìn trật tự, kỷ cương xã hội. Và thực hiện được tốt chức năng giải quyết VADS thì trước tiên VADS phải được Tòa án thụ lý. Như vây, thụ lý VADS là một hoạt động tố tụng dân sự do Tòa án tiến hành. Hoạt động này thể hiện thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết các yêu cầu về quyền và lợi ích dân sự. Hoạt động này mang những đặc trung cơ bản để phân biệt với những hoạt động tố tụng tiếp theo. 1.1.3 Ý nghĩa của thụ lý vụ án dân sự Việc thụ lý vụ án dân sự có ý nghĩa pháp lý quan trọng vì nó đặt trách nhiệm cho tòa án phải giải quyết vụ án trong thời gian luật định. Sau khi thụ lý vụ án, thẩm phán phải triệu tập các đương sự đến tòa để xác minh và hòa giải, đối với những việc pháp luật quy định không được hòa giải thì phải khẩn trương hoàn thiện hồ sơ để đưa vụ án ra xét xử tại phiên tòa. Thụ lý vụ án dân sự còn có ý nghĩa thiết thực bảo đảm việc bảo việc bảo vệ kịp thời những quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong lĩnh vực dân sự, kinh tế, lao động và hôn nhân gia đình; giải quyết kịp thời các mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nhân dân, tạo niềm tin của dân vào các cơ quan bảo vệ pháp luật, trong đó tòa án là cơ quan trực tiếp thụ lý giải quyết. Ngoài ra, việc tòa án thụ lý vụ án sẽ là một trong những căn cứ để xác định các thời hạn tố tụng như quy định tại Điều 157 BLTTDS. 1.2 Trả lại đơn khởi kiện vụ án dân sự Trả lại đơn khởi kiện là việc Tòa án sau khi xem xét thụ lý vụ án, đã trả lại đơn khởi kiện và các chứng cứ, tài liệu kèm theo cho người khởi kiện bởi thấy việc khởi kiện chưa đáp ứng đủ các điều kiện khởi kiện nên không thể thụ lý vụ án. Vậy điều kiện khởi kiện là gì? Thứ nhất, về chủ thể khởi kiện - Cá nhân khi khởi kiện vụ án dân sự phải có năng lực hành vi tố tụng dân sự đồng thời phải có quyền lợi bị xâm phạm. - Cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án dân sự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác. Thứ hai, vụ án khởi kiện phải thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án. - Vụ án mà họ khởi kiện thuộc phạm vi thẩm quyền giải quyết của tòa án quy định tại điều 25, 27, 29 và 31 BLTTDS. - Vụ án được khởi kiện phải đúng với cấp tòa án có thẩm quyền giải quyết quy quy định tại Điều 33, 34 BLTTDS. - Vụ việc được khởi kiện phải đúng thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ quy định tại Điều 35 BLTTDS. - Đối với những việc pháp luật quy định phải yêu cầu cơ quan khác giải quyết trước thì chủ thể khởi kiện chỉ được khởi kiện vụ án khi cơ quan hữu quan đã giải quyết mà họ không đồng ý với việc giải quyết của cơ quan đó. Theo quy định của pháp luật hiện hành những việc này bao gồm: + Các tranh chấp về quyền sử dụng đất; + Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra; + Tranh chấp lao động, trừ trường hợp pháp luật quy định khác. 2. CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ HIỆN HÀNH VỀ THỤ LÝ VÀ TRẢ LẠI ĐƠN KHỞI KIỆN 2.1 Các quy định về thụ lý vụ án dân sự - Nhận đơn khởi kiện Theo quy định tại Điều 167 BLTTDS, tòa án phải nhận đơn khởi kiện do đương sự nộp trực tiếp tại tòa án hoặc gửi qua bưu điện và ghi vào sổ nhận đơn. Ttrong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, tòa án phải xem xét và có một trong các quyết định sau đây: + Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết. + Chuyển đơn khởi kiện cho tòa án có thẩm quyền và báo cho người khởi kiện, nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án khác. + Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện, nếu việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án. - Yêu cầu sửa đổi bổ sung đơn khởi kiện Theo quy định tại Điều 169 BLTTDS, trong trường hợp đơn khởi kiện không có các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 164 BLTTDS thì tòa án thông báo cho người khởi kiện biết để họ sửa đổi, bổ sung trong một thời hạn do tòa án ấn định nhưng không quá 30 ngày; trong trường hợp đặc biệt, tòa án có thể gia hạn nhưng không quá 15 ngày. Trong trường hợp người khởi kiện đã sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo đúng quy định của BLTTDS thì tòa án tiếp tục thụ lý vụ án; nếu họ không sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu của tòa án thì tòa án trả lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho người khởi kiện. - Xác định tiền tạm ứng phí và thông báo cho người khởi kiện. Điều 171 BLTTDS quy định, sau khi nhận đơn khởi kiện và tại liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án thì tòa án phải xác định tiền tạm ứng phí và thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí. Tòa án dự tính số tiền tạm ứng, ghi vào phiếu báo và gia cho người khởi kiện để họ nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phi, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí. - Vào sổ thụ lý vụ án dân sự Khi người khởi kiện nộp cho tòa án biên lai nộp tiền tạm ứng án phí thì tòa án ra quyết định thụ lý vụ án và vào sổ thụ lý vụ án dân sự. Trong trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí, án phí thì tòa án phải thụ lý vụ án khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu chứng cứ kèm theo. 2.2. Các quy định của BLTTDS về trả lại đơn khởi kiện vụ án dân sự Những trường hợp Tòa án trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện quy định tại Điều 168 BLTTDS, Mục 7 Nghị quyết 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của HĐTPTANDTC là: Thứ nhất, thời hiệu khởi kiện đã hết. Nghĩa là hết thời hạn pháp luật quy định mà chủ thể có quyền khởi kiện mới khởi kiện vụ án dân sự; Thứ hai, người khởi kiện không có quyền khởi kiện là trường hợp người khởi kiện không thuộc trường hợp quy định tại Điều 161 BLTTDS hoặc không có đủ năng lực hành vi tố tụng. Thứ ba, sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tòa án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp vụ án mà tòa án bác đơn xin ly hôn, xin thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại hoặc vụ án đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà tòa án chưa chấp nhận yêu cầu do chưa đủ điều kiện khởi kiện; Thứ tư, chưa đủ điều kiện khởi kiện là trường hợp pháp luật quy định về điều kiện khởi kiện như trước khi khởi kiện đến Tòa án vụ việc phải được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hòa giải nhưng đương sự đã khởi kiện khi còn thiếu điều kiện đó. Thứ năm, vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án là trường hợp không thuộc một trong các tranh chấp quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của BTTDS hoặc pháp luật không quy định giải quyết theo thủ tục TTDS. VD: Đơn khiếu nại việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải được gửi tới UBND có thẩm quyền nhưng đương sự lại gửi đến Tòa án; Đối với những việc pháp luật quy định phải yêu cầu cơ quan khác giải quyết trước thì chủ thể khởi kiện chỉ được khởi kiện vụ án khi cơ quan hữu quan đã giải quyết mà họ không đồng ý với việc giải quyết của cơ quan đó. Theo quy định của pháp luật hiện hành những việc này bao gồm: + Các tranh chấp về quyền sử dụng đất; + Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra; + Tranh chấp lao động, trừ trường hợp pháp luật quy định khác. Thứ sáu, người khởi kiện yêu cầu trả lại đơn khởi kiện trước khi Tòa án thụ lý vụ án. Khi trả lại đơn khởi kiện, Tòa án phải có văn bản kèm theo ghi rõ lý do trả lại đơn khởi kiện. Quy định này là cơ sở cho người khởi kiện thực hiện quyền khiếu nại của mình đối với việc trả lại đơn khởi kiện. Theo quy định tại Điều 170 BLTTDS, trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo do Tòa án trả lại, người khởi kiện có quyền khiếu nại với Chánh án Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện, Chánh án tòa án phải ra một trong các quyết định sau đây: Giữ nguyên việc trả lại đơn khởi kiện; Nhận lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo để tiến hành việc thụ lý. Quyết định của Chánh án Tòa án là quyết định cuối cùng, nếu người khởi kiện không đồng ý với quyết định đó cũng không có quyền khiếu nại đến Tòa án cấp trên. Thứ bảy, hết thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông báo mà người khởi kiện vẫn không đến Tòa án làm thủ tục thụ lý vụ án như không nộp tiền tạm ứng phí và nộp lại biên lai cho Tòa án, trừ trường hợp có lý do chính đáng. Thứ tám, người khởi kiện không bổ sung đơn khởi kiện là trường hợp đã nhận được yêu cầu của Tòa án về bổ sung đơn khởi kiện nhưng họ kông tiến hành sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu của Tòa án trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 169 BLTTDS. Ví dụ người khởi kiện ghi không đúng, không đầy đủ tên và địa chỉ của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc không nộp các tài liệu chứng cứ thể hiện việc khởi kiện là có căn cứ, Tòa án yêu cầu bổ sung trong thời hạn 30 ngày nhưng họ đã không bổ sung. 3. THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH TRONG VIỆC THỤ LÝ, TRẢ LẠI ĐƠN KHỞI KIỆN - Về trình tự nhận và giải quyết đơn, theo hướng dẫn tại Mục 6 Phần I Nghị quyết 02/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 của HĐTPTANDTC “Đối với TAND huyện, quân, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Tòa án cấp huyện) thì Chánh án hoặc Phó Chánh án được ủy nhiệm phân công cho một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện. Đối với TAND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.. thì Chánh án hoặc Phó Chánh án được ủy nhiệm. Chánh tòa hoặc Phó Chánh tòa được Chánh án ủy quyền phân công cho một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện”. Theo quy định này thì mỗi khi có một đơn khởi kiện được gửi đến Tòa mới thực hiện việc phân công xem xét đơn khởi kiện. Như vậy, phải qua nhiều khâu mất nhiền thời gian - Về hình thức văn bản, Điều 171 BLTTDS: “Tòa án thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai nộp tiền tạm ứng phí”. Như vậy, ĐIều luật này đã không quy định bất kì một hình thức văn bản nào để xác nhận việc Tòa án thụ lý vụ án. Khoản 2 ĐIều 168 BLTTDS quy định: “Khi trả lại đơn khởi kiện, Tòa án phải có văn bản kèm theo ghi rõ lý do trả lại đơn kiện”, nhưng điều luật lại không xác định cụ thể loại hình thức văn bản nào cần được áp dụng, quyết định, thông báo hay công văn…? - Về thủ tục nộp tiền tạm ứng phí, theo quy định tại khoản 2 Điều 171 BLTTDS: “1…nếu thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Tòa án phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng phí…2. Tòa án dự tính số tiền tạm ứng phí, ghi vào phiếu báo và giao cho người khởi kiện…”. Hiện nay, chưa có hướng dẫn thủ tục nộp tiền tạm ứng phí như thế nào và chưa có quy định hình thức của phiếu báo. Thực tiễn tố tụng cho thấy các Tòa ấn có nhiều cách vận dụng khác nhau. Thông thường các Tòa án viết giấy báo yêu cầu người khởi kiện đến Tòa án nhận thông báo nộp tiền tạm ứng án phí rồi đi nộp. Cách làm này gây khó khăn cho người khởi kiện nếu họ ở xa sẽ phải đi lại nhiều lần, các đương sự khi đọc thông báo thường hiểu lầm là phải nộp tạm ứng án phí tại Tòa án… Một số Tòa án ghi ngay số tiền tạm ứng phí mà người khởi kiện phải nộp và ghi rõ nơi nộp tiền tạm ứng án phí vào thông báo cho người khởi kiện để họ có thể chuẩn bị tiền đi nộp, sau đó nộp lại biên lai nộp tiền tạm ứng phí cho Tòa án. Cách làm này đã giảm bớt khó khăn trong việc đi lại cho người khởi kiện và tiết kiệm được thời gian. - Về quy định chuyển đơn khởi, tại khoản 2 Điều 167 BLTTDS quy định: “Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và báo cho người khởi kiện, nếu vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án khác”. Theo quy định tại Điều luật này và hướng dẫn tại tiết b Tiểu mục 6.4 Mục 6 Phần I Nghị quyết 02/2006/NQ-HĐTPTANDTC thì vừa phải thông báo cho người khởi kiện vừa phải ra quyết định để gửi cho người khởi kiện và những người có liên quan như vậy không cần thiết. Hơn nữa, theo quy định này thì Tòa án đã nhận đơn sẽ chuyển đơn đến Tòa án có thẩm quyền hay để cho đương sự tự mang đến Tòa án có thẩm quyền nôp? 4, Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về thụ lý vụ án dân sự và trả lại đơn kiện. Xuất phát từ yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp theo Nghị quyết số 08/NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị đồng thời để khắc phục những vướng mắc tồn tại trong quá trình giải quyết các tranh chấp dân sự, cần phải được nghiên cứu, đánh giá và có phương hướng hoàn thiện kịp thời. Cụ thể: 1, Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thụ lý vụ án dân sự - Về trình tự giải quyết đơn, nên quy định mỗi Tòa án có một bộ phận chuyên trách giải quyết đơn. Bộ phận này sẽ làm nhiệm vụ trực tiếp nhận đơn do đương sự nộp và giải quyết đơn như xem xét thụ lý, chuyển đơn đến Tòa án có thẩm quyền hoặc trả lại đơn khởi kiện. Quy định như vậy sẽ giảm bớt thời gian thụ lý, bảo đảm tính chuyên môn, nâng cao được trách nhiệm của cán bộ được phân công thụ lý vụ án. - Về hình thức, BLTTDS nên bổ sung quy định hoạt động thụ lý vụ án phải được thể hiện bằng một quyết định trong đó ghi số, ngày tháng năm thụ lý, ghi rõ tranh chấp phải được giải quyết, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan (nếu có)… - Việc chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền, cần sửa đổi khoản 2 Điều 167 BLTTDS trong đó quy định rõ trường hợp cần phải chuyển đơn khởi kiện. Đồng thời quy định việc chuyển đơn khởi kiện phải được thực hiện và gửi cho người khởi kiện một bản. Ngoài ra, pháp luật cũng cần quy định rõ chủ thể có trách nhiệm chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền. - Về thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí. theo em, nên sửa đổi Điều 171 BLTTDS quy định trong trường hợp người khởi kiện để họ đi nộp. Thông báo phải ghi rõ các nội dung: số tiền tạm ứng án phí, thời hạn, địa điểm nộp tiền tạm ứng án phí và thời hạn nộp lại biên lai cho Tòa án. Quy định như vậy sẽ đảm baoả tính rõ ràng của thông báo, thuận tiện và đỡ gây tốn kém cho đương sự. 2. Kiến nghị hoàn thiện việc trả lại đơn khởi kiện vụ án dân sự - Cần phải ra quyết định trả lại đơn khởi kiện phù hợp với Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật vì cho dù là ai thực hiện hành vi trả lại đơn khởi kiện cho đương sự thì văn bản do Tòa án phát ra đều có chữ ký và con dấu của Tòa án đó. Mà thực tế chỉ có những người có chức danh trong Tòa án mới có quyền ký tên, đóng dấu; do đó, khi trả lại đơn khởi kiện nên ra bằng hình thức quyết định là thích hợp nhất. - Điểm đ khoản 1 Điều 168 BLTTDS quy định trường hợp người khởi kiện chưa có đủ điều kiện khởi kiện sẽ bị trả đơn khởi kiện. Tuy nhiên, hiểu đúng điều luật này như thế nào thì hiện nay vẫn còn những quan điểm khác nhau. Có quan điểm cho rằng đây là trường hợp đã được quy định tại khoản 4 Điều 36 PLTTGQCVADS được áp dụng đối với những việc pháp luật quy định phải yêu cầu cơ quan khác giải quyết trước nhưng đương sự chưa yêu cầu hoặc cơ quan hữu quan chưa giải quyết. Đó là những trường hợp mà trước khi khởi kiện đến Tòa án vụ việc phải được tiến hành hòa giải trước, Tòa án chỉ thụ lý khi việc hòa giải không thành như: tranh chấp về quyền sử dụng đất, các tranh chấp lao động… Song theo quan điểm khác thì quy định này của BLTTDS có nội dung rộng hơn, cụ thể: trường hợp khởi kiện nếu không đáp ứng các điều kiện khác thì cũng không được khởi kiện. Ví dụ, người chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn khi người vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Pháp luật cần có quy định về cách hiểu thông nhất trong trường hợp này để áp dụng cho đúng. C. KẾT LUẬN Thụ lý vụ án là một thủ tục tố tụng rất quan trọng, nó mở đầu cho quá trình tố tụng để Tòa án áp dụng các quy định của pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự. Nếu không có hoạt động thụ lý vụ án thì sẽ không thể có các hoạt động tố tụng tiếp theo; nếu thực hiện hoạt động thụ lý không chính xác sẽ dẫn đến những hậu quả sai lầm ở các giai đoạn tố tụng sau này. PLTTDS Việt Nam hiện nay cũng đã có những quy định khá chi tiết và chặt chẽ về điều kiện thụ lý vụ án, về trình tự, thủ tục nhằm nâng cao trách nhiệm của người khởi kiện, nâng cao trách nhiệm giải quyết vụ án của Tòa án, góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng hoạt động của ngành Tòa án trong những năm qua. Tuy nhiên qua nghiên cứu các quy định về vấn đề này trong PLTTDS Việt Nam ta vẫn nhận thấy còn nhiều điểm vướng mắc, chưa có cách hiểu thống nhất, dẫn tới sự không nhất quán trong việc giải quyết VADS. Bên cạnh đó là sự thiếu tinh thần trách nhiệm và hạn chế về mặt nghiệp vụ của một số cán bộ Tòa án, sự hiểu biết pháp luật còn thấp của người dân dẫn đến tình trạng khiếu kiện còn kéo dài, mất lòng tin ở nhân dân… Điều đó càng đặt ra yêu cầu phải nhanh chóng có sự sửa đồi, bổ sung quy định pháp luật về TTDS nói chung và về thụ lý VADS nói riêng để đáp ứng được nhu cầu giải quyết các VADS đang ngày càng có xu hướng tăng lên với sự đa dạng, phức tạp về quan hệ pháp luật có tranh chấp, nhằm bảo vệ kịp thời lợi ích của cá nhân, lợi ích của cộng đồng, lợi ích của Nhà nước. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Lê Thanh Huyền, “Trình tự thủ tục giải quyết các việc dân sự theo qui định của bộ luật tố tụng dân sự”, Luận văn thạc sĩ luật học, Hà Nội – 2006. Trần Thị Bích Hà, “Thủ tục giải quyết vụ việc dân sự”, Khóa luận tốt nghiệp, Hà Nội – 2011. Liễu Thị Hạnh, “Thụ lý vụ án dân sự, một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Luận án thạc sĩ luật học, Hà Nội – 2006. Đào Thị Hải Yến, “Khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Khóa luận tốt nghiệp, Hà Nội – 2010. Trần Thị Bích Thủy, “Thụ lý vụ án dân sự trong tố tụng dân sự”, Khóa luận tốt nghiệp, Hà Nội – 2011. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004. Bộ luật dân sự 2005. Lưu Tiến Dũng, “Xung quanh vấn đề nhận, trả lại đơn khởi kiện và giải quyết khiếu nại đối với vụ việc dân sự”, Tạp chí TAND, số 9/2006. Lê Bích Lan, “Vấn đề khởi kiện và thụ lí vụ án dân sự”, Tạp chí luật học, Đặc san về BLTTDS, 2005, tr. 56 – 69. Bùi Thị Huyền, “Những khác biệt giữa thủ tục giải quyết việc dân sự với thủ tục giải quyết vụ án dân sự theo quy định của BLTTDS”, Tạp chí dân chủ và pháp luật, số 6/2005, tr.18.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTố tụng dân sự, thụ lý và trả lại đơn khởi kiện.doc
Tài liệu liên quan