MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu 1
Chương I: Lý luận chung về lạm phát tiền tệ. 2
I. Khái niêm. 2
II. Thước đo lạm phát và tỷ lệ lạm phát. 2
1. Thước đo lạm phát. 2
2. Tỷ lệ lạm phát. 4
III. Nguyên nhân và hậu quả của lạm pháP. 6
1. Nguyên nhân. 6
a. Lý thuyết cơ cấu về lạm phát. 6
b. Lý thuyết lượng tiền. 7
c. Lạm phát cầu kéo. 9
d. Lạm phát chi phi đẩy 11
2. Tác hại của lạm phát. 12
Chương II: Thực trạng lạm phát việt nam trong những năm gần đây 15
I. Tình hình lạm phát Việt Nam. 15
II. Đặc điểm lạm phát nước ta . 17
III. Nguyên nhân 18
Chương III: Các Giải pháp cho vấn đề lạm phát 20
I. Các quan điểm khắc phục lạm phát. 20
1. Lý thuyết lượng tiền. 20
2. Giải pháp cho lạm phát cầu kéo. 20
3. Giải pháp cho lạm chi phí đẩy. 21
II. Các giải pháp kiềm chế lại lạm phát ở nước ta. 22
Kết luận 25
Tài liệu tham khảo 26
27 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1909 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Lý luận về lạm phát tiền tệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lạm phát ở ccác nước Châu Mỹ La tinh thường gắn liền với sự thay đổi cơ cấu kinh tế trong bối cảnh từ một nước kém phát triển với nền kinh tế hướng nội chuyển sang nền kinh tế hướng ngoại, đẩy mạnh xuất khẩu. Những thay đổi cơ bản trong cơ cấu kinh tế thường dẫn đến giá tăng lên khi cơ cấu thị trường chưa được hoàn chỉnh, các nguồn vật lực có giới hạn, các quan hệ không được đặt trong một sự cân đối hợp ls, năng lực sản xuất không được khai thác hết, trạng thái cừa thừa vừa thiếu xuất hiện. Cụ thể, tình trạng mất cân đối thường xuất hiện là:
- Mất cân đối giữa cung và cầu lương thực thực phẩm (cung nhỏ hơn cầu).
- Ngoại tệ có hạn do nhập nhiều hơn xuất;
- Ngân sách thâm hụt và bị hạn chế do thu được ít nhưng nhu cầu chi cao.
- Lạm phát cơ cấu có thể viết dưới phương trình sau:
Có thể lý giả những hiện tượng trên là, mất cân đối giữa cung và cầu lương thực thực phẩm là do quá trình đô thị hoá, những người sống ở đô thị có nguồn thu nhập cao lên làm cho nhu cầu tiêu dùng lương thực thực phẩm tăng lên, nhưng sản xuất nông nghiệp lại chưa được quan tâm phát triển đúng mức đã làm lượng cung lương thực thực phảm bị hạn chế, và kết qủa làm cho cầu nhiều hơn cung quá mức đã đẩy giá lương thực, thực phâm lên cao.
Mất cân đối giữa cung và cầu ngoại tệ xẩy ra đối với những nước nhập khẩu nhiều hơn xuất (thường là nhập siêu quá cao) và không có luồng ngoại tệ nào khác ngoài xuất khẩu để có ngoại tệ nhập khẩu đã dẫn đến cán cân thanh toán quốc tế của những nước này lâm vào tình trạng khó khăn và buộc họ phải phá giá đồng tiền làm cho lạm phát tăng lên.
Kinh tế đồi hỏi tăng trưởng nhanh nhưng nguồn vốn trong nước lại hạn chế, trong đó, thu ngân sách có hạn mà nhu cầu chi thì cao nên nhiều nước đã phát hành tiền cho ngân sách vay để bảo đảm chi và đây là một nguyên nhân dãn đến lạm phát.
Để kiểm soát được lạm phát đòi hỏi phải loại bỏ những mất cân đối nêu trên, như tăng sản xuất lương thực – thực phẩm, tăng xuất khẩu trên cơ sổ tạo điêu kiện thuận lời cho sảm xuất để xuất khẩu phát triển, cải tiến cơ chế tỷ giá hối đoái có lợi cho người làm hàng xuất khẩu, hạn chế chi tiêu của Chính Phủ và xã hội, chỉ chi ở mức thu được, không để thâm hut ngân sách quá cao.
b. Lý thuyết lượng tiền.
Lý luận tiền tệ cho rằng lạm phát là một hiện tượng thuần tuý tiền tệ, giá tăng lên ít nhiều là do tăng cung tiền tệ quá mức cầu của nền kinh tế. Với quan điểm này thì lạm phát xuất hiện khi có một khốilượng tiền bơm vào lưu thông lớn hơn khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông thị trường. Điều nàu được biểu hiện ở chỗ đồng tiền nội địa mất giá. Người dân không muốn giửu tiền vào hệ thống Ngân hàng vì nguyên tắc lãi suất dương thường bị vi phạm không bảo đảm được giá trị của đồn tiền, đồng thời người dân cũng không muốm giữ tiền vì nhưu vậy đồng tiền sẽ mất giá trị càng mạnh. Kêt quả là hệ thống Ngân hàng đã thiếu tiền càng thiếu hơn nên phải phát hành thêm tiền để chi tiêu hoặc đưa vàng cất giữa ra thị trường mong bảo tồn giá trị động tiền họ có. Bên cạnh đó, một số quốc gia bơm tiền ra (Ngân hàng Trung ương phải tấi cấp vốn cho các NHTM hoặc cho Ngan sách vay)để đáp ứng nhu cầu tăng chi tiêu dùng của Chính phủ và xã hội. Do đó, ngoài thị trường thì cung tiền tệ , và khan hiếm hàng hoá tăng lên kết quả lạm phát ngày một cao.
Lạm phát tiền tệ được viết dưới phương trình sau :
l = m – g
Trong đó m: Tốc độ tăng trưởng tiền tệ
g : tốc độ tăng trưởng GDP thực.
Theo nhà kinh tês học MILTON FRIEDMAN: Lạm phát do cung tiền tệ cao là hiện tưưọng xảy ra khi Ngân hàng Trung Ương cung ứng một lượng tiền vượt quá cầu về tiền tệ của nền kinh té để bù đắp thâm hụt Ngân sách nhà nước hay mở rộng tín dụng cảu các Ngân hàng thương mại.
Khi lượng tiền quá lớn nằm trong tây người dân sẽ tăng tổng cầu hàng hoá và dịch vụ mà tổng cung hàng hoá và dịch vụ ở một thời điểm nhất định chưa kịp tăng làm cho giá tăng lên. Để kiểm soát loại lạm phát này phải sử dụng cách tiếp cận tiền tệ trong đó khống chế tổng phương tiện thanh toán ở mức tăng cung tiền tệ tương ứng với mức kiểm soát tăng lương, khống chế hạn mức tín dụng.
Các nhà kinh tế cũng không phản đối những mất cân đối của nền kinh tế làm tác động gây cho giá tăng lên, nhưng họ lý giải rằng chung quy vẫn là do lượng cung tiền tệ vượt qua cầu vì cho rằng nếu không có cung tiền tệ tăng lên thì cầu hàng hoá sẽ bịi khống chế lại và giá cũng không thể tăng lên do đã tạo ra được một sự cân bằng thị trường mới ở mức cung cầu tiền tệ và hàng hoá giới hạn. Chẳng hạn như trong những năm 1970 khi giá thị trường quốc tês tăng lên cao do cơn sốt dầu lửa thì một số nước vẫn không bơm tiền ra thị trường theo tín hiệu tăng giá dầu trên thị trường quốc tê mà khống chế lượng tiền không đổi làm cho cầu tiền tệ vượt quá cung tiền tệ đã tác động làm cho dân chung, Chính Phủ và các tổ chức phải tiêu ts xăng dầu hơn, kết quả là giá cả trên thị trường ở một số nước không tăng, nền kinh tế ổn định không bị tác động mạnh của cơn sốc dầu lửa trên thị trường thế giới.
Tuy nhiên, hiện nay nhiều người thong nhất lạm phát là một căn bệnh tiềm ẩn của mọi nền kinh tế theo cơ chế thị trường. Lạm phát xuất hiện khi mất cân đối giữa cuung và cầu tiền tệ. Nguyên nhân của lạm phát bao gồm nhiều yếu tố thể hiện qua các hình thức, như lạm phát do cầu kéo; lạm phát do chi phí đẩy; thiếu ổn định về kinh tế, chính trị, xã hội; lạm phát do số lượng tiền nhiều so với cầu tiền tên trên thị trường.
c. Lạm phát cầu kéo.
Lạm phát do cầu kéo thực chất là do sự mất cân đôi giữa tổng cung và tổng cầu hàng hoá và dịch vụ. Khi tổng cầu hàng hoá và dịch vụ có khả năng thanh toán lớn hơn tổng cung hàng hoá và dịch vụ đã đâye gí tăng lên để thiết lập một sự cân bằng mơid trên trị trường, trong đó tổng cung bằng tổng cầu. Lạm phát phụ thuộc vào độ co giãn của giá cung hàng hoá và dịch . Cunug hàng hoá và dịch vụ có thể tăng nhanh do tăng giá một chút nếu độ co giãn của giá lớn . Một mặt, nếu các cơ sổ sản xuất đang sản cuất hoạt động thấp hơn công suất hiện có và còn nhiều công suất sản xuất chưa được sử dụng thì cung hàng hoá sẽ sẽ tăng nhờ tác động tăng cầu hoá và có thể không gây ra lạm phát. Mặt khác, nếu có sẵn ngoại tệ thì nhập khẩu sẽ tăng lên khi tổng cầu hàng hoá tăng, do vậy cũng có thể không tạo tăng giá và cũng sẽ không gây ra lạm phát.
Như phân tích ở trên cho thấy, lạm phát do tổng cầu tăng lên chỉ trong trường hợp nguồn ngoại tệ để nhập khẩu bị hạn chế, các năng lực sản xuất đã huy động hất làm cho tổng cung không thể nào tăng lên để cân bằng được với tổng cầu ở mức giá có định, buộc giá phải tăng lên để tạo cân bằng mới cao hơn, tức là lạm phát đã xuát hiện.
Thực tế lạm phát diễn ra trong hầu hết tất cả các nền kinh tế và trong từng thời điểm khác nhau lúc cao lúc thấp do chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô của nước đó. Các nước Châu Mỹ La Tinh đã có thời lạm phát phi mã kéo dài nhiều năm. Nguyên nhân gây ra lạm phát ở nước này có nhiều, bao gồm các yếu tố về cơ cấu và các yếu tố về tiền tệ. Trong giai đoạn đó một số nước châu Mỹ La Tinh đã mắc phải một số sai lầm, thay vì thắt chặt tiền tệ thì lại tăng chi tiêu cảu Chính Phủ thông quan tăng lương, tăng chi cho các hoạt động phi kinh tế nên lạm phát đã đang ở mức phi mã lại càng lạm phát cao hơn.
Người tranh luận rằng trong các nền kinh tế hoạt động ở mức như toàn bộ năng lực sản lượng, Lạm phát thường xảy ra khi tổng cầu hànghoá dịch vụ tăng quá lượng cung chiện có, Nếu tổng cầu tăng và không có sự cân bằng tổng cung và tổng cầu, giá sẽ tăng lên điểm cân bằng theo thị trường mới mà ở đó cầu một lần nữa lại cân bằng với cung. Cuối cùng là giá dược đẩy cao hơn. Tuy nhiên, điều đó không có nghiãc là lạm phát chỉ do mức tăng cảu cầu.
Có thể lạm phát hoàn toàn phụ thuộc vào sự co giãn về giá của cung. Sản lưọng có thể tăng mạnh bởi một mức tăng nhỏ về giá nếu sự co giãn về giá lớn .Một mặt, nếu các nhà cung cấp đang hoạt động dưới mức năng xuất lại lớn hơn nhiều, sản lượng sẽ tăng do tác động chủ yếu từ việc tăng cầu chứ không phải tạo nên vòng xoáy lạm phát.
Mặt khác, nếu có khả năng về ngoại kối có săn, sẽ dẫn đến việc nhập một lượng hàng nhập khẩu lớn do tăng tổng cầu. Do vậy, nói chung đối với nền kinh tế, Lạm phát là một kết quả của việc tăng tổng cầu không thể tránh khỏi xét trong trường hợp này, nếu nền kinh tế bị hạn chế về ngoại hối và đã sử dụng hết năng lực sản xuất.
Khi nghiên cứu thị trường lao động, Cook và Kirpatrick cho rằng giá tăng không chỉ do tăng tổng cầu mà còn do tình hình cung liên quan đến đặc trưng hành vi bên trong của thị trường lao động. Do vậy, việcliểm soát lạm phát sẽ phụ thuộc hoặc vào việc giảm cầu trong thị trường hàng hoá.
d. Lạm phát chi phi đẩy
Lạm phát do chi phí đẩy xẩy ra khi có tác động của các yếu tố bên ngoài tác động và không gắn với tình hình tổng cung và tổng cầu cảu nền kinh tế. Như chúng ta đều biết, ở hầu hết các nước đang phát triển thường phải nhập một lượng lớn nguyên vật liệu này trên thị trường sản xuất trong nước , nếu giá của những loại nguyên vật liệu này trên thị trường thế giới tăng lên làm cho chi phí sản xuất các sản phẩm sẽ tăng lên (lạm phát xuất hiện khi giá nguyên vật liệu tăng, tiền công tăng, tiền công tăng lên cao hơn năng suất lao động bình quân, chi phí khấu hao lớn, máy móc thiết bị lạc hậu tiêu tốn nhiên liệu) và để bảo tồn sự tồn tại cảu các cơ sổ sản xuất trên cơ sổ đảm bảo sản xuất có lãi và bù đắp được chi phí bắt buộc các nhà sản xuất phải đưa giá bán trên thị trường trong nước tăng lên theo(trường hợp này xảy ra ở các nước đangphát triển khi sản xuất đang ở dạng độc quyền hoặc bán độc quyền, các quy luật thị trường chưa được phát huy hết). Đây là tình trạng khi chi phi sản xuất tăng lên quá ,ức trung bình mà nền kinh tế có thể chịu đựng được đã đẩy giá tăng lên. Đặc điểm của laọi lạm phát này thường diễn ra trong điều kiện nền sản xuất chưa đạt tới mức giá trị sản lượng tiềm năng so vơid năng lực hiện tại, nghiã là hiệu quả sản xuất thấp.
Lạm phát chi phí đẩy là lạm phãtuất hiện từ các nhân tố ngoại sinh không liên hệ nhiều đến vấn đề tổng cung và tổng cầu cảu nền kinh tế. Cóc thể giá cảu mỗi hàng hoá h\đơn lẻ bao gồm các chi phí sản xuất và chi phi sản xuất và phi sản xuất tương ứng là các loại chi phí tiêu hoa nguyên liệu, chi phi lao dộng, lợi nhuận và các loại thuế gián tiếp và trợ cấp trong một số trường hợp nào đó
Không còn nghi ngờ là hầu hết ở các nước đang phát triển nơi còn độc quyền nua và độc quyền bán, các công ty và các hãng thường đặt giá ở mức tăng liên tục trên mức chi phí nhằm thu được lợi nhuận bien tăng lên cảu họ. Cuối cùng, nếu chi phí đàu vào(nguyên liệu, lao động, công nghệ,...)có xu hướng tăng thì cho phí hàng hoá sẽ tăng. Do vậy, những thay đổi về chi phí được xem là nguyên nhân lạm phát.
Nhiều nước đang phát triển nhập khẩu nguyên liệu thường bị ảnh hưởng của lạm phát ở các nước khác. Trong trường hợp này, chi phí nguyên liệu nhập khẩu tăng khi tỷ giá ngoại hối không đổi. Ví dụ, khi giá dầu mỏ tăng, hầu hết các nước đâng phat triển phải đối mặt với vấn đề lạm phát trong những năm 70 – 80 . Do đo, lạm páht từ nhập khẩu là một nguyên nhân quan trong dẫn đến lạm phát nội địa, nếu nước đó phụ thuộc chủ yếu và hàng nhập khẩu dùng để làm đầu vào sản xuất.
Lạm phát chi phí đẩy bao gồm cả lạm phát do tiền lương tăng lên và một số nhà kinh tế học cho rằng thuyết lạm phát tiền lương đảy không phổ biến ở các nước đang phát triển. Người ta lý giải rằng thị trường lao động ở các nước đang phát triển. Người ta lý giải rằng thị trường lao động ở các nước đang phát triển đặc trưng bởi sự phân đoạn thị trường . Tuy nhiên, khi việc làm tăng tương ứng với tổng thu nhập và các tổ chức công đoàn vững mạnh, lý thuyết lạm phát phát tiền lương đẩy sẽ ngày cáng trở nên xác đáng.
2. Tác hại của lạm phát.
Tuy không làm thay đổi thu nhập thực tế của mọi người, nhưng lạm phát gây ra nhiều tác hại thực sự đối với nền kinh tế. Chính những tác hại này làm cho sự gia tăng cung tiền tác động tới các biến số thực tế.
- Chi phí mòn giầy.
Tác hại đầu tiên của lạm phát được các nhà mô tả bằng thuật ngữ chi phi mòn giầy .Hiểu theo nghĩa đen, từ này có nghĩa là khi có lạm phát, mọi người phải đến ngân hàng nhiều lần hơn để rút tiền ra hoặc chuyển từ tiền tài khoản tiết liệm sang tài khoản thanh khoản và vì vậy giầy của họ mòn nhanh hơn, mau hỏng hơn. Tuy nhiên, các nhà kinh tế thường hiểu từ chi phí mòn giày theo nghĩa bóng, họ coi chi phí mòn giầy là chi phí để giảm lượng tiền nắm giữ.
Khi lạm phát thấp, chi phí mòn giày thường nhỏ. Nhưng loại chi phí này có thể lớn hoặc cực kỳ lớn ở các nước có siêu lạm phát.
Chi phí thực đơn.
Thông thường các doang nghiệp ổn định giá bán trong một thời gian, có thể là một tuần, một tháng, nhưng cũng có thể tới vài năm. Các cuộc điều tra cho thấy trung bình, các doang nghiệp không thay đổi giá thường xuyên vì họ phải chịu chi phí cho sự thay đổi giá. Các nhà kinh tế gọi chi phí này là chi phí thực đơn. Nó bao gồm các chi phí phát sinh khi doanh nghiệp phải tính toán lại giá hàng, in lại giá, hướng dẫn cho nhân viên bán hàng bán theo giá mới, in và phân phối các catalo mới, chi phí quảng cáo cho gia mới
Khi lạm phát tăng coa, các doanh nghiệp phải thay đổi giá thường xuyên hơn và điều này làm tăng chi phí thực đơn mà họ phải chịu. Đặc biệt khi có siêu lạm phát, chi phí sản xuất tăng lên hàng ngày và các daonh nghiệp cũng phải thay đổi giá hàng ngày, thậm chí nhanh hơn. Thực tế này làm cho chi phí thực đơn của họ tăng lên rất nhanh. Vì vậy, chúng ta có thể kết luận rằng chi phí thực đơn của họ tăng lên rất nhanh. Vì vậy, chúng ta có thể kết luận rằng chi phí thực đơn của họ tăng lên rất nhanh. Vì vậy, chúng ta có thể kết luận rằng chi phí thực đơn nhỏ lhi lạm phát thấp, nhưng lớn, thậm chí rất lớn khi có lạm phát cao.
Những biến động của giá tương đối và sự phân bổ nguồn lực sai lầm.
Chúng ta đã biết rằng khi giá cả của hàng hoá tăng, mức giá chung sẽ tăng và mức giá tăng thêm được gọi là lạm phát. Nếu mức giá tăng thêm là do tốc độ tăng như nhâu của giá cả các hàng hoá và dịch vụ gây ra, các nhà kinh tế nói chúng ta có lạm phat thuần tuý. Khi lạm phát không thuần tuý xảy ra, giá các hàng hoá và dịch vụ tăng với tốc độ khác nhau. Điều này làm thay đổi giá tương đối của các hàng hoá. tại sao sự thay đổi của giá tương đối lại quan trọng? Nó quan trọng vì nền kinh tế thị trường dựa vào giá tương đối để phân bổ lại nguồn lực. Người tiêu dùng quyết định mua một hàng hoá nào đó bằng cách so sánh giá cả và chất lượng của nó với giá cả và chất lượng của hàng hoá khác . Thông quaquyết định mua hàng, người tiêu dùng quyết định phân bổ các nguồn lực khan hiếm cho các doanh nghiệp và nghàng sản xuất. Khi lạm phát làm biến dạng giá tương đối, quyết định của người tiêu dùng cũng bị biến dạng và thị trường mất khả năng phân bổ nguồn lực một các có hiệu quả. Đây rõ ràng là một tác hại dáng kẻ của lạm phát.
Những biến dạng của thuế do lạm phát gây ra.
Sự gia tăng ghánh nặng thuế do lạm phát tạo ra gâytác hại đối với nền kinh tế. Thứ nhất, nó làm giảm động cơ tiết kiệm và tỷ lệ tiết kiệm sẽ ở mức thấp.Tỷ lệ tiết kiệm thấp này đến lượt noa lại làm hco tốc đọ tăng trưởng kinh tế chậm lại. Thứ hai, no làm giảm các giao dich về vốn. Khi lạm phát gia tăng, các hoạt động buôn bán nhà đất, cổ phiéu, trái phiếu sẽ ít đi vì mức thuế phải nộp cho các khoản thu nhập từ những giao dịch này tăng cao. Tuy nhiên, cũng cần chú ý rằng các nhà kinh tế không nhất trí với nhau về quy mô của các tác hại này.
Tái phân phối của cải và thu nhập một cách tuỳ tiện.
Các tác hại mà chúng ta nêu ra trên đây là tác hại của lạm phát dự kiến. Chúng xảy ra ngay cả khi lạm phát ổn định và dự baod được. Nhưng lạm phát còn gây một tác hại nữa khi nó bất ngờ xảy ra. Lạm phát bất ngờ gây ra tác hại là tái phân phối của cải và thu nhập giữa các thành viên trong xã hội một cách tuỳ tiện, không căn cứ vào công sức mà họ đã bỏ ra hau nhu cầu của họ.
Lạm phát có tác động tới thu nhập mà mọi người kiếm được. Khi có lạm phát, người nghèo thường bị thiệt và người giầu được lợi. Lý do là người nghèo có thu nhập là thu nhập cố định. Khi gia cả tăng lên, sức mua của các khoản thu nhập danh nghĩa này gảim. Chúng có thể được điều chỉnh đối với các trường hợp lạm phát bất ngờ. Khi lạm phát bất ngờ xảy ra, một phần sức mua của họ được chuyển cho những người giàu dưới dạng giá bán cao hơn.
Chương II
Thực trạng lạm phát việt nam trong những năm gần đây
I. Tình hình lạm phát Việt Nam.
Bước sang thời kỳ 2001 – 2004, nền kinh tế nước ta đã khởi sắc trở lại, như mong muốn. Nhưng vẫn trong tình trạng tăng trưởng chưa cao được như mong muốn. Năm 2001, tốc độ tăng trưởng đã cao hơn năm trước đó, đạt 6,84% nhưng thấp hơn các năm 1995, 1996 và 1997. Điều này cũng thể hiện ở tình trạng 4 năm qua là cho đến năm 2004, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 7,7% cao hơn 7 năm trước đó nhưng vẫn không đạt được tốc độ tăng trưởng lý tưởng năm 1995 và các năm 1996, 1997. Tỷ lệ lạmphát trong giai đoạn này cũng ở mức thấp cho đến tận năm 2004 lại cao đột biến gây ra mối đe doạ lạm phát cao(năm 2001 lạm phát là 0,8% năm 2002 : 4,0% năm 2003 :3,0% năm 2004: 9,5%).
Nếu xem xét mối quan hệ giữa lạm phát tiền tệ trong giai đoạn này cho thấy tổng phương tiện thanh toán tăng không cùng chiều với lạm phát. Nếu trong năm 2001, tốc ssọ tăng tổng phương tiện là 23,7% thì lạm phát là 0,8% , năm 2002 tốc độ này là 21,2% thì tỷ lệ lạm phát là 4,0%, năm 2003 tổng phương tiện thanh toán tăng 24,7% thì tỷ lệ lạm phát là 3.0%, năm 2004 tông phương tiện thanh toán tăng là 20,68% thì tỷ lệ lạm phát là 9,5% . Mức tăng này đã đảm bảo được yêu cầu về ổn định tiền tệ không gây biến động lớn về giá cả. Tuy nhiên, mức tăng tổng phương tiện thanh toán trong bốn năm qua thấp hơn mức tăng trưởng tiền tệ thời kỳ trước cho thấy chính sách tiền tệ thận trong hơn sau khi đã có sự nới lỏng theo chính sách kích thích cầu của Chính Phủ.
Bảng 1: Tốc độ tăng TPTTT, Tốc độ tăng GDP và tỷ lệ lạm phát 2001 – 2004
2001
2002
2003
2004
2005
Tốc độ tăng TPTTT
23.7
21.2
24.7
20.68
20.0
Tỷ lệ lạm phát
0.8
4.0
3.0
9.5
6.5
Tăng trưởng kinh tế
6.84
7.04
7.27
7.7
8.5
Vòng quay tiền tệ
3.3
3.4
3.5
3.7
4.0
Trong giai đoạn 2001- 2004, vốn huy động qua hệ thống ngân hàng cũng tăng tương đối đều. Tốc đọ tăng trưởng tiền gửi vào trong hệ thống ngân hàng tốt lên nhưng cũng nói lên thực tế tổng cung tiền tệ gửi có giảm xuống chỉ tăng lên. Điều này giải thích một phần tại sao năm 2004 tỷ lệ lạm phát tăng cao.
Xét về tốc độ tăng nợ cho vay toàn nền kinh tế có thểthấy dư nợ tín dụng đạt thấp năm 2001 và tăng lên trong các năm 2002 và 2003 và 2004 tốc độ này cũng đạt ở mức cao 26.92%. Điều này cũng giải thích tại sao năm 2002 và 2003 tỷ lệ lạm phát tăng thấp và năm 2004 tỷ lệ lạm phát tăng cao lên bởi tác động tiền tệ thường có độ trễ.
Xem xet dư nợ tín dụng có thể nhấn mạnh thêm một thực tế là tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn bằng VND năm 2004 đã tăng lên mức 41.8. Tín dụng bằng ngoại tệ tăng mạnh tới 71,8% so với mức 17.3% năm 2001, giảm xuống mức 34% năm 2003 và tăng nhanh trở lại và năm 2004 ở mức 39,82%. Lý do cho việc thay đổi trên lãi suất USD ở mức thấp và tỷ giá VND/ USD khá ổn định đã khuyến khíchcác doanh nghiệp vay ngoại tệ cũ xó lãi suất cao.Để kiểm soát tín dụng, khuyến khích các tổ chức tín dụng sử dụng vốn có hiệu quả và góp phần ổn định giá trong năm 2004, dự trữ bắt buộc đối với VND và USD đã được nâng lên. Tất cả những điểm nêu trên cũng có thể lý giải phần nào đến sự thay đổi của tỷ lệ lạm phát trong thời gian qua.
II. đặc điểm lạm phát nước ta .
Thoạt nhìn thì điều đập vào mắt mọi người trước tiên về lạm phát hiện nay là giá cả các mặt hàng trên thị trường thế giới tăng nhanh tất yếu kéo theo tăng giá hàng hoá trong nước, hay nói cách khác lạm phát hiện nay là lạm phát chi phí đẩy.
Tuy nhiên, khi tiếp tục nghiên cứu, cháng ta thấy có sự khan hiếm tương đối về hàng hoá trong nước, tổng cung hàng hoá thấp hơn cầu nhà đát, cung về các vật liệu xây dựng thấp hơn cầu về hàng hoá này. Đặc biệt, do dịch cúm gà lan rộng thì để tiêu diệt dịch chúng ta phải huỷ bỏ hàng hoạt gia cầm làm cho tổng cung thực phảm giảm sút mạnh.Tiếp đến lương thực, các mặt hàng khác cũng có tình trạng cung thấp hơn cầu. Như vậy, lạm phát ở đây có tính chất cầu kéo.
Nhìn lại cả quá trình kích cầu của chúng ta, từ Ngân sách nhà nước đến hệ thống ngân hàng đã bơm ra một lượng tiền đáng kể để kích cầu trong giai đoạn1997- 2003 và vòng quay tiền tệ đã tăng trở lại nên kết quả hiện nay là tổng cung tiền tệ lớn hơn tổng cầu tiền tệ và giá cả tăng lên khó tránh khỏi. Như vậy, ở đây có yếu tố tiền tệ mặc dù lỗi không phải do ngân hàng Nhà nước và hệ thống ngân hàng tạo nên, tức là có lạm phát tiền tệ trong giai đoạn này.
Nhìn tổng thể trong sản xuất, trong đầu tư của chúng ta cũng cồn nhiều bất cập. Đầu tư dàn trải, kém hiệu quả và thất thoát lớn, đầu tư theo chương trình và phong trào đáng để lại hậu quả lớn. Nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, nợ quá hạn không trả được lớn đang là một lỗi yếu kém trong nền kinh tế. Trong quản lý, điều hành cũng có nhiều điểm cần đổi mới và hoàn thiện. Có thể còn liệt kê được nhiều hơn nữa nhưng ở đây chíng tôi muốn nói tất cả nhữngđiều này thể hiện sự bất cập về cơ cấu của nền kinh tế và có thể đưa đến tăng giá. Tức là có yếu tố cơ cấu lạm phát hiện nay.
III. Nguyên nhân
Cho đến gần giữa năm 2000, vẫn còn những ý kiến cho rằng chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng cao, song chưa đáng lo ngại và sự tăng giá chỉ co tính cục bộ nên không ảnh hưởng đến nền kinh tế. Ngân hàng nhà nước cũng cho rằng giá tăng không xuất phát từ nhà nước tiền tệ mà chủ yếu là do những cú sốc từ phía cung hàng hoá và tác động tăng giá của một số mặt hàng nhập khẩu chủ lực. Trên thực tế, nguyên nhân giá tăng cần được phân tích sâu hơn, bao gồm các nhân tố bên ngoài và bên trong nền kinh tế và theo các khía cạnh “chi phí đẩy” “cầu kéo” và kỳ vọng của công chúng.
Trước hết, giá dầu và giá hàng hoá phi dầu, nhất là giá các sản phẩm nguyên vật liệu đầu vào sản xuất quan trọng cũng như giá nhiều nông sản tăng mạnh trên thị trường thế giới. Trong những nguyên nhân quan trọng của tùnh trạng này là tăng trưởng kinh tế và thương mại của thế giới tương đối cao. Như vậy, xét trên phạm vi toàn cầu, giá cả quốc tế tăng có cả nguyên nhân chi phí đẩy – cầu kéo. Với một số nước có nền kinh tế khá mở xét theo tỷ trọng tổng xuất nhập khẩu hàng hoá trên GDP như Việt Nam thì giá cả trong nước đối với các mặt hàng thương mại không thể không biến động theo xu hươngd giá quốc tế. Chính vì vậy, chi phí đầu vào sản xuất trông nước đã tăng mạnh trong năm 2004.
ở nước ta, hạn hán, xẩy ra trên diện rộng dẫn đến hạn chế nguồn cung ứng nông sản thịt gia cầm khiến giá các hàng này tăng cao.Tuy nhiên nhiều nhất trong càng giai đoạn các điều kiện bên trong, bên ngoài tương ứng như Vịêt Nam nhưng lại có mục lạm phát theo CPI thấp hơn nhiều.
Nhìn dưới góc độ tổng cầu, đầu tư và tiêu dùng tăng ở mức tối cao trong nhiều năm gần lại đây. Tỷ trọng đầu tư trên GDP liên tục tăng. 1999 là 27,6%, năm 2001 lá : 31,2% ,năm 2002 33,2% , năm 2003 là 35,1% . Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ 1999 tăng 8,3%.
Kết quả này có phần bắt nguồn từ các biện pháp “kích cầu đầu tư và tiêi dùng” thông qua. Chính sách mở rọng tiền tệ và tài khoá được thực hiện từ năm 1999. Xu thế diễn biến CPI từ năm 2000 đến 2003 cho thấy chính sách kích cầu có tác động tăng giá mặc dù với độ trễ nhất định.
Trong bối cảnh thế giới còn nhiều bất định về gái cả hàng hoá, lãi suất và tỷ giá lòng tin của công chúng vào cam kết ổn định kinh tế vĩ mô và cách thức kiềm chế lạm phát của nhà nước chưa thật cao thì hành vi mua bán trên thị trường phải theo xu hướng giá cả tăng. Kỳ vọng về phía giá tiếp tục tăng trở nên hợp lý hơn khi công chúng được giải thích phải chấp nhận mặt bằng giá mới và không đủ rõ ràng giữa việc thay giấy bạc mới và và phat hành tiền xu. Viêc nhà nước quyết định tăng lương cho cán bộ, viên chức và công chức từ tháng 10 năm 2004 càng củng cố thêm kỳ vọng về lạm phát của công chúng
Chương III
Các Giải pháp cho vấn đề lạm phát
I. CáC QUAN Điểm khắc phục lạm phát.
1. Lý thuyết lượng tiền.
Điểm bắt đầu cho lý thuyết lượng tiền là phương trình trao đổi :
MV = PQ
Trong đó: M : cung tiền
V: Tốc độ luân chuyển thu nhập của tiền
P: Mức giá
Q: lượng hàng hoá và dịch vụ được sản xuất trong năm
Tăng trong cung tiền chác chắn làm tăng giá trừ khi cả tốc độ luân chuyển tiền giảm và sản lượng tăng. Khi V và Q không thay đổi, mức giá là biến cân bằng đẩy nền kinh tếtới điểm cân bằng mới là điểm mà M tăng được bù bởi một khoản tăng trong P. Có nghĩa là “dư tiền ” được tạo ra do M tăng đến lạm phát với giả thuyết rằng biến số V không đổi được sử dụng hoàn toàn cho thị trường hàng hoá cuối cùng.Giảm V hoặc tăng Q có thể làm giảm một phần hoặc toàn bộ áp lực lạm phát. Tuy nhiên, lý thuyết lượng tiền chỉ ra rằng tăng trưởng trong cung tiền là nguyên nhân cơ bản của lạm phát là kiểm soát và giải pháp cho lạm phát là kiểm soát tốc độ tăng trong cung tiền. Tất nhiên có thể kiểm soát được thông qua việc sử dụng hợp lý các biện pháp kiểm soát được thông qua việc sử dụng hợp lý các biện phát kiểm soát của Cục dự trữ liên bang đối với cung ti
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35777.doc