MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu 3
Chương I: Những nội dung cơ bản về lựa chọn tối ưu của người tiêu dùng 2
I. Lựa chọn tối ưu của người tiêu dùng 2
II. Thay đổi trong thu nhập và giá cả tác động đến lựa chọn tối ưu của người tiêu dùng 8
1. Thay đổi trong thu nhập 8
2.Thay đổi của giá cả 9
Chương II: Trợ cấp cho người nghèo trong lý thuyết hành vi người tiêu dùng 12
I.Các hình thức trợ cấp cho người nghèo 12
1. Luật tiền lương tối thiểu 12
2. Phúc lợi 13
3. Thuế thu nhập âm 13
4.Trợ cấp hiện vật 14
II. Lựa chọn các hình thức trợ cấp trong lý thuyết về hành vi người tiêu dùng 15
Chương III: Tác động của khoản trợ cấp đối với tiêu dùng và phúc lợi đối với người nhận 19
I. Tác động 19
II. ý kiến đề xuất 20
Kết luận 22
Tài liệu tham khảo 23
26 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 7698 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Lý thuyết hành vi người tiêu dùng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t người tiêu dùng chỉ mua 2 loại hàng hoá: nước giải khát Pepsi và bánh pizza. Tất nhiên trong thực tế mọi người mua hàng ngàn loại hàng hoá khác nhau. Tuy nhiên việc giả định chỉ có 2 loại hàng hoá đơn giản hoá vấn đề nghiên cứu rất nhiều, mà không hề làm thay đổi nội dung cơ bản trong sự lựa chọn của người tiêu dùng.
+ Trước tiên, chúng ta xét xem chi tiêu về pepsi và pizza của một người tiêu dùng bị giới hạn bởi thu nhập của anh ta như thế nào. Giả sử người tiêu dùng này có mức thu nhập 1000 đôla một tháng và anh ta chi tiêu toàn bộ thu nhập hàng tháng của mình cho pepsi và pizza. Giá một lon pepsi là $2 và giá của 1 chiếc pizza là $10 .
+ Bảng 1.1. Trình bày một số kết hợp pepsi và pizza mà người tiêu dùng này có thể mua được.
Lon pepsi
Số bánh pizza
chi tiêu cho pepsi (đôla)
Chi tiêu cho bánh (đôla)
Tổng chi tiêu (đô la)
0
100
0
1000
1000
50
90
100
900
1000
100
80
200
800
1000
150
70
300
700
1000
200
60
400
600
1000
250
50
500
500
1000
300
40
600
400
1000
350
30
700
300
1000
400
20
800
200
1000
450
10
900
100
1000
500
0
1000
0
1000
- Giới hạn ngân sách của người tiêu dùng. Giới hạn ngân sách biểu thị các giỏ hàng hoá khác nhau mà người tiêu dùng có thể mua tại mức thu nhập nhất định. Ở đây người tiêu dùng mua giỏ hàng hoá pepsi và pizza. Anh ta càng mua nhiều pepsi thì lượng pizza mà anh ta mua càng ít.
0 50 100 Lượng pizza
500
250
Lượng pepsi
B
c
A
+ Trục tung ghi số lon pepsi và trục hoành ghi số bánh pizza. Tại điểm A, người tiêu dùng không mua pepsi và tiêu dùng 100 bánh pizza. Tại điểm B, người tiêu dùng không mua bánh pizza và tiêu dùng 500 lon pepsi. Tại điểm C, người tiêu dùng mua 50 bánh pizza và 250 lon pepsi. Điểm C1 điểm nằm chính giữa hai điểm A và B, là điểm tại đó người tiêu dùng chi tiêu cho pepsi và pizza như nhau (500 đô la). Mọi điểm nằm trên đường AB đều là những điểm có thể xảy ra. Đường này được gọi là đường giới hạn ngân sách. Nó chỉ ra các giỏ hàng hoá mà người tiêu dùng có thể mua, trong trường hợp của chúng ta, nó biểu thị sự đánh đổi giữa pepsi và pizza mà người tiêu dùng phải đổi một.
+ Độ dốc của đường giới hạn ngân sách phản ánh tỷ lệ mà người tiêu dùng có thể trao đổi hàng hoá này lấy hàng hoá khác. Nó được tính bằng khoảng cách thay đổi theo phương thẳng đứng chia cho khoảng cách thay đổi theo phương nằm ngang. Vậy, theo đồ thị trên ta có độ dốc là 5 lon pepsi trên một bánh pizza (trên thực tế do đường giới hạn ngân sách dốc xuống, nên độ dốc của nó là một số âm. Tuy nhiên, để phục vụ cho mục tiêu của mình, chúng ta có thể bỏ qua dấu âm).
+ Độ dốc của đường giới hạn ngân sách phản ánh sự đánh đổi mà thị trường đặt ra cho người tiêu dùng: 1 bánh pizza đổi lấy 5 lon pepsi.
- Yếu tố 3: Sở thích - cái mọi người tiêu dùng muốn có
+ Sở thích của người tiêu dùng cho phép anh ta lựa chọn giữa nhiều kết hợp khác nhau của pepsi và pizza. Nếu bạn đưa cho người tiêu dùng hai giỏ hàng hoá khác nhau, anh ta sẽ lựa chọn giỏ hàng hoá đáp ứng tốt nhất thị hiếu của mình. Nếu cả 2 giỏ hàng hoá thích hợp như nhau đối với thị hiếu của anh ta, chúng ta nói rằng người tiêu dùng bàng quan giữa 2 giỏ hàng hoá này.
+ Chúng ta cũng có thể biểu thị sở thích của người tiêu dùng dưới dạng đồ thị.
Lượng pizza
0
Lượng pepsi
C
B
A
D
Đường bàng quang
I1
I2
+ Đường bàng quan biểu thị cái giỏ tiêu dùng mà người tiêu dùng ưa thích như nhau. Trong trường hợp này đường bàng quang biểu thị các kết hợp pepsi và pizza làm cho người tiêu dùng thoả mãn ở mức như nhau.
+ Hình 1.2. trình bày 2 trong số rất nhiều đường bàng quang của người tiêu dùng. Người tiêu dùng bàng quang giữa các kết hợp A,B và C, bởi vì chúng nằm trên cùng một đường. Không có gì đáng ngạc nhiên nếu mức tiêu dùng bánh pizza của người tiêu dùng giảm, ví dụ từ điểm A xuống điểm B, thì mức tiêu dùng pepsi phải tăng để giữ cho sự thoả mãn của người tiêu dùng ở mức như cũ. Nếu mức tiêu dùng bánh pizza tiếp tục giảm chẳng hạn từ điểm B xuống điểm C, thì lượng pepsi phải tiếp tục tăng.
+ Sở thích của người tiêu dùng được biểu thị bằng các đường bàng quang, chúng chỉ ra các kết hợp khác nhau giữa pepsi và pizza làm cho người tiêu dùng thoả mãn như nhau. Do người tiêu dùng thích có nhiều hàng hoá hơn, nên nhiều điểm nằm trên đường bàng quang cao hơn (I2) được ưa thích hơn những điểm nằm trên đường bàng quang thấp hơn (I1).
+ Người tiêu dùng có mức độ thoả mãn như nhau tại một điểm trên đường bàng quang nhất định, song anh ta ưa thích đường bàng quang này hơn so với đường bàng quang khác. Bởi vì anh ta thích tiêu dùng nhiều hơn, nên những đường bàng quang cao được ưa thích hơn đường bàng quang thấp. Trong hình 1.2, bất kỳ điểm nào nằm trên đường I2 cũng được ưa thích hơn những điểm nằm trên đường I1.
- Tóm lại mục tiêu của người tiêu dùng là tối đa hoá lợi ích. Đúng vậy, ngay bây giờ chúng ta sẽ bàn về yếu tố tứ 4 này, đó chính là sự lựa chọn tối ưu của người tiêu dùng.
- Một lần nữa chúng ta hãy xem xét ví dụ về pepsi và bánh pizza. Người tiêu dùng muốn có kết hợp tốt nhất giữa pepsi và pizza, nghĩa là kết hợp nằm trên đường bàng quang cao nhất. Nhưng kết hợp này cũng phải nằm trên hoặc nằm phía trong đường giới hạn ngân sách, đường phản ánh tổng nguồn lực mà anh ta có thể sử dụng.
Lượng pizza
0
Lượng pepsi
B
A
Tối ưu
I1
I2
I3
1.3
- Điểm tối ưu của người tiêu dùng
+ Người tiêu dùng lựa chọn điểm nằm trên đường giới hạn ngân sách của mình và đường bàng quan cao nhất. Tại điểm này gọi là điểm tối ưu.
+ Ở đây, đường bàng quan cao nhất mà người tiêu dùng có thể đạt được là I2. Người tiêu dùng yêu thích điểm A hơn, điểm nằm trên đường bàng quan I3, nhưng anh ta không bao giờ có khả năng mua được giỏ hàng hoá pepsi và pizza đó. Ngược lại, điểm B là điểm có thể mua được, song do nó nằm trên đường bàng quan thấp hơn, nên người tiêu dùng không ưa thích nó.
+ Hình 1.3. biểu thị giới hạn ngân sách của người tiêu dùng và 3 trong số nhiều đường bàng quan của anh ta. Đường bàng quan cao nhất mà người tiêu dùng có thể đạt được (I2) là đường vừa vặn tiếp xúc với đường giới hạn ngân sách. Điểm tiếp xúc của 2 đường này gọi là điểm tối ưu.
+ Điểm tối ưu biểu thị kết hợp tiêu dùng tốt nhất của pepsi và pizza mà người tiêu dùng có thể chọn.
+ Chú ý rằng tại điểm tối ưu, độ dốc của đường bàng quan bằng độ dốc của đường giới hạn ngân sách. Chúng ta nói rằng đường bàng quan tiếp tuyến với đường giới hạn ngân sách.
Độ dốc của đường bàng quan là tỷ lệ thay thế cận biên giữa pepssi và pizza, còn độ dốc của đường giới hạn ngân sách là tương đối giữa pepssi và pizza. Do vậy chúng ta có thể nói, người tiêu dùng chọn cách tiêu dùng hai hàng hoá sao cho tỷ lệ thay thế cận biên bằng giá tương đối.
+ Khi đưa ra sự lựa chọn về tiêu dùng, người tiêu dùng chấp nhận giá tương đối giữa hai hàng hoá; sau đó lựa mức tối ưu mà tại đó tỷ lệ thay thế cận biên của anh ta đúng bằng giá tương đối. Giá tương đối là tỷ lệ mà tại đó thị trường sẵn sàng đổi hàng hoá này lấy hàng hoá khác, trong khi tỷ lệ thay thế cận biên là tỷ lệ mà người tiêu dùng sẵn sàng đổi hàng hoá này lấy hàng hoá khác. Tại điểm tối ưu, đánh giá của người tiêu dùng về hai hàng hoá (tính bằng tỷ lệ thay thế cận biên) bằng sự định giá của thị trường (tính bằng giá tương đối). Do quá trình tối ưu hoá này của người tiêu dùng, nên giá cả thị trường của các hàng hoá khác nhau phản ánh giá trị mà người tiêu dùng gắn cho chúng.
II.THAY ĐỔI TRONG THU NHẬP VÀ GIÁ CẢ TÁC ĐỘNG ĐẾN LỰA CHỌN TỐI ƯU CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG
1. Những thay đổi trong thu nhập và tác động đến sự lựa chọn của người tiêu dùng
- Giờ đây khi đã biết người tiêu dùng đưa ra quyết định tiêu dùng như thế nào, chúng ta hãy xét xem người tiêu dùng phản ứng như thế nào đối với những thay đổi trong thu nhập. Cụ thể, chúng ta hãy giả định thu nhập tăng. Với mức thu nhập cao hơn, người tiêu dùng có thể mua được nhiều hàng hoá hơn. Do vậy, sự gia tăng thu nhập làm dịch chuyển đường giới hạn ngân sách ra phía ngoài (hình 2.1). Do giá tương đối giữa 2 hàng hoá không thay đổi nên độ dốc của đường giới hạn ngân sách mới cũng đúng bằng độ dốc của đường ngân sách ban đầu. Nghĩa là sự gia tăng thu nhập dẫn đến sự dịch chuyển song song của đường giới hạn ngân sách.
- Sự mở rộng giới hạn ngân sách cho phép người tiêu dùng lựa chọn kết hợp tốt hơn của pepsi và bánh pizza. Nói cách khác, người tiêu dùng giờ đây có thể đạt được đường bàng quan cao hơn. Với sự dịch chuyển của đường giới hạn ngân sách và sở thích của người tiêu dùng được biểu thị qua các đường bàng quan, điểm tối ưu của người tiêu dùng chuyển từ điểm có tên "tối ưu ban đầu" sang 1 điểm có tên "tối ưu mới".
Lượng pizza
0
Lượng pepsi
B
Tối ưu mới
I1
Tối ưu
ban đầu
Giới hạn ngân sách mới
Giới hạn ngân sách
ban đầu
2.1
- Hình 2.1 cho thấy rằng người tiêu dùng lựa chọn tiêu dùng nhiều pepsi và pizza hơn. Sự gia tăng tiêu dùng ở cả 2 hh khi thu nhập tăng là trường hợp phổ biến. Khi người tiêu dùng muốn có nhiều một loại hàng hoá nào đó hơn khi thu nhập của anh ta tăng, các nhà kinh tế gọi loại hàng hoá này là hàng hoá thông thường.
- Hàng hoá được coi là cấp thấp nếu người tiêu dùng mua nó ít hơn khi thu nhập của anh ta tăng. Pepsi là hàng hoá cấp thấp khi thu nhập của người tiêu dùng tăng và giới hạn ngân sách dịch chuyển ra phía ngoài, người tiêu dùng mua bánh pizza nhiều hơn và mua ít pepsi hơn.
- Mặc dù hầu hết hàng hoá đều là thông thường, song trong thế giới hiện thực cũng có một số loại hàng hoá cấp thấp. Dịch vụ xe buýt là một ví dụ. Những người tiêu dùng có thu nhập cao thường đi ô tô riêng không đi xe buýt thường xuyên như những người tiêu dùng có thu nhập thấp. Do vậy, dịch vụ xe buýt là một hàng hoá thấp.
2. Sự thay đổi giá cả tác động tới sự lựa chọn của người tiêu dùng
Bây giờ chúng ta hãy sử dụng mô hình này về sự lựa chọn của người tiêu dùng để xét xem sự thay đổi giá cả của 1 hàng hoá nào đó làm thay đổi sự lựa chọn của người tiêu dùng như thế nào.
Cụ thể, giả sử pepsi giảm từ 2 đô la xuống còn 1 đô la 1 lon. Không có gì đáng ngạc nhiên khi giá thấp hơn làm tăng cơ hội mua của người tiêu dùng. Nói cách khác, giá của bất kỳ hàng hoá nào giảm cũng làm dịch chuyển đường giới hạn ngân sách và phía ngoài.
Lượng pizza
0
Lượng pepsi
Tối ưu mới
I2
Giới hạn ngân sách mới
Giới hạn ngân sách
ban đầu
I1
500
1000
A 100
Hình 2.2
- Khi giá pepsi giảm, đường giới hạn ngân sách của người tiêu dùng xoay ra phía ngoài và độ dốc của nó thay đổi. Người tiêu dùng chuyển từ điểm tối ưu ban đầu sang điểm tối ưu mới, điều này làm thay đổi cả mức mua pepsi và bánh pizza. Trong trường hợp đó lượng pepsi tiêu dùng tăng và lượng pizza tiêu dùng giảm.
- Hình 2.2. cho ta thấy nếu chi tiêu toàn bộ 1000 đô la thu nhập của anh ta cho bánh pizza, thì giá pepsi chẳng liên quan gì cả. Do vậy, điểm A trong hình vẽ không thay đổi. Tuy nhiên nếu người tiêu dùng chi tiêu toàn bộ 1000 dô la thu nhập cho pepsi, thì sẽ mua được 1000 chứ không phải là 500 lon. Do vậy, trung điểm của đường giới hạn ngân sách chuyển từ B sang D.
- Trong trường hợp này, sự dịch chuyển ra phía ngoài của đường giới hạn ngân sách đã làm thay đổi độ dốc của nó (Điều này khác với những gì xảy ra trước đây khi giá cả không thay đổi trong khi thu nhập của người tiêu dùng thay đổi). Như chúng ta đã thảo luận, độ dốc của đường giới hạn ngân sách phản ánh giá tương đối giữa pepsi và bánh pizza. Do giá pepsi giảm từ 2 dô la nên người tiêu dùng bây giờ có thể đổi 1 bánh pizza lấy 10 chứ không phải là 5 lon pepsi. Kết quả là đường giới hạn ngân sách mới dốc hơn.
- Sự thay đổi của giới hạn ngân sách kiểu này làm thay đổi tiêu dùng của cả 2 hàng hoá như thế nào phụ thuộc vào sở thích của người tiêu dùng. Trong trường hợp này người tiêu dùng mua nhiều pepsi hơn và mua bánh pizza ít hơn.
CHƯƠNG II
TRỢ CẤP CHO NGƯỜI NGHÈO TRONG LÝ THUYẾT HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG
I. CÁC HÌNH THỨC TRỢ CẤP CHO NGƯỜI NGHÈO
Như chúng ta đã biết: nghèo khổ là một trong những vấn đề khó nhất mà các nhà hoạch định chính sách phải đương đầu. Các gia đình nghèo chịu nhiều rủi ro như không có nhà ở, lệ thuộc vào ma tuý, bạo lực gia đình, bệnh tật, mang thai ở tuổi vị thành niên, mù chữ, thất nghiệp và trình độ học vấn thấp. Thành viên của các gia đình nghèo vừa có nhiều nguy cơ phạm tội, vừa có nhiều nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm. Mặc dù rất khó bóc tách các nguyên nhân và tác động của sự nghèo khổ có liên quan đền nhiều căn bệnh kinh tế và xã hội. Sau đây là một số chính sách có thể vận dụng để giảm số người sống trong nghèo khổ, mặc dù không có phương án nào là hoàn hảo và tỉ lệ quyết định phương án nào tốt nhất là một việc làm không dễ dàng.
1. Luật tiền lương tối thiểu
Các đạo luật quy định mức tiền lương tối thiểu mà các doanh nghiệp có thể trả cho người lao động luôn là một nguyên nhân gây tranh cãi. Những người ủng hộ coi tiền lương tối thiểu là công cụ trợ giúp những người nghèo mà chính phủ không tốn kém gì. Những người phản đối cho rằng đạo luật này có thể làm tổn thương những người mà nó có ý định giúp đỡ.
Có thể dễ dàng hiểu được tiền lương tối thiểu bằng cách sử dụng công cụ cung cầu. Những người ủng hộ mức tiền lương tối thiểu lập luận rằng: cầu về lao động giản đơn tương đối ít co giãn, do vậy mức tiền lương tối thiểu cao chỉ làm thất nghiệp tăng nhẹ. Những người phê phán tiền lương tối thiểu lập luận rằng cầu về lao động co giãn hơn, đặc biệt trong dài hạn, khi các doanh nghiệp có thể điều chỉnh mức sử dụng lao động và sản xuất một cách triệt để hơn. Tóm lại việc quy định mức tiền lương tối thiểu cao không phải là chính sách hoàn hảo trong việc giúp đỡ người nghèo.
2. Phúc lợi
Một biện pháp làm tăng mức sống của người nghèo là chính phủ hỗ trợ cho thu nhập của họ. Cách cơ bản mà chính phủ thường làm là thông qua hệ thống phúc lợi. Với các chương trình phúc lợi thì một cá nhân nghèo chỉ với thu nhập thấp thì không đủ tiêu chuẩn để nhận được trợ cấp. Cá nhân đó phải chứng minh được ràng anh ta có những tiêu chuẩn khác, ví dụ có con nhỏ hoăc bị tật nguyền.
Một phê phán phổ biến đối với các chương trình phúc lợi là chúng tạo ra động lực để mọi người trở nên "túng bấn", ví dụ: những chương trình đó có thể khuyến khích các gia đình chia lìa nhau, bởi vì nhiều gia đình chỉ đủ tiêu chuẩn nhận được trợ cấp nếu không có ông bố. Chúng có thể khuyến khích việc sinh đẻ không hợp pháp, bởi vì nhiều phụ nữ nghèo chỉ đủ tiêu chuẩn nhận được trợ cấp khi họ có con v.v.. Do những lập luận như vậy, cuối cùng hệ thống phúc lợi đã được sửa đổi trong một đạo luật vào năm 1996 quy định khoảng thời gian giới hạn có thể nhận trợ cấp của các cá nhân.
3. Thuế thu nhập âm
Mỗi khi chính phủ lựa chọn một hệ thống thu thuế nào đó, thì nó cũng ảnh hưởng đến phân phối thu nhập. Điều này thể hiện rất rõ trong trường hợp thuế thu nhập luỹ tiến, trong đó những gia đình có thu nhập cao phải đóng góp tỷ lệ phần trăm thu nhập lớn hơn dưới dạng thuế so với những gia đình có thu nhập thấp.
Nhiều nhà kinh tế đã ủng hộ trợ cấp thu nhập cho những người nghèo thông qua việc sử dụng một khoảng thuế thu nhập âm. Theo chính sách này, các gia đình sẽ báo cáo thu nhập của mình với chính phủ. Những gia đình có thu nhập cao sẽ nộp một khoản thuế dựa trên thu nhập của họ. Những gia đình có thu nhập thấp sẽ nhận được một khoản trợ cấp. Nói cách khác, họ sẽ "nộp" một khoản "thuế âm". Ví dụ: giả sử chính phủ sử dụng công thức sau để xác định nghĩa vụ nộp thuế của một hộ gia đình.
Nghĩa vụ nộp thuế = (1/3 thu nhập) - 10.000 đô la
Trong trường hợp đó, một gia đình kiếm được 60.000 đô la phải nộp 10.000 đô la tiền thuế, còn gia đình kiếm được 30.000 đô la sẽ không phải nộp một khoản thuế nào. Và 1 gia đình kiếm được 15.000 đô la sẽ "nợ" (-5.000) đô la tiền thuế. Hay nói cách khác, chính phủ sẽ gửi cho gia đình này tấm séc trị giá 5000 đô la.
Với thuế âm, những gia đình nghèo sẽ nhận được sự giúp đỡ tài chính mà không phải chứng minh sự nghèo khổ. Tiêu chuẩn duy nhất để nhận được sự trợ giúp này là thu nhập thấp. Hạn chế của biện pháp này đó là, thuế thu nhập âm lại trợ cấp cho những người lười biếng và trong con mắt của một số người, họ không xứng đáng nhận được trợ cấp của chính phủ.
4. Trợ cấp hiện vật
Một phương pháp trợ giúp người nghèo khác là cung cấp trực tiếp cho người nghèo một số loại hàng hoá và dịch vụ mà họ đang cần nhằm nâng cao mức sống của họ. Ví dụ, các tổ chức từ thiện cung cấp cho các gia đình nghèo lương thực, nhà ở và đò chơi vào lễ giáng sinh, chính phủ cung cấp cho người nghèo dịch vụ chăm sóc y tế thông qua một chương trình có tên gọi là Trợ giúp y tế v.v..
Việc trợ cấp cho người nghèo bằng hiện vật hay bằng tiền mặt tốt hơn? Câu trả lời không rõ ràng.
Những người ủng hộ trợ cấp hiện vật lập luận rằng các khoản trợ cấp như vậy đảm bảo cho người nghèo nhận được đúng những gì họ cần nhất. Việc nghiện rượu và ma tuý thường phổ biến hơn ở những thành viên nghèo nhất của xã hội. Bằng cách cung cấp cho người nghèo lương thực và chỗ ở, khuyến khích thói nghiện ngập. Đây là lý do tại sao trợ cấp bằng hiện vật cho người nghèo lại được ưu tiên sử dụng dưới góc độ chính trị hơn so với trợ cấp bằng tiền mặt.
Những người ủng hộ trợ cấp bằng tiền mặt lập luận rằng trợ cấp bằng hiện vật không có hiệu quả và không tôn trọng người được hưởng, chính phủ không biết người nghèo đang cần những hàng hoá và dịch vụ nào nhất. Nhiều người nghèo là những người bình thường, nhưng gặp rủi ro. Cho dù kém may mắn, họ vẫn là những người thích hợp nhất đưa ra quyết định về việc làm thế nào để tăng mức sống của bản thân họ. Thay vì trợ cấp những hàng hoá và dịch vụ mà rất có thể người nghèo không cần, việc trợ cấp bằng tiền mặt có thể cho phép họ mua bất cứ thứ gì mà họ nghĩ rằng họ đang cần nhất.
II. LỰA CHỌN CÁC HÌNH THỨC TRỢ CẤP TRONG LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG
Chúng ta lấy một ví dụ sau:
Paul là một người nghèo. Do thu nhập thấp, anh chỉ có mức sống đạm bạc. Chính phủ muốn giúp đỡ Paul. Họ có thể trợ cấp cho Paul lương thực, thực phẩm trị giá 1.000 đô la (bằng cách cấp tem thực phẩm cho anh) hoặc trợ cấp cho Paul (1000 đô la tiền mặt). Lý thuyết về hành vi người tiêu dùng sẽ nói gì về sự so sánh giữa hai lựa chọn chính sách này?
0
Thực phẩm
I2
(1000 đô la tiền mặt)
I1
$1000
Tiêu dùng hàng phi thực phẩm
B
A
BC2
BC1
0
Thực phẩm
I2
(1000 đô la tem thực phẩm)
I1
$1000
Tiêu dùng hàng phi thực phẩm
B
A
BC2
BC1
* Giới hạn ngân sách không bắt buộc
a> Trợ cấp tiền mặt Trợ cấp hiện vật
* Giới hạn ngân sách bắt buộc
0
Thực phẩm
I2
(1000 đô la tiền mặt)
I1
$1000
Tiêu dùng hàng phi thực phẩm
B
A
BC2
BC1
0
Thực phẩm
I2
(1000 đô la tem thực phẩm)
I1
$1000
Tiêu dùng hàng phi thực phẩm
B
A
BC2
BC1
C
A
b>
Cả hai phần của hình này đều so sánh trợ cấp bằng tiền mặt và trợ cấp tương tự bằng thực phẩm. Trong phần (2a), trợ cấp hiện vật không hề làm cho đường giới hạn ngân sách gấp khúc và người tiêu dùng vẫn ở trên cùng đường bàng quan cũ đối với cả hai chính sách. Trong phần (2b), trợ cấp bằng hiện vật làm cho đường giới hạn ngân sách gấp khúc và so với khi nhận được trợ cấp bằng tiền mặt, người tiêu dùng nhận được trợ cấp hiện vật nằm trên đường bàng quan thấp hơn.
Nếu chính phủ đưa cho Paul tiền mặt, đường giới hạn ngân sách của anh dịch chuyển ra phía ngoài. Anh ta có thể chia số tiền mặt nhận được này cho tiêu dùng hàng thực phẩm và tiêu dùng những hàng hoá khác nếu anh ta muốn. Ngược lại, nếu chính phủ trợ cấp cho Paul dưới dạng hàng thực phẩm, thì đường giới hạn ngân sách mới của anh ta trở nên phức tạp hơn. Đường giới hạn ngân sách vẫn dịch chuyển ra phía ngoài. Nhưng bây giờ đường giới hạn ngân sách bao hàm một khoản thực phẩm trị giá 1000 đô la và do vậy ít nhất Paul phải tiêu dùng lượng thực phẩm đó. Nghĩa là ngay cả khi Paul chi tiêu tất cả thu nhập của mình cho hàng hoá phi thực phẩm, thì anh ta vẫn phải tiêu dùng 1000 đô la hàng thực phẩm.
Sự so sánh trực tiếp giữa trợ cấp tiền mặt và trợ cấp hiện vật phụ thuộc vào sở thích của Paul. Trong phần (2a), Paul lựa chọn chi tiêu ít nhất 1000 đô la hàng thực phẩm ngay cả khi anh ta nhận được trợ cấp bằng tiền mặt. Do vậy sự ràng buộc của trợ cấp bằng hiện vật không có nghĩa gì cả. Trong trường hợp đó, tiêu dùng của Paul chuyển từ điểm A đến điểm B bất kể trợ cấp dưới dạng nào. Nghĩa là sự lựa chọn của Paul giữa tiêu dùng hàng thực phẩm và hàng phi thực phẩm giống hệt nhau với cả 2 chính sách.
Song trong phần (b), lại hoàn toàn khác. Trong trường hợp này, Paul thích chi tiêu ít hơn 1000 đô la cho hàng thực phẩm và chi tiêu nhiều hơn cho hàng phi thực phẩm. Trợ cấp bằng tiền mặt cho phép anh ta tuỳ ý chi tiêu theo sở thích và anh ta tiêu dùng ở điểm B. Ngược lại, trợ cấp bằng hiện vật buộc Paul phải chi tiêu ít nhất là 1000 đô la cho hàng thực phẩm. Sự phân bổ tối ưu của Paul là điểm C. So sánh với trợ cấp tiền mặt, trợ cấp hiện vật khiến Paul tiêu dùng thực phẩm nhiều hơn và tiêu dùng hàng hóa khác ít hơn. Trợ cấp bằng hiện vật cũng buộc Paul phải nằm trên đưòng bàng quan thấp hơn (do vậy ở mức độ thoả mãn thấp hơn) Paul bị thiệt so với trường hợp nhận được trợ cấp tiền mặt.
Do vậy, lý thuyết về sự lựa chọn của người tiêu dùng đem lại cho chúng ta một bài học đơn giản về trợ cấp tiền mặt và trợ cấp hiện vật. Nếu trợ cấp hiện vật buộc người nhận phải tiêu dùng 1 loại hàng hoá nào đó nhiều hơn so với bình thường, thì người nhận thích nhận trợ cấp tiền mặt hơn. Nếu trợ cấp hiện vật không buộc người nhận phải tiêu dùng một loại hàng hoá nào đó nhiều hơn so với bình thường, thì trợ cấp tiền mặt và trợ cấp hiện vật gây ra tác động như nhau đối với tiêu dùng và phúc lợi của người nhận.
CHƯƠNG III
TÁC ĐỘNG CỦA CÁC KHOẢN TRỢ CẤP ĐỐI VỚI TIÊU DÙNG VÀ PHÚC LỢI ĐỐI VỚI NGƯỜI NHẬN
I. TÁC ĐỘNG
- Nhiều chính sách, các khoản trợ cấp, phúc lợi xã hội nhằm trợ giúp người nghèo có thể gây ra các tác động không mong muốn làm nản lòng họ trong việc tìm cách thoát khỏi đói nghèo. Để xem lý do tại sao, chúng ta xét ví dụ sau:
+ Giả sử một gia đình cần khoản thu nhập 15000 đô la để duy trì mức sống thích hợp. Và giả sử rằng với sự quan tâm đối với người nghèo, chính phủ hứa đảm bảo khoản thu nhập đó cho mọi gia đình. Bất kể mỗi hộ gia đình đó kiếm được bao nhiêu, chính phủ sẽ đảm bảo bù đắp phần chênh lệch giữa khoản thu nhập của họ và 15000 đô la.
+ Tác động của chính sách này rất rõ ràng: Mọi người có mức thu nhập thấp hơn 15000 đô la đều không có động cơ tìm việc và làm việc. Khi mỗi người kiếm được 1 đô la thu nhập, chính phủ sẽ giảm trợ cấp 1 đô la. Trên thực tế chính phủ đã đánh thuế 100% vào khoản thu nhập tăng thêm. Thuế suất 100% chắc chắn sẽ là một chính sách gây tổn thất tải trọng lớn.
- Những tác động tiêu cực của mức thuế suất cao có thể tồn tại trong một thời gian dài. Một cá nhân không có động cơ lao động sẽ mất đi những kinh nghiệm mà lẽ ra công việc đó có thể mang lại.
- Phúc lợi xã hội, trợ giúp y tế, tem phiếu lương thực và miễn thuế thu nhập là những chương trình nhằm giúp đỡ người nghèo và chúng gắn liền với thu nhập của các hộ gia đình. Khi thu nhập của một gia đình nào đó tăng, thì gia đình đó khồng còn đủ tiêu chuẩn để hưởng lợi ích mà những chương trình này đem lại nữa. Khi tất cả những chương trình này được thực hiện đồng thời, thì phần lớn các hộ gia đình thường phải đối mặt với mức thuế cận biên thực tế rất cao. Đôi khi mức thuế này có thể lớn hơn 100%, do vậy các gia đình nghèo bị thiệt khi thu nhập của họ tăng. Thông qua việc cố gắng trợ giúp người nghèo, chính phủ đã làm mất động cơ lao động của họ. Theo những người chỉ trích chương trình chống đói nghèo, thì chúng đã làm thay đổi thái độ và "nuôi dưỡng tình trạng nghèo khổ".
II. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT
Qua những tác động của các khoản trợ cấp, phúc lợi xã hội, v.v.. chúng ta cũng đã thấy rõ được những mặt hạn chế trong các chương trình chống đói nghèo, vậy để giải quyết những vấn đề vướng mắc đó chúng ta cần phải làm những gì?
Có vẻ như dễ dàng đưa ra được giải pháp cho các vấn đề trên:
+ Giảm trợ cấp cho các gia đình nghèo một cách từ từ hơn khi thu nhập của họ tăng. Ví dụ: Nếu 1 gia đình nghèo mất 30 xu trợ cấp cho mỗi đô la thu nhập kiếm được, thì họ chỉ phải đối mặt với thuế suất 30%. Mặc dù mức thuế này phần nào làm giảm nỗ lực lao động, nhưng nó không loại bỏ hoàn toàn động cơ lao động.
Vấn đề nảy sinh đối với giải pháp đó là nó làm tăng mạnh chi phí cho các chương trình chống đói nghèo. Nếu các khoản trợ cấp giảm dần khi thu nhập của gia đình nghèo nào đó tăng, thì các gia đình ở ngay trên mức nghèo khổ cũng sẽ đủ tiêu chuẩn nhận được những khoản trợ cấp đáng kể. Việc cắt giảm trợ cấp càng diễn ra từ từ thì càng có nhiều gia đình đủ tiêu chuẩn và chi phí cho chương trình càng lớn.
Do vậy các nhà hoạch định chính sách phải đối mặt với sự đánh đổi giữa việc gây ra gánh nặng cho người nghèo thông qua một mức thuế suất biên thực tế cao và việc gây ra gánh nặng cho những người nộp thuế khi các chương trình giảm nghèo khổ có chi phí cao.
Có rất nhiều cách cắt giảm sự sa sút động cơ lao động của các chương trình chống đói nghèo. Một trong những biện pháp đó là yêu cầu mọi người nhận trợ cấp phải chấp nhận công việc mà chính phủ đưa ra - hệ thống kiểu này đôi khi được gọi là phúc lợi lao động . Một biện pháp khác là chỉ trợ cấp t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Lý thuyết hành vi người tiêu dùng.doc