Việc huy động vốn đầy đủ và kịp thời cho sản xuất kinh doanh là rất khó, nhưng làm thế nào để quản lý và sử dụng tài sản lưu động sao cho có hiệu quả là việc làm còn khó hơn rất nhiều. Một trong những nhân tố có ảnh hưởng quyết định tới hiệu quả sử dụng TSLĐ, đó là việc phân bổ TSLĐ sao cho hợp lý. Mỗi một khoản mục sẽ chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng TSLĐ của công ty thì được coi là hợp lý, điều đó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như: đặc điểm kinh doanh, lĩnh vực ngành nghề kinh doanh, loại hình doanh nghiệp, năng lực của đội ngũ lãnh đạo. Do đó, các doanh nghiệp khác nhau sẽ có kết cấu TSLĐ khác nhau. Là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh với lượng TSLĐ chiếm tỉ trọng lớn trong tổng vốn thì việc phân bổ TSLĐ của công ty sao cho hợp lý có ý nghĩa hết sức quan trọng, có tính quyết định tới hiệu quả sử dụng TSLĐ và hiệu quả kinh doanh của công ty. Ta có thể thấy được tình hình phân bổ và cơ cấu TSLĐ của công ty giầy Thượng Đình qua bảng sau :
26 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3407 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Lý thuyết và thực tế về quản trị tài sản lưu động tại Công ty giày Thượng Đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và thời gian cần thiết để bán chúng. Hai yếu tố này có mối quan hệ với nhau, chẳng hạn thời gian sẽ bán rất ngắn nếu có một sự nhượng bộ về giá bán. Một chứng khoán được coi là có tính thanh khoản cao nếu nó có thể được chuyển nhượng nhanh chóng mà người bán không phải có những nhượng bộ quan trọng về giá bán.
Tính rủi ro : bao gồm :
Rủ ro khánh tận tài chính : là rủi ro người phát hành chứng khoán không có khả năng chi trả tiền lãi và gốc theo lịch trình thanh toán. Trừ các loại chứng khoán do Chính phủ phát hành, tất cả các loại chứng khoán công ty đều có rủi ro này ở một mức độ nào đó.
Rủi ro lãi suất : là những rủi ro về sự thay đổi giá trị thị trường của các loại lãi suất trên thị trường làm cho lãi suất thực của chứng khoán thấp hơn lãi suất danh nghĩa của nó.
Rủi ro về sức mua : là loại rủi ro xảy ra khi sức mua thực tế của tiền tệ tại thời điểm nhận được lợi nhuận đầu từ bị giảm xuống do tác động của lạm phát. Loại rủi ro này hầu như không đáng kể trong các hoạt động đầu tư ngắn hạn.
Ngoài ra, hoạt động đầu tư chứng khoán còn có thể có các rủi ro khác như : rủi ro hối đoái, rủi ro thanh khoản,…
Lợi nhuận kỳ vọng : Tỷ lệ sinh lời kỳ vọng của một chứng khoán là một yếu tố rất quan trọng cần được đánh giá thận trọng khi lựa chọn đầu tư vào các loại chứng khoán. Mặt khác, giữa lợi nhuận kỳ vọng và rủi ro có mối liên hệ với nhau, rủi ro cang cao thì lợi nhuận kỳ vọng càng lớn . So với cổ phiếu, trái phiếu công ty và các công cụ đầu tư dài hạn khác, các chứng khoán ngắn hạn có mức rủi ro thấp nên tính thanh khoản của chúng cao hơn.
Khả năng chịu thuế : Phạm vi chịu thuế của những khoản lợi nhuận do đầu tư chứng khoán mạng lại là một sự cân nhắc quan trọng khi đánh giá lợi nhuận kỳ vọng của các chứng khoán.
Thời gian đáo hạn : Khi cần phải bán gấp một loại chứng khoán nào đó thì việc phải nhượng bộ về giá cả là điều khó tránh khỏi. Để hạn chế đến mức thấp nhất việc phải bán mục đầu tư chứng khoán có nhiều mức đáo hạn khác nhau phù hợp với nhu cầu tài chính của doanh nghiệp.
QUẢN TRỊ KHOẢN PHẢI THU
Chính sách tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách tín dụng
Chính sách tín dụng :
- Tiêu chuẩn tín dụng : mức chất lượng tín dụng tối thiểu để một đối tác được chấp nhận cấp tín dụng.
- Chiết khấu thanh toán : khuyến khích đối tác thanh toán sớm trước thời hạn để được hưởng chiết khấu.
- Thời hạn bán chịu (thời hạn tín dụng) quy định về độ dài thời gian của các khoản tín dụng. à Chiết khấu thanh toán và thời gian bán chịu chỉ rõ hình thức của khoản tín dụng.
Ví dụ : một thương vụ mua bán có quy định 2/10 net 30. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp áp dụng tỷ lệ chiết khấu 2% nếu hóa đơn bán hàng được thanh toán trong vòng 10 ngày kể từ ngày giao hàng. Mặt khác, số tiền hàng phải được thanh toán trong vòng 30 ngày, nếu không đúng sẽ phải chịu lãi suất phạt (lãi suất quá hạn).
Các yếu tố tác động đến chính sách tín dụng :
Có nhiều yếu tố tác động đến chính sách tín dụng của doanh nghiệp. Sau đây là một số yếu tố cơ bản :
Điều kiện của doanh nghiệp : Đặc điểm về sản phẩm, ngành nghề kinh doanh tiêu thụ và tiềm lực tài chính là nhữn yếu tố tác động trực tiếp đến chính sách tín dụng của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có quy mô lớn, có tiềm lực tài chính mạnh, sản phẩm có thời gian sử dụng lâu bền thường cho phép mở rộng chính sách tín dụng hơn các doanh nghiệp ít vốn, sản phẩm dễ hư hỏng, mất phẩm chất, khó bảo quản. Đối với những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có tính thời vụ, trong thời kỳ sản phẩm của doanh nghiệp có nhu cầu tiêu thụ lớn cần khuyến khích tiêu thụ để thu hồi vốn.
Điều kiện của khách hàng :
+ Vốn hay sức mạnh tài chính (capital) : là thước đo về tình hình tài chính của một doanh nghiệp, nó ảnh hưởng đến rủi ro thanh toán.
+ Khả năng thanh toán (capacity) : được đánh giá qua các hệ số thanh toán chung, hệ số thanh toán nhanh, hệ số thanh toán lãi vay…của khách hàng.
+ Tư cách tín dụng (character) : là thái độ tự giác đối với việc thanh toán nợ của khách hàng.
+ Vật thế chấp (collateral) : là tài sản khách hàng dùng đảm bảo cho món nợ của mình.
+ Điều kiện kinh tế (condition) : là sự phát triển của nền kinh tế nói chung và mức độ phát triển của từng vùng địa lý nói riêng có ảnh hưởng đến việc thanh toán của khách hàng.
Lợi ích kinh tế đạt được khi thực hiện chính sách tín dụng :
+ Số lượng và giá bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ dự kiến tiêu thụ
+ Các chi phí phát sinh do tăng các khoản nợ : chi phí quản lý nợ phải thu, chi phí thu hồi nợ, chi phí rủi ro.
+ So sánh lợi nhuận gộp do doanh số bán tăng lên với những chi phí tăng thêm do sự thay đổi của chính sách tín dụng gây ra.
Phân tích, đánh giá các khoản phải thu :
Phân loại :
Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) : các khoản nợ trong hạn mà DN đánh giá có đủ khả năng thu hồi đúng hạn.
Nhóm 2 (nợ cần chú ý) : các khoản nợ quá hạn < 90 ngày và các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn nợ.
Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) : các khoản nợ quá hạn từ 90 – 180 ngày và các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày.
Nhóm 4 (nợ nghi ngờ) : các khoản nợ quá hạn từ 181 – 360 ngày và các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày.
Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn/không thu hồi được) : các khoản nợ quá hạn > 360 ngày và các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn cơ cấu lại.
Ngoài ra, để theo dõi các khoản phải thu (KPT) có thể sử dụng các công cụ sau :
Kỳ thu tiền bình quân (ACP)
Kỳ thu tiền bình quân
=
=
=
Phân tích tuổi các khoản phải thu
Xác định doanh thu bán chịu các tháng
Xác định cơ cấu các KPT chưa thu được
Xác định tổng các KPT đến ngày thu
Xác định tuổi các KPT với dãn cách 30 ngày ứng với tỷ trọng trong tổng các KPT
Phát triển các phân tích.
Mô hình số dư KPT :
Phương pháp này đo lường quy mô doanh số bán chịu chư thu được tiền tại thời điểm cuối các tháng do kết quả bán hàng của tháng và của các tháng trước đó.
Phòng ngừa rủi ro và xử lý đối với khoản phải thu khó đòi.
Phòng ngừa rủi ro :
Cấu trúc rủi ro :
+ Rủi ro do không thu hồi được nợ (rủi ro tín dụng)
+ Rủi ro do tác động của sự thay đổi tỷ giá, lãi suất…
Biện pháp phòng ngừa :
+ Nghiên cứu khách hàng để giới hạn tín dụng
+ Sử dụng các giải pháp kiểm soát rủi ro
+ Căn cứ vào kết quả phân loại nợ phải thu doanh nghiệp cần phải lập dự phòng đối với khoản phải thu khó đòi
+ Sử dụng các giải pháp phòng ngừa rủi ro hối đoái đối với khoản phải thu
Xử lý khoản phải thu khó đòi :
Cơ cấu lại thời hạn nợ : điều chỉnh kỳ hạn nợ hoặc gia hạn nợ cho khách hàng
Xóa một phần nợ cho khách hàng.
Thông qua các bạn hàng của khách nợ để giữ hàng.
Tranh thủ sự giúp đỡ của các ngân hàng, các tổ chức tín dụng để phong tỏa tài sản, tiền vốn của khách nợ.
Khởi kiện trước pháp luật…
QUẢN TRỊ HÀNG TỒN KHO
1.4.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến tồn kho dự trữ
- Quy mô sản xuất và nhu cầu dự trữ nguyên liệu cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhu cầu dự trữ nguyên vật liệu, hàng hóa của doanh nghiệp thường bao gồm : dự trữ thường xuyên, dự trữ bảo hiểm, dự trữ thời vụ.
- Khả năng sẵn sàng cung ứng của thị trường.
- Thời gian vận chuyển hàng từ nhà cung cấp đến doanh nghiệp.
- Xu hướng biến động giá cả hàng hóa, nguyên vật liệu.
- Độ dài thời gian chu kỳ sản xuất sản phẩm.
- Trình độ tổ chức sản xuất và khả năng tiêu thụ sản phẩm của DN.
- Khả năng xâm nhập và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
1.4.2 Chi phí tồn kho
Bao gồm :
Chi phí đặt hàng : bao gồm các chi phí liên quan đến việc chuẩn bị và phát hành đơn đặt hàng như chi phí giao dịch, quản lý, kiểm tra và thanh toán
Chi phí lưu kho (chi phí bảo quản) : Chi phí này xuất hiện khi doanh nghiệp phải lưu trữ hàng để bán, bao gồm : chi phí đóng gói hàng, chi phí bốc xếp hàng vào kho, chi phí thuê kho, bảo hiểm, khấu hao kho và thiết bị kho, chi phí hao hụt, hư hỏng hàng hóa, lãi vay…
Các chi phí khác :
+ Chi phí giảm doanh thu do hết hàng
+ Chi phí mất uy tín với khách hàng
+ Chi phí gián đoạn sản xuất…
1.4.3 Mô hình đặt hàng hiệu quả (EOQ)
Mô hình EOQ là một mô hình quản trị tồn kho mang tính định lượng, có thể sử dụng nó để tìm mức tồn kho tối ưu cho doanh nghiệp.
Giả thiết :
Lượng hàng mua trong mỗi lần đặt hàng là như nhau.
Nhu cầu, chi phí đặt hàng và chi phí bảo quản là xác định. Thời gian mua hàng – thời gian từ khi đặt một đơn hàng tới khi nhận được hàng cũng là xác định.
Chi phí mua của mỗi đơn vị không bị ảnh hưởng bởi số lượng hàng được đặt.
Không xảy ra hiện tượng hết hàng.
Mô hình đặt hàng hiệu quả :
∑ CF tồn kho= ∑ CF đặt hàng + ∑ CF bảo quản
∑ CF đặt hàng = x P
∑ CF bảo quản = x C
Trong đó : EOQ : Số lượng hàng đặt có hiệu quả
D : Tổng nhu cầu 1 loại sản phẩm/ thời gian nhất định.
P : Chi phí cho mỗi lần đặt hàng
C : Chi phí bảo quản trên một đơn vị hàng tồn kho.
EOQ =
Xác định thời điểm tái đặt hàng
Điểm tái đặt hàng
=
Số lượng hàng bán trong 1 đơn vị thời gian
x
Thời gian mua hàng
Lượng dự trữ an toàn
Dự báo về biến động nhu cầu với phân phối xác suất tương ứng
Xác định mức dự trữ an toàn (mức đệm) tối đa cần xem xét.
Phân tích tác động của các trạng thái của mức dự trữ an toàn tới tổng CF tồn kho.
Lựa chọn mức dự trữ an toàn tối ưu (mức đệm hứa hẹn tổng CF tồn kho là tối thiểu).
Chương II : Thực tế về quản trị tài sản lưu động của công ty giầy Thượng Đình
2.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY GIÀY THƯỢNG ĐÌNH
2.1.1 Giới thiệu công ty :
Tên đầy đủ : CÔNG TY TNHH NN MỘT THÀNH VIÊN GIẦY THƯỢNG ĐÌNH Địa chỉ : 277 Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội Điện thoại : (04) 8586628 – 8544312 Fax: (04) 8582063 Email :tdfootwear@fpt.vn Website :thuongdinhfootwear.com.vn
- Giấy CN đăng ký kinh doanh số: 0104000224, ngày cấp: 01/09/2005, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội. - Loại hình doanh nghiệp : Công ty TNHH NN một thành viên - Người đại diện pháp lý : Ông Phạm Tuấn Hưng - Vốn đăng ký kinh doanh : 50 tỷ đồng. - Ngành nghề kinh doanh chính: Sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu giầy dép các loại.
Chi nhánh và các đại lý : Tổng đại lý miền Bắc: 107 Tôn Đức Thắng - Đống Đa - Hà Nội. Chi nhánh tại thành Phố Hồ Chí Minh : 53 Trần Quang Diệu - Phường 14 - Quận 3. Nhà Phân phối miền Trung: 426 Hùng Vương - Thành phố Đà Nẵng
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển :
+ Thành lập năm 1957, tiền thân là xưởng X30 thuộc Cục quân nhu – Tổng cục hậu cần – Quân đội nhân dân Việt Nam. Với gần 200 CBCNV có nhiệm vụ sản xuất mũ cứng, dép cao su phục vụ cho quân đội, công nghệ chủ yếu là thủ công và bán cơ khí. + Năm 1961: Xí nghiệp X30 được điều chuyển về Sở công nghiệp Hà Nội – UBND thành phố Hà Nội. + Năm 1967, xí nghiệp X30 tiếp nhận một số đơn vị khác và đổi tên thành Nhà máy cao su Thuỵ Khuê. + Năm 1970, sát nhập với Xí nghiệp giầy vải Hà Nội và có chức năng nhiệm vụ chủ yếu là: Sản xuất mũ, giầy và các sản phẩm từ cao su phục vụ cho quân đội, xuất khẩu sang Liên Xô, các nước Đông Âu và thị trường trong nước. + Năm 1978, hợp nhất với Xí nghiệp giầy vải Thượng Đình và lấy tên là Xí nghiệp giầy vải Thượng Đình. + Năm 1993, chính thức mang tên Công ty giầy Thượng Đình. + Tháng 7/2004, Công ty giầy Thượng Đình thành lập thêm nhà máy Giầy da xuất khẩu Hà Nam tại khu công nghiệp Đồng Văn – Hà Nam. + Từ tháng 8/2005, Công ty chuyển đổi thành Công ty TNHH NN một thành viên giầy Thượng Đình, trực thuộc UBND thành phố Hà Nội. Hiện tại Công ty có trên 2000 CBCNV và 7 dây chuyền sản xuất giầy dép hiện đại.
2.1.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây
Trong những năm gần đây, nền kinh tế thế giới có nhiều biến động, kéo theo sự sụt giảm nhu cầu tiêu dùng hàng hoá nói chung cũng như là sản phẩm của ngành da giầy nói riêng. Điều này đã gây ra những tác động rất lớn đến tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty. Tuy nhiên, với uy tín và chất lượng sản phẩm, với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực sản xuất giầy dép nên công ty vẫn giữ được mối quan hệ với các bạn hàng truyền thống như Pháp, Hàn Quốc, Hà Lan... Bên cạnh đó, công ty cũng đã chú trọng hơn vào thị trường nội địa. Trong những năm vừa qua, doanh thu tiêu thụ hàng nội địa của công ty ngày một tăng, và mặc dù chỉ chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong tổng doanh thu nhưng điều đó cũng chứng tỏ công ty đã tìm được chỗ đứng của mình ở thị trường trong nước.
Kết quả cụ thể về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm gần đây được thể hiện thông qua bảng sau:
Chỉ tiêu
Mã số
Năm 2001
Năm 2002
Chênh lệch
Năm 2003
Chênh lệch
Số tiền
Tỷ lệ
Số tiền
Tỷ lệ
Tổng doanh thu
01
87472.13
99543.5
12071.4
13.8
101925.2
2381.71
2.39
Các khoản giảm trừ
03
0
0
-
-
0
-
-
Chiết khấu
04
0
0
-
-
0
-
-
Giảm giá hàng bán
05
0
0
-
-
0
-
-
Hàng bán bị trả lại
06
0
0
-
-
0
-
-
Thuế TTĐB, thuế XK
07
0
0
-
-
0
-
-
1. Doanh thu thuần
10
87472.13
99543.5
12071.4
13.8
101925.2
2381.71
2.39
2. Giá vốn hàng bán
11
72566.36
86343.5
13777.2
18.99
90750.7
4407.15
5.1
3. LN gộp
20
14905.77
13200
(1705.8)
(11.44)
11174.53
(2025.4)
(15.34)
4. Chi phí bán hàng
21
2186.66
1962.89
(223.77)
(10.23)
2231.55
268.66
13.69
5. Chi phí quản lý DN
22
11276.53
9876.66
(1399.9)
(12.41)
7453.57
(2423.1)
(24.53)
6. LN trừ hđkd TN hđ tài chính
30
31
1442.58
247.66
1360.42
156.56
(82.16)
(91.1)
(5.7)
(36.78)
1489.4
52.15
128.98
(104.41)
9.48
(66.69)
Chi phí hoạt động tài chính
32
152.81
133.55
(19.26)
(12.6)
214.75
81.2
60.8
7. LN từ hđ tài chính
40
94.85
23.011
(71.839)
(75.74)
(162.6)
(185.61)
(806.6)
TN từ hđ bất thường
41
56.72
83.7
26.98
47.57
14.01
(69.69)
(83.26)
Chí phí từ hđ bất thường
42
23.57
133.28
109.71
465.46
0
(133.28)
(1000)
8. LN hđ bất thường
50
33.15
(49.57)
(82.72)
(249.5)
14.01
63.58
(128.3)
9. LN trước thuế
60
1570.58
1333.85
(236.73)
(15.07)
1340.81
6.96
0.52
10. Thuế lợi tức
70
552.98
413.18
(139.8)
(25.28)
412.69
(0.49)
(0.12)
11. LN sau thuế
80
1017.6
920.67
(96.93)
(9.53)
928.12
7.45
0.81
2.1.4. Các thành tích, giải thưởng đối với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp:(1). Các thành tích do nhà nước trao tặng: + Huân chương chiến công hạ Ba (1960;2001) + Huân chương lao động hạng Ba (1981; 2001) + Bằng khen của Chủ tịch nước (1976) + Bằng khen của Thủ tướng chính phủ (1978; 2006) + Huân chương lao động hạng Nhì (1987) + Huân chương lao động hạng Nhất (1997) + Huân chương độc lập hạng Nhì (2007)(2). Các thành tích do các đơn vị và người tiêu dùng bình chọn: + Sản phẩm của Công ty luôn được người tiêu dùng bình chọn TOPTEN, liên tục được công nhận là Hàng Việt nam chất lượng cao từ năm 1996 đến 2008 (do Người tiêu dùng bình chọn - Báo Sài gòn tiếp thị tổ chức). Đạt nhiều huy chương vàng, bạc tại các Hội chợ triển lãm trong nước và quốc tế. + Thương hiệu giầy Thượng Đình luôn được bình chọn là thương hiệu nổi tiếng quốc gia trong các năm 2006,2007,2008. +Năm 2004, công ty đạt giải thưởng Cúp chân dung Bạch Thái Bưởi, cúp vàng Hà Nội, doanh nghiệp tiêu biểu. + Năm 2005, Công ty đạt giải thưởng Hà Nội vàng cho sản phẩm giầy thể thao, 03 huy chương vàng cho 3 sản phẩm giầy thể thao tại Hội chợ Hà nội vàng hướng tới 1000 năm Thăng Long Hà Nội. + Thương hiệu Giầy Thượng Đình được công nhận là một trong những thương hiệu mạnh năm 2004;2005;2006 do phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức.
2.2 THỰC TẾ QUẢN TRỊ TÀI SẢN LƯU ĐỘNG Ở CÔNG TY GIÀY THƯỢNG ĐÌNH :
Tình hình phân bổ tài sản lưu động của công ty.
Việc huy động vốn đầy đủ và kịp thời cho sản xuất kinh doanh là rất khó, nhưng làm thế nào để quản lý và sử dụng tài sản lưu động sao cho có hiệu quả là việc làm còn khó hơn rất nhiều. Một trong những nhân tố có ảnh hưởng quyết định tới hiệu quả sử dụng TSLĐ, đó là việc phân bổ TSLĐ sao cho hợp lý. Mỗi một khoản mục sẽ chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng TSLĐ của công ty thì được coi là hợp lý, điều đó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như: đặc điểm kinh doanh, lĩnh vực ngành nghề kinh doanh, loại hình doanh nghiệp, năng lực của đội ngũ lãnh đạo.... Do đó, các doanh nghiệp khác nhau sẽ có kết cấu TSLĐ khác nhau. Là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh với lượng TSLĐ chiếm tỉ trọng lớn trong tổng vốn thì việc phân bổ TSLĐ của công ty sao cho hợp lý có ý nghĩa hết sức quan trọng, có tính quyết định tới hiệu quả sử dụng TSLĐ và hiệu quả kinh doanh của công ty. Ta có thể thấy được tình hình phân bổ và cơ cấu TSLĐ của công ty giầy Thượng Đình qua bảng sau :
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Chênh lệch
Năm 2003
Chênh lệch
Số tiền
Tt
Số tiền
Tt
Số tiền
Tỷ lệ (%)
Số tiền
Tt
Số tiền
Tỷ lệ (%)
I. Tiền
1728.43
4.63
2525.46
6.27
797.03
46.11
4801.68
9.38
2276.22
90.13
1. Tiền mặt tại quỹ
642.74
37.19
933.22
36.95
290.48
45.19
1823.21
37.97
889.99
95.37
2. TGNH
1085.69
62.81
1592.24
63.05
506.55
46.66
2978.46
62.03
1386.22
87.06
II. Các khoản phải thu
26703.14
71.47
25360.21
63.01
(1342.93)
(5.03)
23769.22
46.41
(1590.99)
(6.27)
1. Phải thu của khách hàng
24742.91
92.66
23583.91
93,00
(1159)
(4.68)
22079.15
92.98
(1504.76)
(6.38)
2. Trả trước cho người bán
774.77
2.90
951.55
3.75
176.78
22.82
1023.94
4.31
72.39
7.61
3. Thuế GTGT được khấu
619.48
2.32
622.49
2.45
3.01
0.49
617.06
2.6
-5.43
(0.87)
4. Các khoản phải thu khác
565.98
2.12
202.45
0.80
(363.53)
(64.23)
79.46
0.33
(122.99)
(60.71)
III. Hàng tồn kho
8724.22
23.35
12362.35
30.72
3638.13
41.7
22639.9
44.21
10277.55
83.14
1. NVL tồn kho
2733.48
31.33
4200.31
33.98
1466.83
53.66
7381.76
32.61
3181.45
75.74
2. CC, DC tồn kho
232.89
2.67
628.86
5.09
395.97
170.02
503.58
2.22
(125.28)
(19.92)
3. CF sxkd dở dang
2311.63
26.50
1080.61
8.24
(1231.02)
(53.25)
3811.91
16.84
2731.3
274.23
4. Thành phẩm tồn kho
3446.22
39.50
6544.56
52.94
3098.34
89.91
10942.66
48.33
4398.1
67.2
IV. TSLĐ khác
206.42
0.55
475.89
1.18
269.47
130.54
658.82
1.29
182.93
38.44
Tổng
37362.21
100
40248.02
100
2885.81
7.72
51210.81
100
10962.79
27.24
Thực tế quản trị 3 tài sản lưu động chính ở công ty giày Thượng Đình
Quản trị tiền mặt:
Vốn tiền mặt có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó đáp ứng kịp thời cho các nhu cầu chi tiêu của doanh nghiệp như: tạm ứng cho cán bộ công nhân viên, mua sắm hàng hoá, thanh toán các khoản chi phí phát sinh hàng ngày. Đồng thời nó cũng giúp cho doanh nghiệp tăng được khả năng thanh toán nhanh, đảm bảo sự an toàn trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, việc tính toán, xác định xem khoản vốn bằng tiền mặt này cần một lượng bao nhiêu làđiều không phải đơn giản. Một lượng vốn tiền mặt hợp lý là phải đáp ứng vừa đủ các nhu cầu chi tiêu của doanh nghiệp, đồng thời cũng phải có sự thay đổi tăng giảm sao cho phù hợp với từng hoàn khoảng thời gian nhất định.
Qua bảng trên ta có thể thấy:
Qua 2 năm , vốn tiền mặt của công ty đều tăng.Năm 2001 là 1728,43tr đồng, chiếm tỉ trọng 4,63% trong tổng TSLĐ. Như vậy, so với năm 2001, vốn tiền mặt của công ty năm 2002 đã tăng thêm 797,03 tr.đồng, với tỷ lệ tăng là 46,11% và trong năm 2003 vốn tiền mặt cũng đã tăng lên thêm 2276,22tr.đồng so với năm 2002. Vốn tiền mặt của công ty tăng là do tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng tăng, trong đó đặc biệt là khoản tiền mặt tại quỹ. Cụ thể: năm 2002, tiền mặt tại quỹ của công ty đạt 933,22 tr.đồng, so với 642,74 tr.đồng của năm 2001 thì đã tăng thêm được 290,48 tr.đồng ứng với tỷ lệ tăng 45,1năm 2003 còn tăng cao hơn với số tiền là 889,99 tr.đồng ,tỷ lệ tăng rất cao 95,37%.TGNH năm 2003 tăng mạnh hơn sự gia tăng của năm 2002 với tỷ lệ cao hơn hẳn là 87,06% so với tỷ lệ tăng 46,66% của năm 2002. Điều này rất có lợi cho công ty vì một mặt công ty có thể dẽ dàng giao dịch với các đối tác trong và ngoài nước thông qua các ngân hàng, đồng thời công ty cũng thu được một khoản lãi đáng kể từ số tiền gửi trong ngân hàng đó.
Như vậy, so với năm2001, 2002 thì đến năm 2003, khoản mục vốn bằng tiền của công ty đã tăng đáng kể. Điều này là phù hợp vì doanh thu của công ty trong năm 2003 đã tăng khá nhiều so với năm 2002, khiến cho nhu cầu về tiền mặt của công ty cũng tăng lên. Việc có một lượng dự trữ lớn tiền mặt cũng sẽ giúp cho khả năng thanh toán của công ty được cải thiện đáng kể.
Quản trị các khoản phải thu :
Trong điều kiện kinh doanh hiện nay thì việc tồn tại các khoản phải thu như phải thu của khách hàng, trả trước cho người bán là không thể tránh khỏi. Thậm chi, nó còn là một trong những biện pháp giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong quá trình sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm. Ví dụ như việc bán chịu cho khách hàng được xem như là một biện pháp giúp doanh nghiệp dễ tiêuthụ sản phẩm của mình hơn. Thế nhưng, nếu khoản phải thu quá lớn thì lại là không tôt vì lúc đó công ty đang bị chiếm dụng một lượng TSLĐ lớn, gây lãng phí về vốn và làm giảm hiệu quả sử dụng TSLĐ.
Như đã phân tích ở trên, khoản phải thu của công ty trong năm 2002 và 2003 đã giảm đi so với năm 2001. Tuy nhiên, nếu xét về tỷ trọng của khoản phải thu so với tổng TSLĐ thì sự thay đổi là không đáng kể và vẫn chiếm một tỷ trọng khá lớn.
Ta có thể xem xét sự biến động của các khoản phải thu của doanh nghiệp qua bảng sau:
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Chênh lệch
Năm 2003
Chênh lệch
Số tiền
Tỷ lệ (%)
Số tiền
Tỷ lệ (%)
1.Phải thu của khách hàng
24742.91
951.55
(1159)
(4.68)
22079.15
(1504.8)
(6.38)
2.Trả trước cho người bán
774.77
951.55
176.78
22.82
1023.94
72.39
7.61
3. Thuế GTGT được khấu trừ
619.48
622.49
3.01
0.49
617.06
(5.43)
(0.87)
4. Các khoản phải thu khác
565.98
202.45
(363.53)
(64.23)
79.46
(122.99)
(60.75)
Tổng
26703.14
25360.21
(1342.93)
(5.03)
23799.62
(1560.6)
(6.15)
Khoản phải thu trong năm 2002 giảm so với năm 2001 là do:
- Phải thu của khách hàng trong năm 2002 giảm -1159 tr.đồng ứng với tỷ lệ giảm tương ứng 4,68%
- Phải thu khác giảm 363,53 tr.đồng với tỷ lệ giảm rất cao 64,23%
Khoản phải thu trong năm 2003 giảm so với năm 2002 là do:
- Phải thu của khách hàng giảm – 1504,76 tr.đồng với tỷ lệ giảm 6,38%, trong khi doanh thu vẫn tăng. Điều này chứng tỏ công ty đã làm tốt công tác thu hồi nợ, giúp cho đồng vốn công ty được quay vòng nhiều hơn, tăng hiệu quả sử dụng vốn. Chính sự sụt giảm của khoản phải thu của khách hàng đã gó phần đáng kể làm giảm khoản phải thu của công ty.
- Các khoản phải thu khác và thuế GTGT được khấu trừ giảm .Các khoản phải thu khác giảm –122,78 tr.đồng với tỷ lệ 60,71%,và thuế GTGT được khấu trừ giảm -0,54 tr.đồng với tỷ lệ giảm tương ứng là 0,87%.Việc hai khoản này giảm thực tế không ảnh hưởng gì tới doanh thu của công ty trong năm 2003 khi mà cả doanh thu mà lợi nhuận đều tăng. Tuy nhiên, công ty cũng cần tìm rõ nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng này để có biện pháp khắc phục, tránh để lãng phí về vốn .
- Khoản trả trước cho người bán tăng so với năm 2002 với tỷ lệ là 7,61% nhưng tỷ trọng của nó trong khỏan phải thu chưa phải lớn . Việc tăng lên của khoản phải trả cho người bán chủ yếu là do yêu cầu từ phía người bán.
Việc các khoản phải thu giảm là tín hiệu đáng mừng cho công ty vì nó chứng tỏ công ty đã phần nào thu hồi vốn được từ phía khách hàng và việc mua bán được khách hàng trả tiền ngay sau khi mua.
Để đánh giá cụ thể tình hình quản lý các khoản phải thu, ta có thể sử dụng một số chỉ tiêu sau :
- Vòng quay các khoản phải thu =
Vòng quay các khoản = = 3,17 (vòng)
phải thu năm 2001
Vòng quay các khoản = = 3,84 (vòng)
phải thu năm 2002
Vòng quay các khoản = = 4,15 (vòng)
phải thu năm 2003
Kỳ thu tiền bình quân =
Kỳ thu tiền bình quân năm 2001 = = 113,56 (ngày)
Kỳ thu tiền bình quân năm 2002 = = 93,75 (ngày)
Kỳ thu tiền bình quân năm 2003 = = 86,75 (ngày)
Do khoản phải thu trong hai năm 2002 và 2003 giảm trong khi tổng doanh thu lại tăng nên cả hai chỉ tiêu là vòng quay của phải thu và kỳ thu tiền trung bình của năm 2002 đều tăng so với năm 2001 và năm 2003 tăng so với năm 2002. Cụ thể:
Vòng quay các khoản phải thu năm 2002 đạt 3,84 vòng, còn kỳ thu tiền bình quân là 93,75 ngày. Trong khi các chỉ tiêu này của năm 2001 tương ứng là 3,17 vòng và 93,75 ngày. Năm 2003 đạt 4,15 vòng với kỳ thu tiền bình quân 86,75 ngày .Như vậy, rõ ràng năm 2003 các chỉ tiêu này đã tốt hơn rất nhiều khi vòng quay các khoản phải thu càng lớn và kỳ thu tiền bình quân nhỏ đi và điều này chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu là tốt và doanh nghiệp ít bị chiếm dụng. Điều này cũng có nghĩa là trong năm 2003, bình quân có 4,15 lần thu được các khoản nợ thương mại, tức là cứ 86,75 ngày thì thu được một khoản nợ. Mặc dù những con số trên chưa phải là quá tốt so với nhiều doanh nghiệp khác, nhưng nó cũng đã thể hiện những nỗ lực đáng ghi nhận của công ty trong điều kiện kinh doanh khó khăn như hiện nay.
Quản trị hàng tồn kho
Công ty giầy Thượng Đình là công ty chủ yếu sản xuất theo đơn đặt hàng.
Sau khi thoả thuận và đi đến kí kết hợp đồng với các đối tác thì công ty mới tiến
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Lý thuyết và thực tế về quản trị tài sản lưu động tại Công ty giày Thượng Đình.doc