Tiểu luận Mạng viễn thông

Máy tính ra đời là bước ngoặt vĩ đại nhất trong lịch sử loài người, nó đã xâm nhập vào tất cả đời sống của con người. Máy tính của là các thiết bị cơ-điện tử lớn và rất dễ hỏng. Sự phát minh ra bán dẫn vào năm 1947 tạo ra cơ hội để làm ra chiếc máy tính nhỏ và đáng tin cậy hơn.

-1950 Các chạy bởi các chương trình ghi trên thẻ đục lỗ bắt đầu được dùng trong các học viện lớn. Điều này tuy tạo nhiều thuận lợi với máy tính có khả năng được lập trình nhưng cũng có rất nhiều khó khăn trong việc tạo ra các chương trình dựa trên thẻ đục lỗ này.

-1950 Người ta phát minh ra chứa nhiều trên một mẫu nhỏ, tạo ra một bước nhảy vọt trong việc chế tạo các máy tính mạnh hơn, nhanh hơn và nhỏ hơn. Đến nay, IC có thể chứa hàng triệu transistor trên một mạch.

 

docx51 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2774 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Mạng viễn thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g mại và phát triển mạnh trên toàn thế giới; Sử dụng Internet và dịch vụ mở rộng nhanh chóng nhờ có trang web. - 1997–2001 Cộng đồng viễn thông được bãi bỏ quy định và kinh doanh phát triển nhanh chóng; các mạng tế bào số, đặc biệt là GSM mở rộng trên toàn thế giới; những ứng dụng thương mại của Internet mở rộng và một phần truyền thông thoại truyền thống được chuyển từ mạng điện thoại chuyển mạch công cộng sang Internet. Chất lượng LAN được cải thiện với công nghệ Ethernet tiên tiến có tốc độ lên tới tầm Gigabit/s. - 2001–2005 Truyền hình số bắt đầu thay thế truyền hình quảng bá tương tự; các hệ thốngtruy nhập băng rộng mở rộng khả năng cung cấp dịch vụ Internet đa phương tiện tới mọi người; dịch vụ thoại trở thành dịch vụ truyền thông cá nhân khi sự xâm nhập của các hệ thống tế bào và tăng lên. - 2005 Nay truyền hình số sẽ thay thế truyền hình tương tự và bắt đầu cung cấp các dịch vụ tương tác ngoài dịch vụ quảng bá; các hệ thống di động tế bào thế hệ thứ 3 và các công nghệ WLAN sẽ cung cấp các dịch vụ dữ liệu tiên tiến cho người sử dụng di động; các dịch vụ di động nội hạt sẽ mở rộng, ứng dụng cho những công nghệ không dây khoảng cách ngắn trong nhà và công sở sẽ tăng lên; mạng viễn thông toàn cầu sẽ tiến triển hướng tới mặt bằng mạng chuyển mạch gói chung cho tất cả các loại dịch vụ. Đã làm nên một  thông minh nhạy bén trên trái đất. Có thể nói lĩnh vực viễn thông đã làm thay đổi bộ mặt, tính cách của trái đất, đã hiện thực hóa khả năng liên kết của mỗi người của mỗi , gắn kết mọi người với nhau nhờ một mạng lưới viễn thông vô hình và hữu hình trên khắp trái đất. Sự hội tụ trong lĩnh vực viễn thông Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu sử dụng và truyền dữ liệu của con người cũng tăng lên theo . Ngành viễn thông đóng góp vai trò lớn lao trong việc vận chuyển đưa tri thức của loài người đến mỗi người, thúc đẩy quá trình sáng tạo đưa thông tin khắp nơi về các ngành lĩnh vực khoa học, các thông tin  cũng như thời sự khác. Viễn thông đem lại sự hội tụ, hay sự thống nhất về các loại hình  (truyền hình quảng bá và truyền hình theo yêu cầu), và dữ liệu Internet băng rộng thúc đẩy ngành  phát triển lên một mức cao hơn với đa dạng các loại hình dịch vụ và chi phí rẻ hơn. Mạng viễn thông giúp người sử dụng có thể gọi điện thoại qua mạng Internet, có thể xem hình ảnh của bạn bè trên khắp , có thể chia sẻ nguồn dữ liệu, có thể thực hiện những   tới mọi nơi trên thế giới một cách đơn giản. Viễn thông ngày càng tạo nên một thế giới gần hơn hội tụ cho tất cả mọi người. 2.2.1 Mạng điện thoại công cộng 2.2.2 Mạng truyền số liệu Mạng truyền số liệu là một hệ thống nhằm nối các máy tính lại với nhau, sự thông tin giữa chúng được thực hiện bởi các giao thức đã được chuẩn hoá, có nghĩa các phần mềm trong các máy tính khác nhau có thể cùng nhau giải quyết một công việc hoặc trao đổi thông tin với nhau. Các ứng dụng tin học ngày càng rộng rãi do đó đã đẩy các hướng ứng dụng mạng xử lý số liệu, mạng đấu nối có thể có cấu trúc tuyến tính cấu trúc vòng cấu trúc hình sao... Cấu trúc mạng phải có khả năng tiếp nhận các đặc thù khác nhau của các đơn vị tức là mạng phải có tính đa năng, tính tương thích Mạng số liệu được thiết kế nhằm mục đích có thể nối nhiều thiết bị đầu cuối với nhau. Để truyền số liệu ta có thể dùng mạng điện thoại hoặc dùng đường truyền riêng có tốc độ cao. Dịch vụ truyền số lỉệu trên kênh thoại là một trong các dịch vụ đầu tiên của việc truyền số liệu. Trên mạng này có thể có nhiều máy tính cùng chủng loại hoặc khác loại được ghép nối lại với nhau, khi đó cần giải quyết những vấn đề phân chia tài nguyên. Để các máy tính ở các đầu cuối có thể làm việc được với nhau cần phải có cùng một protocol nhất định. Dạng thức của phương tiện truyền số liệu được qui định bởi bản chất tự nhiên của ứng dụng, bởi số lượng máy tính liên quan và khoảng cách vật lý giữa chúng. Các dạng truyền số liệu trên các dạng sau. Nếu chỉ có hai máy tính và cả hai đều đặt ở một văn phòng, thì phương tiện truyền số liệu có thể chỉ gồm một liên kết điểm nối đơn giản.Tuy nhiên, nếu chúng toạ lạc ở những vị trí khác nhau trong một thành phố hay một quốc gia thì phải cần đến các phương tiện truyền tải công cộng.. Mạng điên thoại công cộng được dùng nhiều nhất, trong trường hợp này sẽ cần đến bộ thích nghi gọi là Modem. Sắp xếp truyền theo dạng này được trình bày trên hình. Khi cần nhiều máy tính trong một ứng dụng, một mạng chuyển mạch sẽ được dùng cho phép tất cả các máy tính có thể liên lạc với nhau vào bất cứ thời điểm nào. Nếu tất cả máy tính đều nằm trong một toà nhà , có thể xây dựng một mạng riêng .Một mạng như vậy được xem như mạng cục bộ LAN (Local Area Network) . Nhiều chuẩn mạng LAN và các thiết bị liên kết đã được tạo ra cho các ứng dụng thực tế . Hai hệ thống mạng Lan cơ bản được trình bày trên hình. Hình Mô hình truyền dữ liệu hiện đại DTE Data Terminal Equipment – Thiết bị đầu cuối dữ liệu Đây là thiết bị lưu trữ và xử lý thông tin. Trong hệ thống truyền số liệu hiện đại thi DTE thường là máy tính hoặc máy Fax hoặc là trạm cuối. Như vậy tất cả các ứng dụng của người sử dụng đều nằm trong DTE Chức năng của DTE thường lưu trữ các phần mềm ứng dụng , đóng gói dữ liệu rồi gửi ra DCE hoặc nhận gói dữ liệu từ DCE theo một giao thức xác định DTE trao đổi với DCE thông qua một chuẩn giao tiếp nào đó. Như vậy mạng truyền số liệu chính là để nối các DTE lại cho phép chúng ta phân chia tài nguyên , trao đổi dữ liệu và lưu trữ thông tin dùng chung DCE Data Circuit terminal Equipment- Thiết bị cuối kênh dữ liệu Đây là thuật ngữ dùng để chỉ các thiết bị dùng để nối các DTE với các đường truyền thông nó có thể là một Modem, Multiplexer, Card mạng...hoặc một thiết bị số nào đó như một máy tính nào đó trong trường hợp máy tính đó là một nút mạng và DTE được nối với mạng qua nút mạng đó. DCE có thể được cài đặt bên trong DTE hoặc đứng riêng như một thiết bị độc lập. Trong thiết bị DCE thường có các phần mềm được ghi vào bộ nhớ ROM phần mềm và phần cứng kết hợp với nhau để thực hiện nhiệm vụ của nó vẫn là chuyển đổi tín hiệu biểu diễn dữ liệu của người dùng thành dạng chấp nhận được bởi đường truyền. Giữa 2 thiết bị DTE việc trao đổi dữliệu phải tuân thủ theo chuẩn, dữ liệu phải gửi theo một Format xác định. Thí dụ như chuẩn trao đổi dữ liệu tầng 2 của mô hình 7 lớp là HDLC ( High level Data Link Control). Kỹ thuật chuyển mạch giữa các node trong mạng Để thực hiện việc liên lạc giữ các thuê bao người ta tạo ra mạng liên lạc với các NODE. Các thuê bao được nối đến các node . các thuê bao được nối vào mạng thông qua các Node. Số lượng các node phụ thuộc vào độ lớn của mạng, như vậy mỗi thuê bao chị cần một cổng I/O. Mỗi mạng bao gồm các Node , các node được nối với nhau , số liệu sẽ truyền từ người gửi đến người nhận theo con đường thông qua mạng, các Node được nối với nhau theo hướng truyền, số liệu được định đường từ Node này sang node này sang node khác. Kỹ thuật chuyển mạch kênh Liên lạc thông qua chuyển mạch kênh đặc trưng bởi việc cung cấp các đường nối cố định giữa 2 thuê bao. Sự liên lạc qua mạng chuyển mạch kênh bao gồm 3 giai đoạn : xác lập, truyền số liệu và giải phóng mạch Xác lập mạch Trước khi có thể truyền số liệu , đường truyền cần được thiết lập, Từ thuê bao truy nhập vào một node , node này cần phải tìm các nhánh đi qua một số node khác để đến được thuê bao bị gọi việc tìm kiếm này dựa vào các thông tin về tìm đường và các thông số khác, cuối cùng khi 2 node thuộc thuê bao gọi và bị gọi được nối với nhau nó cần kiểm tra xem node thuộc thuê bao bị gọi có bận không. Như vậy là con đường nối từ thuê bao gọi đến thuê bao bị gọi đã được thiết lập Truyền số liệu Thông tin bắt đầu truyền từ điểm A đến điểm E có thể trong dạng số hoặc tương tự qua điểm nối mạch bên trong mỗi node, sự nối mạch cho phép truyền 2 chiều toàn phần và dữ liệu có thể truyền 2 chiều. Giải phóng mạch Sau khi hoàn thành sự truyền, có tín hiệu báo của thuê bao gọi (A) hoặc bị gọi (E) báo cho các node trung gian giải phóng sự nối mạch, đường nối từ A đến E không còn nữa. Đường nối được thiết lập trước khi truyền dữ liệu như vậy dung lượng các kênh cần phải dự trữ cho mỗi cặp thuê bao và ở mỗi node cũng phải có lượng chuyển mạch tương ứng bên trong để bảo đảm bảo được sự yêu cầu nối mạch. Trong bộ chuyển mạch số lượng kênh nối phải bảo đảm bảo suốt cả quá trình yêu cầu nối cho dù có hay không có dữ liệu truyền qua. Tuy nhiên khi đường nối giữa 2 thuê bao được nối thì dữ liệu được truyền trên một đường cố định. Kỹ thuật chuyển mạch thông báo Chuyển mạch kênh có 2 nhược điểm: 2 thuê bao cần phải hoạt động trong cùng thời gian truyền. Những nguồn cung cấp cũng phải ổn định và cung cấp qua mạng giữa 2 thuê bao. Hiện nay những bức điện báo, thư điện tử, Files của máy tính được gọi là những thông báo và nó được truyền qua mạng như sự trao đổi những dữ liệu số được trao đổi 2 chiều giữa các thuê bao. Một trong những loại mạch để phục vụ sự trao đổi thông tin đó được gọi là chuyển mạch thông báo. Với chuyển mạch thông báo không tồn tại sự thiết lập và cung cấp lộ trình cố định giữa 2 thuê bao, mỗi thuê bao muốn truyền một thông báo, nó sẽ gán địa chỉ của người nhận vào thông báo. Thông báo sẽ được chuyển qua mạng từ node này qua node khác.Tại mỗi node thông báo được nhận tạm giữ và chuyển sang node khác . các node thông thường là những máy tính nó giữ thông báo ở bộ đệm. 2.2.3 Mạng thông tin di động Vào đầu  tại  người ta phát triển một mạng  chỉ sử dụng trong một vài khu vực. Sau đó vào năm 1982 nó được chuẩn hoá bởi CEPT (European Conference of Postal and Telecommunications Administrations) và tạo ra Groupe Spécial Mobile (GSM) với mục đích sử dụng chung cho toàn Châu Âu. Mạng điện thoại di động sử dụng công nghệ GSM được xây dựng và đưa vào sử dụng đầu tiên bởi Radiolinja ở . Vào năm 1989 công việc quản lý tiêu chuẩn vá phát triển mạng GSM được chuyển cho viện viễn thông châu Âu, và các tiêu chuẩn, đặc tính phase 1 của công nghệ GSM được công bố vào năm 1990. Vào cuối năm 1993 đã có hơn 1 triệu thuê bao sử dụng mạng GSM của 70 nhà cung cấp dịch vụ trên 48 quốc gia.  Từ một thiết bị có khả năng liên lạc qua băng tần AM, ngày nay chúng ta đã có cả một công nghệ hiện đại được thu lại trong cái được gọi là điện thoại di động. Để biết quá trình lịch sử của điện thoại di động, mời bạn đọc cùng “tham quan” qua loạt ảnh lịch sử hấp dẫn sau đây. Mạng di động GSM (Global System for Mobile Telecom) Là mạng cung cấp dịch vụ thoại tương tự như PSTN nhưng qua đường truy nhập vô tuyến. Mạng này chuyển mạch dựa trên công nghệ ghép kênh phân thời gian và công nghệ ghép kênh phân tần số. Các thành phần cơ bản của mạng này là: BSC (Base Station Controller), BTS (Base Transfer Station), HLR (Home Location Register), VLR ( Visitor Location Register) và MS ( Mobile Subscriber). Hiện nay các nhà cung cấp dịch vụ thu được lợi nhuận phần lớn từ các dịch vụ như leased line, Frame Relay, ATM, và các dịch vụ kết nối cơ bản. Tuy nhiên xu hướng giảm lợi nhuận từ các dịch vụ này bắt buộc các nhà khai thác phải tìm dịch vụ mới dựa trên IP để đảm bảo lợi nhuận lâu dài. VPN là một hướng đi của các nhà khai thác. Các dịch vụ dựa trên nền IP cung cấp kết nối giữa một nhóm các user xuyên qua mạng hạ tầng công cộng. VPN có thể đáp ứng các nhu cầu của khách hàng bằng các kết nối dạng any-to-any, các lớp đa dịch vụ, các dịch vụ giá thành quản lý thấp, riêng tư, tích hợp xuyên suốt cùng với các mạng Intranet/Extranet. Một nhóm các user trong Intranet và Extranet có thể hoạt động thông qua mạng có định tuyến IP. Các mạng riêng ảo có chi phí vận hành thấp hơn hẳn so với mạng riêng trên phương tiện quản lý, băng thông và dung lượng. Hiểu một cách đơn giản, VPN là một mạng mở rộng tự quản như một sự lựa chọn cơ sở hạ tầng của mạng WAN. VPN có thể liên kết các user thuộc một nhóm kín hay giữa các nhóm khác nhau. VPN được định nghĩa bằng một chế độ quản lý. Các thuê bao VPN có thể di chuyển đến một kết nối mềm dẻo trải dài từ mạng cục bộ đến mạng hoàn chỉnh. Các thuê bao này có thể dùng trong cùng (Intranet) hoặc khác (Extranet) tổ chức. Tuy nhiên cần lưu ý rằng hiện nay mạng PSTN/ISDN vẫn đang là mạng cung cấp các dịch vụ dữ liệu. Hình Cấu trúc mạng GSM 2.2.4 Mạng máy tính Máy tính ra đời là bước ngoặt vĩ đại nhất trong lịch sử loài người, nó đã xâm nhập vào tất cả đời sống của con người. Máy tính của  là các thiết bị cơ-điện tử lớn và rất dễ hỏng. Sự phát minh ra  bán dẫn vào năm 1947 tạo ra cơ hội để làm ra chiếc máy tính nhỏ và đáng tin cậy hơn. -1950 Các chạy bởi các chương trình ghi trên thẻ đục lỗ bắt đầu được dùng trong các học viện lớn. Điều này tuy tạo nhiều thuận lợi với máy tính có khả năng được lập trình nhưng cũng có rất nhiều khó khăn trong việc tạo ra các chương trình dựa trên thẻ đục lỗ này. -1950 Người ta phát minh ra  chứa nhiều  trên một mẫu  nhỏ, tạo ra một bước nhảy vọt trong việc chế tạo các máy tính mạnh hơn, nhanh hơn và nhỏ hơn. Đến nay, IC có thể chứa hàng triệu transistor trên một mạch. -1960 – 1970 Các máy tính nhỏ được gọi là minicomputer bắt đầu xuất hiện. Hình Máy tính đầu tiên trên thế giới -1977 Công ty máy tính  giới thiệu máy vi tính cũng được gọi là máy tính cá nhân (personal computer - PC). -1981  Đầu tiên. Sự thu nhỏ ngày càng tinh vi hơn của các IC đưa đến việc sử dụng rộng rãi máy tính cá nhân tại nhà và trong kinh doanh. -1980 Người sử dụng dùng các máy tính độc lập bắt đầu chia sẻ các tập tin bằng cách dùng  kết nối với các máy tính khác. Cách thức này được gọi là điểm nối điểm, hay truyền theo kiểu quay số. Khái niệm này được mở rộng bằng cách dùng các máy tính là trung tâm truyền tin trong một kết nối quay số. Các máy tính này được gọi là sàn thông báo. Các người dùng kết nối đến sàn thông báo này, để lại đó hay lấy đi các thông điệp, cũng như gửi lên hay tải về các tập tin. Hạn chế của hệ thống là có rất ít hướng truyền tin, và chỉ với những ai biết về sàn thông báo đó. Ngoài ra, các máy tính tại sàn thông báo cần một modem cho mỗi kết nối, khi số lượng kết nối tăng lên, hệ thống không thề đáp ứng được nhu cầu. Qua các thập niên 1950, 1970, 1980 và 1990,  đã phát triển các mạng diện rộng WAN có độ tin cậy cao, nhằm phục vụ các mục đích quân sự và khoa học. Công nghệ này khác truyền tin điểm nối điểm. Nó cho phép nhiều máy tính kết nối lại với nhau bằng các đường dẫn khác nhau. Bản thân mạng sẽ xác định dữ liệu di chuyển từ máy tính này đến máy tính khác như thế nào. Thay vì chỉ có thể thông tin với một máy tính tại một thời điểm, nó có thể thông tin với nhiều máy tính cùng lúc bằng cùng một kết nối. Sau này, WAN của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã trở thành . 2.2.5 Xu hướng hội tụ các mạng viễn thông Truyền thông theo nghĩa đơn giản là sự trao đổi thông tin. Tuy nhiên, tuỳ khoảng cách truyền tin, loại thông tin và cách thức trao đổi giữa đối tượng cấp tin và người nhận tin dẫn đến các giải pháp kỹ thuật khác nhau. Ví dụ: Hình Các loại hình thông tin Việc trao đổi thông tin giữa 2 (hoặc một nhóm cá nhân) cần thiết lập các kênh trao đổi thông tin riêng. Các thông tin tổng hợp hướng đến số lượng lớn người nhằm phục vụ các nhu cầu tin tức, giải trí thì một nhóm hạn chế người, ví dụ một nhóm cùng xem một phim. thường được phát quảng bá... Các thông tin trao đổi được biểu diễn dưới các hình thức khác nhau (tính đa phương tiện): tiếng nói, hình ảnh, văn bản, màu sắc… và các thông tin này được cảm nhận bởi nhau của con các giác quan khác người như mắt, mũi, tai…. Các phương tiện truyền đạt được phát triển trước đây thường được thiết kế tối ưu cho các loại thông tin, chẳng hạn, tín hiệu radio sử dụng trong dài phát thanh mang các thông tin giọng nói từ các phát thành viên đến tai người nghe, truyền hình mang cả tiếng nói và hình ảnh đến người xem. Sự hình thành các hệ thống cung cấp thông tin cũng như từng nhóm khác hàng tạo nên vô vàn các mạng thông tin độc lập: các đài phát thành, các cơ quan thông tấn, đài truyền hình... Thông tin là một tài nguyên quý giá, với người có thông tin thì làm sao bán cho càng nhiều người càng tốt còn với người sử dụng thì càng được tiếp cận với nhiều thông tin thì càng tốt. Các nhà cung cấp dịch vụ Truyền thông hiện tại nhận thấy vấn đề này và cũng ra sức tổ chức các hệ thống nhằm phục vụ cho các khách hàng một cách tốt nhất, một mạng như vậy không thể chỉ là một mạng Viễn thông, mạng Internet hay mạng truyền hình độc lập mà ở đây cần phải là mạng đa dịch vụ hỗ trợ tất các các loại hình này, cũng có thể gọi đây là một Mạng thế hệ sau. Những lực đẩy cho sự hợp nhất Đối với các mạng cố định, mạng PSTN và ISDN chủ yếu cung cấp dịch vụ thoại và dịch vụ truyền hình. Những năm gần đây, việc bùng nổ các thuê bao và nhu cầu sử dụng Internet. Người dùng có thể sử dụng đường truyền Internet ngày càng cao, ví dụ dùng ADSL. Kết nối Internet cho phép người dùng sử dụng cá dịch vụ trao đổi theo thời gian thực: chat, trò chơi trực tiếp, VoIP. Sự bùng nổ về đầu cuối di động: (số liệu thống kê tháng 6 năm 2007, có 3 tỷ đầu cuối di động, nguồn Mobile World). Các thiết bị này tích hợp sẵn nhiều tài nguyên cho các ứng dụng. Các đầu cuối này có các ứng dụng luôn kết nối mạng. Đó là một sự phát triển cơ bản của khả năng cung cấp ứng dụng. Nhu cầu trao đổi thông tin ngang hàng: Các ứng dụng không còn tồn tại riêng biệt ở các thực thể chỉ có giao diện trao đổi thông tin với người dùng mà còn có những trao đổi thông tin ngang hàng với các thực thể khác. Ví dụ: chia sẻ duyệt web. Do đó, khái niệm ứng dụng cần được định nghĩa lại khả năng kết nối: khả năng thiết lập kết nối ngang hàng dựa trên các thiết bị hỗ trợ giao thức IP. Đây là yêu cầu và động lực chính cho việc hợp nhất giữa đầu cuối di động và đầu cuối cố định nói riêng, sự hợp nhất di động và cố định ở các mặt khác nói chung. Các giai đoạn hợp nhất Truyền thông thời kỳ trước NGN Trở lại những năm 70-80 khi Internet chưa phổ biến các dịch vụ truyền thông lúc đó có thể thấy như điện thoại (cố định, di động GSM, CDMA), phát thanh, truyền hình quản bá, truyền dữ liệu như X25.. .Và chỉ một bộ phận nhỏ người dân được tiếp xúc với các dịch vụ này. Vùng phủ của các dịch vụ rất hạn chế, dịch vụ đơn giản và chủ yếu mới phục vụ cho công việc. Việc phục vụ cho giải trí còn thiếu thốn, nếu muốn người dân phải đến các điểm phục vụ tập trung: rạp chiếu phim, nhà hát.. Thời kỳ đầu NGN Trong thời kỳ đầu của mạng NGN đây có thể coi là thời kỳ IP hoá thực tế là diễn ra sự hội tụ chuyển mạch gói và chuyển mạch kênh. Các ứng dụng truyền thông vốn được thiết kế cho mạng chuyển mạch kênh hay phát quảng bá vô tuyến trước đây được tổ chức lại để hoạt động trên chuyển mạch gói. Dịch vụ phát thanh: Trước đây phát sử dụng các băng tần AM, FM và vùng phủ bị giới hạn của vùng phủ vô tuyến bán kính từ vài chục đến vài trăm km. Khi chuyển sang mạng IP dịch vụ này có thê rphát đi mọi nơi trên thế giới miễn là có Internet và không cần trang bị nhiều thiết bị công suất lớn. Chi tiết về Radio over Internet xem tại... Dịch vụ giải trí: Trước đây trình diễn tập trung tại các sân khấu, nhà hát, rạp, sân VD ngày nay có thể xem qua các dịch vụ VoD, khách hàng có thế xem từ xa và biết phòng ở của gia đình thành các studio thực sự. Dịch vụ thoại: Trước đây sử dụng hệ thống chuyển mạch kênh TDM với một mô hình phức tạp phân cấp C3, C4, C5.. .Và phiên liên lạc được thiết lập duy trì trong suốt thời gian thoại nên hiệu xuất thấp và giá thành cao. Khi chuyển sang IP thì luồng dữ liệu được chuyển thành các gói kích thước xác định, dùng các kỹ thuật mã hoá nén làm giảm yêu cầu băng thông nên hiệu xuất sử dụng tài nguyên cao, giá rẻ. Dịch vụ Truyền hình trước đây sử dụng phát quảng bá vô tuyến sau đó là truyền hình cable và hiện nay cũng được chuyển tải trên mạng IP với tên mới là IPTV. Với dịch vụ này khách hàng khắp nơi trên Internet có thể xem được với các mức chất lượng theo yêu cầu. Một điểm hạn chế ở giai đoạn này là dù các dịch vụ truyền thông đã được IP hoá nhưng xét trên góc độ dịch vụ thì chúng vẫn là các ốc đảo, chúng được thiết kế độc lập nhau: có hệ thống điều khiển riêng, có đầu cuối riêng, giao thức riêng và hệ thống quản lý riêng. Điểm hội tụ đạt được ở đây là chúng đều chạy trên giao thức IP, giao thức IP có thể chạy trên vô số các giao thức lớp dưới khác nhau, các phương tiện truyền tải vật lý khác nhau (quang, điện). Tiến tới sự hợp nhất trong NGN Trong thời gian tới xu thế hội tụ giữa di động và cố định tạo cho viễn thông một bộ mặt mới, đây là mạng đa dịch vụ nhưng không phải là các dịch vụ đơn lẻ mà chúng kết hợp với nhau sử dụng các tài nguyên chung: Đầu cuối, Hệ thống điều khiển, mạng truyền tải... Trên thế hệ mạng này người ta phân ra là các nhóm dịch vụ: Để mạng có thể biết để phân biệt cách đối xử với các loại lưu lượng. Điểm khác biệt so với gian đoạn trước đây là Mạng hội tụ (FMC) hướng đến sử dụng một hệ thống điều khiển chung cho mọi loại dịch vụ xoá đi biên giới giữa các ốc đảo làm cho đơn giản hoá trong giao tiếp với khách hàng. Để thực hiện theo chiến lược này một số giải pháp sau được đưa ra: Về phía đầu cuối Thiết bị thông minh hơn, hỗ trợ nhiều cơ chế truy nhập, trình diễn (voice, video, văn bản) tương tự như một máy tính xách tay... Hình : Quá trình phát triển của đầu cuối Về phía mạng truy nhập: Sử dụng nhiều công nghệ mới nhằm tăng băng thông chất lượng các phiên liên lạc: • Mobile networks: 3G, 3.5G, WiMax or LTE • Wired LAN: Ethernet, Fast Ethernet, Gigabit Ethernet • Wireless LAN: 11a/b, 11g, 11n • Fixed line access networks: ADSL,  ADSL2+, VDSL, VDSL2, EPON (Ethernet PON, 0.6 or 1.25G), GPON (Gigabit Capable PON, 2.5G) Về phía hệ thống điều khiển Để các ứng dụng trên nền giao thức IP trao đổi với nhau, chúng ta cần có một cơ chế thích hợp. Mạng thoại hiện nay cung cấp cơ chế này là rất hạn chế. Muốn thiết lập phiên kết nối ngang hàng, mạng thiết lập một kết nối ad-hoc giữa hai đầu cuối thông qua mạng IP. Hạn chế kết nối IP này chỉ đáp ứng với những môi trường một nhà cung cấp dịch vụ trên Internet, một hệ thống đóng; trao đổi giữa các nhà cung cấp dịch vụ. Do đó, chúng ta cần một hệ thống mang điều khiển đa phương tiện trên nền IP có tính toàn cầu, hệ thống cho phép các ứng dụng chạy trên các đầu cuối hỗ trợ giao thức IP có thể dễ dàng thiết lập kết nối ngang hàng điểm-điểm, hoặc kết nối điểm-nhà cung cấp nội dung. Sử dụng phân hệ do 3GPP phát triển và được bổ sung bởi với số giao thức giảm còn vài 3 giao thức nhưng hiệu năng cao và hỗ trợ nhiều dịch vụ phức tạp. Hình : Kiến trúc của phần điều khiển Về hệ thống cung cấp dịch vụ Để đơn giản và nhanh chóng cho việc phát triển các dịch vụ gia tăng, chúng ta có giải pháp dùng phần tử giao tiếp phát triển dịch vụ như Parlay hay gần đây là. Các hệ thống này hỗ trợ các Nhà cung cấp nội hoặc Nhà cung cấp dịch vụ phát triển và cung cấp dịch vụ nhanh chóng. Hình : Hạ tầng phát triển dịch vụ Như vậy, các môi trường truyền thông đang hội tụ thành mạng truyền thông hợp nhất cho các dịch vụ khác nhau, sử dụng các công nghệ tích hợp. Triển khai tại Việt Nam Việt Nam là một trong những nước có tốc độ phát triển cao nhất về viễn thông trên thế giới do các chính sách cởi mở trong mảng này, việc này kéo theo sự phát triển của cơ sở hạ tầng mạng. Các nhà khai thác mạng ở Việt Nam liên tiếp ra đời và tham gia vào thị trường với các trang bị gần như hiện đại nhất trên thế giới tạo ra một sự sôi động của sự cạnh tranh và điều này mang lại nhiều lợi ích cho người dùng. Xu hướng hội tụ cũng đã hình thành và bát đầu được thực hiện trên thực tế. Sự chuyển hóa mô hình kinh doanh trên mạng đã và đang diễn ra. Hiện nay đã xuất hiện các Nhà khai thác di động ảo, các cổ phần ngoài tham gia vào kinh doanh dịch vụ Viễn thông trong khi không có cơ sở hạ tầng truy nhập, đây là biểu hiện của mô hình phân lớp theo chiều ngang. Nhiều nhà nhà khai thác lớn ở Việt Nam đã có một lượng lớn khách hàng truyền thống và sở hữu các mạng truy nhập khác nhau, để cạnh tranh họ mong muốn cung cấp nhiều dịch vụ mới cho khác hàng và họ đã và đang chủ động chia sẻ việc phát triển dịch vụ gia tăng với cổ phần, bán lại tài nguyên cho các hay chuyển việc chăm sóc khách hàng cho các công ty bên ngoài đồng thời đã và đang cố gắng mở rộng vùng phủ của dịch vụ, kéo được nhiều khách hàng hơn và đảm bảo chất lượng phần hạ tầng dịch vụ. Môi trường truyền thông đa dịch vụ là mong muốn của các nhà cung cấp dịch vụ nhằm cung cấp cho khách hàng các dịch vụ phong phú và tiên tiến nhất. Các tổ chức chuẩn hóa và các nhà nghiên cứu đang tập trung nghiên cứu về các vấn đề này. Hiện nay, sự hội tụ giữa chuyển mạch kênh và chuyển mạch gói cũng như sự hội tụ cố định với di động là tiền đề thúc đẩy cho sự phát triển nhanh chóng của các công nghệ/giải pháp có tính tích hợp cao và điển hình ở đây là giải pháp điều khiển và nền tảng phân phát nội dung có khả năng hỗ trợ điều khiển chung cho mọi loại hình dịch vụ cũng như liên kết nhà cung cấp nội dung tạo nên sự đa dạng phong phú trong các dịch vụ gia tăng trên nền mạng viễn thông mới. Các công nghệ nền tảng tạo nên mạng IP cũng đang được hoàn thiện để tạo nên môi trường băng rộng truy nhập quang đến khách hàng. Các nhà khai thác viễn thông lớn ở Việt nam như VNPT, Vietel.. đang từng bước triển khai các công nghệ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxvuong_dinh_son_6784.docx
Tài liệu liên quan