Tiểu luận Mâu thuẫn biện chứng trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

MỤC LỤC

A:lời mở đầu.

B: nội dung .

I. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

1 .Sự cần thiết khách quan phải phát triển nền KTTT thị trường định hướng XHCN ở nước ta .

2. Bản chất đặc điểm của nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam

II. Mâu thuẫn và phương hướng giải quyết.

1.Mâu thuẫn.

2. Phương hướng giải quyết .

C :Kết luận.

D :Danh mục các tài liệu tham khảo

 

 

 

 

doc15 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4376 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Mâu thuẫn biện chứng trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
với phát triển kinh tế thị trường mà là một lấc thang phát triển của loài người đánh đấu bằng sự tiến bộ của sự phát triển Cuộc đấu tranh cách mạng trường kỳ gian khổ khó khăn quyết liệt của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam và chủ tịch HCM nhằm giải phóng nhân dân lao động , đem lại hạnh phúc giàu sang cho nhân dân lao động . Vì vậy phát triển Việt Nam trong hiện tại và trong tương lai phải là sự phát triển vì giàu có ,phồn vinh hạnh phúc của nhân dan lao động ,vì sự giàu hùng mạnh có của toàn xã hội của toàn dân tộc là sự phát triển mang tính xã hội chủ nghĩa hiện đại công bằng của dân do dân vì dân dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam . Như vậy phát triển kinh tế thị trường đối với nước ta là một tất yếu ,một nhiệm vụ kinh tế cấp bách để chuyển hoá nền kinh tế lạc hậu thành nền kinh tế hiện đại hội nhập vào sự phát triển của kinh tế quốc tế thực tế cho thấy kể từ khi thực hiện cơ chế kinh tế thị trường từ 1991 nền kinh tế nước ta có tốc độ tăng tưởng cao thừơng xuyên trên 7% và phát triển ổn định. 2 . Bản chất đặc đIểm của nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam chuyển nền kinh tế kế hoạch hoá tập chung quan liêu bao cấp sang phát triển nền KTTT có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN là nội dung ,đặc đIểm và bản chất khái quát nhất đối với nền kinh tế nước ta hiện tại và trong tương lai .Đại hội VII của đảng cộng sản VN năm 1991 đã thông qua 6 đặc trưng bản chất của XHCN và phương hướng tổng quát phát triển kinh tế xã hội theo định hướng XHCN của nước ta . 2.1 nền kinh tế thị trường mà nước ta sẽ xây dựng là nền kinh tế thị trường với tính chất hiện đại với tính chất xã hội hiện đại . mặc dù đang nằm trong tình trạng lạc hậu kém phát triển nhưng khi chúng ta chuyển sang giai đoạn kinh tế thị trường thì thế giới chuyển sang giai đoạn kinh tế thị trường hiện đại . Bởi vậy chúng ta không thể và không nhất thiết phải trải qua giai đoạn kinh tế hàng hoá giản đơn và giai đoạn kinh tế thị trường tự do mà đi thẳng ngay vào phát triển kinh tế thị trường hiện đại ,đây là nội dung và yêu cầu phát triển rút ngắn .mặt khác thế giới vẫn đang nằm trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội vì vậy phát triển kinh tế nước ta phải định hướng xã hội chủ nghĩa là sự cần thiết khách quan ,là nội dung yêu cầu phát triển rút ngắn .Sự nghiệp dân giàu ,nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh vừa là nội dung vừa là mục đích và nhiện vụ phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa .Đảng và nhà nước ta khuyến khích nhân dân làm giàu một cách hợp pháp ,vì dân giàu nước mạnh và giữ độc lập chủ quyền quốc gia . 2.2 nền kinh tế của chúng ta là nền kinh tế hỗn hợp nhiều thành phần với vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước Trong một số lĩnh vực ,một số khâu quan trọng có ý nghĩa quyết định tới phát triển kinh tế xã hội của đất nước .Nền kinh tế nhiều thành phần phải là nền kinh tế đa thành phần đa sở hữu thế nhưng nền kinh tế thị trường mà chúng ta đang xây dựng là nền kinh tế thị trường hiện đại cho nên sự tham gia của “bàn tay hữu hình” của nhà nước vào quản lý ,điều tiết nền kinh tế đó . Đồng thời chính nó sẽ đảm bảo phảt triển nền kinh tế đúng hướng thị trường .Sự quản lý đIều tiết phát triển kinh tế thị trường của nhà nước là thông qua các công cụ ,chính sách kinh tế vĩ mô và vai trò chủ đạo của khu vựu kinh tế nhà nước .Kinh tế nhà nước phải nắm vai trò chủ đạo ở một số lĩnh vực then chốt có ý nghĩa là “đài chỉ huy “ là “mạch máu” của nền kinh tế nhà nước . Cùng với việc coi trọng vai trò của khu vực kinh tế nhà nước thì ta cũng phải coi trọng khu vực kinh tế tư nhân và kinh tế hỗn hợp ,đặt chúng trong mối liên hệ hữu cơ không tách rời biệt lập . Thực tế ở Việt Nam thành phần kinh tế tư nhân đóng góp vai trò hết sức quan trọng trong tổng sản phẩm trong nước (GDP).Nếu tính toàn bộ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh nói chung ,đóng góp của khu vực này qua các năm như sau : Năm 1990 1991 1992 1993 Tỷđồng 19856 20755 22201 23023 Trong khi đó đóng góp của thành phần kinh tế quốc doanh là: Năm 1990 1991 1992 1993 Tỷ đồng 10186 10224 10411 10466 2.3 Nhà nước quản lý nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ,là nhà nước của dân do dân vì dân . Vai trò quản lí của nhà nước trong nền kinh tế thị trường hết sức quan trọng . Sự quản lý của nhà nước đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng ổn định ,đạt hiệu quả cao ,đạc biệt là đảm bảo công bằng về mặt tiến bộ xã hội ,không có ai ngoài nhà nước có thể làm giảm sự chênh lệch giữa người giàu và người nghèo giữa thành thị và nông thôn giữa nông nghiệp với công nghiệp ,giữa các vùng trong cả nước .Tuy vậy ta cần nhấn mạnh rằng : thành tố quan trọng trong việc xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là sự tham gia vào quá trình kinh tế của nhà nước khác với nhà nước của nhiều nước khác trên thế giới mà là nước của dân vì dân do dân ,nhà nước công nông ,nhà nước của đa số nhần dân lao động dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam .Nó có đủ khả năng bản lĩnh tự đổi mới để đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa trong việc phát triển kinh tế thị trường của nước ta.Sự khác biệt về bản chất nhà nước là tiền đề cho sự khác biệt của bản chất nền kinh tế so với các nước khác . 2.4. Cơ chế vận hành của nền kinh tế được thực hiện thông qua cơ chế thị trường với sự tham quản lý và điều tiết cuả nhà nước . ĐIều đó có nghĩa là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta cũng vận hành theo những quy luật kinh tế nội tại của kinh tế thị trường nói chung . thị trường có vai trò quyết định đối với việc phân phối nguồn lực kinh tế . Sự quản lý điều tiết của nhà nước khắc phục được những mặt trái của kinh tế thị trường , thực hiện các mục tiêu nhân đạo mà bản thân kinh tế thị trường không thể có được . Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế được thực hiện thông qua thị trường, các quy luật của kinh tế hàng hoá ,kinh tế thị trường (quy luật giá trị , quy luật cung cầu …)sẽ chi phối các hoạt động kinh tế , quy luật giá trị quy định mục đích theo đuổi trong hoạt động kinh tế là lợi nhuận ( là giá trị không ngừng tăng lên) Quy định sự phân bổ các nguồn lực vào các lĩnh vực sản xuất ,kinh doanh khác nhau đồng thời đặt các chủ thể kinh tế trong một cuộc cạnh tranh quyết liệt . Thông qua các công cụ chính sách kinh tế vĩ mô ,đồng thời sử dụng các lực lượng kinh tế của mình(kinh tế nhà nước ) nhà nước tác động nên mối quan hệ tổng cung – tổng cầu thực hiện điều tiết nền kinh tế thị trường , như vậy cơ chế hoạt động của kinh tế là : thị trường điều tiết nền kinh tế ,nhà nước điều tiết thị trường ,các chủ thể kinh tế có mối quan hệ hữu cơ thống nhất . Mở cửa hội nhập nền kinh tế trong nước với nền kinh tế thế giới trên cơ sở giữ vững độc lập tự chủ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia là nội dung quan trọng của nền kinh tế thị trường ở nước ta . Quá trình phát triển kinh tế thị trường gắn liền với quá trình xã hội hoá nền sản xuất xã hội .Tiến trình xã hội hoá đi đôi với quá trình phát triển kinh tế thị trường là không có biên giới quốc gia về phương diện kinh tế . Một trong những đặc trưng quan trọng của kinh tế thị trường hiện đại là việc mở rộng giao lưu kinh tế với nước ngoài . Xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế với những khu vực hoá toàn cầu hoá đang ngày càng phát triển và ngày càng trở thành xu thế tất yếu trong thời đại của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện nay .Tất cả các nước trên thế giới ,dù muốn hay không muốn ít nhiều bị lôi cuốn ,thu hút vào các quan hệ kinh tế quốc tế .Tranh thủ thuận lợi cơ hội tránh nguy cơ tụt hậu xa hơn và vượt qua thách thức là yêu cầu cần thiết để thực hiện .Để phát triển trong điều kiện KTTT hiện đại ,Việt Nam không thể đóng cửa ,khép kín nền kinh tế trong trạng thái tự cung ,tự cấp .Mà phải mở cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới Sự mở cửa được thể hiện trên ba nội dung chính: thương mại ,đầu tư và chuyển giao công nghệ khoa học kĩ thuật .Tuy nhiên chúng ta mở cửa để hoà nhập chứ không hoà tan mà phải dựa trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh không ngừng nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế ,giữ vững độc lập tự chủ và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia . Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đồng thời với việc đảm bảo công bằng xã hội cũng là một nhiệm vụ rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường ở nước ta. Phát triển công bằng và phát triển bền vững là thuật ngữ phổ biến và là su thế của thời đại ngày nay .Phát triển công bằng được hiểu là những chính sách phát triển đảm bảo sự công bằng xã hội , tạo điều kiện cho mọi tầng lớp nhân dân có điều kiện cơ hội tham gia vào quá trình phát triển và được hưởng những thành quả tương ứng với sức lực và khả năng trí tuệ mà họ bỏ ra , là làm giảm khoảng cách giữa giàu nghèo giữa dân cư các vùng .Khác với nhiều nước trên thế giới ,nước ta phát triển kinh tế đi đôi với việc thực hiện thống nhất với công bằng xã hội . Tuy nhiên cũng cần nhấn mạnh rằng sự đảm bảo công bằng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hoàn toàn xa lạ và khác hẳn với chủ nghĩa bìng quân ,cân bằng thu nhập “chia đều sự nghèo đói “cho mọi người . Mức độ của công bằng phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển khả năng và sức mạnh kinh tế của mỗi quốc gia . Vì vậy nhấn mạnh tới công bằng xã hội trong đIều kiện nền kinh tế kém phát triển ,ngân sách eo hẹp thì chắc chắn sẽ làm tiêu diệt động lực phát triển kinh tế – xã hội nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghiã ở nước ta ,được thực hiện theo kết quả la Giải quyết mối quan hệ giữa lao động với tư bản vốn thông qua phân phối thu nhập trong o động là chủ yếu kết hợp một phần theo vốn và tài sản . Đây là sự khác biệt giữa kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa với kinh tế thị trường tư bản chủ nghiã . Trong mối quan hệ giữa lao động với tư bản ( vốn ) giữa lao động sống và lao động quá khứ ( lao động đã được vật hoá ) chủ nghĩa tư bản coi trọng nhân tố tư bản ,nhân tố lao động quá khứ đã được tích luỹ . Bởi vậy ,trong phân phối thành quả lao động chủ nghiã tư bản nhấn mạnh nhân tố tư bản hơn nhân tố lao động ,nhấn mạnh yếu tố đầu tư tích luỹ hơn yếu tố tiền lương thu nhập của người lao động .Ngược lại CNXH đặt con người vào vị chí trung tâm của mọi sự phát triển ,cho nên chủ nghĩa xã hội quan tâm đến yếu tố thu nhập của người lao động ,tuy nhiên ta phải coi trọng yếu tố vốn ,tăng cường tích luỹ và đầu tư ( cả nhà nước và tư nhân ) và mối quan hệ biện chứng giữa vốn với lao động ,thu nhập theo vốn tài sản kinh doanh bây giờ đã chở thành bình thường .Chỉ có trên cơ sở đó mới tăng được dân số giầu trong xã hội ,tăng số người có thu nhập cao giảm số người có thu nhập thấp ,thu hẹp khoảng cách giữa người giàu với người nghèo vừa là nội dung vừa là chính sách thu nhập và chính sách đIều tiết thu nhập của nhà nước trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghiã ở nước ta . Tóm lại quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta phải là “ quá trình thực hiện dân giàu nước mạnh tiến lên hiện đại trong một xã hội nhân dân làm chủ nhân ái có văn hoá có kỷ cương xoá bỏ áp bức bất công tạo điều kiện cho mọi người có cuộc sống ấm no tự do hạnh phúc Mâu thuẫn và phương hướng giải quyết 1.Mâu thuẫn. Trong mô hình kinh tế cũ của chủ nghĩa xã hội mọi người có cuộc sống ấm lo tự do hạnh phúc” mà chúng ta áp dụng , sự vận hành của nền kinh tế chỉ dựa trên mệnh lệnh ,kế hoạch của nhà nước cùng với hệ thống quản lý quan liêu bao cấp từ sản xuất đến tiêu dùng .Cơ chế kinh tế tuy có ưu điểm là tránh được sự phân cực trong xã hội bởi khoảng cách giàu nghèo nhưng lạI bộc lộ nhiều nhược điểm cơ bản đó là những mâu thuẫn cơ bản trong nền kinh tế .Qua hơn 10 năm đổi mới nước ta đã phát triển kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường nền kinh tế mà chúng ta đang xây dựng và phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là bước phát triển tất yếu của nền kinh tế và của nền văn minh nhân loại. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một nền kinh tế quá độ nên nó không tránh khỏi những mâu thuẫn trong thời kỳ quá độ 1.1. Nền kinh tế thị trường trong đIều kiện sản xuất nhỏ là chủ yếu ở nước ta cho nên tất nhiên không tránh khỏi tính tự phát. Việc định hướng nền kinh tế nước ta đi nên chủ nghĩa xã hội không phải là sự phát triển tự phát mà là kết quả của sự nhận thức và vận dụng tự giác xu hướng và qui luật khách quan của sự phát triển xã hội trong thời đại ngày nay.Như vậy phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN đã bao hàm sự đấu tranh giữa hai mặt đối lập:tính tự phát và tính tự giác trong phát triển kinh tế. Trong thời gian hiện nay,tính tự phát vẫn còn và nó cần thiết cho kinh tế sản xuất hàng hoá nhỏ và nó không tránh khỏi trong việc điều chỉnh mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng lưu thông hàng hoá…Tuy vậy nếu nền kinh tế chỉ phát triển tự phát thì chúng ta không thể thực hiện những mục tiêu cuả chủ nghĩa xã hội .Còn tự giác là hoạt động dựa trên sự nhận thức đúng đắn xu thế tất yếu và là qui luật khách quan của đời sống xã hội nhưng nhận thức sai lầm thì hậu quả rất lớn. Giải quyết mâu thuẫn giữa tính tự phát và tự giác trong phát triển kinh tế-xã hội là điều rất khó khăn,phức tạp .Không phải một lúc có thể xoá bỏ hoàn toàn tính tự phát và biến mọi hoạt động của con người thành tự gíac,mà chỉ có thể phát huy ngày càng cao tính tự giác trên cơ sở nâng cao nhận thức khoa học,năng lực tổ chức quản lý,phối hợp trên toàn xã hội để hạn chế tính tự phát trong thời kỳ quá độ. 1.2. Phát triển nền kinh tế thị trường trong thời kỳ quá độ tức là phải chấp nhận các hình thức sở hữu và kinh doanh thuê mướn lao động và bóc lột sức lao động dẫn đến mâu thuẫn giữa lợi ích của người lao động và người thuê lao động. Chúng ta không có cơ sở để khẳng định rằng trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội thì hình thức thuê mướn lao động sẽ giảm đi .Cũng sẽ càng sai lầm nếu như chỉ có thành phần kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể hợp tác xã là phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa và nó sẽ thay thế dần các thành phần kinh tế còn lại mà tất cả các thành phần kinh tế đều phát triển theo một hướng chung duy nhất - định hướng xã hội chủ nghĩa. Cùng với sự trưởng thành của chủ nghĩa xã hội thì hình thức thuê mướn lao động sẽ giảm dần mức độ bóc lột của nó .Tất nhiên đIều này chỉ có thể trở thành hiện thực được trong đIều kiện có sự lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam ,nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quản lý và thành phần kinh tế nhà nước nắm vai trò chủ đạo cộng với sự lớn mạnh của thành phần kinh tế tập thể hợp tác xã. Trong việc giải quyết mối quan hệ có mâu thuẫn giữa lợi ích kinh tế của người làm thuê và người thuê mướn lao động cần kết hợp hài hoà giữa lợi ích của người lao động ,người thuê lao độngvà lợi ích nhà nước .Sự bất công trong mối quan hệ giữa lợi ích sẽ làm kìm hãm sự phát triển kinh tế Nhà nước quản lý điều tiết nền kinh tế vĩ mô bằng hệ thống pháp luật và chính sách kinh tế ,khuyến khích lợi ích kinh tế chính đáng và tích cực của các doanh nghiệp khuyến khích sáng tạo của họ và hoạt động kinh doanh của họ .Nhà nước thông qua các nguồn thu từ thuế và các khoản đóng góp của các thành phần kinh tế đã và đang đầu tư vào phát triển kinh tế – xã hội và phúc lợi xã hội .Tuy nhiên phải thực hiện khéo léo nếu không sẽ ảnh hưởng sấu đến sự khuyến khích đầu tư phát triển của các thành phần kinh tế .Theo kinh nghiệm của các nước đi trước chúng ta nên hướng họ vào các công trình phúc lợi công cộng tham gia bảo hiểm cho người lao động và hoạt động nhân đạo … 1.3. Mâu thuẫn giữa bình đẳng ,công bằng xã hội với mục tiêu chủ nghĩa xã hội với tình trạng bất bình đẳng bất công không thể tránh khỏi do mặt trái của kinh tế thị trường. Một mặt phát triển kinh tế thị trường đi từ sản xuất nhỏ là chủ yếu nên xã hội chưa thể tránh khỏi những di chứng cuả kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa ,sự cạng tranh ( kể cả không lành mạnh),sự phá sản của các doanh nghiệp,tình trạng thất nghiệp ,sự phân hoá giàu nghèo giữa các vùng ,các bộ phận dân cư ,và đặc biệt không tránh khỏi những tệ nạn xã hội do mặt trái của nền kinh tế thị trường đem lại dẫn đến sự bất bình đẳng và bất công xã hội.Mặt khác định hướng XHCN không cho phép sự phát triển phân cực xã hội ,thất nghiệp ,bất công tiêu cực ngày càng gia tăng .Mâu thuẫn xuất hiện giữa công bằng ,bình đẳng xã hội với bất công …sẽ là không tránh khỏi do mặt trái của nền kinh tế thị trường làm nảy sinh . Kinh tế thị trường chỉ là phương tiện ,là con đường để thực hiện các mục tiêu của chủ nghĩa xã hội : Mục tiêu phấn đấu cuả chủ nghĩa xã hội không chỉ là công bằng xã hội mà còn là bình đẳng xã hội . Trong mô hình xã hội cũ do nhận thức không đúng đắn về vấn đề bình đẳng xã hội đã dẫn đến tình trạng trì trệ của xã hội . Điều đó không phải là lý tưởng bình đẳng xã hội xã hội chủ nghĩa . Trong sự nghiệp đổi mới CNXH đòi hỏi chúng ta phải nhận thức lại vấn đề này .Ngày nay bên cạnh bình đẳng về sự cống hiến ngang nhau thì hưởng thụ ngang nhau còn phải chấp nhận mức hưởng thụ đó là làm nhiều hưởng nhiều làm ít hưởng ít.Như vậy trong bản thân công bằng xã hội hiện nay phải bao hàm mâu thuẫn – mâu thuẫn giữa bất bình đẳng và bình đẳng . Nếu mâu thuẫn này không được giải quyết thường xuyên đúng đắn thì có thể sảy ra hai trường hợp : Hoặc là do nhận thức không đúng đắn mà nhà nước can thiệp một cách chủ quan vào tiến trình xã hôị làm kìm hãm sự phát triển ,tăng trưởng xã hội ,là do sự phát triển tự phát của kinh tế thị trường và nhà nước không có sự điều chỉnh bằng các chính sách xã hội nhất định nên sự bất bình đẳng tích luỹ dần dần tạo thành sự phân cực sâu sắc trong xã hội và vì thế mà xã hội ngày càng xa rời mục tiêu xã hội chủ nghĩa .Tăng trưởng kinh tế bản thân nó khong tự sinh ra bình đẳng xã hội . Một thực tế cho thấy ở nước Mỹ tình trạng bất bình đẳng ngày càng sâu sắc : số người sống trong đIều kiện dưới mức nghèo khổ tăng từ 12%(1969)lên 14,5% (1999)tức là khoảng 37 triệu người trong khi đó thu nhập của 20% số người giàu nhất tăng từ 14% cònthu nhập của20% số người nghèo chỉ tăng 8%.trong chủ nghĩa xã hội bình đẳng xã hội là mặt chủ đạo trước hết là bình đẳng về cơ hội còn về hưởng thụ thì trước mắt chỉ có thể phấn đấu bình đẳng ở một số sự thoả mãn về một sồ nhu cầucơ bản nhất dần dần phát triển lên. 1.4. Mâu thuẫn giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội . Để có được sự tăng trưởng kinh tế ,bất kỳ một chính sách kinh tế nào cũng phải quan tâm tới lợi ích cá nhân bởi vì người đầu tư vốn bao giờ cũng quan tâm trước hết đến lợi nhuận cá nhân .Tuy nhiên trong kinh tế thị trường phát triển nhu cầu mà lợi ích cá nhân không thể tránh khỏi những mặt trái của nó tức là một số cá nhân nhất định sự phát triển không đi theo hướng nhất định mà đi theo hướng tiêu cực-theo chủ nghĩa cá nhân .Như vậy trong điều kiện hiện nay xã hội chưa có khả năng loại bỏ được sự xuất hiện mâu thuẫn giữa lợi ích cá nhân với lợi ích xã hội .Mâu thuẫn đó không được giaỉ quyết tạo nên sự bất công xã hội .Nếu lợi ích cá nhân mà bị vi phạm thì sẽ bị mất động lực quan trọng của sự phát triển còn lợi ích xã hội bị xâm phạm thì nạn nhân sẽ là toàn thể cộng đồng xã hội . Để giải quyết mâu thuẫn giữa lợi ích cá nhân với lợi ích xã hội thì phải kết hợp hài hoà giữa cá nhân và lợi ích xã hội .Đồng thời phải đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực của chủ nghĩa cá nhân . Trong việc chống chủ nghĩa cá nhân ta cần phải phân biệt với lợi ích cá nhân chính đáng vì nó không đi ngược lại với lợi ích chung mà còn là tiền đề cho lợi ích chung ,chủ nghĩa cá nhân là tiêu cực vì nó đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích xã hội .Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tường nói: Thắng lợi của chủ nghĩa xã hội không thể tách rời với thắng lợi của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân . bác đã phân định rõ chủ nghĩa cá nhân với lợi ích cá nhân chính đáng “đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân không phải là giầy xéo lên lợi ích cá nhân”. Chủ nghĩa cá nhân dẫn đến sự thoái hoá biến chất ,tham nhũng của một bộ phân không nhỏ trong bộ máy nhà nước.Nếu xã hội không có biện pháp tích cực và hiệu quả thì chủ nghĩa chủ nghĩa cá nhân không những không giảm mà cồn tăng lên cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội ,phúc lợi xã hội sẽ tăng lên những cái này sẽ giao cho các cá nhân trực tiếp quản lý .Kinh tế thị trường tâm lý chạy theo đồng tiền và lối sống sa hoa đã làm cho mốt số người sẵn sàng làm bất cứ đIều gì chỉ vì lợi ích của riêng mình . Tóm lại phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN đang làm nảy sinh một số mâu thuẫn . Sự thành công của CNXH phụ thuộc chủ yếu vào sự giải quyết các mâu thuẫn đó. Vấn đề đặt ra ở đây là phải nghiên cứu những mâu thuẫn này và đề ra những biện pháp hữu hiệu để giải quyết . 1.5. Thực trạng mâu thuẫn giữa các thành phần kinh tế trong thời gian qua. 1.5.1. Thực trạng các thành phần kinh tế trong thời gian qua. 1.5.1.1. Kinh tế quốc doanh Thành phần kinh tế nhà nước là những đơn vị những tổ chức trực tiếp sản xuất kinh doanh hoặc phục vụ sản xuất kinh doanh mà toàn bộ nguồn lực thuộc sở hữu nhà nước hoặc phần của nhà nước chiếm tỷ lệ khống chế. Kinh tế nhà nước bao gồm kinh tế quốc doanh và các tài sản thuộc sở hữu nhà nước( đất đai ,ngân hàng …) . Vậy kinh tế quốc doanh là một bộ phận của kinh tế nhà nước. Theo số liệu thống kê đến cuối năm 1989 cả nước ta có 12080 xí nghiệp quốc doanh với vốn tương ứng khoảng 10 tỷ USD –trong đó công nghiệp chiếm 49.3% tổng số vốn và xây dựng 9% nông nghiệp 8,1%…Hàng năm các thành phần kinh tế này tạo ra khoảng 30-40% GDP và từ 20-30% thu nhập quốc dân .Đóng góp khoảng 60-80% số thu ngân sách nhà nước.Thành phần kinh tế này hầu như nắm giữ toàn bộ công nghiệp nặng , hàng tiêu dùng nắm giữ hầu hết các mặt hàng thiết yếu: thuốc chữa bệnh gần 100%, hàng dệt kim , giấy khoảng 75-85%…Không ai có thể phủ nhận được vai trò và tầm quan trọng của kinh tế quốc doanh .Đối với nước ta tuy đã đạt một số thành tích song kinh tế quốc doanh chưa đảm bảo được sản xuất . Sự tăng trưởng kinh tế chỉ phát triển theo chiều rộng (quy mô ) chứ chưa phát triển theo chiều sâu(chất lượng). Hiện nay sau khi đổi mới cơ cấu thành phần kinh tế , cơ chế quản lý , tuy có tạo nên một số chuyển biến bước đầu của một số doanh nghiệp quốc doanh nhưng vẫn dừng lại ở con số rất nhỏ bé trong tổng số doanh nghiệp quốc doanh. Việc chuyển sang cổ phần hoá các doanh nghiệp theo quyết định 202 –HĐBT là rất đúng đắn tuy nhiên chưa tiến hành được bao nhiêu do gặp nhiều nguyên nhân khác nhau . 1.5.1.2. Thành phần kinh tế hợp tác(tập thể) Kinh tế hợp tác là sự liên kết tự nguyện của các chủ thể kinh tế với các hình thức đa dạng,linh hoạt phù hơp với nhu cầu ,khả năng và lợi ích của các bên tham gia. Kinh tế hợp tác phát triển dưới nhiều hình đa dạng từ thấp đến cao ,tổ chức theo nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi. Kinh tế hợp tác đặc biệt trong nông nghiệp nước ta xây dựng cuối những năm 50 với mô hình cũ do vi phạm nguyên tắc quản lý nên kìm hãm sức sản xuất trong nông nghiệp và nông thôn.Trong những năm đổi mới người dân được giao quyền làm chủ đất đã huy động được sức lao động và vốn đầu tư từ nhân dân .Thực tế xuất hiện nhiều hình thức hợp tác xã giản đơn từng khâu như hợp tác xã cổ phần ,hợp tác xã dịch vụ đầu vào ,đầu ra phục vụ cho kinh tế hộ và kinh tế trang trại phát triển .Trong thương nghiệp và dịch vụ tính đến năm 1989 toàn ngành có 21094 điểm bán hàng tập thể tính đến năm 1991 hơn 75% hợp tác xã giải thể ,số còn lại hoạt động cầm chừng. Nhà nước cần xây dựng và thực hiện có hiệu lực các chính sách kinh tế vĩ mô đối với nông nghiệp ,nông dân và nông thôn .Trong đó đầu tư cơ sở hạ tầng ,kĩ thuật cho đời sống ,các thị thường xuất khẩu chế biến ,giá cả ,tín dụng ,đào tạo cán bộ nghề nghiệp ,khuyến khích làm giàu chính đáng xoá đói giảm nghèo ,từng bước công nghiệp hoá ,hiện đại hoá để kinh tế hợp tác xã và kinh tế nhà nước thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân . 1.5.1.3. Kinh tế tư bản nhà nước . Hiện nay nhận thức về thành phần kinh tế tư bản nhà nước còn hết sức đơn giản và hạn hẹp,mặc dù nó có vị chí rất quan trọngtrong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần của nước ta.Thành phần kinh tế này rất đa dạng và phát triển nhanh.Nó gồm các doanh nghiệp thuộc hình thức sở hữu hỗn hợp .Theo số liệu tổng cục thống kê ,đến 7/ 92 đã có 461 dự án đầu tư được cấp giấy phép và tổng vốn đăng ký là 3563 triệu USD .Trong đó hình thức liên doanh là chủ yếu ,phổ biến .Các dự án đầu tư ngày càng tăng nhanh . Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc vận động tiềm năng to lớn về vốn công nghệ và quản lý các nhà tư bản vì lợi ích của họ cũng như vì lợi ích cuả đất nước .Nhà nước cần phát triển rộng rãi các hình thức liên doanh ,nhiều phương thức góp vốn thích hợp giữa nhà nước với tư bản tư nhân trong và ngoài nước để tạo cho các doanh nghiệp trong nước phát triển bằng khả năng hợp tác và cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. 1.5.1.4. Thành phần kinh tế cá thể Kinh tế cá thể tiểu chủ nông dân,thợ thủ công , những người buôn bán ,dịch vụ cá thể .Sở hữu của các thành phần kinh tế này là sở hữu tư nhân sản xuất phân tán kinh doanh .Trình độ công nghệ thủ công mục đích kinh doanh chỉ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMâu thuẫn biện chứng trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.doc
Tài liệu liên quan