Tiểu luận Mâu thuẫn biện chứng với việc tìm hiểu những cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO

MỤC LỤC

Trang

Lời nói đầu 1

1. Những hiểu biết chung về nguyên lí mâu thuẫn biện chứng: 2

1.1. Khái niệm các mặt đối lập, mâu thuẫn, sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập: 2

1.2. Mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động và sự phát triển: 2

1.3. Phân loại mâu thuẫn: 3

1.4. Ý nghĩa phương pháp luận : 4

2. Nhìn nhận dưới quan điểm triết học về những cơ hội và thách thức đến với Việt Nam khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO: 5

2.1. Khái quát trên toàn bộ mọi mặt đời sống xã hội: 5

2.2 Thực trạng và giải pháp cho một số lĩnh vực cụ thể: 9

2.2.1. Thách thức và cơ hội về môi trường khi gia nhập WTO: 9

2.2.2. Nông nghiệp Việt Nam với cánh cửa hội nhập: 11

2.2.3. Tác động của sự kiện gia nhập WTO lên ngành xuất khẩu: 13

Kết luận 16

Danh mục tham khảo 17

 

doc22 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1684 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Mâu thuẫn biện chứng với việc tìm hiểu những cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vận động, phát triển và điều kiện để giải quyết mâu thuẫn. Để thúc đẩy sự vật phát triển phải tìm mọi cách để giải quyết mâu thuẫn, không được điều hoà mâu thuẫn. Việc đấu tranh giải quyết mâu thuẫn phải phù hợp với trình độ phát triển của mâu thuẫn. Phải tìm ra phương thức, phương tiện và lực lượng để giải quyết mâu thuẫn. Mâu thuẫn chỉ được giải quyết khi điều kiện đã chín muồi. Một mặt, phải chống thái độ chủ quan, nóng vội; mặt khác phải tích cực thúc đẩy các điều kiện khách quan để làm cho các điều kiện giải quyết mâu thuẫn đi đến chín muồi. Mâu thuẫn khác nhau phải có phương pháp giải quyết khác nhau. Phải tìm ra các hình thức giải quyết mâu thuẫn một cách linh hoạt, vừa phù hợp với từng loại mâu thuẫn, vừa phù hợp với điều kiện cụ thể. 2. Nhìn nhận dưới quan điểm triết học về những cơ hội và thách thức đến với Việt Nam khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO: 2.1. Khái quát trên toàn bộ mọi mặt đời sống xã hội: Việt Nam đã chính thức được kết nạp vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Điều gì diễn ra khi chúng ta tham gia tổ chức thương mại thế giới có quy mô toàn cầu này. Đâu là cơ hội mà chúng ta có thể và cần phải tận dụng. Những thách thức nào mà chúng ta phải nhận biết để vượt qua. Và để tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức chúng ta phải làm gì. Ngày 7/11/2006, tại Geneve(Thuỵ Sĩ) đã diễn ra trọng thể Lễ kí Nghị định thư về việc Việt Nam được chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Sự kiện này mở ra cơ hội mới cho sự phát triển đất nước và cả những thách thức cần phải vượt qua khi Việt Nam được tham gia vào tổ chức thương mại lớn nhất toàn cầu. Vào nửa cuối của những năm 90 của thế kỉ trước, với đà phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật và sự bùng nổ của công nghệ thông tin, lực lượng sản xuất đã có bước phát triển vượt bậc trên phạm vi toàn cầu. Các công ti xuyên quốc gia với tiềm lực tài chính to lớn và khả năng công nghệ dồi dào gia tăng hoạt động. Sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất và sự gia tăng hoạt động của các công ti xuyên quốc gia là hai yếu tố lớn tác động đến bức tranh kinh tế thế giới trong thời đại ngày nay. Hai yếu tố này, một mặt đặt ra nhu cầu, mặt khác tạo ra khả năng tổ chức lại thị trường trên toàn thế giới. Nói một cách khác, hai yếu tố này thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá kinh tế. Sự mở rộng thị trường gắn với sự phát triển lực lượng sản xuất và tính chất của quá trình này đã được C.Marx chỉ ra trong Tuyên ngôn Đảng cộng sản. Tuỳ theo thoả thuận giữa các đối tác tham gia hiệp định mà phạm vi và độ sâu của các hiệp định có thể khác nhau nhưng nội dung cơ bản của các hiệp định này là các cam kết mở cửa thị trường về thương mại hàng hoá, dịch vụ, đầu tư và những nguyên tắc, luật lệ phải tuân thủ để bảo đảm mở cửa thị trường một cách thực chất và công bằng. Từ thực tế này, một loạt vấn đề mới đặt ra trong chính sách thương mại và đầu tư. Trong đó, có đối sách của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc trước xu thế của thời đại, hoặc tham gia vào tiến trình toàn cầu hoá hay đứng ngoài tiến trình ấy. Tham gia vào tiến trình toàn cầu hoá, tiến cùng thời đại tuy thách thức là rất lớn, nhưng cơ hội cũng rất nhiều. Không tham gia vào tiến trình ấy, trở thành người ngoài cuộc sẽ bị phân biệt đối xử trong tiếp cận thị trường về hàng hoá, dịch vụ và đầu tư, sẽ rất khó khăn trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhất là trong bối cảnh thế giới đang diễn ra cuộc cách mạng kĩ thuật-công nghệ lần thứ 3; và từ đó, dẫn đến làn sóng chuyển dịch cơ cấu kinh tế lần thứ 3. Mà sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở mỗi nước sẽ dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các nước. Điều quan trọng nữa là quốc gia nào không tham gia vào tiến trình này, quốc gia đó sẽ không có địa vị bình đẳng trong việc bàn thảo và xây dựng định chế của nền thương mại thế giới, không có điều kiện để đấu tranh bảo vệ quyền lợi của mình. Đảng cộng sản Việt Nam với bản chất cách mạng và tư duy chính trị nhạy bén đã khởi xướng và tiến hành công cuộc đổi mới một cách toàn diện và sâu sắc trên các lĩnh vực, cả về đối mới cơ chế quản lí, đổi mới cơ cấu kinh tế, đổi mới quan hệ kinh tế đối ngoại và cải cách nền hành chính quốc gia. Gắn kết các nội dung đổi mới và để bảo đảm cho quá trinh đổi mới là quá trình hoàn thiện hệ thống luật pháp, cơ chế quản lí, từng bước hình thành đổi mới là quá trình hoàn thiện hệ thống luật pháp, cơ chế quản lí, từng bước hình thành đồng bộ các yếu tố của kinh tế thị trương. Chính điều này không chỉ đảm bảo phát huy được nội lực của đất nước, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân mà còn tạo ra tiền đề bên trong-nhân tố quyết định cho tiến trình hội nhập với bên ngoài. Thực tiễn những năm qua chỉ rõ: khi mở cửa thị trường, lúc đầu chúng ta có gặp khó khăn. Mở cửa buôn bán biên giới với Trung Quốc, hàng hoá nước bạn tràn vào đẩy doanh nghiệp nước ta vào thế bị động, một số ngành sản xuất “lao đao”, một số doanh nghiệp phải giải thể. Tuy nhiên với thời gian, các doanh nghiệp nước ta đã vươn lên, trụ vững và đã có bước phát triển mới. Trước tình hình đó, nhà nước ta cần thiết phải sửa đổi và xây dựng cơ chế chính sách cho phù hợp với qui định WTO; nguồn thu ngân sách trước mắt sẽ bị suy giảm do cắt giảm thuế nhập khẩu; vấn đề an sinh xã hội sẽ phức tạp do phải cắt giảm lao động trong nhiều ngành nghề. Thực hiện các cam kết theo hiệp định mậu dịch tự do ASEAN, chúng ta đã loại bỏ hàng rào phi quan thuế, giảm thuế nhập khẩu. Điều đặc biệt quan trọng, có ảnh hưởng lâu dài là tiến trình đổi mới kinh tế theo cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế đã từng bước xuất hiện lớp cán bộ trẻ có trình độ chuyên môn cao, thông thạo ngoại ngữ, xuất hiện một đội ngũ những nhà doanh nghiệp mới, có kiến thức, năng động và tự tin, dám chấp nhận mạo hiểm, dám đối đầu với cạnh tranh. Đây là nguồn lực quí báu cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tóm lại, việc Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO là một hiện tượng, một vấn đề thống nhất tồn tại bên trong những mâu thuẫn biện chứng. Chúng ta nhìn thấy ngay trước mắt những cơ hội, tiềm năng đầy hứa hẹn mà toàn cầu hoá đem lại cho mọi mặt của đời sống xã hội. Trước hết, biên giới kinh tế giữa các quốc gia đã được tháo gỡ sau khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO. Điều này có nghĩa, sự dịch chuyển tài nguyên giữa các nước sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Kết quả là chất lượng của hầu hết các sản phẩm, dịch vụ sẽ được cải thiện; giá cả hàng hoá cũng chịu ảnh hưởng nhiều hơn bởi các chuẩn mực quốc tế. Có thể thấy rõ người tiêu dùng sẽ được lợi trước hết và nhiều nhất khi Việt Nam hội nhập. Hàng rào thuế quan được bãi bỏ dần trong tương lai mở ra cơ hội cho người tiêu dùng có có nhiều hơn sự lựa chọn hàng hoá chất lượng quốc tế với giá cả hợp lí. Đồng thời các doanh nghiệp cũng có cơ hội để giảm bớt chi phí sản xuất nhờ việc nhập nguyên liệu hay thuê làm bên ngoài (outsourcing). Việc giao lưu văn hoá dễ dàng hơn tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam tạo lập thương hiệu ở nước ngoài. Việc mở cửa thị trường thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư nước ngoài vào nước ta, tạo động lực mạnh mẽ cho phát triển kinh tế, công nghệ thông tin và cả hệ thống pháp luật của nước ta. Lực lượng sản xuất có điều kiện phát triển mạnh mẽ, lao động được đào tạo và có trình độ kĩ thuật cao sẽ ngày càng chiếm tỉ lệ cao hơn trong nguồn nhân lực cả nước. Bên cạnh đó, những thành tựu khoa học kĩ thuật mới cũng du nhập vào là tiền đề thuận lợi cho năng suất lao động tăng vọt, đưa trình độ sản xuất của nước ta lên một tầm cao mới. Một thuận lợi nữa của việc xoá nhoà biên giới kinh tế chính là sự rộng mở về biên giới tư tưởng. Làn sóng văn hoá các nước trên thế giới có tác động tích cực đến nước ta, tạo điều kiện cho Việt Nam trở nên văn minh hơn và thực sự trở thành một phần trong bức tranh kinh tế toàn cầu. Gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO như là hạt giống của sự phát triển được gieo trên mảnh đất Việt Nam màu mỡ và hứa hẹn. Những cơ hội mà nó đem lại cho chúng ta một niềm tin chắc chắn vào tương lai tươi sáng của đất nước. Tuy nhiên, những thách thức cũng tồn tại như là mặt còn lại không thể không nhắc đến của “đồng xu” WTO. Thách thức tồn tại bên cạnh cơ hội là hai mặt tất yếu của hội nhập kinh tế quốc tế. Những thách thức ấy nhắc nhở ta về những nguy cơ tiềm ẩn cũng như rõ rệt trước mắt nhất định sẽ tác động lên mọi mặt của đời sống xã hội. Việt Nam có xuất phát điểm thấp về kinh tế – xã hội vì thế những thách thức vốn đã không nhỏ này lai càng trở nên đáng lo ngại hơn. Việc gia nhập tổ chức WTO có tác động đặc biệt và lớn nhất là lên đời sống kinh tế nước ta.Nền sản xuất của nước ta còn hết sức non trẻ, thiếu kinh nghiệm trong việc vận hành nền kinh tế thị trường. Các doanh nghiệp phần lớn có số vốn ít ỏi như chính kinh nghiệm quản lí, sử dụng vốn, hoàn toàn không phải là đối thủ của các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới nếu vẫn giữ nguyên tình trạng đơn thương độc mã, không liên kết liên hiệp lại như hiện nay. Đồng thời, các doanh nghiệp Việt Nam dù nhỏ hay lớn cũng đều thiếu hiểu biết trầm trọng về luật thương mại quốc tế, dẫn tới những vụ kiện chống bán phá giá và những chèn ép về kinh tế của các nước khác trên thế giới. Việc không đề ra được một chiến lược kinh doanh hợp lí cũng như không chú trọng thích đáng vào đầu tư vào xây dựng và quảng bá thương hiệu có thể khiến cho các sản phẩm của các doanh nghiệp mất chỗ đứng thậm chí chìm nghỉm ngay trên thị trường trong nước.Tình trạng chảy máu chất xám vẫn luôn là nỗi lo của toàn xã hội nay sẽ càng đáng lo ngại hơn nữa khi mà các công ti, tập đoàn quốc tế thâm nhập vào nước ta và tiến hành những chiến dịch “săn đầu người” có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sự phát triển kinh tế – xã hội của nước ta. Cạnh tranh cũng trở nên khắc nghiệt hơn bao giờ hết ngay tại sân nhà. Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ rất có nguy cơ bị thôn tính bởi các doanh nghiệp nước ngoài hoặc buộc phải phá sản. Sự phân hoá giàu nghèo trở nên rõ rệt hơn bao giờ hết. Đáng lo ngại nhất là làn sóng văn hoá nước ngoài tràn vào sẽ không chỉ có những tác động tích cực lên giới trẻ mà ngược lại, có thể xoá sổ toàn bộ những truyền thống văn hoá lâu đời của dân tộc. Cơ hội và thách thức khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO luôn tồn tại song hành với nhau. Chúng có những đặc điểm và khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau và là hai mặt không thể thiếu của quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu.Theo nguyên lí mâu thuẫn biện chứng, những cơ hội và thách thức này được đặt trong mối quan hệ thống nhất và đấu tranh. Chúng cùng tồn tại khi Việt Nam gia nhập WTO. Cả hai cùng tạo ra tiền đề, điều kiện và là động lực cho sự phát triển của Việt Nam trên mọi mặt của đời sống xã hội, đặc biệt là trên lĩnh vực kinh tế. Hơn nữa, hai mặt của một vấn đề này có tồn tại thống nhất với nhau. Trong cơ hội nảy sinh ra thách thức và trong thách thức cũng nảy sinh ra cơ hội. Cơ hội xuất hiện thì đồng thời phát sinh ra thách thức. Nếu giải quyết được thách thức thì nó sẽ là động lực thúc đẩy sự phát triển. Ngược lại, nếu không được giải quyết triệt để thì thách thức sẽ kìm hãm sự phát triển, kìm hãm chính cơ hội. Cơ hội và thách thức là hai mặt đối lập có tác động qua lại lẫn nhau, vừa tồn tại trong mối quan hệ thống nhất, lại vừa tồn tại bài trừ, phủ định lẫn nhau. Cơ hội và thách thức, ngay trong sự tác động của nó đã thể hiện sự khác nhau. Cơ hội là những gì chúng ta được lợi từ nó, còn thách thức là những gì gây cản trở cho chúng ta đạt được lợi ích. Trong quá trình vận động phát triển, cơ hội và thách thức ngày càng trở nên đối lập và xung đột gay gắt. Chính vì tồn tại trong nhau, nảy sinh từ nhau nên chúng lại càng tác động trực tiếp lên nhau, kìm hãm nhau phát triển. Ví dụ như các doanh nghiệp nước ta được hưởng lợi từ nguồn nguyên liệu mới, các công nghệ tiên tiến từ nước ngoài tràn vào nhưng mặt khác, các doanh nghiệp lại chưa có sự chuẩn bị cũng như kiến thức về việc sử dụng những nguồn nguyên liệu cũng như áp dụng các công nghệ hiện đại này vào sản xuất. Bên cạnh việc bài trừ, phủ định lẫn nhau, hai mặt của một vấn đề cũng chuyển hoá được cho nhau. Thách thức nếu được giải quyết triệt để vô hình chung lại tạo tiền đề phát triển. Lúc này có thể coi nó đã chuyển hoá thành cơ hội. Và ngược lại, cơ hội nếu không được nắm bắt kịp thời sẽ tạo ra những khó khăn và chuyển hoá thành thách thức không hề dễ giải quyết. Chẳng hạn như hệ thống pháp lí của nước ta hiện nay vẫn còn rất nhiều thiếu sót, tạo nhiều lỗ hổng pháp lí cho các doanh nghiệp không đứng đắn “lách luật”, gây tổn hại không nhỏ cho nền kinh tế. Yêu cầu thay đổi, hoàn thiện hệ thống pháp luật trở thành yêu cầu bức thiết trong bối cảnh hội nhập, khi mà cá đạo luật quốc tế có ảnh hưởng ngày càng lớn đến đời sống kinh tế của nước ta. Nếu vượt qua được thách thức không nhỏ này thì sẽ tạo môi trường cạnh tranh hết sức lành mạnh, là động lực phát triển không những của nền kinh tế mà còn có tác động tích cực lên mọi mặt của đời sống xã hội. 2.2 Thực trạng và giải pháp cho một số lĩnh vực cụ thể: Có thể thấy việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO có tác động sâu sắc tới mọi mặt của đời sống xã hội, từ những ngành có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân cho đến những ngành chiếm tỉ trọng rất nhỏ bé. Để có một cái nhìn tổng quan nhất về những cơ hội và thách thức đến với nước ta khi hội nhập, thiết nghĩ cần lưu tâm đến không chỉ những ngành sản xuất kinh doanh trong nước hay xuất khẩu ra nước ngoài mà còn phải đề cập đến những yếu tố có tác động mạnh mẽ khác đến đời sống kinh tế-xã hội. Trong phần này chỉ xin đề cập đến những thuận lợi và khó khăn đến với các ngành nông nghiệp, dệt may xuất khẩu và vấn đề môi trường khi Việt Nam là thành viên chính thức của WTO. 2.2.1. Thách thức và cơ hội về môi trường khi gia nhập WTO: Trong các hoạt động liên quan đến các vấn đề môi trường, nhiệm vụ duy nhất của WTO là nghiên cứu các vấn đề xuất hiện khi các chính sách môi trường có tác động đáng kể đến thương mại. Các thành viên của WTO cho rằng WTO không phải là cơ quan môi trường, vì vậy không muốn can thiệp vào các chính sách môi trường quốc gia hoặc quốc tế, hoặc thiết lập các tiêu chuẩn môi trường. Tuy nhiên, sự tác động của WTO trên thực tế đến môi trường là hết sức to lớn và đáng quan tâm. Cũng giống như những mặt khác tác động lên đời sống xã hội, môi trường cũng được đặt trước những cơ hội và thách thức của tiến trình hội nhập. Các biện pháp quản lí thương mại có liên quan đến môi trường ngày càng được các nước sử dụng như những biện pháp quan trọng của hệ thống hàng rào kĩ thuật. Những biện pháp này, thường được gọi là các “hàng rào xanh”, và được các nước phát triển và đang phát triển ở trình độ cao sử dụng tương đối phổ biến và hiệu quả trong việc kiểm soát nhập khẩu các sản phẩm liên quan đến môi trường và bảo vệ các ngành sản xuất có liên quan trong nước. Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, một số “hàng rào xanh” do các nước phát triển đưa ra chính là các thách thức về môi trường trong hoạt động thương mại quốc tế khi gia nhập WTO. Có hai loại “hàng rào xanh” thường được áp dụng. Thứ nhất là áp dụng đánh thuế tài nguyên: các nước phát triển xây dựng các tiêu chuẩn hàng hoá trong đó qui định nghiêm ngặt hàm lượng tài nguyên thô như là một biện pháp bảo vệ môi trường, ngăn chặn khai thác cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Như vậy, hàng hoá của các nước đang phát triển muốn nhập khẩu vào các nước này sẽ phải chịu thuế nhiều hơn vì hàm lượng tài nguyên thô lớn, điều đó hạn chế lợi thế cạnh tranh của các nước đang phát triển trong sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên. Nhìn theo một góc độ khác, thách thức này lại chính là một cơ hội cho môi trường nước ta. Sự hạn chế trong việc sử dụng quá nhiều tài nguyên thô vào sản xuất sản phẩm đem đến cho nước ta, hay cụ thể là các cơ quan ban ngành liên quan trực tiếp có một cơ sở minh bạch và sát thực để áp dụng vào bảo vệ môi trường. Loại “hàng rào xanh” thứ hai là sử dụng các tiêu chuẩn môi trường, vệ sinh an toàn, dán nhãn sinh thái như rào cản bảo hộ sản phẩm sản xuất trong nước, chống lại các sản phẩm và công nghệ nhập khẩu với lí do các sản phẩm và công nghệ này không đáp ứng các qui định về bảo vệ môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm của nước sở tại. Ví dụ điển hình trong lịch sử hoạt động của WTO về việc áp dụng “hàng rào xanh” là vụ kiện “cá ngừ-cá heo” do Mexico và một số nước khác kiện Hoa Kì vào năm 1991 do lệnh cấm nhập khẩu cá ngừ vô lí của Hoa Kì gây tác hại không nhỏ đến hoạt động nhập khẩu của các nước này. Có một điều chắc chắn là việc áp dụng hai “hàng rào xanh” này sẽ có tác động xấu đến Việt Nam khi là thành viên chính thức của WTO. Chúng như những điều kiện ràng buộc nhằm làm kìm hãm, giảm bớt ưu thế cạnh tranh vốn đã ít ỏi của các nước đang phát triển trước các nước hùng mạnh khác. Tuy nhiên, thách thức lại luôn đi đôi với cơ hội. Xét cho thoả đáng, những thách thức trên cũng chính là cơ hội cho việc giải quyết các vấn đề môi trường ở nước ta. ở đây, cơ hội và thách thức thật sự đã trở thành hai mặt của hội nhập, luôn song hành, chi phối lẫn nhau; giải quyết được thách thức chính là động lực cho cơ hội phát triển. Bên cạnh những thách thức, khó khăn nêu trên là rất nhiều những cơ hội cho vấn đề môi trường. Khi chính thức là thành viên WTO, Việt Nam sẽ được đối xử công bằng hơn trong thương mại quốc tế, nhất là khi các nước muốn áp dụng hàng rào kĩ thuật đối với Việt Nam. Ví dụ khi muốn áp dụng các tiêu chuẩn, qui chuẩn kĩ thuật về kháng sinh đối với hàng nông thuỷ sản nhập khẩu từ Việt Nam thì Hoa Kì phải có trách nhiệm thông báo với Việt Nam về các qui định kĩ thuật này ít nhất là trước 60 ngày theo nguyên tắc minh bạch hoá và cũng phải đảm bảo rằng các sản phẩm tương tự của Hoa Kì cũng phải áp dụng những qui định này theo nguyên tắc đãi ngộ quốc gia. Điều này trước đây và hiện nay Việt Nam vẫn thường bị phân biệt đối xử khi xuất khẩu sản phẩm sang Châu Âu và Bắc Mĩ. Một thách thức nữa được đặt ra là yêu cầu ngày càng cao về chất lượng hàng hoá, sản phẩm, nhất là lương thực, thực phẩm mà các nước giàu đặt ra nhằm hạn chế hàng hoá của nước ta tràn vào thôn tính thị trường của họ. Yêu cầu đầy thách thức này đã, đang và sẽ là thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp nước ta nhưng ngược lại nó cũng tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp ở thị trường trong nước. Khi chúng ta muốn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đối với thực phẩm khi nhập vào Việt Nam để ngăn ngừa dịch bệnh thì chúng ta cũng có quyền ban hành những qui định kĩ thuật cho sản phẩm này đảm bảo các biện pháp vệ sinh an toàn, miễn rằng các qui định này phải được thông báo trước với các nước thành viên, không gây cản trở không cần thiết trong thương mại và sản phẩm trong nước cũng phải được áp dụng các qui định này. Điều này sẽ hạn chế một phần sự xâm nhập của các mặt hàng hàng hoá của nước ngoài vào thị trường nước ta. Việc giải quyết các vụ kiện thương mại liên quan đến môi trường trong khuôn khổ WTO đã có rất nhiều ví dụ điển hình về việc phá “hàng rào xanh” nhờ áp dụng qui tắc minh bạch và không phân biệt đối xử của WTO. Đó chính là những bài học đắt giá cho Việt Nam khi là thành viên mới của WTO, thiếu nhiều kinh nghiệm và hiểu biết về pháp luật quốc tế. Một ví dụ rất thú vị là vụ kiện được biết đến như “vụ kiện tôm-rùa biển” do ấn Độ, Malaysia, Pakistan và Thái Lan chống lại lệnh cấm nhập khẩu của Hoa Kì. Đầu năm 1997, ấn Độ, Malaysia, Pakistan và Thái Lan đưa ra vụ kiện chống Hoa Kì ban hành lệnh cấm nhập khẩu tôm và các sản phẩm từ tôm với lí do bảo vệ rùa biển. Theo Luật các giống loài quí hiếm Hoa Kì ban hành năm 1973, ngư dân Hoa Kì đánh bắt tôm cần sử dụng dụng cụ ngăn chặn rùa biển mắc lưới để bảo vệ loài giống đang có nguy cơ diệt chủng vì các hoạt động của con người. Năm 1989, tại điều 609 Luật Dân sự Hoa Kì, qui định này đã được áp dụng cả đối với các tàu đánh bắt tôm của các nước xuất khẩu vào Hoa Kì. Ban kháng cáo của WTO cho rằng biện pháp của Hoa Kì bảo vệ rùa biển là phù hợp với Điều XX của GATT, tuy nhiên lại không phù hợp với nguyên tắc tối hụê quốc. Lí do là đã có sự phân biệt đối xử của Hoa Kì đối với các thành viên khác nhau của WTO. Trước đó, tuân theo qui định của điều 11 và điều 12 hiệp đinh TBT, Hoa Kì đã dành ưu đãi cho các nước vùng biển Caribbean bằng sự trợ giúp kĩ thuật và tài chính và cho phép có giai đoạn chuyển đổi dài để ngư dân các nước này có thể sử dụng các dụng cụ ngăn chặn rùa biển mắc vào lưới khi đánh bắt tôm và xuất khẩu vào Hoa Kì. Gia nhập WTO, Việt Nam sẽ còn có cơ hội giảm thiểu ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường thông qua việc áp dụng các nguyên tắc pháp lí của WTO để xây dựng và sử dụng hợp lí “hàng rào xanh” nhằm mục đích bảo vệ các ngành sản xuất trong nước, đồng thời bảo vệ nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường. 2.2.2. Nông nghiệp Việt Nam với cánh cửa hội nhập: ở Việt Nam, nông nghiệp đang là nguồn sinh kế chính của hơn 60% dân số cả nước, có ảnh hưởng trực tiếp đến hơn 2/3 hộ gia đình làm nông nghiệp, trong đó có 44% số hộ thuộc diện khó khăn và có nguy cơ tiềm ẩn tái nghèo. Với vị trí quan trọng như vậy, nông nghiệp là chìa khoá của sự ổn định và phát triển đối với người dân. Trong bối cảnh hội nhập WTO, nông nghiệp nước ta có thể có thêm nhiều cơ hội phát triển, nhưng cũng có không ít những tác động ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định của nông nghiệp, ảnh hưởng đến an ninh lương thực cho người nông dân, đặc biệt là người nông dân nghèo. Khi hội nhập, những ngành hàng có lợi thế cạnh tranh sẽ phát triển, những ngành yếu kém sẽ suy giảm, giúp phân bố lại các nguồn lực hiệu quả hơn. Xuất khẩu nông sản có lợi thế sẽ tăng trưởng mạnh do tiếp cận thị trường rộng mở hơn, tạo điều kiện để cải cách các doanh nghiệp nhà nước, thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển. Đây là xu hướng quan trong để thúc đẩy công nghiệp chế biến nông sản.Tuy nhiên, áp lực cạnh tranh mạnh sẽ làm cho các doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn, xuất hiện xu hướng “phụ thuộc” vào các doanh nghiệp quốc tế chúng ta chỉ sản xuất thô, lợi nhuận rất thấp. Ngoài ra còn có xu hướng bất bình đẳng, khoảng cách ngày càng doãng ra giữa nông thôn và đô thị, nông nghiệp và công nghiệp, những vùng sâu vùng xa có nguy cơ bị tụt hậu hơn nữa trong tiến trình phát triển. Khi Việt Nam gia nhập WTO, những lợi ích tiềm năng bao gồm như mở rộng thị trường cho những mặt hàng xuất khẩu truyền thống nông nghiệp và thuỷ sản, đồng thời chúng ta có cơ hội tiếp cận cơ chết giải quyết tranh chấp của WTO giúp tránh được những vụ kiện vô lí như là cá basa giữa Việt Nam và Hoa Kì. Khi Việt Nam là thành viên của WTO, một số mặt hàng nông nghiệp xuất khẩu truyền thống như chè, hạt điều, cà phê, tiêu có điều kiện tiếp cận được với thị trường mở rộng hơn nữa và có cơ hội phát huy thế mạnh cạnh tranh. Tuy nhiên, cái thách thức hiện tại của các mặt hàng xuất khẩu nông sản Việt Nam thì giá trị gia tăng còn rất thấp, và phụ thuộc nhiều vào yếu tố nhân công lao động rẻ. Điều này sẽ không bền vững về lâu dài. Nguy cơ Việt Nam sẽ tiếp tục phải đương đầu với các vụ kiện bán phá giá là hoàn toàn có thực, nhất là khi Việt Nam vẫn đang bị coi là nền kinh tế phi thị trường (kéo dài 12 năm đối với Hoa Kì) thì đây là một điểm bất lợi đối với Việt Nam khi phải đương đầu với các vụ kiện này vì các nước sẽ được áp dụng những phương pháp tính toán linh hoạt hơn. Khi là thành viên của WTO, Việt Nam sẽ tiếp tục thu hút được đầu tư nước ngoài đồng thời cũng có tiếng nói cùng với 149 nước khác khi WTO thảo luận các qui chế mới của WTO. Tuy nhiên, thách thức đối với nông nghiệp và phát triển nông thôn, đặc biệt là đối với xoá đói giảm nghèo là rất lớn. Vấn đề cắt giảm trợ cấp xuất khẩu và thuế quan cũng có tác động không nhỏ đến nông nghiệp nước ta. Việt Nam là một nước 60% lực lượng lao động vẫn thuộc lĩnh vực nông nghiệp và 45% dân số sống tại nông thôn sống dưới mức nghèo. Những thách thức lớn như là mức độ cạnh tranh thấp, hay phải đương đầu với trợ cấp xuất khẩu của các nước giàu, năng lực của Việt Nam thực thi các điều khoản cam kết, việc cắt giảm thuế quan và các trợ cấp nông nghiệp, việc Việt Nam không được tiếp cận đối với cơ chế tự vệ đặc biệt cho các sản phẩm chăn nuôi... Hiện tại, Việt Nam đang là một trong những nước xuất khẩu nông sản lớn trong khu vực và trên thế giới với nhiều sản phẩm đặc trưng như cà phê, điều , hồ tiêu, chè, gạo. Thế nhưng khả năng chuyển từ sản xuất thô lên chế biến của các doanh nghiệp nội địa có thương hiệu riêng, tăng giá trị gia tăng trong sản phẩm đang là một quá trình chậm chạp, khó khăn. Theo chuyên gia WTO của tổ chức Oxfarm, Lê Kim Dung, Việt Nam đã cam kết cắt giảm trợ cấp xuất khẩu nông nghiệp ngay sau khi hội nhập, trong đó có 5 năm quá độ cho việc cắt giảm trợ cấp xuất khẩu dưới dạng khuyến khích đầu tư, đồng thời Việt Nam sẽ phải cắt giảm mức thuế quan đối với các mặt hàng nông nghiệp. Hiện nay, mức thuế quan bình quân trong nông nghiệp của Việt Nam là 27%. Rất nhiều khả năng mức thuế này sẽ bị cắt giảm xuống khoảng 15%. Bên cạnh đó là nguy cơ về những vụ kiện bán phá giá có thể gây thiệt hại hết sức to lớn cho sự phát triển của ngành, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản. Không chỉ nông sản mà cả ngành chăn nuôi của Vi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35964.doc
Tài liệu liên quan