Tiểu luận Mô hình swot thị trường dầu gội đầu tại Việt Nam

 Weakness:

• Tổng quan:

o Thiếu những sản phẩm thật bình dân (<10.000VND/200ml) và thật cao cấp (>100.000VND/200ml)

o Nhiều công ty chỉ lo phát triển 1 dòng sản phẩm dầu gội mà bỏ quên các sản phẩm còn lại. (như UNZA lúc gần đây chú trọng Enchanteur khiến Romano bị X-men bỏ xa)

o Tập trung vào khách hàng có thu nhập từ trung bình tới khá.

o Thiếu những sản phẩm dành cho trẻ em.

o Ít những sản phẩm có mùi hương đặc trưng dễ phân biệt.

o Các công ty không mạnh dạn cho ra đời dòng sản phẩm mới mà chỉ phát triển từ các dòng sản phẩm đã gầy dựng được tên tuổi.

 

doc6 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5026 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Mô hình swot thị trường dầu gội đầu tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔ HÌNH SWOT THỊ TRƯỜNG DẦU GỘI ĐẦU TẠI VIỆT NAM Strength: Thị trường giàu tiềm năng Cung cấp sản phẩm thiết yếu cho đời sống con người. Thị trường dầu gội ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ và được chú trọng hơn 1 số nước trong khu vực và trên thế giới. Sự chênh lệch lớn về ngoại tệ (VN thấp hơn nước ngoài) nên các công ty nước ngoài mạnh tay đầu tư kinh doanh. Điểm mạnh tổng quan của các công ty sản xuất dầu gội: Là những thương hiệu lớn, đã gầy dựng được hình ảnh và sự tin cậy trong tâm trí khách hàng. Sản phẩm đa dạng, kết hợp nhiều công dụng, cho người tiêu dung nhiều sự lựa chọn. Bao bì bắt mắt, tiện lợi Giá cả cũng có nhiều mức khác nhau, phù hợp với thu nhập của người Việt Nam. Đa số đều là những sản phẩm của các tập đoàn lớn giàu có, dày dạn kinh nghiệm, từ những quốc gia phát triển mạnh Điểm mạnh đặc trưng của từng doanh nghiệp lớn: UNILEVER: Chính sách thu hút tài năng hiệu quả: Quan điểm của công ty là “Phát triển thông qua con người, thông qua các ngày hội việc làm cho các sinh viên sắp tốt nghiệp của các trường đại học danh tiếng để từ đó đào tạo nên các quản trị viên tập sự sáng giá cho nguồn nhân lực của công ty. Tình hình nghiên cứu và phát triển công nghệ của Unilever Việt Nam luôn được chú trọng và đầu tư thoả đáng. Đặc biệt, công tác R&D rất hiệu quả trong việc khai thác tính truyền thống trong sản phẩm như dầu gội đầu bồ kết. Công nghệ hiện đại kế thừa từ Unilever toàn cầu, được chuyển giao nhanh chóng và có hiệu quả rõ rệt. Giá cá tương đối chấp nhận được, trong khi chất lượng rất cao, không thua hàng ngoại nhập. Môi trường văn hoá doanh nghiệp mạnh, đội ngũ nhân viên trí thức và có tinh thần trách nhiệm vì mục tiêu chung của công ty, đặc biệt các quan hệ với công chúng rất được chú trọng tại công ty. Sản phẩm dầu gội hết sức đa dạng, phục vụ đủ các đối tượng khách hàng Hế mạnh về trị gàu và làm mượt tóc. P&G: Được sự hậu thuẫn từ tập đoàn khổng lồ P&G của Mỹ Là tập đoàn nghiên cứu và phát triển các sản phẩm bảo vệ sức khỏe cho con người. Thương hiệu P&G được tin tưởng và gắn liền với sự an toàn Công nghệ hóa chất phát triển cực mạnh. Sự thành công của P&G đi liền với khái niệm Teamwork (là công ty hàng đầu về sự đoàn kết và hiệu quả trong làm việc tập thể) Khỏe, đẹp, sạch sẽ và cao cấp là hình ảnh các sản phẩm dầu gội của P&G trong tâm trí khách hàng. Weakness: Tổng quan: Thiếu những sản phẩm thật bình dân (100.000VND/200ml) Nhiều công ty chỉ lo phát triển 1 dòng sản phẩm dầu gội mà bỏ quên các sản phẩm còn lại. (như UNZA lúc gần đây chú trọng Enchanteur khiến Romano bị X-men bỏ xa) Tập trung vào khách hàng có thu nhập từ trung bình tới khá. Thiếu những sản phẩm dành cho trẻ em. Ít những sản phẩm có mùi hương đặc trưng dễ phân biệt. Các công ty không mạnh dạn cho ra đời dòng sản phẩm mới mà chỉ phát triển từ các dòng sản phẩm đã gầy dựng được tên tuổi. Riêng: UNILEVER: Gần đây, Unilever đã phải cắt giảm ngân sách ít nhiều. Các vị trí chủ chốt trong công ty vẫn do người nước ngoài nắm giữ. Vẫn còn những công nghệ không áp dụng được tại Việt Nam do chi phí cao, vì vậy phải nhập khẩu từ nước ngoài nên tốn kém chi phí và không tận dụng được hết nguồn lao động dồi dào và có năng lực ở Việt Nam. Giá cả một số mặt hàng của Unilever còn khá cao so với thu nhập của người Việt Nam, nhất là ở những vùng nông thôn. Là một công ty có nguồn gốc châu Âu, chiến lược quảng bá sản phẩm của Unilever còn chưa phù hợp với văn hoá Á Đông Mùi hương đặc trưng là điểm yếu ớn của công ty. P&G: Chỉ chú trọng tìm người tài bên ngoài mà ít chú trọng đào tạo như Unilever Phân bố nguồn lực cho quá nhiều sản phẩm khác Mùi hương ko thể cạnh tranh với Unza và ICP Threat: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam còn thấp cho thấy khả năng tiêu thụ sản phẩm cao. Bộ luật thương mại còn nhiều bất lợi cho nhà đầu tư nước ngoài, nhất là chính sách thuế quan và thuế suất cao đánh vào các mặt hàng dầu gội Một số ý kiến đã cho rằng chính các công ty đa quốc gia đã cổ động, mang lại lối sống hưởng thụ phương Tây, vốn xa lạ với người châu Á mà nhất là một nước còn ít nhiều tư tưởng phong kiến, lễ giáo như Việt Nam. Chính sách dân số - kế hoạch hóa của chính phủ sẽ khiến trong vài thập niên nữa, lớp trẻ sẽ già đi và cơ cấu dân số già sẽ không còn là lợi thế. Ngoài ra, những gia đình mở rộng ở mức trung lưu (cơ cấu gia đình phổ biến nhất Việt Nam), việc chọn mua một sản phẩm, nhất là sản phẩm cao cẩp, thường được cân nhắc rất kỹ lưỡng. Vì vậy, nhóm này tiêu thụ những mặt hàng chăm sóc cá nhân (personal care) cao cấp không nhiều như nhóm SSWD (single - độc thân , separate - sống riêng , widowed - goá phụ, divorced - ly dị) ở các nước tư bản. Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm không phù hợp với một số sản phẩm có xuất xứ từ công ty mẹ ở châu Âu. Trong bối cảnh thị trường hàng tiêu dùng cung đang lớn hơn cầu, nhiều công ty mới “chen chân” vào Opportunity: Chủ trương của các bộ ngành Việt Nam là cùng thống nhất xây dựng nền kinh tế Việt Nam theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; trong đó ưu tiên thu hút đầu tư nước ngoàio Thị trường trong nước (bán buôn, bán lẻ, lưu chuyển hàng hoá…) đã phát triển hơn nhiều. Cơ sở hạ tầng ở các thành phố lớn, nhất là TPHCM đãj v và đang được đầu tư thích đáng, trước mắt là ngang bằng với các nước trong khu vực. Việt Nam có nền chính trị bình ổn. Khách hàng mục tiêu là giới trẻ thế hệ X (những bạn trẻ tuổi từ 18-39), hiện có phần tự lập và phóng khoáng, tự tin hơn thế hệ trước. Họ sẽ là người đưa ra quyết định cho phần lớn các vấn đề trong cuộc sống, bao gồm việc chọn mua những sản phẩm hàng tiêu dùng. Việt Nam là một quốc gia tự do về tôn giáo nên việc phân phối, quảng cáo sản phẩm không phải chịu nhiều ràng buộc quá khắt khe như nhiều nước châu Á khác. Việt Nam có cơ cấu dân số trẻ và phổ biến mô hình gia đình mở rộng (gồm cả ông bà, cô chú, v.v) Việt Nam nằm ở vị trí tương đối thuận lợi trong khu vực, có đường bờ biển dài, nhiều cảng biển lớn thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng hoá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docmo_hinh_swot_thi_truong_dau_goi_dau_viet_nam_9227.doc
Tài liệu liên quan