Tiểu luận Mồ mả và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả

MỤC LỤC:

 

Trang

A. MỞ ĐẦU.2

B. NỘI DUNG.2

I. Khái quát chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại

ngoài hợp đồng.2

1. Điều kiện phát sinh trach nhiệm bồi thường thiệt hại

ngoài hơp đồng.2

2. Năng lực và trách nhiệm bồi thường thiệt hại

ngoài hợp đồng.4

II./ Tìm hiểu về mồ mả và hiện tượng xâm phạm mồ mả hiện nay.

1. Tìm hiểu về mồ mả.

2. Hiện tượng xâm phạm mồ mả hiện nay.

III./Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả.

1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản của người

xâm phạm mồ mả.

2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về mặt tinh thần

người thân thiết của cá nhân có mồ mả bị xâm phạm.

3. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do bị nhầm lẫn mà

xâm phạm mồ mả.

C. KẾT LUẬN.16

D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.17

 

 

 

doc20 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2995 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Mồ mả và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
/. Khái quát về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một chế định quan trọng trong luật dân sự. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được áp dụng với mọi cá nhân, pháp nhân và chủ thể khác. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại xảy ra khi có: + Điều kiện xảy ra: Đây là tiền đề của trách nhiệm bồi thường thiệt hại bởi mục đích của việc áp dụng trách nhiệm là khôi phục tình trạng tài sản cho người bị thiệt hại, do đó không có thiệt hại thì không thể đặt ra vấn đề bồi thường cho dù có đẩy đủ các điều kiện khác. Thiệt hại là những tổn thất thực tế được tính thành tiền, do việc xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng, danh dự, uy tín, tài sản của cá nhân hoặc tổ chức. Trong trách nhiệm dân sự chỉ cần có thiệt hại dù không nghiêm trọng cũng phải bồi thường. Vì thiệt hại là điều kiện băt buộc phải có trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, không có thiệt hại thì không phải bồi thường. + Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật. Hành vi gây thiệt hại thông thường được thực hiện dưới dạng hành động. Chủ thể đã thực hiện hành vi mà đáng ra không được thực hiện các hành vi đó. Hành vi gây thiệt hại có thể là hành vi hợp pháp, nếu người thực hiện hành vi đó theo nhiệm mà pháp luật hoặc nghề nghiệp buộc họ phải thực hiện các hành vi đó. Trong trường hợp này người gây thiệt hại không phải bồi thường. + Có lỗi của người gây thiệt hại. Người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm dân sự khi họ có lỗi Điều 604 BLDS quy định: “ người nào do lỗi cố ý, hoặc vô ý.....mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”. Con người phải chịu trách nhiệm khi họ có lỗi trong trường hợp họ có đầy đủ năng lực chủ thể. Đối với những người không có khả năng nhận thức, và không làm chủ được hành vi của mình được coi là không có lỗi trong việc thực hiện các hành vi đó. Những người chưa có năng lực hành vi hoặc bị mất năng lực hành vi, không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì họ không phải chịu trách nhiệm. Trong trường hợp cha, mẹ người giám hộ, bệnh viện, trường học là những nguwoif theo quy định của pháp luật phải quản lý, chăm sóc, giáo dục được suy đoán là có lỗi khi thực hiện các nghĩa vụ nêu trên do đó họ phải chịu trách nhiệm về lỗi của họ. Đối với pháp nhân, cơ quan tiến hành tố tụng trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại là lỗi của nhân viện các cơ quan này trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao. + Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật. Thiệt hại xảy ra là kết quả của hành vi trái pháp luật, hay ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân thiệt hại xảy ra. Điều này được quy định tại Điều 604 BLDS dưới dạng: “ Người nào .....xâm phạm.....mà gây thiệt hại” thì phải bồi thường. 2 . Năng lực và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường. Xuất phát từ năng lực chủ thể của cá nhân khi tham gia vào quan hệ dân sự, BLDS quy định năng lực chịu trách nhiệm của cá nhân phụ thuộc vào mức độ năng lực hành vi, tình trạng tài sản, khả năng bồi thường thiệt hại của cá nhân. - Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ phải tự bồi thường thiệt hại do họ gây ra. -Người dưới 18 tuổi là những người không có,hoặc có không đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Vì vậy cha mẹ là người phải bồi thường thiệt hại do con họ gây ra. -Người dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại trong thời gian ở trường học, bệnh viện thì quản lý trường học, bệnh viện phải bồi thường. Nếu các tổ chức nêu trên mà không có lỗi thì cha, mẹ, người giám hộ phải bồi thường. b. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại BLDS đã quy định nguyên tắc bồi thường thiệt hại tại Điều 605. Nguyên tắc chung là thiệt hại phải bồi thường toàn bộ và kịp thời. Mức bồi thường thiệt hại có thể do các bên thỏa thuận hoặc do Tòa án quy định. Tuy nhiên mức bồi thường thiệt hại đã thỏa thuận và quy định có thể bị thay đổi nếu mức bồi thường “không còn phù hợp với thực tế”. II/. Tìm hiểu về mồ mả và hiện tượng xâm phạm mồ mả hiện nay Tìm hiểu về mồ mả. Từ trước đến nay pháp luật nước ta vẫn chưa có quy định cụ thể về khái niệm mồ mả. Vì đây là vấn đề thiêng liêng thuộc tín ngưỡng, tôn giáo của từng vùng, miền. Mỗi một vùng, miền, dân tộc có cách hiểu và suy nghĩ khác nhau về mồ mả. Họ có cách thờ cúng và chôn cất người chết khác nhau. Và việc chôn cất cũng được tiến hành theo cách thức và nghi lễ khác nhau. Nhưng đều có cách hiểu tương tự nhau về mồ mả đó là :“nơi được dùng để chôn cất thi thể, hài cốt hoặc tro hài cốt của cá nhân”. Vì vậy mồ mả được người dân quan tâm như một việc tôn thờ thuộc về tín ngưỡng, tâm linh, nó gắn liền với nhân thân và thi thể của người đã chết theo quan niệm “mồ yên, mả đẹp” của người dân thì những người thân của người xấu số đều muốn cho người đã khuất một ngôi nhà thứ hai ở thế giới bên kia thật sự yên đẹp. Do đó việc chôn cất và tạo mồ mả đặc biệt được quan tâm. Có nơi mồ mả được tạo nên thành một nấm mồ bằng đất, có nơi lại được tạo nên bằng việc xây mộ. Điều đó tùy thuộc vào phong tục tập quán của từng vùng, từng địa phương. Việc mồ mả được xây dựng ở đâu cũng theo tập quán, tín ngưỡng của từng vùng. Có nơi mồ mả của người đã khuất được xây dựng ở những vùng đất vắng xa dân cư và phân bố tập trung tạo thành nghĩa địa, họ thường chôn cất theo cách tập trung từng gia đình, dòng họ và có tường rào bao quanh ngôi mộ, hoặc chôn cất liền kề theo thứ tự thời gian. Những cách thức đó chủ yếu chỉ có ở vùng núi nông thôn, có những vùng dân tộc thiểu số theo phong tục tập quán mồ mả còn được phân bố ở những nơi như trên núi, chân núi, bên dòng suối, trong hang đá, hoặc dưới những cánh đồng... còn đối với một số vùng miền khác thì mồ mả được xây dựng liền kề nhau chiếm phần ít diện tích hơn. Vì họ xây dựng ở những nghĩa địa tạp trung theo quy định của khu vực đó, chứ không phân bố theo gia đình, dòng họ. Ngoài ra mồ mả cuả các liệt sĩ, các chiến sĩ cách mạng còn được xây dựng ở các nghĩa trang như nghĩa trang Trường Sơn, nghĩa trang liệt sĩ... Nói tóm lại, mồ mả là nơi chôn cất, yên nghỉ của người đã khuất theo quan niệm của dân gian. 2.Hiện tượng xâm phạm mồ mả. Mồ mả gắn liền với nhân thân người đã khuất, do đó trong nhân dân luôn tôn thờ và bảo vệ mồ mả nó như là biểu tượng thiêng liêng mà người sống bảo vệ. Tuy nhiên, trên thực tế mồ mả vẫn bị xâm phạm do ý thức của con người, có thể là vô ý hoặc cố ý, có thể do xúc vật thả rông theo phong tục tập quán hoặc do việc cày cấy của một số địa phương. Bên cạnh đó lý do chính xâm phạm đến mồ mả là vì trong điều kiện nền kinh tế thị trường được khuyến khích bảo hộ phát triển của nước ta, kinh tế phát triển việc mở rộng những khu công nghiệp mới, khu nhà chung cư, mở rộng đô thị, hệ thống đường giao thông, sân bay, bến cảng... cùng với việc giải phóng mặt bằng để xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bên cạnh sự phát triển kinh tế tư bản tư nhân, các công ty và các hộ gia đình cũng không ngừng phát triển theo. Nhu cầu mở rộng nhà ở, mở rộng nơi sinh hoạt, mở rộng mặt bằng kinh doanh cũng nảy sinh. Từ những điều kiện phát triển sản xuất kinh doanh kéo theo nhu cầu giải phóng mặt bằng xây dựng cơ sở hạ tầng đã có những tác động lớn đến mồ mả. Trong những trường hợp giải phóng mặt bằng, chủ thể đầu tư xây dựng đã vô tình hay cố ý xâm phạm đến mồ mả của người khác trên phạm vi diện tích đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng hoặc có hành vi lấn chiếm đất mở rộng diện tích đã vi phạm địa giới liền kề mà xâm phạm đến mồ mả. Những trường hợp xâm phạm đến mồ mả của người khác, xâm phạm đến những gì thuộc về tâm linh ấy hiện nay không phải hạn hữu, cá biệt mà thậm chí ở một số nơi đã trở thành phổ biến, chủ yếu do hành vi của con người gây ra. Vậy những hành vi xâm phạm mồ mả có tác động và ảnh hưởng như thế nào đến phương diện đời sống cũng như pháp luật. + Ta thấy thứ nhất: Mồ mả là nơi mai táng thi thể hoặc hài cốt của cá nhân, theo đó thì mồ mả là quyền nhân thân gắn liền và vĩnh viễn với người chết không thể chuyển dịch và thay đổi cho người khác. Mồ mả cũng là quyền nhân thân của những người thân thích, người còn sống, người trong dòng tộc của người có mồ mả. Vì vậy xâm phạm mồ mả không chỉ tác động đến thi hài, vong linh của người đã khuất (theo quan niệm dân gian) mà còn tác động đến tinh thần, đến tín ngưỡng và sự thờ cúng của những người còn sống. Đây được coi là hành vi trái đạo đức xã hội. + Thứ hai: Hành vi xâm phạm mồ mả luân là hành vi trái pháp luật. Vì nó đã tác động đến quyền nhân thân và quyền tài sản của con người. Điều đó đã được quy định cụ thể tại BLHS và BLDS nước ta. + Thứ ba: Thi thể hay hài cốt của cá nhân không phải là tài sản, do vậy hành vi xâm phạm thi thể hay hài cốt của cá nhân không phải là hành vi xâm phạm tài sản, mà là hành vi xâm phạm đến quyền nhân thân gắn liền với thi thể, mồ mả của cá nhân. =>Vậy những hành vi được thể hiện như thế nào là hành vi xâm phạm mồ mả? Ta có thể hiểu, hành vi xâm phạm mồ mả là hành vi xâm phạm đến vị trí mai táng xác, hài cốt, tro hài cốt của người chết theo phong tục, nghi lễ, tôn giáo, tín ngưỡng của cộng đồng dân cư. Hành vi xâm phạm mồ mả là hành vi trái pháp luật, cho dù hành vi đó không gây ra bất kì thiệt hại nào về tài sản, nhưng nếu hành đó được xác định là hành vi xâm phạm đến nơi an nghỉ cuối cùng của cá nhân người chết đều bị coi là hành vi xâm phạm mồ mả. Việc xác định hành vi xâm phạm mồ mả là một việc rất quan trọng vì việc xác định đó là căn cứ pháp lý để xác định trách nhiệm dân sự của người có hành vi xâm phạm hay không có hành vi xâm phạm mồ mả của người khác. + Dấu hiệu thứ nhất: Một người có hành vi cho dù là cố ý hay vô ý, với bất kì mục đích gì mà xâm phạm trực tiếp đến xác, hài cốt, tro hài cốt của người chết, xâm phạm đến tính nguyên dạng của hài cốt, tro hài cốt đã mai táng thì hành vi đó là hành vi xâm phạm mồ mả. Ví dụ: Theo quan niệm của một số vùng, miền thì lấy một bộ phận thi thể của người chết (cụ thể là lấy tay của người bị sét đánh) thì sẽ thực hiện được hành vi trái pháp luật đó là chiếm đoạt tài sản của người khác một cách dễ dàng. Vì vậy có những trường hợp đào mồ mả của người đã khuất sau khi chôn cất để thực hiện ý đồ của mình. Hành vi đó được xem là hành vi xâm phạm mồ mả. + Dấu hiệu thứ hai: Người có hành vi di chuyển vị trí chôn cất xác, chôn cất hài cốt, tro hài cốt của cá nhân trái với ý chí của những người thân thích của người chết (ngoại trừ trường hợp phải di rời mồ mả theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền). Ví dụ: Vì muốn trồng cao su trên diện tích đất 5ha đã đấu thầu được, nên ông A đã tự ý di chuyển 3 ngôi mộ của gia đình anh B sang vị trí đất liền kề, để thuận tiện cho việc trồng cao su của mình mà không cần hỏi ý kiến của gia đình anh B vì cho rằng đất đó thuộc sở hữu của mình nên ông A có toàn quyền quyết định. Hành vi này của ông A hoàn toàn không phù hợp với đạo đức xã hội và xâm phạm mồ mả cuẩ gia đình anh B + Dấu hiệu thứ ba: Người có hành vi thay đổi tấm bia ghi tên của người chết có xác, hài cốt, tro hài cốt dưới mộ gây ra sự nhầm lẫn đối với người thân thích của người chết đó. + Dấu hiệu thứ tư: Người có hàn vi san phẳng mồ mả của người chết làm mất dấu tích ngôi mộ, khiến không thể phát hiện được vị trí của ngôi mộ đó. Trường hợp này thường sảy ra khi tiến hành mở rộng đất, san lấp để xây dựng cơ sở hạ tầng. Khi hành vi của người xâm phạm mồ mả có một trong các dấu hiệu trên thì đó chính là căn cứ để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm mồ mả. Căn cứ vào một trong bốn dấu hiệu trên, người gây thiệt hại có trách nhiệm bồi thường những chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại. Khi xác định hành vi xâm phạm mồ mả thì cần phải hiểu theo nghĩa rộng, đó là hành vi xâm phạm đến không gian, phạm vi, hình dáng ngôi mộ, tường rào bao bọc xung quanh ngôi mộ. Bởi vì vị trí ngôi mộ được xây dựng có mối liên hệ hữu cơ với mục đích giữ gìn, bảo vệ xác, hài cốt, tro hài cốt của người có ngôi mộ đó, do vậy mọi hành vi làm biến dạng những vật, kiến trúc liên quan đến mục đích bảo vệ người đã chết đều bị coi là hành vi xâm phạm mồ mả, xâm phạm nơi yên nghỉ cuối cùng. Vậy những trường hợp xâm phạm mồ mả đó sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ra sao? III/.Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại đã được BLHS năm 1999 quy định như sau: “1. Người nào dào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm 2. Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm” Đối với trách nhiệm dân sự, BLDS năm 1995 không quy định bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả, vì vậy trên thực tế không ít trường hợp gây thiệt hại về mồ mả cho người khác nhưng thiếu cơ sở pháp luật để buộc người gây thiệt hại bồi thường. Lần đầu tiên vấn đề bồi thường thiệt hại đối với hành vi xâm phạm mồ mả được để cập tại Điều 629 BLDS sử đổi bổ sung năm 2005. “Cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác gây thiệt hại đến mồ mả của người khác phải bồi thường thiệt hại. Thiệt hại do xâm phạm mồ mả gồm chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại” Theo Điều 629 BLDS thì những trường hợp xâm phạm đến mồ mả phải bồi thường thiệt hại, nhưng trách nhiệm bồi thường tiệt hại, các khoản bồi thường, mức bồi thường thiệt hại của người có hành vi xâm phạm mồ mả được xác định như thế nào là do phong tục, tập quán của từng địa phương hoặc theo xác định của từng Tòa án. Tuy nhiên theo quy định của BLDS thì bồi thường thiệt hại dù là vật chất hay tinh thần cũng đều quy ra nghĩa vụ phải bồi thường đó là bằng tiền. Vì vây người xâm phạm mồ mả cũng phải chịu trách nhiệm pháp lý theo những quy định chung của pháp luật, bên cạnh đó xâm phạm mồ mả cũng phải chịu những trách nhiệm bội thường riêng vì điều đó ảnh hưởng đến tâm linh, tín ngưỡng, quan niệm của con người. 1.Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản của người xâm phạm mồ mả. Thiệt hại về tài sản do hành vi xâm phạm mồ mả gây ra là thiệt hại về tài sản liên quan đến những chi phí hợp lý, để hạn chế khắc phục thiệt hại. Tính hợp lý khi xác định thiệt hại về tài sản liên quan đến mồ mả của một người bị xâm phạm được xác định trên cơ sở những thiệt hại thực tế. Những thiệt haiju về tài sản khi mồ mả bị xâm phạm đó là những chi phí hợp lý cho việc mua vật liệu và xây dựng mồ mả (chi phí về tiền công xây dựng...). Những vật liệu xây dựng mồ mả thông thường gồm số gạch, đất nung, đá nhân tạo, đá tự nhiên, cát, vôi, xi măng, sắt thép, sơn, bia đá, tấm lợp ngói.... đã bị người xâm phạm mồ mả gây thiệt hại, xác định được bằng một khoản tiền vào thời điểm bồi thường thiệt hại. Vậy bồi thường thiệt hại về tài sản được xác định như thế nào?. BLDS năm 2005 quy định nguyên tắc chung về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng tại Điều 605. “ 1. Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên thỏa thuận về mức bồi thường, hìn thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Đối với bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả Điều 629 BLDS năm 2005 quy định cụ thể đó là: “ Cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác gây thiệt hại đến mồ mả của người khác phải bồi thường thiệt hại. Thiệt hại do xâm phạm mồ mả gồm chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại”. Như vậy theo quy định của điều luật thì tất cả những cá nhân, pháp nhân, chủ thể nào gây thiệt hại đến mồ mả đều phải bồi thường thiệt hại. Bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả cũng theo nguyên tắc gây thiệt hại bao nhiêu thì phải bồi thường bấy nhiêu. Như vậy bồi thường thiệt hại về mồ mả cũng tuân theo các quy định của bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, do hành vi xâm phạm mồ mả mà gây thiệt hại về tài sản. Những chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại đối với bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả bao gồm: - Những chi phí mua vật liệu xây dựng mồ mả đã bị gây thiệt hại, được xác định tại thời điểm bồi thường thiệt hại. -Những chi phí về tiền công xây dựng mồ mả tại thời điểm cụ thể. Còn những chi phí trả cho thầy bói, cô đồng và những chi phí khác liên quan đến điều cấm của pháp luật như gọi hồn người chết, yểm bùa, liên hoan nhân dịp khánh thành ngôi mộ được khắc phục lại thì người xâm phạm mồ mả không phải bồi thường. Vì những điều luật này không được quy định cụ thể trong bất kì văn bản pháp luật nào của nước ta. Những biện pháp bồi thường thiệt hại trên được áp dụng thực tế đối với những hành vi xâm phạm trực tiếp gây thiệt hại về vật chất đối với mồ mả. Nhưng thực tế lại đặt ra vấn đề về hành vi xâm lấn mồ mả của người khác nhưng không gây thiệt hại về vật chất, vậy trong trường hợp này người gây thiệt hại có phải bồi thường thiệt hại không?. Điều này dường như là một lỗ hổng của pháp luật, vì chua có bộ luật nào quy định cụ thể về vấn đề này. Pháp luật dân sự và pháp luật đất đai nước ta đều không điều chỉnh diện tích đất dành riêng cho một ngôi mộ chôn cất, mai táng của người chết là bao nhiêu m2. Vì vậy tùy thuộc vào điều kiện thực tế của từng địa phương, khu nghĩa trang được quy hoạch trên một diện tích đất thường là nơi xa dân cư để đảm bảo vệ sinh, còn diện tích đất nghĩa trang đó rộng hay hẹp còn tùy thuộc vào đại hình, vốn quỹ đất của địa phương dùng vào việc mai táng người của địa phương đó. Thông thường ở những vùng nông thôn, vùng núi diện tích đất nghĩa trang rộng rãi hơn đồng bằng, thành phố. Tuy nhiên trong điều kiện nền kinh tế thị trường phát triển, với yêu cầu mở rộng cơ sở hạ tầng, giá đất ngày càng tăng cao như hiện nay cũng có không ít trường hợp người dân địa phương bán đất thuộc quyền sử dụng của mình cho người khác làm địa điểm mai táng. Ở một số địa phương vẫn còn có thực trạng là không có những quy hoạch một diện tích đất cụ thể để làm nghĩa đại, và trên thực tế vẫn còn những địa phương không mấy quan tâm đúng mức vầ vấn đề này. Nhất là đối với đồng bào sống du canh, du cư, sống ở vùng sâu vùng xa, địa hình phức tạp, diện tích đất bỏ trống còn nhiều nên không có quy định cụ thể về nơi mai táng của thi thể của người chết mà thường được xây dựng theo qua niệm theo tâm linh, như ở ven suối, trong núi... Thực trạng này đã gây không ít khó khăn đến việc giải quyết tranh chấp liên quan đến xâm phạm mồ mả đối với Tòa án co trách nhiệm giải quyết. Nhưng hầu hết đa số ở những vùng miền này việc xâm phạm mồ mả sẽ được bồi thường theo thỏa thuận hoặc theo phong tục tập quán. Tuy nhiên ở bất kì dân tộc nào của nước ta thì theo tín ngưỡng và tư tưởng duy tâm của con người về “mồ yên mả đẹp”, cho nên vị trí mai táng phải được lựa chọn thật kỹ, nhưng đôi khi việc lựa chon ấy lại thiếu cơ sở khoa học đã dẫn đến việc xâm chiếm vị trí và diện tích đất đai thuộc quyền sở hữu của người khác, thậm chí cả mồ mả của người khác để dùng vào việc mai táng người thân. Niềm tin nội tâm của những người còn sống đã dẫn đến hành vi xâm phạm mồ mả của người khác, để có nơi mai táng người thân đúng vị trí theo quan niệm ngôi mộ được đặt đúng chỗ thì người chết sẽ phù hộ cho con cháu, “ ăn nên làm ra, gia đình hòa thuận, và thăng tiến trong sự nghiệp”. Hành vi xâm lấn diện tích đất mồ mả đã gây ra sự mất đoàn kết trong cộng đồng dân cư ở nơi này, nơi khác đã không còn là chuyện lạ. Vậy cách giải quyết những hành vi xâm lấn ấy ra sao?. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về mặt tinh thần người thân thích của cá nhân có mồ mả bị xâm phạm. Thi thể hay hài cốt của người chết không phải là tài sản do vậy người xâm phạm mồ mả của người khác ngoài trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản, đó là những khoản chi phí để hạn chế, khắc phục thiệt hại thực tế đã xảy ra về tài sản theo nguyên tắc bồi thường toàn bộ và kịp thời, thì người xâm phạm mồ mả còn phải bồi thường bù đắp những tổn thất về tinh thần cho những người thân thích của người có mồ mả bị xâm phạm. Vì theo quan niệm của người phương Đông thì mồ mả phải được bảo vệ và tôn trọng, nó thuộc những điều tối kị không được xâm phạm đến. Hành vi xâm phạm mồ mả không những gây thiệt hại về tài sản mà còn xâm phạm đến quyền nhân thân của chính người có mồ mả. Đó chính là quyền của cá nhân được pháp luật bảo vệ. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân chấm dứt khi họ chết. Nhưng quyền nhân thân gắn liền với mồ mả của cá nhân được pháp luật bảo đảm sự toàn vẹn và cấm mọi hành vi xâm phạm đến mồ mả của cá nhân. Việc bảo vệ này của pháp luật phần nào đó cũng dựa trên cơ sở về đạo đức với mục đích để cho người đã chết có được nơi yên nghỉ cuối cùng yên ổn nhất. Bên cạnh đó hành vi xâm phạm mồ mả còn gây ra những tổn thất về tinh thần đối với những người thân thích của cá nhân có mồ mả bị xâm phạm vì: Thứ nhất: Khi người thân thiết của họ chết thì đó là một trong những mất mát đau thương của gia đình, mà khi đã được chôn cất mai táng lại bị xâm phạm đến mồ mả thì đó chính là một tác động rất lớn về mặt tinh thần, tâm linh của người còn sống. Vì vậy những trường hợp xâm phạm đến mồ mả ngoài trách nhiệm phải bồi thường về tài sản còn phải bồi thường về mặt tinh thần đối với nguwoif còn sống. Tuy nhiên vấn đề đặt ra ở đây là bồi thường thiệt hại về mặt tinh thần được xác định ra sao? Liệu những người thân thích của người có mồ mả bị xâm phạm có được hưởng một khoản tiền bồi thường gọi là bù đắp về mặt tinh thần không?. Đối với vấn đề này BLDS vẫn chưa có quy định. Do đó theo phong tục tập quán thì trường hợp mồ mả của cá nhân bị xâm phạm, bị đào bới để tìm kiếm vàng bạc được chôn cất theo người chết, làm cho thi hài cốt đã được mai táng bị tác động, hủy hoại, điều đó đã gây ra những tổn thât to lớn về mặt tinh thần cho những người thân thích còn sống, thì trong trường hợp này người có hành vi xâm phạm đến mồ mả sẽ phải bù đắp về mặt tinh thần cho những người thân thiết của người đã chết, và việc bồi thường như thế nào se do hai bên thỏa thuận hoặc theo phong tục tập quán của từng địa phương nơi họ sinh sống. Trong trường hợp không áp dụng được phong tục tập quán thì Tòa án có thể áp dụng mức bồi thường thiệt hại theo khoản 2 Điều 611 BLDS năm 2005. “2. Người nào xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa không quá 10 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định”. Theo đó thì Tòa án sẽ áp dụng mức bồi thường về tinh thần đối với xâm phạm mồ mả theo khoản 2 Điều 611 BLDS là tối đa không quá 10 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Sở dĩ việc áp dụng khoản 2 Điều 611 BLDS để giải quyết trường hợp bồi thường thiệt hại về tinh thần do xâm phạm mồ mả là cần thiết. Vì thực tế cho thấy mồ mả bị xâm phạm đã khiến cho những người thân thiết của cá nhân có mồ mả thật đau lòng, tổn thất về tinh thần không phải là nhỏ. Điều đó ảnh hưởng đến đời sống tâm linh, đến cả chữ hiếu của con người. Bởi vì trong đời sỗng xã hội hiện nay vẫn còn tồn tại quan niệm truyền thống “ sống vì mồ, vì mả không ai sống bằng bát cơm”. Qua đó cho thấy vị trí đặc biệt quan trọng của mồ mả trong đời sống con người, do vậy mồ mả của những người đã khuất luôn luôn được những người sống đặc biệt lưu tâm, bảo quản. Đối với những người sống việc bảo vệ mồ mả của người chết được xem như bổn phận đó là bổn phận thờ cúng, lưu giữ và chăm nom mồ mả của người thân. Đó chính là những quan niệm về đạo đức của nhân dân ta. Do đó việc xâm phạm mồ mả tác động rất lớn đến quan niệm, tâm linh của người còn sống vì vậy việc bồi thường, bù đắp về mặt tinh thần cũng đặc biệt được quan tâm lưu ý, đó là sự bù đắp cần thiết trong đời sống của con người. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do bị nhầm lẫn mà xâm phạm đến mồ mả của cá nhân. Trong thực tế có rất nhiều trường hợp nhầm lẫn xảy ra trong việc khai quật mồ mả của cá nhân do thiếu cẩn thận, hoặc xác định sai vị trí mồ mả. Vì có rất nhiều mồ mả được chôn cất, mai táng từ rất lâu mà không có bia đá, hoặc bia đồng ghi tên cụ thể và chính xác về người chết. Do đó việc xác định chỉ căn cứ vào trí nhớ, theo định hướng nên nhiều không chính xác, hoặc những mồ mả được xây dựng ở những bãi cát bồi, ven suối, trong hang sau một thời gian dài cũng khó xác định, hay việc xác định mồ mả của các anh hùng liệt sĩ, vì vây việc xác định sai vị trí mồ mả đã dẫn đến việc nhầm lẫn mà xâm phạm đến mồ mả của người khác. =>Vậy hành vi đào nhầm mồ mả của cá nhân khác có phải là hành vi xâm phạm và có phải bồi thường thiệt hại không?. + Xét theo mặt hình thức lỗi: Thì hành vi đào nầm mồ mả là hành vi vô ý (do thiếu cẩn trọng mà xác định sai vị trí mồ mả của người thân), dẫn đến thiệt hại cho mồ mả khác. + Xét theo hậu quả: Hành vi đào nhầm mồ mả của cá nhân cũng là hành vi xâm phạm mồ mả. Vì thực tế đã tác động trực tiếp đến mồ mả của người khác như việc đào, bới, tháo rỡ hàng rào xung quanh... Những thiệt hại về mồ mả cho dù xuất phát từ hành vi cố ý hoặc vô ý

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBài tập học kỳ dân sự- Mồ mả và trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả.doc
Tài liệu liên quan