Omo là sản phẩm thiết yếu, cần cho tất cả mọi người, mọi gia đình vì thế omo đã lựa chọn chính sách phân phối không hạn chế nghĩa là sản phẩm được phân phối rộng khắp trên thị trường đảm bảo hàng hóa đến được hầu hết người tiêu dùng .
Để Omo được phân phối rộng khắp thì cần có một hệ thống cung cấp dịch vụ sản phẩm phù hợp: siêu thị, đại lý, cơ sở sỉ và lẻ trong đó bán lẻ là thích hợp và số lượng là đông nhất, tuy nhiên cần linh hoạt đối với từng vị trí, vùng có phân phối riêng. Sản phẩm Omo cần có nhiều loại sản phẩm để đáp ứng đầy đủ nhất nhu cầu của khách hàng.
Tổ chức cung cấp dịch vụ và lưu thông sản phẩm để cung cấp, phân phối sản phẩm Omo đến tay người tiêu dùng mà chất lượng sản phẩm tốt nhất thì cần có tổ chức này để trung gian phân phối, dự trữ Omo.
18 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7017 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Mô tả khái quát các nhân tố môi trường của bột giặt OMO trên thị trường Việt Nam. Phân tích ưu, nhược điểm của chính sách phân phối của bột giặt OMO và đưa ra đề xuất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phối đến tận tay khách hàng. Một sản phẩm muốn đứng vững trên thị trường, muốn tạo được niềm tin về chất lượng nơi người tiêu dùng không phải dễ. Song, OMO đã làm được điều ấy. Và giờ đây, sản phẩm này đã, đang và sẽ càng khẳng định thương hiệu của mình trên thị trường Việt Nam và nước ngoài.
Trên đây là một vài lí do chủ yếu khiến chúng tôi chọn OMO là sản phẩm để tìm hiểu và nghiên cứu.
Nhóm 7 chúng tôi nghiên cứu đề tài: “ Mô tả khái quát các nhân tố môi trường của bột giặt OMO trên thị trường Việt Nam. Phân tích ưu, nhược điểm của chính sách phân phối của bột giặt OMO và đưa ra đề xuất”. Việc nghiên cứu này rất cần thiết để có thể giữ vững vị trí của OMO trên thị trường. Nhóm chúng tôi nghĩ rằng, việc tìm hiểu, nghiên cứu này cần được diễn ra thường xuyên để có thể theo dõi được biến động của thị trường, để đưa ra được các giải pháp kịp thời, phù hợp.
Đây là lần đầu tiên thực hiện đề tài này nên nhóm chúng tôi không tránh khỏi thiếu sót. Mong các bạn và thầy cô góp ý để đề tài nghiên cứu này được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
NHÓM 7
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY UNILEVER:
Unilever là một tập đoàn toàn cầu của Anh và Hà lan nổi tiếng thế giới trên lĩnh vực sản xuất và các sản phẩm tiêu dùng nhanh bao gồm các sản phẩm chăm sóc vệ sinh cá nhân và gia đình, thức ăn, trà và đồ uống từ trà. Các nhãn hiệu tiêu biểu của Unilever được tiêu dùng và chấp nhận rộng rãi trên toàn cầu như Lipton, Knorr, Cornetto, Omo, Lux, Vim, Lifebouy, Dove, Close-Up, Sunsilk, Clear, Pond’s, Hazeline, Vaseline, … với doanh thu trên hàng triệu đô cho mỗi nhãn hiệu đã và đang chứng tỏ Unilever là một trong những công ty thành công nhất thế giới trong lĩnh vực kinh doanh chăm sóc sức khỏe của người tiêu dùng( Personel Care)
Cùng với Pocctol & Gambel ( P& G ) , Unilever hiện đang thống trị khắp thế giới về các sản phẩm này .
Là một công ty đa quốc gia việc mở rộng kinh doanh và đặc nhiều chi nhánh trên thế giới để chiếm lĩnh trên thị trường toàn cầu là một trong mục tiêu của Unilever.Unilever Việt Nam được thành lập năm 1995 cũng là một bước đi trong chiến lược tổng thể của Unilever.
Unilever Việt Nam thực chất là tập hợp của ba công ty riêng biệt : Liên doanh Lever Việt Nam có trụ sở tại Hà Nội , Elida P/S tai thành phố Hồ Chí Minh và công ty Best Food cũng đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh .
Doanh thu của daonh nghiệp tăng lên liên tục qua các năm, thể hiện sức lớn mạnh của công ty .
II. MÔI TRƯỜNG MARKETING OMO:
Khi nói đến các nhân tố môi trường của một sản phẩm hay một doanh nghiệp trên thị trường ta thường nói đến nhóm yếu tố môi trường bên trong và nhóm các yếu tố môi trường bên ngoài doanh nghiệp.
1. Môi trường bên trong:
Nguồn tài chính của doanh nghiệp, giá cả sản phẩm, nguồn nhân lực…
2. Môi trường bên ngoài:
Khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp, môi trường kinh tế, môi trường chính trị và pháp luật, môi trường văn hóa – tôn giáo…
Sự ảnh hưởng của các yếu tố môi trường nói trên đã đem lại cho doanh nghiệp nhiều điểm mạnh cũng như điểm yếu hay tạo cho doanh nghiệp những cơ hội, thách thức khác nhau. Trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Unilever nói chung và quá trình phân phối sản phẩm Omo nói riêng.
Điểm mạnh (Strengths):
Sản phẩm Omo của Unilever đã kết hợp được ba yếu tố: độ an toàn cho da tay, độ giặt tẩy trắng và hương thơm của bột giặt vào cùng một sản phẩm tung ra thị trường đã thu hút được sự yêu thích và đã được các bà nội trợ Việt Nam rất tin dùng và lựa chọn (chiếm 60% thị phần tiêu dùng).
Được sự hỗ trợ của Unilever toàn cầu nên có nguồn tài chính vững mạnh.
Sản phẩm Omo có giá bán tương đối có thể chấp nhận được trong khi chất lượng sản phẩm lại cao.
Môi trường văn hóa của Unilever mạnh, đội ngũ nhân viên trí thức với tính thần trách nhiệm cao.
Nắm bắt được tâm lý người Việt Nam luôn đề cao lòng nhân ái nên Unilever thực hiện các chương trình nhân đạo như: Omo – áo trắng ngời sáng tương lai, triệu tấm lòng vàng, tết làm điều phúc sung túc cả năm…đã thu hút được nhiều sự chú ý của mọi tầng lớp dân cư.
Điểm yếu (Weaknesses):
Giá cả của Omo vẫn cao hơn so với các loại bột giặt thường. Người tiêu dùng ở nông thôn thường dùng những loại bột giặt thường giá thấp nên Unilever không chiếm được thị phần ở nông thôn.
Unilever là công ty có nguồn gốc Châu Âu nên chiến lược quảng bá sản phẩm còn chưa phù hợp với văn hóa Á Đông.
Cơ hội (Opportunities):
Cơ sở hạ tầng ở các thành phố lớn đang được đầu tư rất lớn nên thị trường trong nước phát triển nhiều hơn.
Trong bối cảnh khủng bố, dịch bệnh, chiến tranh…trong thời gian qua nền chính trị Việt Nam được đánh giá là tương đối ổn định và đay là điểm đầu tư an toàn nhất cho các nhà đầu tư.
Việt Nam là quốc gia tự do về tôn giáo nên việc phân phối, quảng cáo sản phẩm không chịu nhiều ràng buộc khắt khe như những nước Châu Âu.
Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của Việt Nam tương đối thuận lợi cho việc phân phối sản phẩm ở phạm vi quốc tế.
Thách thức (Threats):
Vì Omo là một sản phẩm thiết yếu trong tiêu dùng nên có rất nhiều đối thủ cạnh tranh như Tide, Viso, Vì dân…
Nạn hàng nhái, hàng giả giả nhãn mác của Omo làm ảnh hưởng đến uy tín cũng như lợi nhuận của công ty trên thị trường.
Việt Nam là một nước nông nghiệp, dân cư tập trung chủ yếu ở nông thôn. Ở đây, người dân lại không thể có thu nhập cao nên việc tiêu dùng của họ cho Omohay các sản phẩm khác của Unilever là rất thấp. Do đó, Unilever cần phải nghiên cứu làm sao để chiếm được thị phần này.
III. ƯU – NHƯỢC ĐIỂM CỦA CHÍNH SÁCH PHÂN PHỐI:
1.Hệ thống phân phối của omo:
Unilever vào Việt Nam và quyết định tạo ra một hệ thống tiếp thị và phân phối trên toàn quốc, bao quát hơn là 100.000 địa điểm. Unilever đã đưa khái niệm tiêu thụ bán lẻ trực tuyến, sử dụng nhân viên bán hàng đến từng cửa hàng bán lẻ theo tuyến, những nhân viên này có nhiệm vụ chào các đơn đặt hàng mới, giao hàng và cấp tín dụng cho các đơn hàng tiếp theo. Các điểm bán lẻ được cấp tủ trưng bày hàng năm sử dụng tối đa không gian cho cửa hàng của họ và tính bắt mắt của sản phẩm. Ngoài ra, công ty còn giúp đỡ các hãng phân phối dàn xếp các khoản cho vay phương tiện đi lại, đào tạo quản lý và tổ chức bán hàng.
Do vậy, ta càng thấy rõ sự phát triển mạnh mẽ của các kênh phân phối, tạo điều kiện cho công ty bán được nhiều hàng và thu lợi nhuận lớn.
Omo là hàng hóa tiêu dùng cá nhân, do vậy kênh phân phối cũng có sự khác biệt so với các mặt hàng khác.
© Thứ nhất, là một kênh trực tiếp từ người sản xuất bán trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng.
Các loại hình thông tin đại chúng bao gồm cả phát thanh, truyền hình, báo chí và internet càng trở nên phổ biến hơn, và có ảnh hưởng mạnh đến việc tiêu dùng của dân chúng.
Chính vậy, công ty đã đưa vào sử dụng lực lượng bán hàng tận nhà, hay bán hàng qua thư, đặt hàng qua thư, bán qua Catalog… Các hình thức này cho phép người tiêu dùng mua sản phẩm nhờ các phương tiện thông tin quảng cáo mà không cần gặp trực tiếp người bán.
* Ưu điểm :
-Thông tin rộng rãi được nhiều người tiêu dùng biết đến.
-Tiết kiệm được nhiều thời gian tìm kiếm thông tin về sản phẩm và hạn chế thời gian đi mua sắm.
Thông tin về sản phẩm được cung cấp miễn phí và rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng nên người tiêu dùng có thể dễ dàng biết được và có cơ hội lựa chọn hàng hóa theo ý thích của mình và sản phẩm Omo gần đây được quảng cáo & PR rất nhiều với những chương trình mới mẻ kích thích được khả năng tiêu dùng của công chúng sau khi đã có nhu cầu mua sản phẩm với kênh phân phối đa dạng này người tiêu dùng có thể lựa chọn hình thức mua hàng phù hợp bán trực tiếp qua tivi,đài,báo chí,internet…họ có thể tìm thấy thông tin ở bất cứ nơi đâu. Nhờ vậy việc tìm mua sản phẩm trở nên khá dễ dàng. Đặt biệt, họ có thể ngồi tại nhà hay bất cứ đâu cũng có thể mua được hàng bằng cách đặt hàng trực tiếp trên internet, điện thoại.. Hàng đặt mua được mang đến tận nhà đảm bảo thời gian và chất lượng.
Trong thời đại kinh tế thị trường hiện nay thời gian là “vàng” của tất cả mọi người, do vậy đánh vào tiêu điểm này Omo đã tiết kiệm tối đa thời gian của người tiêu dùng. Vì thế Omo đã đi vào lòng công chúng một cách tự nhiên nhưng đảm bảo sự tin tưởng tối đa. Hơn nữa việc đi lại mua sắm cũng là điều bất tiện đối với một số người tiêu dùng. Đường phố đông đúc bụi bặm là nguyên nhân khiến không ít người tiêu dùng e ngại việc đi mua sắm. Đặt biêt đối với các bà nội trợ, đây là khách hàng tiêu dùng Omo nhiều nhất lại rất ngại việc đi lại bất tiện cho thời gian, công việc, sưc khỏe của họ. Do đó, mong muốn có thể mua hàng tại nhà là điều cấp thiết nhất. Thỏa mãn được nhu cầu này là Omo đã lấy lòng hơn một nửa số lượng người tiêu dùng trên thị trường.
* Nhược điểm:
-Tốn nhiều chi phí cho nhân viên giao hàng
-Thông tin qua internet có thể bị các đối tượng xấu xâm nhập
-Khách hàng có thể mua những sản phẩm không đúng như yêu cầu của mình.
Kiểu phân phối này là người sản xuất giao hàng cho khách hàng nên luôn bị động trong việc phân phối hàng hóa đến người tiêu dùng, họ phải tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng, vì không chủ động được thời gian giao hàng nên họ mất đi một phần chi phí cơ hội và việc giao hàng cho khách hàng cũng mất rất nhiều thời gian và tôn kém chi phí. Nhóm khách hàng này trong xã hội không nhiều nên việc đáp ứng nhu cầu của họ là rất khó khăn. Mặt khác, khách hàng biết được thông tin về sản phẩm qua nhiều hình thức khác như qua tivi, đài, báo, internet…Trong đó hình thức mua hàng qua internet là rất phức tạp khách hàng có thể nhận những thông tin về sản phẩm không đúng sự thật do một số thành phần xấu xâm nhập vào, mua hàng theo hình thức này không đảm bảo an toàn cho khách hàng cũng như nhà sản xuất nên khách hàng cũng ít lựa chọn hình thức này hơn nhất là ở Việt Nam. Vì thế, việc phân phối này cũng có thể làm mất niềm tin ở một số khách hàng tiềm năng.
©Thứ hai, thông qua các kênh gián tiếp bởi các trung gian nằm giữa người sản xuất và người tiêu dùng .
Nhà sản xuất à Nhà bán lẻ à Người tiêu dùng
Tổng quan về thị trường Việt Nam : với những đặc điểm đặc thù như 75% trên 82 triệu dân sống ở nông thôn, thị trường truyền thống bán lẻ phức tạp và chiếm đa số với hơn 450.000 cửa hiệu, cửa hàng bán sỉ vẫn còn thống lĩnh. Mặt khác, dựa trên thói quen mua hàng của người tiêu dùng Việt Nam để lựa chọn kênh phân phối như qua các đại lí, hệ thống siêu thị, hay nhà phân phối…cho phù hợp. Người tiêu dùng Việt Nam có thói quen mua hàng ngày, thay vì tới siêu thị vào ngày cuối tuần để mua hàng đủ dùng cho cả tuần.
Unilever biết tận dụng những kênh sẵn có như hệ thống các chợ, các nhà buôn sĩ.
Do xu hướng tiêu dùng chung ngày nay của người Việt là ngày càng tiếp cận gần hơn với các kênh phân phối hiện đại như siêu thị cửa hàng tự chọn. Chính vì vậy, công ty Unilever Việt Nam đã tiến hành chiến lược phân phối các sản phẩm của mình thông qua các kênh bán lẻ này.
Cụ thể, sản phẩm Omo được bán tại các siêu thị bán lẻ như Big C, chuỗi siêu thị Co.op mart, hệ thống Maximax…Các siêu thị này phân phối trực tiếp sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng, bằng cách cho người tiêu dùng tự lựa chọn mặt hàng, dòng sản phẩm mình ưa thích và phù hợp.
Kênh phân phối này tập trung hướng đến người tiêu dùng cuối cùng, tiêu thụ với số lượng nhỏ nhưng thường xuyên.
* Ưu điểm :
- Cho người tiêu dùng thỏa mãn nhu cầu lựa chọn mặt hàng ưa thích nhất : người tiêu dùng khi đến các cửa hàng bán lẻ có thể gặp đủ loại sản phẩm với mức giá phù hợp với nhu cầu của bản thân và gia đình nhất.
- Đáp ứng nhu cầu lựa chọn ngay lập tức : khin cần hàng hóa người tiêu dùng đến cửa hàng bán lẻ là có thể mua được sản phẩm ngay.
- Khách hàng có thể chủ động thời gian mua sắm : khách hàng có thể đi mua hàng tùy vào thời gian của mình khi có nhu cầu mua hàng hóa.
- Tăng cường khả năng chuyên môn hóa phân phối sản phẩm : nhiều người bán lẻ sẽ hiểu được tập quán, thói quen ,sở thích, nhu cầu và tình hình kinh tế ở nơi mình buôn bán để lựa chọn sản phẩm hợp lý nhất.
- Cung cấp sản phẩm thường xuyên hơn : hàng hóa luôn được các cửa hàng bán lẻ có sẵn để cung cấp cho khách hàng cá nhân thường xuyên.
* Nhược điểm :
- Số lượng sản phẩm được tiêu thụ nhỏ : người tiêu dùng cá nhân chỉ mua theo nhu cầu hàng ngày của bản thân nên số lượng hàng hóa bán ra sẽ ít.
- Khả năng đáp ứng hàng số lượng lớn có thể không thực hiện được : khi một số khách hàng cần số lượng hàng hóa lớn thì cửa hàng bán lẻ có thể không có đủ hàng hóa để cung cấp.
Nhà sản xuất à Nhà bán buôn à Nhà bán lẻ à Người tiêu dùng
Với kênh phân phối này, sản phẩm Omo được bán tại các trung tâm thương mại phân phối lớn .Tại đây, sản phẩm bột giặt Omo của Unilever được cung cấp với số lượng lớn cho các nhà bán lẻ như các doanh nghiệp, các khách hàng mua bán chuyên nghiệp, những chi nhánh khác kinh doanh bán lẻ cho người tiêu dùng rồi mới đưa đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Với kênh phân phối này,dòng sản phẩm của Omo chủ yếu hướng đến các nhà bán lẻ với số lượng lớn.
* Ưu điểm:
Kênh phân phối được thực hiện một cách chặt chẽ
Kênh phân phối được thực hiện một cách chặt chẽ thể hiện qua việc sản phẩm sau khi được sản xuất ra để đến được tay người tiêu dùng phải qua hai trung gian phân phối là nhà bán buôn và nhà bán lẻ. Việc phân phối này được thực hiện liên tục, thường xuyên. Muốn vậy thì việc liên kết trực tiếp giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng thông qua các nhà trung gian này để được hoàn thiện hơn, nhanh chóng hơn nhằm thỏa mản được nhu cầu cho cả hai bên. Doanh nghiệp thì cần bán được hàng mà người tiêu dùng lại cần thỏa mãn nhu cầu của mình về tiêu dùng sản phẩm.
- Thị trường lớn thỏa mãn nhu cầu
Việc chiếm được thị phần trên thị trường là mục tiêu mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm đến. Muốn sản phẩm của doanh nghiệp có mặt ở khắp mọi nơi thì vấn đề là doanh nghiệp phải có được các đơn vị phân phối, bán lẻ ở từng địa phương khác nhau. Nhờ các hoạt động xúc tiến thương mại như quảng cáo, giới thiệu sản phẩm…mà việc phân phối sản phẩm được diễn ra nhanh chóng sẽ đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng ở khắp mọi nơi.
- Nhà bán lẻ tiếp cận với người tiêu dùng biết được sự thay đổi trong nhu cầu của họ từ đó nhà bán lẻ có thể thông tin phản hồi lại với nhà cung cấp
Nhu cầu của con người là vô hạn, sở thích của con người cũng không phải là nhất định. Sự thay đổi về nhu cầu cũng như sở thích, thị hiếu của người tiêu dùng về một sản phẩm hay một dòng sản phẩm nào đó các nhà bán lẻ là người dễ nắm bắt được nhất vì các nhà bán lẻ là người trực tiếp và thường xuyên cung cấp sản phẩm cho người tiêu dùng. Một khi người tiêu dùng muốn thay đổi nhu cầu thì họ không muốn chi tiêu cho loại sản phẩm mà họ không mong muốn. Và yêu cầu phải có những sản phẩm mới để thỏa mãn cho nhu cầu của họ.
- Số lượng bán ra lớn
Điều này rất dễ dàng để nhận thấy qua việc một khi doanh nghiệp đã chiếm được thị phần lớn hay có thể thỏa mãn được tất cả các nhu cầu của người tiêu dùng như đã nói ở trên thì việc tiêu thụ cho sản phẩm là không bị hạn chế. Ở khắp mọi nơi, sản phẩm của doanh nghiệp đều có mặt và đáp ứng được mọi nhu cầu được thể hiện qua việc doanh nghiệp có nhiều kênh phân phối khác nhau, nhiều nhà trung gian khác nhau mà cụ thể nhất là các nhà bán lẻ. Càng nhiều nhà bán lẻ thì khả năng bán được nhiều hàng càng cao.
* Nhược điểm :
- Qua nhiều kênh trung gian nên vốn dễ bị ứ đọng
Thay vì việc sản phẩm trực tiếp từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dung thì theo kênh phân phối này sản phẩm phải qua hai nhà trung gian (nhà bán buôn và nhà bán lẻ) nên thời gian chu chuyển của sản phẩm chậm hơn, tốc độ quay vòng của vốn lâu hơn dẫn tới vốn bị ứ đọng.
- Phân phối qua nhiều giai đoạn nên chi phí lớn
Nếu doanh nghiệp bán trực tiếp sản phẩm của mình cho người tiêu dùng, doanh nghiệp không phải tốn các khoản phí hoa hồng cho các trung gian, đại lý. Một khi sản phẩm phải trải qua nhiều giai đoạn thì vấn đề thất thoát, hư hỏng sản phẩm là không thể tránh khỏi. Tổn thất này doanh nghiệp phải chịu và chi trả nếu doanh nghiệp áp dụng các phương thức trao đổi, giao nhận hàng hóa đối với các bên trung gian
F Như vậy, chiến lược phân phối là mở rộng thị trường, mở rộng các đại lí, tăng dần về số lượng và chất lượng các kênh phân phối.
Thói quen và hành vi của người tiêu dùng – mức mua hàng, sự ưa thích đối với các địa điểm bán hàng, các địa điểm bán hàng truyền thống, những phàn nàn của người tiêu dung.
Người tiêu dùng thường thích mua sản phẩm giá rẻ nhưng chất lượng tốt. Tuy nhiên, tùy theo tình hình thu nhập, sở thích, tuổi tác... của từng người mà có những thói quen và hành vi mua sắm khác nhau. Nếu thu nhập thấp thì người tiêu dùng quan tâm đặc biệt đến giá cả. Vậy nên yếu tố chất lượng bị đặt thấp hơn chứ không hẳn là không quan tâm. Ngược lại người có thu nhập cao họ quan tâm đến chất lượng hơn là giá cả. Vì họ có đủ khả năng chi trả và sẵn sàng “rút hầu bao” để mua sản phẩm có chất lượng tốt hơn.
Thường thì những người có thu nhập thấp, sống ở nông thôn, những gia đình ít người, thường mua ít , số lượng nhỏ (gói nhỏ) nhưng thường xuyên ( vì bột giặt là sản phẩm thiết yếu). Họ thường chọn các địa điểm gần gũi, truyền thống, giá rẻ, dễ tìm: chợ, tạp hóa. Những người có thu nhập cao thường tìm đến siêu thị, các đại lý bán buôn, bán lẻ (tuy nhiên cũng không ít người mua ở chợ và tạp hóa hoặc ở gần nơi làm việc vì địa điểm thuận lợi, nhanh chóng). Vậy nên chợ và tạp hóa vẫn là nơi phân phối nhiều nhất, là nơi được nhiều người tiêu dùng chọn lựa. Người mua khối lượng lớn, nhất là sản phẩm dùng riêng cho máy giặt, họ thường mua ở siêu thị, đại lý.
2. Chính sách phân phối của Omo:
Omo là sản phẩm thiết yếu, cần cho tất cả mọi người, mọi gia đình vì thế omo đã lựa chọn chính sách phân phối không hạn chế nghĩa là sản phẩm được phân phối rộng khắp trên thị trường đảm bảo hàng hóa đến được hầu hết người tiêu dùng .
Để Omo được phân phối rộng khắp thì cần có một hệ thống cung cấp dịch vụ sản phẩm phù hợp: siêu thị, đại lý, cơ sở sỉ và lẻ…trong đó bán lẻ là thích hợp và số lượng là đông nhất, tuy nhiên cần linh hoạt đối với từng vị trí, vùng…có phân phối riêng. Sản phẩm Omo cần có nhiều loại sản phẩm để đáp ứng đầy đủ nhất nhu cầu của khách hàng.
Tổ chức cung cấp dịch vụ và lưu thông sản phẩm để cung cấp, phân phối sản phẩm Omo đến tay người tiêu dùng mà chất lượng sản phẩm tốt nhất thì cần có tổ chức này để trung gian phân phối, dự trữ Omo.
Có thể nói Omo hay Unilever Việt nam tập trung mạnh vào việc này ( nghiên cứu, quảng cáo, tư vấn ) trong đó quảng cáo là mạnh nhất vì Omo là mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, là sản phẩm có mặt hàng thay thế nhiều nhất, quảng cáo giúp sản phẩm Omo được tiếp cận nhiều và làm mọi người tiêu dùng đều thuộc nằm lòng Omo khi lựa chọn bột giặt.
Tổ chức cung cấp dịch vụ và tài chính tín dụng đóng vai trò quan trọng giúp Omo đứng vững trong thị trường ( như mở rộng thị trường, tung ra sản phẩm Omo tính năng mới cũng như trong việc cạnh tranh đối thủ (giảm giá, hỗ trợ khách hàng, bù lỗ..)
Trong thời gian tới Unilever tiếp tục hoàn thiện chính sách phân phối sản phẩm của mình để tiếp tục giữ vững vị thế của mình trên thị trường.
© Ưu điểm của chính sách phân phối:
Công ty đã thực hiện tốt chiến lược phân phối sản phẩm ở các chợ, siêu thị, các đại lý phân phối nhỏ lẽ,…đảm bảo được vấn đề thời gian mua sắm,tiết kiêm chi phí đi lại, thu hút nhiều sự chú ý của người tiêu dung.
Đặc biệt là sự quan tâm chú ý tới đối tượng khách hàng ở độ tuổi 19 trở lên, đánh bật vào tâm lý của người tiêu dùng, vì đây là sản phẩm thiết yếu rất cần thiết cho nhu cầu hằng ngày, và khách hàng ở những độ tuổi này là tiêu dùng thường xuyên nhất.
Công ty đã đưa vào sử dụng lực lượng bán hàng tận nhà, hay bán hàng qua thư, đặt hàng qua thư, bán qua Catalog… Các hình thức này cho phép người tiêu dùng mua sản phẩm nhờ các phương tiện thông tin quảng cáo mà không cần gặp trực tiếp người bán.
Công ty còn đặt mạnh vấn đề cung cấp sản phẩm trong những ngày lễ tết, ngày nghĩ cuối tuần. Đây là khoảng thời gian số lượng người tiêu dùng đi mua sắm tương đối cao.
Omo không chỉ cung cấp trong nước mà còn quốc tế, đối tượng này giúp Omo vươn ra tầm quốc tế, thương hiệu Omo nổi tiếng và vượt xa các đối thủ cạnh tranh.
Với những chiến lược marketing đã nêu, Omo ngày càng định vị thương hiệu của mình đối với người tiêu dùng và có vị trí dẫn đầu trong thị trường tiêu dùng bột giặt Việt Nam.
© Nhược điểm của chính sách phân phối:
Trong các kênh phân phối của omo vẫn còn tồn tại một số nhược điểm nên không khai thác được tối đa số lượng khách hàng tiềm năng.
IV. ĐỀ XUẤT:
Hiện nay trên thị trường, Omo đã chiếm được một vị trí khá tốt. Song song sự phát triển của nền kinh tế, của hoạt động thương mại, Omo ngày càng gặp phải nhiều đối thủ cạnh tranh lớn mạnh: Tide, Suff…Điều này đòi hỏi Omo cần chú trọng hơn nữa trong các chiến lược marketing. Không chỉ có chính sách xúc tiến thương mại, chính sách sản phẩm, chính sách giá và chính sách phân phối.
Các kênh phân phối hiện nay của Omo rất hiệu quả ở thị trường thành thị. Bên cạnh đó thì ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa bột giặt Omo chưa được phổ biến lắm vì nơi đây đường đi khó khăn, ít chợ (có nhiều nơi lâu lâu mới hợp chợ một lần), không có siêu thị…nên việc phân phối còn khó khăn, sản phẩm ít tới tay người tiêu dùng. Vì vậy, nếu chiếm được thì phần này nữa thì Omo càng thành công hơn trong chính sách phân phối và các chính sách khác nữa.
KẾT LUẬN
Với những chiến lược phân phối đã nêu, Omo ngày càng gần gũi hơn đối với người tiêu dùng và có vị trí dẫn đầu trong thị trường tiêu dùng bột giặt Việt Nam.
Từ đó nó tạo ra cho đối thủ cạnh tranh những khó khăn trong việc chiếm lĩnh thị trường. Một đối thủ đặc biệt đó là P&G. Tại Việt Nam, họ cũng có những sản phẩm trực tiếp đối đầu với nhau trong đó có Tide và Omo. Do P&G chưa làm mạnh các khâu quảng cáo nên sản phẩm của họ có vẻ lép vế hơn so với Unilever. Chứng tỏ một điều Unilever đã làm tốt các hoạt động marketing, đưa nhãn hiệu sản phẩm đến với người tiêu dùng.
NHẬT KÝ NHÓM 7 – HK6B
DANH SÁCH NHÓM
1. Võ Thị Tuyết Loan (44) - Nhóm trưởng
2. Huỳnh Thị Kim Dung (10) - Thư ký
3. Nguyễn Thị Đông (09)
4. Nguyễn Đức Hòa (23)
5. Võ Ngô Thị Huy (30)
6. Nguyễn Thị Phương Lan (36)
7. Nguyễn Thị Ngọc Mai (51)
8. Lê Bích Nguyên (59)
9.Trần Thị Bích Phượng (74)
10. Trần Thị Mỹ Tín (87)
11.Ngô Thị Hoài Uyên (98)
12. Trương Thị Lệ Xuân (102)
NỘI DUNG CÔNG VIỆC
© Chiều 05/5/2011, tập trung nhóm phân công công việc, tìm tài liệu thảo luận.
Công việc
Người phụ trách
Kết quả
Thảo luận
Giới thiệu chung về công ty Unilever
Trần Thị Bích Phượng
Ngô Thị Hoài Uyên
Tìm thông tin về doanh nghiệp
Môi trường maketing Omo
Nguyễn Thị Đông
Trương Thị Lệ Xuân
Tìm ảnh hưởng môi trường vĩ mô, vi mô, điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức
Phân tích ưu – Nhược điểm chính sách phân phối
Huỳnh Thị Kim Dung
Nguyễn Đức Hòa
Võ Ngô Thị Huy
Võ Thị Tuyết Loan
Nguyễn Thị Ngọc Mai
Trần Thị Mỹ Tín
Tìm các kênh phân phối và phân tích ưu nhược điểm của các chính sách phân phối
Đề xuất
Nguyễn Thị Phương Lan
Lê Bích Nguyên
Lọc thông tin và đưa ra đề xuất
© Sáng 08/5/2011, tập trung tài liệu và tiến hành thảo luận.
Công việc
Người phụ trách
Kết quả
Thảo luận
Giới thiệu chung về công ty Unilever
Trần Thị Bích Phượng
Ngô Thị Hoài Uyên
Đã tìm ,chọn lọc được và thống nhất các thông tin về doanh nghiệp Unilever
- Uyên đề nghị đưa thêm một số thông tin về Omo vào phần này.
- Phượng không đồng ý đưa thêm phần sản phẩm omo vào mà chỉ nói chung về quá trình hình thành, phát triển của công ty.
Môi trường maketing Omo
Nguyễn Thị Đông
Trương Thị Lệ Xuân
Đã tìm được và thống nhất các thông tin liên quan đến môi trường marketing của Omo
- Xuân chọn lọc tài liệu về cơ hội và thách thức.
- Đông đưa ra thêm các điểm mạnh, điểm yếu.
Phân tích ưu – Nhược điểm chính sách phân phối
Huỳnh Thị Kim Dung
Nguyễn Đức Hòa
Võ Ngô Thị Huy
Võ Thị Tuyết Loan
Nguyễn Thị Ngọc Mai
Trần Thị Mỹ Tín
Đã tìm được các thông tin về chính sách phân phối và phân tích ưu nhược điểm của các chính sách phân phối của Omo và thống nhất ý kiến
- Tín chọn lọc được các kênh phân phối cho Omo.
- Dung đưa ra ưu, nhược điểm của kênh phân phối nhà sản xuất à bán lẻ à tiêu dùng.
- Loan phân tích được ưu, nhược điểm kênh phân phối trực tiếp từ sản xuất đến tiêu dùng.
- Mai đưa ra các ưu, nhược điểm từ sản xuất à bán buôn à bán lẻ à tiêu dùng.
- Huy đề nghị đưa ra chính sách phân phối không hạn chế.
- Hòa đồng ý và bổ sung thêm những ý còn thiếu trong phần Dung và Huy nói.
Đề xuất
Nguyễn Thị Phương Lan
Lê Bích Nguyên
Tổng hợp và đưa ra các đề xuất mới
- Nguyên đưa ra nên đề xuất mở rộng thị trường nông thôn, vùng sâu ,vùng xa.
© Chiều 10/5/2011, hoàn thiện bài thảo luận và in bài.
ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN NHÓM 7 – HK6B
STT
HỌ VÀ TÊN
SBD
VỊ TRÍ
ĐÁNH GIÁ
XÁC NHẬN
GHI CHÚ
TV
NT
01
Nguyễn Thị Đông
09
Thành viên
8
9
Tích cực, có nhiều đóng góp
02
Huỳnh Thị Kim Dung
10
Thư ký
7
9
Tích cực, có nhiều đóng góp
03
Nguyễn Đức Hòa
23
Thành viên
7
7
Tham gia đầy đủ
04
Võ Ngô Thị Huy
30
Thành viên
7
7.5
Hoàn thành nhiệm vụ
05
Nguyễn Thị Phương Lan
36
Thành viên
7
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- thao_luan_omo_6381.docx