Tiểu luận Mối liên hệ giữa Quốc hội và Chính phủ trong việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước

Quốc hội thành lập ra Chính phủ chứ Chính phủ không thể thành lập ra Quốc hội. Trên cơ sở hình thành của mối quan hệ này thì chỉ có một chiều như vậy. Quốc hội bầu ra Thủ tướng Chính phủ trong số các đại biểu Quốc hội tại kỳ họp đầu tiên của mỗi khóa. Trên cơ sở giới thiệu của Thủ tướng, Quốc hội phê chuẩn các chức danh khác của các thành viên thuộc Chính phủ gồm các phó Thủ tướng, các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ và các thứ trưởng.

Đồng thời với việc bầu và phê chuẩn, Quốc hội có quyền bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với tất cả các chức danh thuộc chính phủ. Hiến pháp 1992, sửa đổi năm 2001 quy định, trước khi quyết định việc bãi miễn các chức danh Thủ tướng, Phó thủ trướng, Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm của Quốc hội với các chức danh đó. Trong trường hợp người đảm nhiệm chức danh nêu trên bị mất tín nhiệm, thì Quốc hội bỏ phiếu bãi nhiệm (Điều 84).

 

doc8 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2513 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Mối liên hệ giữa Quốc hội và Chính phủ trong việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. Lời mở đầu Điều 83 Hiến pháp 1992 quy định: Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp. Quốc hội quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân, Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước. Điều 109 Hiến pháp 1992 quy định: Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước; bảo đảm hiệu lực của bộ máy Nhà nước từ trung ương đến cơ sở; bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành Hiến pháp và pháp luật; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm ổn định và nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác với Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước. Như vậy, ngay từ những quy định của Hiến pháp chúng ta đã thấy mối liên hệ giữa Quốc hội và Chính phủ là đặc biệt quan trọng và góp phần to lớn vào việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Trong phạm vi bài viết này sẽ làm rõ phần nào mối liên hệ giữa hai cơ quan đại diện cho hai lĩnh vực quan trọng là lập pháp và hành pháp được quy định theo pháp luật hiện hành. B. Nội dung I. Khái quát về Quốc hội và Chính phủ 1. Quốc hội Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, đại diện cho ý chí, lợi ích của nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Các đại biểu Quốc hội là những công nhân, nông dân trí thức và những người lao động ưu tú thuộc mọi dân tộc trong cả nước được nhân dân tín nhiệm bầu ra và chịu trách nhiệm trước quần chúng nhân dân, họ có mối liên hệ chặt chẽ với quần chúng, nắm vững nguyện vọng, tâm tư của quần chúng…Nhiệm kì Quốc hội là 5 năm. Quốc hội có vai trò đặc biệt to lớn trog việc xây dựng, củng cố phát triển bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương, từ các cơ quan quyền lực nhà nước đến các cơ quan quản lí nhà nước, cơ quan xét xử và cơ quan kiểm sát. Quốc hội xem xét, lựa chọn, quyết định những mô hình tổ chức, nguyên tắc hoạt động cho các cơ quan đó và được cụ thể hóa bằng Hiến pháp, luật. Ngoài ra, Quốc hội còn thực hiện chức năng giám sát tối cao nhằm đảm bảo cho những quy định của Hiến pháp, luật được thi hành triệt để, nghiêm minh và thống nhất. Đảm bảo cho các cơ quan hoàn thành nhiệm vụ, quyền hạn đã được quy định, làm cho bộ máy nhà nước hoạt động nhịp nhàng, có hiệu lực, không chồng chéo, chống các biểu hiện quan liêu, tham nhũng, hách dịch cửa quyền. 2. Chính phủ. Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chính phủ do Quốc hội thành lập ra theo nhiệm kì của Quốc hội, khi Quốc hội hết nhiệm kì Chính phủ tiếp tục hoạt động cho đến khi bầu ra Chính phủ mới. Thành viên Chính phủ hoạt động dưới sự giám sát của Quốc hội, Chính phủ chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội. Chính phủ cụ thể hóa Hiến pháp, luật của Quốc hội bằng các văn bản dưới luật như nghị định, nghị quyết… Chính phủ có nhiệm vụ đảm bảo sự thống nhất trong quản lý nhà nước, thực hiện vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện và kiểm tra hoạt động của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và UBND. Thủ tướng chính phủ do Quốc hội bầu ra trong số đại biểu Quốc hội theo đề cử của Chủ tịch nước, các thành viên khác do Thủ tướng Chính phủ giới thiệu, Quốc hội phê chuẩn. II. Cơ sở cho mối quan hệ giữa quốc hội và chính phủ. 1. Cơ sở lý luận. Bắt nguồn từ bản chất giai cấp của nhà nước CHXHCN Việt Nam là nhà nước của dân, do dân, vì dân, nhân dân là chủ nhân, dân làm chủ thể hiện tập trung tối đa ý chí nguyện vọng của nhân dân; trên cơ sở quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân công phối hợp vận dụng những hạt nhân hợp lý của thuyết phân chia quyền lực ở các nước tư sản. Quốc hội không thể tự mình thực hiện hết mọi chức năng quản lý nhà nước và xã hội nên đành giao công việc này cho các cơ quan nhà nước khác như chính phủ, những cơ quan do mình thành lập nên nhưng lại có sự độc lập tương đối để Quốc hội có thể thực hiện tốt hơn phần việc của mình là lập pháp tránh tình trạng lan man không chuyên sâu không sát thực tế. Nhưng Quốc hội vẫn có quyền kiểm tra giám sát tối cao hoạt đông của chính phủ. Cho nên mối quan hệ giữa Quốc hội và Chính phủ về mặt nguyên tắc là một mối quan hệ hai chiều nhưng chiều ngược lại từ Chính phủ tới Quốc hội là không lớn. Quốc hội là cơ quan mang quyền lực nhà nước cao nhất thành lập ra tất cả các cơ quan nhà nước khác ở trung ương nên vai trò của Quốc hội là rất lớn trên lý luận. Còn trên thực tế thì người thực hiện quản lý xã hội sát nhân dân và mang quyền lực thực tế lại là Chính phủ. Nhưng cho dù quyền lực nhà nước có như thế nào đi nữa thì mối quan hệ giữa Quốc hội và Chính phủ cũng vì lợi ích phụng sự nhân dân. 2. Cơ sở pháp lý. Cơ sở pháp lý là cơ sở tồn tại trên mặt pháp lý khách quan được quy định trong hiến pháp và luật của Quốc hội. Quốc hội có mối quan hệ gì với Chính phủ? Chính phủ và Quốc hội có mối quan hệ như thế nào? Các điều này được quy định trong hiến pháp - “đạo luật cơ bản của hầu hết các nhà nước đương đại” và được cụ thể hóa trong luật của Quốc hội số 32/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 về tổ chức chính phủ - gồm 43 điều luật quy định rất rõ cho mối quan hệ này. Điều 109 Hiến pháp 1992 quy định “Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nhà nước CHXHCN Việt Nam. Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện nhiệm vụ chính trị kinh tế văn hóa xã hội quốc phòng an ninh và đối ngoại của nhà nước. Bảo đảm hiệu lực của nhà bộ máy nhà nước từ trung ương đến cơ sở. Bảo đảm việc tôn trọng hiến pháp và pháp luật phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Bảo đảm ổn định và nâng cao đời sống vật chất văn hóa của nhân dân. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo trước Quốc hội, ủy ban thường vụ quốc hội và chủ tịch nước.” Dựa trên cơ sở này ta có thể thấy được sự ràng buộc nhất định giữa hai cơ quan này tạo nền tảng cho việc hình thành bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương nói chung và hệ thống các cơ quan quyền lực nói riêng. III. Mối quan hệ giữa Quốc hội và Chính phủ. 1. Về sự hình thành. Quốc hội thành lập ra Chính phủ chứ Chính phủ không thể thành lập ra Quốc hội. Trên cơ sở hình thành của mối quan hệ này thì chỉ có một chiều như vậy. Quốc hội bầu ra Thủ tướng Chính phủ trong số các đại biểu Quốc hội tại kỳ họp đầu tiên của mỗi khóa. Trên cơ sở giới thiệu của Thủ tướng, Quốc hội phê chuẩn các chức danh khác của các thành viên thuộc Chính phủ gồm các phó Thủ tướng, các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ và các thứ trưởng. Đồng thời với việc bầu và phê chuẩn, Quốc hội có quyền bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với tất cả các chức danh thuộc chính phủ. Hiến pháp 1992, sửa đổi năm 2001 quy định, trước khi quyết định việc bãi miễn các chức danh Thủ tướng, Phó thủ trướng, Quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm của Quốc hội với các chức danh đó. Trong trường hợp người đảm nhiệm chức danh nêu trên bị mất tín nhiệm, thì Quốc hội bỏ phiếu bãi nhiệm (Điều 84). Điều 88 Luật tổ chức Quốc hội 2001 quy định rõ: Trong trường hợp không đủ quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội tín nhiệm thì cơ quan hoặc người đã giới thiệu để bầu hoặc để nghị phê chuẩn người đó có trách nhiệm trình Quốc hội xem xét, quyết định việc miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức người không được Quốc hội tín nhiệm. Ở đây chế định tín nhiệm đã được Hiến pháp và Luật tổ chức Quốc hội tách thành tín nhiệm và mất tín nhiệm. Trong trường hợp mất tín nhiệm mới được tổ chức bỏ phiếu bãi nhiệm nên có thể gây ra tình trạng mất tín nhiệm mà Quốc hội vẫn không bãi nhiệm được. Thành viên của Chính phủ hoạt động dưới sự giám sát của Quốc hội, Chính phủ chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Quốc hội. Thành viên của Chính phủ có thể bị Quốc hội bãi nhiệm, miễn nhiệm và cách chức theo quy định của pháp luật. Quy định này làm cho các thành viên Chính phủ làm việc theo đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, đảm bảo cho hiệu quả của cơ quan hành pháp, chống lại những biểu hiện quan liêu, tham nhũng, hách dịch, cửa quyền… Quốc hội có quyền quyết định Chính phủ có bao nhiêu bộ, cơ quan ngang bộ theo đề nghị của Thủ tướng chính phủ cho hợp với thực tế đời sống và hoạt động có hiệu quả nhất. Các thành viên của Chính phủ không nhất thiết là đại biểu Quốc hội trừ thủ tướng. Thành viên Chính phủ không đồng thời là thành viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội. Việc quy định như vậy là để đảm bảo cho các thành viên tập trung vào một công việc chính theo nguyên tắc “bất khả kiêm nhiệm”. Các thành viên chính phủ tập trung vào công việc chính của họ mà không kiêm nhiệm thêm bất cứ công việc của ngành, tổ chức , cơ quan nào khác. Nhiệm kỳ của Chính phủ tính theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ thì Chính phủ vẫn tiếp tục hoạt động cho đến khi Quốc hội khóa mới thành lập ra Chính phủ khóa mới. Điều này thể hiện tính liên tục trong tổ chức và hoạt động của Quốc hội cũng như của Chính phủ. Theo luật hiện hành thì nhiệm kỳ của mỗi khóa quốc hội là 5 năm. Trong lịch sử khi mới lập nước do điều kiện chiến tranh nên quốc hội khóa I cũng như chính phủ đã có nhiệm kỳ kéo dài 14 năm, và khi hòa bình lập lại đáp ứng yêu cầu thống nhất đất nước của toàn thể nhân dân quốc hội khóa V cũng như chính phủ chỉ có nhiệm kỳ là 1 năm. 2. Về hoạt động. Quốc hội ban hành hiến pháp, luật, nghị quyết. Chính phủ chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện. Trên cơ sở hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ có nhiệm vụ quản lý xã hội đồng thời ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật của Quốc hội cho các cơ quan nhà nước khác. Điều này thể hiện tính thứ bậc trên dưới giữa Quốc hội và Chính phủ. Chính phủ vừa là cơ quan chấp hành của Quốc hội vừa quản lý xã hội. Tính thứ bậc còn được tiếp tục thể hiện ở các hình thức văn bản mà hai cơ quan này ban hành: Quốc hội ban hành hiến pháp, luật, nghị quyết; Chính phủ ban hành nghị định, thông tư không được trái với các văn bản mà Quốc hội đã ban hành. Nếu trái, Quốc hội có quyền sửa đổi hoặc hủy bỏ, không có chiều ngược lại. Vì Quốc hội thành lập ra Chính phủ nên hoạt động của chính phủ phải chịu sự kiểm tra giám sát của Quốc hội. Mối quan hệ trách nhiệm, giám sát của Quốc hội và Chính phủ thể hiện rất rõ qua hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội đối với các bộ trưởng và thành viên Chính phủ - đây là một hình thức thực hiện chức năng giám sát. (Điều 49 Luật tổ chức Quốc hội 2001). Khi các đại biểu Quốc hội, đoàn đại biểu Quốc hội thấy có thắc mắc trong hoạt động của Chính phủ có quyền yêu cầu Chính phủ các cơ quan thuộc Chính phủ trả lời trực tiếp hoặc bằng văn bản về vấn đề đó thông quan ủy ban thường vụ Quốc hội. Nếu vẫn chưa thỏa mãn thì có quyền đưa ra chất vấn thảo luận tại các kỳ họp Quốc hội gần nhất .Gần đây, vấn đề chất vấn của đại biểu Quốc hội cũng như việc trả lời của các bộ trưởng có nhiều tiến bộ rõ rệt. Cụ thể, về phía đại biểu Quốc hội, câu hỏi được nêu ra một cách xác đáng hơn, rõ ràng, cụ thể hơn. Về phía các vị bộ trưởng bước đầu đã nhận thấy trách nhiệm của mình trong lĩnh vực mà họ phụ trách (mặc dù có những lỗi không phải do bộ trưởng gây ra). Để cho chất vấn của đại biểu ngày càng phát huy tác dụng thì vấn đề tiếp theo cần phải làm rõ là các vị bộ trưởng cần phải sửa đổi khuyết điểm đã được thừa nhận như thế nào. Hoạt động chất vấn có thể đi đến chỗ quy kết trách nhiệm của các chủ thể có trách nhiệm. Hình thức giám sát này của đại biểu có hiệu năng, tác dụng hơn các hình thức khác ở chỗ nó sẽ phát huy được công luận, một khi phiên họp được truyền hình trực tiếp cho công chúng. Trong trường hợp chất vấn không được trả lời một cách thỏa đáng tại kì họp, Quốc hội có thể bỏ phiếu tín nhiệm bộ trưởng. Trường hợp khác, Quốc hội có thể giao cho các ủy ban, Hội đồng hoặc thành lập các đoàn công tác lâm thời điều tra lại vấn đề có liên quan đến chất vấn và trả lời chất vấn của những người có liên quan đến chất vấn và trả lời chất vấn của những người có trách nhiệm và báo cáo lại kết quả điều tra để Quốc hội xem xét tại kì họp tiếp theo. Theo nghĩa này thì chất vấn sẽ được đẩy đến cùng, mà không có cơ sở cho việc buông trôi dẫn đến trường hợp làm giảm hiệu quả của việc chất vấn. Như vậy, sẽ nâng cao trách nhiệm của các bộ trưởng, thành viên Chính phủ lên mức cao hơn. Việc trình các dự luật của Chính phủ trước khi trình Quốc hội thông qua thì phải được các cơ quan trực thuộc Quốc hội thẩm tra. Vấn đề liên quan đến lĩnh vực nào thì cơ quan chuyên lĩnh vực đó thẩm tra hoặc đề nghị thẩm tra của ủy ban thường vụ Quốc hội. Điều này nhằm nâng cao chất lượng các kỳ họp của Quốc hội. Kinh phí hoạt động của Chính phủ do Quốc hội quyết định từ ngân sách nhà nước. C. Kết luận Hiến pháp 1992 cùng với một số văn bản quy phạm pháp luật khác (luật tổ chức Quốc hội 2001, luật tổ chức Chính phủ 2001, luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008) đã chỉ ra mối quan hệ giữa hai cơ quan quan trọng trong bộ máy nhà nước Việt Nam, mối quan hệ này có ảnh hưởng sâu rộng đến hầu hết các cơ quan nhà nước khác, vì vậy, cần tăng cường hơn nữa hiệu quả hoạt động của chúng trong cơ cấu bộ máy nhà nước. Nghiên cứu về những quy định về mối quan hệ này có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhằm rút ra kinh nghiệm cho tổ chức bộ máy nhà nước.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBài tập lớn Luật Hiến pháp- M ối quan hệ giữa Quốc hội và Chính phủ.doc
Tài liệu liên quan