Tiểu luận Mối quan hệ biện chứng giữa con người, xã hội và môi trường

Mục lục

Trang

Lời nói đầu 1

Nội dung 2

I.Khái quát chung về môi trường 2

1.Khái niệm 2

2.Phân loại 2

3.Chức năng của môi trường 3

II.Xã hội - bộ phận đặc thù của tự nhiên 4

III.Mối quan hệ con người, xã hội và môi trường, tự nhiên 4

1.Triết lý tổng quát 4

1.1.Sự tác động qua lại giữa môi trường tự nhiên và xã hội 4

a.Mối quan hệ môi trường và sự tồn tại, phát triển của con người

b.Môi trường ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội?

1.2.Những yếu tố tác động đến mối quan hệ giữa xã hội và tự nhiên 7

a.Mối quan hệ giữa con người và tự nhiên phụ thuộc vào trình độ phát triển của xã hội

b.Mối quan hệ giữa xã hội và tự nhiên phụ thuộc vào trình độ nhận thức và vận dụng các quy luật trong hoạt động thực tiễn

2.Thực tiễn 8

2.1.Tiến trình phát triển của xã hội loài người và mối quan hệ giữa xã hội loài người với môi trường 8

a.Xã hội nguyên thủy .8

b.Làn sóng văn minh nông nghiệp 8

c.Cách mạng công nghiệp và làn sóng văn minh công nghiệp 9

d.Kinh tế thị trường hiện đại, cách mạng khoa học công nghệ và toàn cầu hóa - Làn sóng hậu công nghiệp. 11

Sự phát triển hiện đại.

e.Phát triển bền vững - yêu cầu tất yếu của việc tái lập sự cân bằng giữa con người, xã hội, phát triển và môi trường 15

2.2.Thực trạng môi trường trên thế giới hiện nay 17

2.3.Thực trạng môi trường Việt Nam hiện nay 20

a.Môi trường nước

b.Môi trường không khí

c.Đa dạng sinh học

3.Các giải pháp cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam 22

3.1.Chính sách dân số

3.2. Bảo vệ môi trường trong hoạt động công nghiệp, xây dựng, năng lượng và giao thông vận tải

3.3. Bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp và khai thác thủy sản

3.4. Bảo vệ môi trường trong du lịch

3.5. Bảo vệ môi trường trong quy hoạch xây dựng đô thị

3.6. Kiện toàn hệ thống quản lý môi trường các cấp

3.7. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, luật pháp bảo vệ môi trường

3.8. Tăng cường đầu tư cho bảo vệ môi trường

3.9. Mở rộng hợp tác quốc tế

3.10.Nâng cao giáo dục nhận thức bảo về môi trường

3.11.Xã hội hóa bảo vệ môi trường

Kết luận 26

Tài liệu tham khảo 28

 

doc30 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4208 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Mối quan hệ biện chứng giữa con người, xã hội và môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hặng dư là quy luật kinh tế cơ bản. Dưới sự thúc đẩy của quy luật giá trị thặng dư, sức sản xuất có một sự bành trướng không giưới hạn. Đến lượt mình, chính quy luật giá trị thặng dư trở thành động lực mạnh mẽ nhất đối với việc khai thác thiên nhiên. Thứ hai, kỹ thuật máy móc đã tạo ra cho nền sản xuất xã hội một phương tiện mạnh mẽ nhất để tăng sức sản xuất của lao động lên vượt khỏi những giới hạn tự nhiên của con người. Bằng cuộc cách mạng công nghiệp, nhân loại đã mở ra một thời đại khai thác đại quy mô giới tự nhiên.Có thể nói, cách mạng công nghiệp tạo ra bộ máy sản xuất công nghiệp với kỹ thuật và máy móc mạnh để khai thác, chế biến các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Thứ ba, nếu trong làn sóng nông nghiệp, con người dùng hệ sinh thái và quy luật sinh học để sản xuất ra các giá trị sử dụng chủ yếu để duy trì cuộc sống của mình, thì làn sóng công nghiệp lại tạo ra bộ máy công nghiệp khai thác và chế biến các vật chất tự nhiên thành những hàng hóa trong quá trình theo đuổi giá trị thặng dư. Trong mối quan hệ này, sự tăng trưởng kinh tế ngày càng ít phụ thuộc vào nông nghiệp và ngày càng tăng sự phụ thuộc vào sự thăng tiến, phát triển của bộ máy công nghiệp. Sự phát triển của nền công nghiệp là tỷ lệ thuận, hơn nữa, tỷ lệ cấp số nhân với việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Có thể nói, cách mạng công nghiệp tạo ra làn sóng công nghiệp, tạo ra công nghiệp máy móc là tạo ra thời đại công nghiệp khai thác. Chỉ số phát triển kinh tế do vậy được đo bằng quy mô và sức sản xuất điệ, than, dầu khí, sắt thép, xi măng và máy móc. Một nền công nghiệp phát triển và hùng mạnh do vậy được đo bằng lượng máy móc, điện, than, sắt, xi măng sản xuất ra trong một năm và mức sản cuất thực ra là mức khai thác tài nguyên tính trên đầu người. Thứ tư, cùng với bộ máy công nghiệp dựa trên ký thuật máy móc, làn sóng công nghiệp là làn sóng trong đó kinh tế phát triển dựa vào việc cơ khí hóa, tăng cường sử dụng năng lượng, nguyên vật liệu và sản phẩm được sản xuất dựa trên tiêu phí nhiều vật liệu và năng lượng. Do vậy, nền kinh tế là bộ máy công nghiệp chế biến tài nguyên và nền kinh tế của làn sóng công nghiệp là nền kinh tế tài nguyên. Thứ năm, cùng với quá trình công nghiệp hóa nền kinh tế là quá trình đô thị hóa phát triển mạnh, hình thành những trung tâm dân cư rộng lớn, từ đây hình thành nền văn minh đô thị công nghiệp hóa - một kiểu tổ chức xã hội và một không gian, một lối sống công nghiệp đô thị mới được xác lập khác hẳn với tổ chức xã hội trong làn sóng nông nghiệp. Thứ sáu, kèm theo với quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa là quá trình tăng cường mạnh mẽ mức phát thải công nghiệp và rác thải tăng lên một cách đáng kể. Có thể nói, cách mạng công nghiệp và làn sóng công nghiệp đã tạo ra một mối quan hệ mới giữa con người và giới tự nhiên. Mối quan hệ này đã phá vỡ sự hòa hợp giữa con người, xã hội và giới tự nhiên. Vì mục tiêu phát triển và những lợi ích khác nhau của bộ máy kinh tế thị trường công nghiệp, và bằng bộ máy công nghiệp, con người và xã hội công nghiệp đã mở ra một thời đại phát triển, đồng thời cũng tạo ra một phương thức phát triển dựa trên việc tăng cường mạnh mẽ khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Tài nguyên thiên nhiên trở thành mục tiêu tấn công của bộ máy công nghiệp. Dưới sự thúc đẩy của quy luật giá trị thặng dư và với bộ máy công nghiệp khỏe mạnh nền kinh tế như một cơ thể đói khát, bằng mọi cách, mọi phương tiện nó tìm kiếm các nguồn tài nguyên và khai thác một cách mạnh mẽ những nguồn tài nguyên không tái tạo được. Có thể nói, cuộc cách mạng công nghiệp đã tạo ra một sự nhảy vọt trong lực lượng sản xuất, hình thành một lực lượng sản xuất khổng lồ cho nhân loại, đồng thời tạo ra một lực lượng theo tỉ lệ thuận năng lực khai thác tài nguyên thiên nhiên. Cùng với quá trình công nghiệp khai thác, chế biến tài nguyên thiên nhiên, bộ máy công nghiệp và xã hội công nghiệp đã đụng chạm đến tất cà các chức năng của môi trường. Không chỉ tài nguyên thiên nhiên bị khai thác và dẫn đến cạn kiệt, bị suy thoái mà cả sinh quyển, sinh thái, không gian sống và nơi chứa phế thải cũng bắt đầu bị tổn thương. Trên đây ta đã thấy, giới tự nhiên là cái nôi của loài người, đồng thời là nền tảng trên đó con người tổ chức cuộc sống với mọi hoạt động xã hội và kinh tế. Tuy nhiên, sự phát triển của làn sóng công nghiệp hãy còn nawmg trong phạm vi mức chịu đựng của môi trường tự nhiên của trái đất. Những tổn thương cục bộ do sự phát triển của làn sóng công nghiệp chưa dẫn tới mức trầm trọng gây nguy cơ sụp đổ sự cân bằng giữa giới tự nhiên và con người ở phạm vi toàn cầu. d. Kinh tế thị trường hiện đại, cách mạng khoa học công nghệ và toàn cầu hóa - Làn sóng hậu công nghiệp. Sự phát triển hiện đại. C.Mac viết: " Công nghiệp hiện đại không bao giờ xét và coi hình thức hiện có của quá trình sản xuất là hình thức dứt khoát . Vì vậy cơ sở kỹ thuật của nó là có tính chất cách mạng, còn cơ sở của tất cả các phương thức sản xuất trước kia về căn bản là bao thủ. Nhờ dùng máy móc, nhờ cá qua trình hóa học và các phương pháp khác nền công nghiệp hiện đại không ngừng đảo lộn những cơ sở kỹ thuật của nền sản xuất…". Như vậy làn sóng công nghiệp không chỉ dừng ở cuộc cách mạng công nghiệp. Trong tiến trình kinh tế thị trường - công nghiệp, quy luật giá trị thặng dư và quy luật tích lũy tư bản, đã đặt kỹ thuật sản xuất tồn tại trong một tiến trình đổi mới, tiến bộ phát triển không ngừng. Đến lượt mình sự phát triển của kỹ thuật đã đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với sự phát triển khoa học. Mặt khác, chính sự tiến bộ của kỹ thuật và của sự phát triển của kinh tế đã tạo ra cơ sở kinh tế và kỹ thuật chắc chắn cho khoa học phát triển. Thặng dư kinh tế không chỉ là mục tiêu, động lực thúc đẩy sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Chính thặng dư được tích lũy lại và chuyển thành tư bản là cơ sở kinh tế cho việc phát triển của khoa học và kỹ thuật. Ph.Ănghen đã từng chỉ ra , nền văn minh nhân loại được xây dựng, phát triển trên nguồn thặng dư do chính nhân loại tạo ra. Có thể nói bộ máy kinh tế thị trường - công nghiệp, đồng thời là bộ máy tự tiến hóa, phát triển lực lượng sản xuất, mà trọng tâm là khoa học kỹ thuật. Sự phát triển từ lượng dẫn đến sự thay đổi về chất. Vào giữa thế kỷ XX, lại một cuộc đại cách mạng trong lực lượng sản xuất của xã hội xảy ra. * Đó là cách mạng khoa học - công nghệ. Gọi là cách mạng khoa học công nghệ vì ở đây diễn ra 2 cuộc cách mạng nằm trong một tiến trình chung của cuộc cách mạng lực lượng sản xuất. Cuộc cách mạng khoa học đã đem lại sự đảo lộn trong khoa học và cuộc cách mạng này đã đem lại một cơ sở mới cho con người giải quyết mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên. Nó không chỉ là những nhận thức chung về thế giới, mà còn đi sâu vào những nhận thức mới về quy luật vận động của thế giới vậy chất, một bức tranh mới về thế giới vật chất được hình thành. Điều quan trọng hơn, những khám phá khoa học về thế giới vật chất đã trực tiếp dẫn tới một cuộc cách mạng trong công nghệ sản xuất. Đặc trưng của cách mạng khoa học công nghệ là thông qua công nghệ và quản lý, khoa học trở thành một lực lượng sản xuất trực tiếp. Từ đặc trưng này ta thấy, phương thức sản xuất của xã hội đã được nâng cao, thay đổi về chất. Xã hội không chỉ dừng ở bộ máy chế biến tài nguyên thành những giá trị sử dụng cần thiết cho mình. Bằng những khám phá về quy luật vận động của thế giới vật chất và bằng những phát minh công nghệ mới con người đã tạo ra những lực lượng sản xuất bằng con đường hoàn toàn mới, sản xuất ra những sản phẩm dịch vụ hoàn toàn mới. Công nghệ điện tử, công nghệ di truyền là trọng tâm và đột phá của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ. Với công nghệ này đã mở ra một thời đại mới - làn sóng hậu công nghiệp, làn sóng của khoa học công nghệ. Công nghệ đã làm thay đổi hoàn toàn xu hướng của làn sóng công nghiệp. Nếu bộ máy công nghiệp là bộ máy chế biến tài nguyên thì làn sóng khoa học công nghệ hiện đại - công nghệ điện tử hướng sự phát triển vào quá trình làm chủ các bí mật của thế giới vật chất và bằng công nghệ chuyển thành những lực lượng mạnh mẽ khổng lồ của thế giới vật chất thành của cải cho xã hội loài người. Nếu máy móc nối dài cánh tay của con người, giải phóng lao động cơ bắp, là sự thắng lợi của con người đối với tự nhiên thì khoa học công nghệ hiện đại là sự giải phóng những lực lượng vật chất tiềm ẩn trong những quy luật vận động vật chất và biến chúng thành những lực lượng sản xuất cho con người. Năng lượng nguyên tử, công nghệ điện tử, công nghệ sinh học… là những thành tựu của con người chỉ ra một phương thức sản xuất hoàn toàn mới. Đó là một cuộc đại nhảy vọt dựa trên sự giải phóng sức sản xuất từ sự khám phá những quy luật của thế giới vật chất và công nghệ chuyển những lực lượng vật chất đó thành lực lượng sản xuất cho nhân loại. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã làm thay đổi phương thức lưu thông giữa con người và tự nhiên. Nó làm thay đổi phương thức lưu thông vật chất giữa con người và giới tự nhiên. Phương thức này đem lại một sự nhảy vọt trong năng suất, hiệu quả, đồng thời tránh được những tổn thương môi trường. Mặt khác, cũng chính sự phát triển của khoa học công nghệ mới và nội dung của sự phát triển, kinh tế đã cung cấp cho xã hội cơ sở khoa học công nghệ và cơ sở kinh tế để giải quyết những hiệu ứng xấu trong quá trình sản xuất và trong quá trình sống của xã hội hậu công nghiệp. Có thể nói, cách mạng khoa học công nghệ là một bước nhảy vọt trong lực lượng sản xuất, làm thay đổi quan hệ giữa con người và tự nhiên, xã hội và tự nhiên. Cách mạng khoa học công nghệ đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh chóng, đồng thời, hình thành một kiểu quan hệ mới giữa con người, xã hội và tự nhiên theo hướng tái lập sự hòa hợp, sự cân bằng giữa con người và tự nhiên. * Trong những năm qua, cách mạng khoa học công nghệ đã đẩy nền kinh tế của thế giới vào một thời đại mới: thời đại phát triển hiện đại. Thời đại phát triển hiện đại được tạo lập trên 3 cơ sở: cách mạng khoa học công nghệ, kinh tế thị trường hiện đại và toàn cầu hóa. Kinh tế thị trường hiện đại là một hệ thống kinh tế mới, trong đó nền kinh tế trở thành kinh tế vĩ mô với các quy luật kinh tế vi mô làm nền tảng. Chính những quan hệ vi mô này làm cho nền kinh tế trở thành một cơ cấu chung. Trong kinh tế thị trường hiện đại, nhà nước không đơn thuần là một bộ máy hành chính, một bộ máy chính trị. Nó trở thành một nhân tố quyết định của sự phát triển với chức năng mới - chức năng phát triển. Đây là chức năng đặc biệt và cơ bản của nhà nước hiện đại. Nó là người điều tiết thị trường và duy trì cho sự ổn định và bền vững. Với vai tò này, nhà nước có ý nghĩa đặc biệt đối với việc giải quyết vấn đề môi trường. Toàn cầu hóa là xu thế đặc trưng của thời đại phát triển hiện đại. Toàn cầu hóa được thúc đẩy bởi lực lượng sản xuất to lớn và thể hiện một trình độ phát triển cao của xã hội hóa. Ta biết rằng, trong làn sóng công nghiệp, nhiều khu vực của trái đất còn nằm ngoài sự tác độn, khai thác và kiểm soát của con người. Đó là những kho dự trữ to lớn, giàu có cho một quá trình phát triển trong tương lai, những dự trữ của trái đất còn hơn sức khai thác của con người. Toàn cầu hóa, cũng tức là con người đã mở rộng phạm vi tác động, khai thác và kiểm soát của mình trên toàn bộ môi trường của trái đất. Nó đã mở đến những cái kho dự trữ cuối cùng của giới tự nhiên. Trên đây ta thấy, làn sóng công nghiệp đã lâm vào mặt mâu thuẫn của sự phát triển: dường như trong khi thúc đẩy sự phát triển thì sự phát triển đó lại tấn công, làm tổn thương đến chính ngay nền tảng trên đó xã hội tổ chức toàn bộ sự phát triển của mình. Ở đây, một viễn cảnh không mấy tốt đẹp hiện ra: một ngày nào đó mọi nguồn tài nguyên sẽ cạn kiệt và môi trường trở nên tồi tệ trong đó con người không thể sống được nữa và thế là thế giới sụp đổ. Trước viễn cảnh này, con đường sống của nhân loại tất yếu là vãn hồi sự cân bằng, hòa hợp giữa con người, xã hội và giới tự nhiên, đồng thời, để thực hiền yêu cầu này, cơ hồ con đường phải quay trở lại điểm xuất phát, quay trở lại thời đại của làn sóng nông nghiệp. Quay lại làn sóng nông nghiệp tức là thụt lùi, phản phát triển. Thực ra hệ kinh tế thị trường - công nghiệp đã đặt tiến trình kinh tế của nhân loại vào một tiến trình phát triển không ngừng, bất khả kháng không có gì có thể cản được, thành một quy luật thép. Thực tế phát triển của loài người đã bác bỏ ý tưởng ngớ ngẩn, quay trở lại làn sóng nông nghiệp để vãn hồi sự cân bằng quan hệ giữa con người, xã hội, sự phát triển và môi trường. Chính trong nội sinh của hệ kinh tế thị trường công nghiệp, lực lượng sản xuất tất yếu được phát triển và những cuộc cách mạng trong phương thức sản xuất sẽ nổ ra. Cũng chính các cuộc cách mạng này sẽ tạo ra phương thức và những cơ sở tất yếu để giải quyết thỏa đáng mối quan hệ giữa con người, xã hội và giới tự nhiên, môi trường, hình thành một nền tảng mới cho sự phát triển ở cấp độ cao hơn. C.Mac đã từng chỉ ra: "Nhân loại bao giờ cũng chỉ đặt ra cho mình những nhiệm vụ mà nó có thể giải quyết được, vì khi xét kĩ hơn, bao giờ người ta cũng thấy rằng, nảm thân nhiệm vụ ấy chỉ nảy sinh khi những điều kiện vật chất giải quyết nhiệm vụ đó đã có rồi, hay ít ra cũng đang ở trong quá trình hình thành." Hiện nay, ở đầu thế kỉ XXI, khi cách mạng khoa học công nghệ, kinh tế thị trường hiện đại, toàn cầu hóa đã đạt tới những trình độ phát triển cao thì cũng chính từ đây vấn đề khủng hoảng môi trường lại phát sinh. Đương nhiên, môi trường tổn thương nghiêm trọng xảy ra trong làn sóng hậu công nghiệp, thì để cho ta một ý niệm hiển nhiên là môi trường bị tổn thương nghiêm trọng, xung đột môi trường gay gắt đó là hậu quả của làn sóng hậu công nghiệp, của cách mạng khoa học công nghệ, của kinh tế thị trường hiện đại và của toàn cầu hóa. Điều này có nghĩa là, làn sóng hậu công nghiệp, sự phát triển hiện đại rốt cuộc là làm trầm trọng thêm vấn đề môi trường, nó không dẫn việc giải quyết mối quan hệ giữa con người, xã hội và tự nhiên vốn có đã có nguy cơ tổn thương trầm trọng từ trong làn sóng công nghiệp. Trên đây, ta đã thấy cách mạng khoa học công nghệ, kinh tế thị trường hiện đại và toàn cầu hóa đã tạo ra một cách thức sản xuất mới cho sự phát triển và do vậy, nó tạo ra kiểu quan hệ mới giữa con người, xã hội và giới tự nhiên, do vậy đó chính là thời đại con người, xã hội và tự nhiên có thể hòa hợp môi trường. Vậy lý do gây xung đột một trường là ở đâu? Cách mạng khoa học công nghệ và kinh tế thị trường hiện đại là sự nối tiếp tất yếu của làn sóng công nghiệp, do vậy, quê hương, nơi xuất phát của cách mạng khoa học công nghệ, kinh tế thị trường hiện đại lại là ở các nước công nghiệp phát triển, nơi xuất phát của cách mạng khoa học công nghiệp và làn sóng công nghiệp trước đây. Điều này cũng có nghĩa là khi bộ phận phát triển nhất của thế giới chuyển sang thời đại hậu công nghiệp, thì đại bộ phận thế giới vẫn đang ở trong làn sóng nông nghiệp hoặc chuyển từ làn sóng nông nghiệp sang làn sóng công nghiệp. Ta biết rằng, chuyển sang làn sóng công nghiệp, xác lập bộ máy công nghiệp, đồng thời là xác lập nền kinh tế tài nguyên, xác lập trào lưu tấn công vào thế giới tự nhiên. Trên kia ta đã phân tích mối quan hệ giữa làn sóng công nghiệp và giới tự nhiên, và thấy rằng, làn sóng công nghiệp là giai đoạn phát triển của con người tạo ra một sự mất cân bằng giữa xã hội và giới tự nhiên, có nguy cơ làm tổn thương trầm trọng môi trường, gây xung đột môi trường. Trong điều kiện giờ đây, khi làn sóng công nghiệp lan rộng đang còn hiện hữu và phát huy hiệu lực ở cả một khu vực rộng lớn là khu vực thế giới thứ 3, thế giới đang phát triển. Mặt khác, vấn đề khủng hoảng môi trường giờ đây mang tính toàn cầu song khả năng giải quyết vấn đề chỉ ở chỗ có phương tiện, có cơ sở, để giải quyết xung đột môi trường, vấn đề quyết định chính là ở chỗ, các quốc gia phát triển hiện đại có tham gia quyết định vào việc bảo vệ môi trường hay không. Ta biết rằng, sự phát triển hiện đại là phát triển dựa trên cách mạng khoa học - công nghệ, nhờ đó có thể tránh được việc tấn công mạnh vào tài nguyên thiên nhiên nhưng thay vì lượng phát thải của nền kinh tế tri thức này vào môi trường chất độc hại và phế thải gây tổn thất nặng nề môi trường, việc phá vỡ tầng oozon, làm nhiệt độ trái đất tăng lên, mực nước biển tăng lên,…, có sự tham gia đáng kể của hoạt động kinh tế xã hội của các nước phát triển hiện đại. Nhưng những ngoại ứng xấu của hoạt động kinh tế xã hội của các nước phát triển hiện đại lại chưa thể kiểm soát và chưa có được những thể chế hữu hiệu, buộc những nước này giảm mức phát thải, xử lý những phát thải gây ô nhiễm tổn thất môi trường của các nước phát triển. Có thể nói làn sóng công nghiệp đã trở thành lỗi thời song còn hiệu lực mạnh và vẫn đang tiếp tục thúc đẩy một bộ phận lớn thế giới phát triển, còn làn sóng hậu công nghiệp, làn sóng phát triển hiện đại đang hình thành song chưa có thể chế tương thích khiến cho việc giảm thiểu sự suy thoái môi trường thành một tất yếu trong phát triển kinh tế - xã hội đã tạo ra một sự cộng hưởng làm bùng nổ sự xung đột môi trường. Sự phát triển trong điều kiện đan xen các làn sóng chậm phát triển, làn sóng công nghiệp và hậu công nghiệp làm cho trái đất với cái kho tài nguyên cổ truyền của nó trở nên chật hẹp, nhỏ bé và ít ỏi. Nói cách khác, sự phát triển của nhân loại đã vượt quá khuôn khổ cho phép của môi trường. Trái đất đã không chịu đựng nổi sức tấn công của con người. Mối quan hệ giữa con người, xã hội và giới tự nhiên, môi trường thông qua sự phát triển đã lâm vào trạng thái mất cân bằng, hài hòa giữa con người, xã hội, và giới tự nhiên, môi trường. e. Phát triển bền vững - yêu cầu tất yếu của việc tái lập sự cân bằng giữa con người, xã hội, phát triển và môi trường Nhân loại đã tạo ra một cỗ máy phát triển, mà sự vận hành của nó là một sự vận động không ngừng tiến lên. Nhưng cỗ máy phát triển công nghiệp này dưới sự thúc đẩy của hệ kinh tế thị trường và cơ sở kỹ thuật công nghiệp, nó có một sức bành trướng không có giới hạn. Đồng thời nó đặt môi trường Trái đất - một giới tự nhiên hữu hạn, trong một giới hạn chật hẹp, tức sự bành trướng to lớn của nó. Ở một ý nghĩ nhất định, phương thức sản xuất của cỗ máy công nghiệp chứa đựng sự xung đột gay gắt giữa sự lớn mạnh của lực lượng sản xuất với tính có hạn của môi trường. Bởi vậy, vấn đề cố nhiên phải phát triển và mặt khác lại phải duy trì được trạng thái hài hòa, cân bằng giữa con người, xã hội và tự nhiên. Trước yêu cầu này, đã phát sinh khái niệm về phát triển bền vững. Khái niệm phát triển bền vững được ủy ban môi trường và phát triển thế giới nêu ra vào năm 1987: "Những thế hệ hiện đại vần đáp ứng nhu cầu của mình, sao cho không phương hại đến khả năng của các thế hệ tương lai đáp ứng các nhu cầu của họ". Từ khái niệm phát triển bền vững này ta nhận thấy, sự phát triển của làn sóng công nghiệp, làn sóng phát triển được dựa trên hệ kinh tế thị trường cổ điển và bộ máy công nghiệp, tấn công vào tài nguyên, hệ sinh thái, xét cho cùng là có ý nghĩa: một sự phát triển vay mượn ở tương lai tấn công vào tương lai. Sự phát triển của làn sóng công nghiệp trong khi đẩy mạnh sức sản xuất thì đồng thời nó tấn công ngay vào nền tảng của sự phát triển lâu dài, là môi trường. Có thể nói khủng hoảng của môi trường là khủng hoảng của sự phát triển. Mà đã là khủng hoảng của sư phát triển thì vấn đề, một mặt, không phải chúng sẽ xảy ra ở tương lai, ở những thế hệ mai sau, mà ở ngay thời điểm đang diễn ra sự phát triển của loài người và mặt khác phải giải quyết vấn đề khủng hoảng môi trường ngay trong quá trình phát triển ở trong phương thức sản xuất. Bởi vậy, đứng ở khía cạnh phát triển và ở mối quan hệ giữa con người, xã hội và giới tự nhiên, cần phải định nghĩa sự phát triển bền vững là quá trình tái sản xuất mở rộng không ngừng nền kinh tế, xã hội trên cơ sở một phương thức sản xuất hiện đại trong khi đáp ứng được yêu cầu tăng trưởng, phát triển kinh tế xã hội hiện đại, đồng thời bảo vệ được môi trường nhằm duy trì mối quan hệ cân bằng, hài hòa giữa con người và giới tự nhiên, duy trì nền tảng của sự phát triển lâu dài. Sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên hợp lý, bảo vệ môi trường nhằm duy trì mối quan hệ cân bằng, hài hòa giữa con người, xã hội và giới tự nhiên chính là bảo tồn nền tảng vĩnh cửu của sự tồn tại và phát triển của loài người. Khi sức sản xuất của nhân loại ở giới hạn mấp mé với khả năng chịu đựng của trái đất thì việc bảo vệ môi trường trở thành một nội dung hoạt động cần thiết và hệ trọng mang tính sinh tử đối với toàn bộ sự hiện đại và phát triển của nhân loại. Hai mục tiêu, tái sản xuất mở rộng nền kinh tế hay tăng trưởng không ngừng kinh tế và bảo vệ môi trường chính là hai yếu tố của sự phát triển bền vững. Thế giới đã đưa ra nhiều mô hình phát triển bền vững, chẳng hạn mô hình của Jacols và Sadler, của WCED (hội đồng về môi trường và phát triển bền vững thế giới), cảu Willen, và của ngân hàng thế giới. Những mô hình này chủ yếu nhấn mạnh mục tiêu hài hòa của ba hệ thống tự nhiên, kinh tế và xã hội, hoặc nếu có đề cập đến phương thức đạt tới mục tiêu phát triển bền vững thì cũng chỉ nhấn mạnh vào mô hình sinh thái. Bản chất và nội dung phát triển bền vững mà chúng ta đưa ra ở đây là trên nền tảng của phát triển hiện đại, sự phát triển bền vững đó không chỉ là yêu cầu, mục tiêu mà đời sống hiện đại đòi hỏi, điều quyết định cần nhấn mạnh ở đây là con đường nào để đạt tới những mục tiêu và giải quyết những nhu cầu cân bằng, hòa hợp giữa con người, xã hội và giới tự nhiên. Con đường này tất yếu là nằm ngay trong tiến trình phát triển hiện đại. Chính sự phát triển hiện đại cung cấp phương thức và những cơ sở để thực hiện sự phát triển bền vững, có điều nhân loại phải nhận thức và tự tổ chức thành một xã hội với văn hóa môi trường trong mối quan hệ với việc giải quyết môi trường ở cấp vĩ mô, trong cộng đồng, trong quốc gia cho tới phạm vi toàn cầu. 2.2. Thực trạng môi trường trên thế giới hiện nay Hiện nay, thế giới đang đứng trước 5 cuộc khủng hoảng lớn: dân số, lương thực, năng lượng, tài nguyên và sinh thái. Năm cuộc khủng hoảng này đều liên quan chặt chẽ với môi trường và làm cho chất lượng cuộc sống của con người có nguy cơ suy giảm. Mặt khác môi trường đang bị phá hoại và ô nhiễm nặng nề cũng là một phần nguyên nhân gây nên 5 cuộc khủng hoảng trên. Có thể nói thế giới đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng mới, đó chính là cuộc khủng hoảng môi trường. Ở các khu vực mà vấn đề an toàn lương thực và xoá đói giảm nghèo đặt lên hàng đầu như Châu Phi, Tây Á, Châu Á - Thái Bình Dương và Châu Mỹ La Tinh thì các vấn đề quỹ đất sử dụng, làm giảm nhẹ việc suy thoái đất và quản lý tài nguyên đất và nước có hiệu quả hơn cần phải chú trọng trước tiên. Việc giới hạn của quỹ đất trồng trọt và việc mất đất do sự bành trướng của các đô thị đặc biệt quan trọng đối với các quốc đảo và khu vực Tây Á. Sự suy thoái của các vùng đất khô là một nguy cơ cấp bách trên bình diện toàn cầu mà 1 tỉ người thuộc 110 quốc gia (chủ yếu là các nước đang phát triển) phải đương đầu. Ở các nước công nghiệp, cải thiện các vùng đất bị ô nhiễm và đương đầu với mưa acid là vấn đề hàng đầu. Các áp lực của các hoạt động phát triển lên rừng và tính đa dạng sinh học chủ yếu ở khu vực đang phát triển vì vấn đề này đã được quan tâm đúng mức ở các nước phát triển. Trong thập kỷ 1980 -1990 diện tích rừng và các khu vực trồng cây lấy gỗ đã giảm 2%; trong đó diện tích rừng ở các nước công nghiệp hầu như không đổi, ở các nước đang phát triển tốc độ mất rừng tự nhiên là 8%. Ở Châu Âu, ô nhiễm không khí (kể cả mưa acid), côn trùng, bệnh và cháy rừng là nguyên nhân chính làm suy giảm rừng. Vấn đề đa dạng sinh học được quan tâm hàng đầu ở Châu Mỹ La Tinh, Caribbean, Châu Á và Thái Bình Dương vì các khu vực này là nơi sinh sống của khoảng 80% các loài sinh vật trên Trái đất. Tuy nhiên, chưa có một thống kê, đánh giá về tính đa dạng sinh học ở các khu vực này và chỉ có 13% của khoảng 13 triệu loài trên Trái đất được các nhà sinh vật học mô tả và phân loại. Nơi cư ngụ, hành lang an toàn cho các sinh vật bị mất dần và sự suy giảm đa dạng sinh học ở ngoài khu vực bảo vệ cũng góp phần lớn trong việc suy giảm đa dạng sinh học toàn cầu. Tất cả các khu vực trên thế giới sẽ phải đương đầu với các vấn đề liên quan đến nước mặt hoặc nước ngầm hoặc cả hai. Hàng ngày, 25000 người chết do nước uống không đạt chất lượng và các bệnh có liên quan đến nguồn nước. Khoảng 1,7 tỉ người (hơn 1/3 dân số thế giới) không được cung cấp nước sạch và an toàn. Thêm vào đó, khoảng 1/4 dân số thế giới sẽ lâm vào tình trạng thiếu nước kéo dài vào đầu thế kỷ tới. Ở Tây Á, Châu Phi, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương vấn đề quản lý hữu hiệu và phát triển các nguồn nước phải đặt lên hàng đầu. Việc cung cấp nước ở các quốc gia có thành phố lớn (megacity) phải đặc biệt quan tâm đến vấn đề bảo vệ nguồn nước ngầm, xâm nhập mặn vào hệ thống cấp nước ngọt và sụp đất. Hiện nay có khoảng 1,5 tỉ người sử dụng nước ngầm để làm nước uống. Các vấn đề quan trọng có qui mô toàn cầu khác là: vấn đề chia xẻ công bằng nguồn nước ở các quốc gia nằm trên cùng lưu vực của một con sông, các ô nhiễm không có điểm (non - point source p

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc60453.DOC